11 kỹ năng cần có của một digital marketer

Posted on
11 kỹ năng cần có của một digital marketer

Số liệu thực tế cho thấy, có đến hơn 40% dân số thế giới đang online. Lượng người sử dụng Internet này đã tạo điều kiện để digital marketing trở thành ngành nghề “nóng sốt” được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu muốn trở thành marketer thực thụ, bạn cần sở hữu các kỹ năng về marketing online, để thuận tiện trong công việc và tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng. 

Hình 1: Biểu đồ thống kê người dùng Internet trên thế giới qua các năm

Hình 1: Biểu đồ thống kê người dùng Internet trên thế giới qua các năm

Dưới đây là một số kỹ năng cứng và kỹ năng mềm về marketing được các nhà tuyển dụng yêu cầu nhiều nhất.

Tìm hiểu về sự khác biệt của Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm

Nói một cách đơn giản, các kỹ năng cứng là các kiến thức chuyên môn, kỹ thuật thông qua thời gian thực hành và được xây dựng một cách có hệ thống. Bạn nên tìm hiểu về các kỹ năng như: SEO, PPC, machine learning, v.v. nếu muốn hoạt động lâu dài trong ngành marketing.

Trong khi đó, các kỹ năng mềm giúp bạn hoàn thiện các kỹ thuật. Chúng sẽ giúp bạn thích nghi với những tình huống nhất định. Ví dụ: sở hữu kỹ năng sáng tạo giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao doanh số. Sự sáng tạo được xem là một kỹ năng mềm quan trọng trong marketing.

Cho dù bạn là một marketer dày dạn kinh nghiệm thì việc kết hợp các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong công việc là một điều rất quan trọng. Ngoài ra, việc sở hữu các bộ kỹ năng sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt với đồng nghiệp và những marketer khác.

6 kỹ năng cứng mà các marketer cần có

1. Tìm hiểu về SEO

SEO được xem là ngôn ngữ cốt lõi của một chiến lược digital marketing vững chắc trong năm 2020 và có thể vượt xa hơn thế nữa. Vì vậy, hãy tìm hiểu về cách xây dựng một chiến dịch SEO hiệu quả.

Điểm mấu chốt là ngay cả khi bạn không mong muốn trở thành một chuyên gia SEO, thì ít nhất là hãy nắm vững các khái niệm cơ bản về SEO. Kết hợp nó với Search Engine Marketing (SEM) ứng dụng vào công việc một cách trơn tru.

2. Nắm bắt và ưu tiên các dạng Content Marketing

Từ social media đến các video và blog, nội dung của bạn nên có khả năng chuyển đổi. Hãy tạo các bài post trên social media tương tác với người dùng của bạn nhiều nhất. Tạo các killer blog được chia sẻ nhiều nhất. Thực hiện xuất bản ở các định dạng hàng đầu để tạo ra kết quả tối đa.

Một số người dùng của bạn sẽ đọc các bài blog, số khác sẽ xem video, điều này cũng tương tự như họ đang tương tác với bạn hoặc thương hiệu mà bạn đang mô tả trong thời gian thực.

Bạn đang cần thêm ý tưởng? Dưới đây là 100 loại nội dung mà bạn có thể sáng tạo

Content marketing khi được thực hiện đúng cách sẽ có thể đưa bạn đến gần hơn với người dùng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, khi thực hiện sai thì content marketing sẽ tạo ra khoảng cách giữa bạn với các khách hàng tiềm năng.

3. Tìm hiểu kỹ lưỡng về email marketing

Các khách hàng tiềm năng của bạn sẽ không đọc tất cả email. Mà họ chỉ đọc những email thú vị – với nội dung hấp dẫn có thể khiến họ xúc động, tâm đắc. Vì vậy, nếu bạn đang mong muốn email của mình được khách hàng chú ý tới, bạn phải trở thành một bậc thầy trong “trò chơi” này.

Điều này không tự nhiên mà có. Trên thực tế thì email marketing là điều không mấy dễ dàng. Julia McCoy đã mất khoảng bốn năm để làm quen với nó.

Trong email marketing, những vấn đề cơ bản mà bạn cần tìm hiểu là các vấn đề liên quan đến cách thức để:

  • Viết, lên lịch hoặc gửi những chương trình, ưu đãi tuyệt vời.
  • Thiết lập một chuỗi email để thu hút người dùng của bạn.
  • Gắn thẻ và phân loại người đăng ký của bạn một cách phù hợp. Ví dụ: bạn muốn tìm hiểu về cách gắn thẻ những người đăng ký đã mua khóa học hoặc khóa đào tạo để họ không bị mờ chào bán lại khóa học hoặc khóa đào tạo đó lần nữa.

Nhưng còn rất nhiều thứ liên quan đến email marketing ngoài những điều cơ bản này.

 Đối với một số thương hiệu chưa từng tiếp cận và sử dụng “trò chơi” email?

  • Mailchimp có một trung tâm tài nguyên mạnh mẽ dành riêng cho giáo dục về chủ đề này. Nó đáng để bạn kiểm tra đấy.
  • Trung tâm tài nguyên của Campaign Monitor cũng mang tính giáo dục tương tự.

4. Tìm hiểu về Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO)

 Mục tiêu cuối cùng của marketing là để khách hàng tiềm năng của bạn thực hiện một hành động theo mong muốn. Việc thu hút một hoặc hai khách hàng và thu về chuyển đổi thì tốt hơn là thu hút vài nghìn khách hàng mà không có sự chuyển đổi nào.

Cho dù là các chiến dịch của bạn đang mang lại traffic khổng lồ, thì điều đó sẽ ít hữu ích nếu các khách hàng tiềm năng không chuyển đổi. Vì vậy, việc tìm hiểu về CRO là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn đang tìm kiếm các khách hàng tiềm năng để mua sản phẩm, tải xuống nội dung miễn phí, đăng ký vào danh sách gửi thư của bạn, v.v.

Hãy tìm hiểu về các thuật ngữ chính liên quan đến CRO như chỉ số tương tác, kênh chuyển đổi và thử nghiệm A/B, v.v. Và đừng bỏ qua bố cục, điều hướng và tốc độ website của bạn vì các yếu tố trang này cũng là một phần quan trọng của CRO.

5. Sử dụng machine learning

Một bot không thể phân tích một quảng cáo có chuyển đổi cao. Và nó không bao giờ có thể viết ra được nội dung tuyệt vời như con người tạo ra. Nhưng nó có thể giúp bạn giải quyết các nhiệm vụ thông thường, vì vậy bạn có thể tiết kiệm thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng khác.

Có khá nhiều hành động machine learning được tích hợp vào các công cụ mà chúng ta sử dụng với tư cách là một marketer. Hãy làm quen những phần đó là gì và tìm hiểu cách thức hoạt động của chúng.

Google thậm chí còn có nền tảng AI của riêng mình, chứa công nghệ, sản phẩm của Google, các nền tảng với mã nguồn mở và một thư viện về giáo dục xoay quanh AI.

 Nền tảng AI của Google chứa công nghệ, sản phẩm của google, nền tảng có mã nguồn mở và thư viện về giáo dục xoay quanh AI

Hình 2: Nền tảng AI của Google chứa công nghệ, sản phẩm của google, nền tảng có mã nguồn mở và thư viện về giáo dục xoay quanh AI

Việc kết hợp machine learning và xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể giúp bạn làm việc một cách thông minh hơn.

6 Kỹ năng mềm mà các marketer cần có

Dưới đây là 6 kỹ năng hàng đầu của marketer. (Bạn có thể sẽ khá ngạc nhiên với kỹ năng thứ 6 đấy!)

1. Sự tìm tòi

Marketing luôn thay đổi. Sự khao khát tìm hiểu về các xu hướng mới nổi của bạn sẽ không có gì sánh bằng nếu trên thực tế, bạn đang mong muốn trở nên nổi bật trong lĩnh vực này.

Hãy là một trong những người đầu tiên tìm hiểu về các trend mới nhất. Hãy đặt câu hỏi bất cứ khi nào bạn không hiểu về một khái niệm. Thậm chí bạn có thể tham gia vào một nhóm Facebook hoặc đăng bài trên Twitter và khai thác thông tin từ những bộ óc uyên bác của thời đại chúng ta để được giúp đỡ.

Julia McCoy thỉnh thoảng cũng làm điều đó – gần đây cô ấy đã đăng dòng tweet này để hỏi về suy nghĩ từ các đồng nghiệp của cô ấy về một khái niệm mà cô ấy đã đọc được ở một trong những cuốn sách của Robert Bly. Cuộc trò chuyện và phản hồi thật tuyệt vời!

“Một Copywriter không phải là một nghệ sĩ sáng tạo. Mà họ là một người bán hàng. Họ không cần lãng phí thời gian để sáng tạo lại những thứ đã cũ: mà họ cần sử dụng những cách thức và phương pháp có sẵn, có thể mang lại cho họ kết quả.” – Robert Bly, The Copywriter’s Handbook (1985)

Việc giữ tính tò mò chính là cách để bạn có thể duy trì khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp đang bị bão hòa này. Niềm đam mê tìm hiểu những thứ mới của bạn sẽ không bao giờ bị mất đi.

2. Tận dụng sự thuyết phục

Mức thuyết phục của bạn là bao nhiêu?

Hãy đánh giá khả năng thuyết phục của bạn theo thang điểm từ một đến năm. Nó sẽ ở mức nào?

Mức nào đó từ bốn đến năm? Bạn xứng đáng với một lời khen thưởng đấy! Tuy nhiên, nếu nó đang dừng ở mức ba hoặc ít hơn thì bạn cần phải tiếp tục.

Marketing là tất cả về sự thuyết phục. Vì vậy, hãy thuyết phục các khách hàng tiềm năng bất cứ khi nào bạn có thể! Thuyết phục sếp của bạn đầu tư vào một số công nghệ (mà bạn nghĩ) sẽ giúp tăng vọt các mục tiêu marketing của bạn. Chỉ cần nhớ rằng hãy luôn lập luận dựa trên logic.

3. Khuyến khích các tinh hoa sáng tạo (Creative Juices)

Sự cạnh tranh online thường khá gay gắt. Vì vậy, để có thể nổi bật trong nhóm, bạn cần phải tạo nên sự khác biệt cho mình bằng cách khai thác các tinh hoa sáng tạo của bạn.

Phần nội dung và hình ảnh của bạn có gì khác thường không?

Các chiến dịch độc đáo mà bạn đang tạo ra có thật sự nổi bật không?

 Hãy để khách hàng tiềm năng bị mê hoặc bằng cách giải quyết vấn đề của họ, đáp ứng các yêu cầu. Nếu không, họ sẽ tiếp tục lướt qua bài post của bạn.

Sự sáng tạo sẽ chiến thắng! Hãy đảm bảo là bạn dành thời gian cách xa bàn làm việc để đắm chìm trong điều gì đó có thể giúp thúc đẩy tinh hoa sáng tạo của bạn – đối với Julia McCoy thì đó là việc chơi đàn hạc, đi bộ dạo chơi bên hồ, xem một bộ phim hoặc một chương trình giả tưởng thời xa xưa cực hay.

4. Sự đa nhiệm là một điểm cộng

Nếu bạn có thể làm nhiều hơn một công việc cùng lúc thì đó là một điều khá tốt. Trong digital marketing, việc phải xử lý nhiều công việc song song với nhau không phải là điều xa lạ. Bạn có thể được mong đợi những nhận xét của các độc giả trên blog của mình trong khi đang thu hút một lượng người dùng tương tự trên social media. Tuy nhiên, chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang ưu tiên các công việc quan trọng nhất. Những điều đó sẽ mang đến nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp của bạn hơn là chỉ khiến bạn xao lãng.

5. Thực hiện và từ bỏ

Bạn vẫn đang áp dụng những thứ đã giúp cho các chiến dịch của bạn được nhiều người quan tâm vào năm năm trước? Bạn có thể cần phải từ bỏ đi một vài điều đấy. Ngày nay, thị hiếu và sở thích của khách hàng luôn thay đổi. Những gì đã thu hút họ đến với bạn trong quá khứ có thể không còn hiệu quả ở ngày nay. Hãy gạt bỏ đi những niềm tin vững chắc của bạn và luôn sẵn sàng nắm bắt những chiến thuật mới. Bạn cũng đừng lo lắng về việc mắc lỗi. Thay vào đó, hãy học hỏi từ những lỗi lầm đó.

6. Tin tưởng vào trực giác của bạn

Đôi khi, với tư cách là một digital marketer, bạn phải học cách tin tưởng vào trực giác của mình. Bạn sẽ không bao giờ biết được là khi nào nó sẽ có ích. Vì vậy, đừng phớt lờ những trực giác, nó có thể giúp bạn tránh khỏi rất nhiều rắc rối. Nó có thể thu hút một khách hàng tiềm năng khi mà bạn ít mong đợi nhất.

Nếu bạn khá thành thạo trong ngành này và hiểu được người dùng của mình thì việc làm theo trực giác của bạn ở các bước quan trọng kế tiếp có thể mang lại cho bạn thành quả lớn.

Ví dụ: Bởi vì trực giác mà Julia McCoy đã bắt đầu kể câu chuyện của mình về việc thoát khỏi một giáo phái nơi mà cô ấy đã lớn lên khi cô ấy còn là một đứa trẻ và xây dựng doanh nghiệp trong khi vẫn còn ở trong giáo phái đó – việc chia sẻ với toàn bộ thế giới rằng niềm đam mê chính là cả cuộc đời của cô ấy (và một cách tình cờ là việc theo đuổi niềm đam mê đó đã cho phép cô ấy xây dựng nên tên tuổi của cô ấy như hiện nay).

Julia McCoy thậm chí đã kể câu chuyện này với Danny Goodwin trên chương trình Tạp chí Search Engine.

Cô ấy đã được bảo rằng, “Hầu hết mọi người sẽ không kể câu chuyện này.”

Cô ấy đã được bảo rằng, “Bạn thật điên rồ khi nói về việc lớn lên trong một giáo phái!”

Tuy nhiên, hãy chứng kiến ​​cách Julia McCoy viết về câu chuyện của mình trong quyển sách, “Woman Rising: A True Story ”, đã bán được hơn 700 bản vào ngày ra mắt đã ngay lập tức chứng minh rằng việc đi theo linh cảm của cô ấy là bước đi tốt nhất. Và hôm nay, cô ấy đã xây dựng nên các kết nối và mối quan hệ thông qua việc kể lại câu chuyện chân thực này, cô ấy sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày nếu cô ấy không làm theo trực giác của mình.

Hãy tin tưởng vào trực giác của bạn. Hãy kể những câu chuyện của bạn một cách chân thực.

Bây giờ, hãy khuấy động thế giới marketing với tư cách một marketer chuyên nghiệp.

Để làm tốt điều đó, hãy làm quen và bắt đầu với việc thực hành những kỹ năng thực tế mà MangoAds đã gợi ý ở trên.

Đừng coi các kỹ năng marketing của bạn là điều hiển nhiên. Đó chính là những phương pháp độc quyền cầu mài dũa và trau dồi liên tục để bạn vượt xa hơn các đối thủ.