9 kỹ năng mềm được nhà tuyển dụng đánh giá cao 2021

03/10/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Mỗi năm thị trường việc làm luôn rất sôi nổi và cạnh tranh cao. Mỗi ứng viên đều không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm mà công việc yêu cầu. Tình hình dịch bệnh những năm gần đây đã mang lại rất nhiều thay đổi trong thị trường nhân sự và buộc các công ty phải điều chỉnh yêu cầu ứng tuyển cho phù hợp với thời đại.

Amanda Augustine, chuyên gia của website tuyển dụng TopResume chỉ ra rằng COVID-19 có tác động lớn đến thị trường tuyển dụng và các cuộc phỏng vấn online đang tăng nhiều hơn. Ngoài ra, ứng viên có xu hướng ngại đi phỏng vấn vì các tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp ngày càng khó nắm bắt và đôi khi ứng viên bị bỏ lỡ.

Tuy nhiên, những tiêu chí này không khó đoán như bạn nghĩ, hầu hết đều đến từ kỹ năng mềm. Trạng thái sinh hoạt và làm việc mới giữa đại dịch COVID khiến mọi người làm việc tại nhà nhiều hơn, dẫn đến kỹ năng mềm cũng quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là danh sách 9 kỹ năng mềm mà doanh nghiệp đang tìm ở ứng viên trong năm 2021 này.

Kỹ năng mềm là gì?

Hãy coi các kỹ năng mềm sẽ giúp bạn thành một nhân viên tuyệt vời bên cạnh những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc. Chúng có thể có sẵn trong tính cách của bạn, hoặc được rèn luyện theo thời gian.

Đối với nhà tuyển dụng, các kỹ năng mềm thường dễ gây ấn tượng tốt đẹp cho lần gặp mặt đầu tiên. Dù có rất nhiều kỹ năng mềm đáng được chú ý, nhưng đây là những kỹ năng mềm hàng đầu mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm vào năm 2021:

1. Sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề

Năm vừa qua đã đưa ra vô số thách thức mới nên nhà tuyển dụng muốn ở một nhân viên là khả năng xử lý tình huống khó khăn trong công việc. Từ đó, khả năng suy nghĩ logic và sáng tạo cũng cần thiết cho phát triển các giải pháp giải quyết trở ngại xuất hiện.

Họ cũng hy vọng bạn sẽ giúp họ đưa ra những ý tưởng mới và càng sáng tạo thì càng tốt nhằm góp phần đổi mới và cải tiến hiệu suất nghiệp vụ trong công ty.

Trong profile, hãy liệt kê các tình huống vận dụng khả năng sáng tạo của mình khi đối mặt với khó khăn, đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề nảy sinh.

Tại cuộc phỏng vấn, hãy bày tỏ sự nhiệt tình của bạn đối với việc giải quyết các thử thách. Mọi công việc đều có những trở ngại và nhà tuyển dụng muốn thuê những người không ngại đối mặt với những thách thức đó, vì vậy tạo cho họ niềm tin rằng bạn sẽ không phụ sự kỳ vọng của họ.

2. Kỹ năng giao tiếp

Hình 1: Kỹ năng giao tiếp Hình 1: Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp có thể là cách giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp cho đến khả năng trình bày quan điểm bằng văn bản. Khả năng giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp là điều cần thiết cả trong công việc và thăm hỏi thông thường. Giờ đây, hầu hết các giao tiếp được thực hiện thông qua email, chat, video hoặc meeting qua điện thoại, các kỹ năng giao tiếp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Để trau dồi kỹ năng này, bạn có thể tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp, hoặc nếu bạn tự tin với khả năng của mình, hãy tìm cách thể hiện điều đó trong CV và trong phỏng vấn.

3. Quản lý thời gian

Chuyển sang môi trường làm việc tại nhà thường khiến nhà tuyển dụng nảy sinh rất nhiều hoài nghi. Liệu nhân viên có đang làm việc hay không trong môi trường thoải mái như vậy? Các nhân viên đang làm việc hay đang ngủ, đang sử dụng mạng xã hội để đốt thời gian? Do đó quản lý thời gian đã trở thành một kỹ năng mềm hàng đầu trong danh sách ưu tiên của nhiều nhà tuyển dụng.

Hình 2: Quản lý thời gian Hình 2: Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là biết cách sắp xếp lịch trình của mình để hoàn thành dự án đúng thời gian và hiệu quả. Làm ở nhà giúp mọi người tiết kiệm thời gian đi lại trong ngày, nhưng cũng là bạn mất tập trung. Bạn có thể tập trung vào công việc và quản lý thời gian của mình tốt như thế nào để duy trì hiệu quả công việc?

Hãy sử dụng lịch làm việc để quản lý thời gian với mục tiêu hàng ngày, hàng tuần và deadline cho từng đầu việc. Nếu bạn đang chuẩn bị cho phỏng vấn xin việc, tìm hiểu thử công ty đang sử dụng phần mềm quản lý công việc nào để làm quen trước nhằm gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

4. Tư duy phát triển

Để phát triển sự nghiệp về lâu dài, bạn cần thích ứng với những thay đổi trong ngành và thị trường việc làm nói chung. Với việc cơ giới hóa các công việc và các ngành công nghiệp, một tư duy phát triển là điều cần thiết.

Vậy tư duy phát triển là gì? Người có tư duy phát triển sẽ mở rộng khả năng hơn bằng cách học hỏi các kỹ năng mới để thay đổi theo thị trường. Về cơ bản, đó là khả năng thích nghi và sẵn sàng cải thiện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

Trong phỏng vấn, bạn có thể nêu bật những trường hợp thể hiện sáng kiến ​​bằng cách học một kỹ năng mới để giải quyết công việc của mình hoặc giúp bạn theo kịp những thay đổi trong toàn ngành.

5. EQ

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận thức, đánh giá và phản ứng với cảm xúc của bạn và của người khác. EQ liên quan đến sự thấu hiểu về những người xung quanh và các mối quan hệ giữa các cá nhân phát triển ở nơi làm việc.

Hình 3: Kỹ năng về cảm xúc Hình 3: Kỹ năng về cảm xúc

Con người đang học cách làm quen với những mất mát, căng thẳng và đau buồn giữa đại dịch năm 2021. Vậy nên ngoài thách thức trong công việc, khả năng thấu hiểu cảm xúc và động viên nhau là điều cần thiết giữa đồng nghiệp.

Trên thực tế, một cuộc khảo sát của CareerBuilder đã báo cáo rằng 71% nhà tuyển dụng đánh giá cao EQ của một nhân viên hơn IQ, trong khi 75% có nhiều khả năng thăng chức cho nhân viên có EQ (chỉ số cảm xúc) hơn người có IQ cao.

6. Hợp tác

Khả năng hợp tác làm việc không dễ dàng vì đối với người thiên về làm việc độc lập và ngại giao tiếp, họ có thể tạo ra căng thẳng trong văn phòng và làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Nhưng hiện giờ bạn phải có khả năng làm việc một mình nhưng vẫn phải duy trì trao đổi với đồng nghiệp. Hãy học cách tin tưởng người khác, làm việc cùng nhau, đưa ra và tôn trọng ý kiến của nhau là kỹ năng một khi đã làm chủ được, sẽ là lợi thế cạnh tranh quan trọng.

Hãy khéo léo thể hiện kỹ năng này trong profile và buổi phỏng vấn xin việc để cho thấy sự nhiệt tình của bạn trong việc quá trình làm việc dự án chung với nhóm và tôn trọng thế mạnh riêng của mỗi người.

7. Khả năng thích ứng

Thay đổi là một phần quan trọng của môi trường làm việc hiện đại, ngay cả khi không gặp khó khăn vào năm 2020. Sự tiến bộ nhanh như chớp của công nghệ ảnh hưởng đến công việc và đời sống của con người và tiếp tục thay đổi khi ta bước sang năm 2021.

Hình 4: Kỹ năng thích ứng Hình 4: Kỹ năng thích ứng

Ví dụ nhiều doanh nghiệp chuyển sang làm việc online 100%.  Việc online meeting diễn ra thường xuyên giữa đối tác và đồng nghiệp, v.v. đòi hỏi người lao động phải thích ứng với những phương pháp mới, công nghệ mới và cách suy nghĩ mới.

8. Lắng nghe tích cực

Một người biết lắng nghe luôn tạo được thiện cảm với mọi người. Tuy nhiên, khi làm việc từ xa thì khả năng lắng nghe thấu hiểu cũng khó nắm bắt hơn. Lắng nghe tích cực không chỉ là lắng nghe chăm chú mà thể hiện bằng lời nói như “Được rồi” hoặc “Mình hiểu rồi”, cử chỉ gật đầu, đặt câu hỏi, giao tiếp bằng mắt và không có thái độ phán xét.

Nếu không chắc về ý nghĩa thực sự về một người lắng nghe tích cực hãy thử áp dụng khi trò chuyện với gia đình bạn bè. Sau đó, trong cuộc phỏng vấn, hãy vận dụng kỹ năng lắng nghe tích cực khi bạn giao tiếp với nhà tuyển dụng.

9. Lãnh đạo

Trong khi sự sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, tư duy phát triển, EQ và sự hợp tác sẽ khiến bạn trở thành một nhân viên tuyệt vời, thì kỹ năng lãnh đạo sẽ nâng tầm bạn hơn nữa. Ngoài yêu cầu kỹ thuật chuyện môn, hầu hết các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một người có khả năng phát triển kỹ năng này trong tương lai.

Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của tất cả các kỹ năng mềm khác để tạo nên một người không chỉ làm việc tốt với nhóm mà còn có thể lãnh đạo và dìu dắt nhóm làm việc hiệu quả hơn nữa.

Hình 5: Kỹ năng lãnh đạo Hình 5: Kỹ năng lãnh đạo

Nếu bạn đã từng phụ trách các dự án lớn trong quá khứ, hãy liệt kê vào profile và trong buổi phỏng vấn. Hãy thể hiện rằng bạn là một ứng viên đã sẵn sàng chinh phục công việc này và phát triển thành một nhà lãnh đạo tương lai trong công ty; điều đó khiến bạn trở thành một “hạt giống” đầy triển vọng đối với nhà tuyển dụng.

Kết luận

Hãy coi những kỹ năng mềm này là điều thiết yếu trong quá trình đi đến thành công sự nghiệp. Đặc biệt nếu có thể ứng dụng những kỹ năng này vào thực tế công việc trước đó, bạn sẽ trở thành một ứng viên ấn tượng hơn trong mắt doanh nghiệp.

Từ nhân viên thu ngân, công nhân xây dựng cho đến giám đốc điều hành, các kỹ năng mềm đều cần thiết. Hãy học cách trau dồi kiến ​​thức của bạn và biến nó thành lợi thế cạnh tranh trong quá trình tìm việc. Chúc bạn thành công!