Cách tạo Email Marketing đầy ấn tượng chỉ trong 8 bước

Posted on
Cách tạo Email Marketing đầy ấn tượng chỉ trong 8 bước

Các số liệu thống kê cho thấy, các doanh nghiệp đang kiếm được $40 ROI với mỗi $1 chi cho email. Vì vậy, việc đầu tư kế hoạch cho Email Marketing sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng và đạt mục tiêu kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, MangoAds sẽ hướng dẫn 8 bước lập kế hoạch cho chiến lược Email Marketing hiệu quả.

Hình 1: Email Marketing được kỳ vọng để thu hút khách hàng mục tiêu

Hình 1: Email Marketing được kỳ vọng để thu hút khách hàng mục tiêu

Thiết lập mục tiêu Email Marketing

Xây dựng mục tiêu là bước đầu tiên không thể thiếu khi lập kế hoạch chiến lược Email Marketing. Một mục tiêu tốt cần đáp ứng nguyên tắc SMART với ý nghĩa cụ thể sau:

  • S – Cụ thể: Đảm bảo chi tiết, tránh đặt mục tiêu mơ hồ.
  • M – Có thể đo lường: Đo lường mục tiêu bằng số liệu hoặc thang điểm cụ thể.
  • A – Có thể đạt được: Cần xem xét các nguồn lực sẵn có trước khi đặt mục tiêu. Hãy đảm bảo mục tiêu có thể đạt được với ngân sách, thời gian và năng lực hiện tại của bạn.
  • R – Thực tế: Mục tiêu là thách thức, nhưng vẫn phải trong tầm kiểm soát. Bạn cần xem lại dữ liệu trước đây hoặc các research về benchmark của ngành để xác định rõ tính khả thi của mục tiêu.
  • T – Có thời hạn: Đặt khoảng thời gian để đạt mục tiêu đề ra.
Hình 2: Mô hình mục tiêu SMART

Hình 2: Mô hình mục tiêu SMART

Làm sao để xác định nên đặt ra những mục tiêu nào cho Email Marketing? Để làm được điều này, bạn cần rà soát lại mục tiêu kinh doanh tổng thể cho năm nay, viết ra những điểm cần có trong chiến lược email nhằm đạt được các mục tiêu trên. Từ đó, bạn có thể dễ dàng tạo được mục tiêu Email Marketing.

Dưới đây là một số mục tiêu mà bạn có thể muốn tập trung vào:

Phát triển danh sách email

Nếu sở hữu số lượng lớn danh sách email, bạn có thể xây dựng mối quan hệ với nhiều khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ hơn.

Tăng tỷ lệ mở email

Bạn chỉ có thể giữ chân và tương tác với khách hàng sau khi họ mở email của bạn. Vì vậy, cách thức giúp gia tăng tỷ lệ mở email sẽ kéo theo tăng số lượng người đăng ký (subscriber) và tạo dựng quan hệ với họ.

Cải thiện tỷ lệ click vào email

Tỷ lệ click vào email cao đồng nghĩa với việc mọi người thích nội dung và doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Giảm số lượng hủy đăng ký (unsubscribe) và khiếu nại về spam

Giảm số lượng unsubscribe và khiếu nại có thể đảm bảo bạn đang gửi nội dung email hấp dẫn, có giá trị đến người đọc.

Tăng số lượng người đăng ký

Khi khách hàng trả lời email, bạn có thể liên lạc trực tiếp với họ và xây dựng mối quan hệ, từ đó có thể khuyến khích họ mua hàng.

Xin và tiếp thu feedback từ người đăng ký

Dựa trên feedback của người đăng ký, bạn có thể tạo email hữu ích hơn sau này với họ. Từ đó, bạn sẽ nhận được tỷ lệ mở, nhấp vào email và chuyển đổi cao hơn.

Ví dụ bạn đặt mục tiêu như sau: Đến cuối năm nay, danh sách email đạt 100 người đăng ký bằng form đăng ký trên website và liên hệ với từng khách hàng để nhờ họ tham gia vào danh sách email.

Đây là ví dụ điển hình cho mục tiêu SMART: mô tả chính xác những gì bạn muốn làm và cách bạn định thực hiện, đưa ra số lượng người đăng ký muốn đạt được và có thể đo lường.

Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào tình hình thực tế để xây dựng các mục tiêu khác nhau. Điểm mấu chốt vẫn là đảm bảo mục tiêu thực tế và có thể đạt được dựa trên các nguồn lực và hạn chế hiện tại của bạn.

Xác định đối tượng mục tiêu

Sau khi đặt mục tiêu, bạn cần xác định ai là người đăng ký lý tưởng của bạn và tạo persona cho đối tượng này. Bằng cách đó, bạn sẽ thu hút được những cá nhân phù hợp vào danh sách email và gửi nội dung hữu ích.

Nick Westergaard – thành viên tại đơn vị Brand Driven Digital từng chia sẻ: “Mục tiêu phát triển danh sách email luôn là yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, bạn không chỉ nên chú trọng số lượng mà còn cả về chất lượng. Khía cạnh này liên quan đến đối tượng bạn đang cố gắng tiếp cận. Bạn muốn tương tác với ai? Làm sao để họ đăng ký nhận email của bạn? ”

Hình 3: Xây dựng customer persona lý tưởng của bạn

Hình 3: Xây dựng customer persona lý tưởng của bạn

Một persona chất lượng cần đáp ứng những câu hỏi sau:

  • Giới tính? Độ tuổi? Tình trạng hôn nhân? Nghề nghiệp?
  • Sở thích?
  • Lĩnh vực kinh doanh của họ?
  • Mục tiêu của họ?
  • Mối quan tâm, lo lắng?
  • Điều gì có thể ngăn họ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Họ thường xem loại content nào?

Để trả lời những câu hỏi trên, bạn cần thấu hiểu tệp khách hàng mục tiêu, từ đó mới định hình cách thức thúc đẩy họ cung cấp email.

Tạo chân dung khách hàng (customer persona)

Hãy nhận diện điểm chung giữa các khách hàng tiêu biểu nhất. Nếu thông tin hiện tại chưa đủ, bạn có thể trò chuyện qua điện thoại hoặc gửi email thêm với họ.

Để dễ dàng tạo và trình bày trực quan bản persona, MangoAds khuyên bạn nên sử dụng trang tính về customer persona của Digital Marketer .

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ email uy tín

Một trong những bước không nên bỏ qua là quyết định chọn đơn vị làm dịch vụ Email Marketing chất lượng. Bạn cần đảm bảo rằng công ty này có thể thiết kế bản email đẹp mắt đến khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm doanh nghiệp có nền tảng Email Marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo AWeber. Dưới đây là một số nguyên nhân AWeber được nhiều người tin dùng:

Hình 4: AWeber - nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing được nhiều người tin dùng

Hình 4: AWeber – nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing được nhiều người tin dùng

Tạo email dễ dàng và đẹp mắt

Bạn có thể tạo email của mình bằng Smart Designer. Đây là tính năng thiết kế mẫu email tự động chỉ trong vài giây bởi AI. Ngoài ra, AWeber cung cấp trình soạn thảo email kéo và thả (drag and drop email editor), cho phép bạn tạo email tùy chỉnh trong vài phút mà không yêu cầu khả năng lập trình.

Có đến 100+ mẫu email

Với thư viện hơn 700 mẫu email tương thích trên mobile, bạn có thể thoải mái lựa chọn mà không phải tốn nhiều thời gian để thiết kế.

Tạo sẵn báo cáo email

Bảng báo cáo email là điều tối thiểu cần có đối với một kế hoạch Email Marketing thành công. AWeber thiết kế trang tổng quan và những dữ liệu báo cáo theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết về insight email và hiệu suất chiến dịch.

Tự động hóa Email

Chỉ định các trình kích hoạt và luồng cho email để gửi đúng thông điệp, đến đúng người và vào đúng thời điểm.

Các tính năng Email Marketing

AWeber mang đến nhiều tính năng Email Marketing bạn cần như:

  • Khả năng gửi email có tỷ lệ click cao
  • Gắn thẻ tự động
  • Thông tin liên lạc được cá nhân hóa
  • Kiểm tra phân tách email
  • Tùy chỉnh phân khúc
  • Trình tạo landing page

Xây dựng danh sách email đúng cách

Bạn cần có danh sách email trước khi tiến hành gửi email đến khách hàng. Trong trường hợp bạn đã có danh sách, việc làm tiếp theo chính là gia tăng số lượng email trong danh sách này.

Làm sao phát triển danh sách email?

Có nhiều chiến lược gia tăng danh sách Email Marketing, nhưng bạn cần chắc chắn rằng khách hàng đồng ý nhận email từ bạn. Bất kỳ email nào được gửi mà không có sự cho phép đều được coi là thư rác (spam).

Hình 5: Email không được khách hàng chấp nhận được tính là spam

Hình 5: Email không được khách hàng chấp nhận được tính là spam

Dưới đây là một số chiến lược để khuyến khích khách hàng tự nguyện cung cấp email:

  • Đặt form đăng ký trên website, Facebook, Twitter hoặc các social media khác.
  • Thử nghiệm với nhiều form pop-up trên website.
  • Tạo landing page thu hút khách hàng tiềm năng bằng Landing Page Builder của AWeber. Bạn nên tạo những nội dung giá trị để khuyến khích đối tượng mục tiêu để lại địa chỉ email.
  • Nếu bạn sở hữu địa điểm offline như triển lãm thương mại hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng, hãy yêu cầu khách hàng cung cấp địa chỉ email.
  • Chèn liên kết “Chuyển tiếp đến bạn bè” trong tất cả email bạn gửi.

Tạo tài liệu để theo dõi và báo cáo

Bằng cách theo dõi và đo lường hiệu suất của các chiến dịch Email Marketing, bạn sẽ có thể xác định:

  • Hiệu suất content
  • Điều cần cải thiện
  • Tần suất nên gửi email
  • Nguồn khách hàng tiềm năng nào đang hoạt động tốt nhất
  • Tình trạng danh sách email mà bạn đã gửi

Cần đề cập những thông tin gì?

Bạn có thể tạo tài liệu đơn giản với những công cụ như Microsoft Excel hoặc Google Docs. Những thông tin cần có trong tài liệu bao gồm:

  • Ngày gửi
  • Đối tượng được gửi email
  • Tóm tắt kịch bản email
  • KPI cho Email Marketing
    • Số lượng email đã gửi
    • Số lượng email đã đến thành công
    • Tỷ lệ gửi (Số lượng email gửi thành công: Số lượng email đã gửi)
    • Số lượng email đã mở
    • Tỷ lệ mở (Số lượng email đã mở: Số lượng email đã gửi)
    • Số lượng Click Through-to-Open (click vào sau khi mở email)
    • Tỷ lệ Click Through-to-Open (Số lượng email click vào: Số lượng email đã mở)
    • Số lượng hủy đăng ký nhận tin
    • Tỷ lệ hủy đăng ký nhận tin (Số lượng email hủy đăng ký: Số lượng email đã gửi)
  • Nhận xét tổng thể chiến dịch

Tầm quan trọng của KPI Email Marketing

Mỗi KPI đại diện cho “câu chuyện” về chiến lược Email Marketing của bạn. Dữ liệu thống kê cho phép bạn kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả cho chiến lược Email Marketing.

Bạn nên tập trung vào 4 KPI chính bao gồm:

Tỷ lệ gửi

Tỷ lệ gửi hiệu quả nằm trong khoảng 90%. Có hai nguyên nhân khi tỷ lệ gửi thấp: chất lượng danh sách email hoặc nhà cung cấp dịch vụ email không uy tín.

Đầu tiên xem xét về chất lượng danh sách email. Nếu bạn gửi email dựa vào phân đoạn theo nguồn đăng ký email (như form đăng ký trên social media hoặc landing page), hãy rà soát lại liệu nguồn nào là lý do khiến tỷ lệ gửi thấp hay không. Nếu tỷ lệ gửi thấp trên nhiều phân đoạn, bạn nên xem xét xóa danh sách email của mình.

Hình 6: Ví dụ về tỷ lệ gửi

Hình 6: Ví dụ về tỷ lệ gửi

Tỉ lệ mở

Tỷ lệ mở email liên quan trực tiếp đến tiêu đề email và tiêu đề phụ. Thông thường, tỷ lệ mở hiệu quả nằm trong khoảng từ 15% -25%. Nếu thấp hơn, bạn nên cân nhắc thay đổi cách viết tiêu đề để tìm ra phong cách nào phù hợp với khách hàng nhất.

Hình 7: Ví dụ về tỷ lệ mở email

Hình 7: Ví dụ về tỷ lệ mở email

Tỷ lệ Click Through-to-Open

Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết kế email, content, CTA,…Có thể thấy trong phần chính của email, có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tỷ lệ Click Through-to-Open. Vì vậy, để xác định rõ nguyên nhân khiến tỷ lệ thấp, bạn nên thiết lập A/B testing – là một quy trình mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một môi trường/tình huống xác định, từ đó đánh giá được phiên bản nào hiệu quả hơn.

Hình 8: Ví dụ về tỷ lệ Click Through-to-Open

Hình 8: Ví dụ về tỷ lệ Click Through-to-Open

Tỷ lệ hủy đăng ký nhận tin

Nhìn chung, tỷ lệ hủy đăng ký ổn ở mức dưới 0,2%. Nếu tỉ lệ trên 1%, bạn cần chủ động xác định lý do bằng cách tạo một cuộc khảo sát ngắn với nhóm đối tượng hủy đăng ký trên để có phương án giải quyết

Hình 9: Ví dụ về tỷ lệ hủy đăng ký nhận tin

Hình 9: Ví dụ về tỷ lệ hủy đăng ký nhận tin

Lên lịch cho chiến lược Email Marketing

Mục tiêu của việc lên lịch giúp bạn xác định gửi email vào thời điểm nào và đến đối tượng nào. Điều này đảm bảo rằng bạn gửi đúng thông điệp đến đúng đối tượng vào đúng thời điểm. Từ đó, bạn có thể tận dụng tối đa các nỗ lực Marketing của mình.

Hãy tạo lịch biểu theo cách bạn muốn như phân loại màu cho từng nhóm đối tượng hoặc thông điệp khác nhau. Điều này hỗ trợ bạn trong việc xem nhanh chiến lược của mình.

Hình 10: Tạo lịch trình cho chiến dịch Email Marketing

Hình 10: Tạo lịch trình cho chiến dịch Email Marketing

Tiến hành gửi email

Sau khi lên lịch cho chiến dịch Email Marketing, đã đến lúc bạn tiến hành phân phối email dựa trên đối tượng và thông điệp bạn định gửi.

Khi viết email, bạn có thể tham khảo template có sẵn hoặc sử dụng “Drag and drop email editor” của AWeber.

Hướng dẫn thực hiện Email Marketing

Dưới đây là một số nguyên tắc Email Marketing phổ biến mà bạn nên áp dụng khi thiết kế email:

  1. Chèn logo vào email để người xem biết được email của ai.
  2. Có CTA dựa trên mục đích viết email
    1. Thúc đẩy lượng traffic trên landing page
    2. Kích thích người xem gọi điện
    3. Tăng lượng người ghé thăm cửa hàng
    4. Đặt hàng online
  3. Đảm bảo tuân thủ quy định về email vì mỗi quốc gia sẽ có những điều luật khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ có Đạo luật CAN-SPAM.

8. Đo lường kết quả

Khi gửi email hoàn tất, bạn nên theo dõi và phân tích hiệu suất của chiến dịch. Bạn có thể bổ sung kết quả này vào tài liệu ở bước 5 để thuận tiện đánh giá KPI. Hãy tìm ra những điểm tốt và còn hạn chế trong chiến dịch, từ đó đưa ra cách thức cải thiện hiệu suất email cho lần gửi tiếp theo.

Bạn nên lập A/B testing cho các chiến dịch sau này để có thể đạt tối ưu hóa email.

Hình 11: Đánh giá lại hiệu suất Email Marketing sau khi gửi

Hình 11: Đánh giá lại hiệu suất Email Marketing sau khi gửi

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ tích lũy thêm những thông tin hữu ích để tạo một chiến dịch Email Marketing thành công tốt đẹp.