Tìm kiếm keyword SEO cạnh tranh thấp

Posted on
Tìm kiếm keyword SEO cạnh tranh thấp

Bạn muốn biết làm thế nào để tăng doanh số ecommerce? Hãy nhìn vào nhà bán lẻ thời trang nam Bonobos. Thương hiệu này ra mắt vào năm 2007 chỉ bán quần. Mười năm sau, vào năm 2017, thương hiệu này đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trị giá 310 triệu đô la và được Walmart mua lại.

Bí quyết thành công chính là tăng trải nghiệm khách hàng online. Sự tập trung vào trải nghiệm người dùng sẽ cải thiện kết quả SEO của thương hiệu, giúp tăng doanh số ecommerce. Bonobos đã tạo ra một cửa hàng online với nội dung phong phú, hữu ích và có liên quan đến các đối tượng mục tiêu của họ. Đó là một ví dụ tuyệt vời để tăng traffic cho website của bạn.

Sau đó, Bonobos đã dồn lực vào chiến lược SEO của mình nhằm thúc đẩy doanh số ecommerce. Và đó là lúc mà họ thu hút được sự chú ý của Walmart (và ví tiền của gã khổng lồ lớn này).

Một khi một doanh nghiệp online triển khai một chiến lược SEO đã được xác định rõ ràng, thì traffic của thương hiệu sẽ tăng mạnh và thúc đẩy doanh số lên các cấp độ mới. Vì vậy, nếu SEO không phải là một phần chính trong chiến lược của bạn, thì bạn đang đánh mất cơ hội kinh doanh của mình đấy.

Làm thế nào để tăng doanh số ecommerce vào năm 2021

Riêng trong năm 2019, doanh số ecommerce ở Mỹ đã tăng 14,9%. Vào năm 2020, số lượng người mua sắm online toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 2,05 tỷ người, chiếm hơn 25% dân số thế giới.

Vì vậy, vẫn còn đến 75% của thế giới chưa mua sắm online hãy nhanh chóng nắm bắt cơ hội và biến họ thành khách hàng của bạn. Doanh số ecommerce trên toàn thế giới trong năm 2021 được dự báo là 4,9 nghìn tỷ đô la, so với mức dự đoán là 4,1 nghìn tỷ đô la vào năm 2020. Con số này gần gấp đôi so với doanh số ecommerce từ năm 2017.

Những con số trên chính là một số ít nguyên nhân để doanh nghiệp bạn bắt đầu kinh doanh kênh ecommerce rồi đấy!

Xu hướng của doanh số ecommerce

Doanh số ecommerce ở Hoa Kỳ tiếp tục tăng qua các năm.

Doanh số ecommerce ở Hoa Kỳ có xu hướng tăng qua các năm từ 2018 - 2020

Hình 1:Doanh số ecommerce ở Hoa Kỳ có xu hướng tăng qua các năm từ 2018 – 2020

Và không chỉ doanh thu online tăng lên. Mà xu hướng còn cho thấy rằng doanh số ecommerce hiện cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số bán lẻ.

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ của doanh số ecommerce so với tổng doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ giai đoạn năm 2018 - 2020

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ của doanh số ecommerce so với tổng doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ giai đoạn năm 2018 – 2020

Tuy nhiên, để tăng doanh thu thông qua marketing ecommerce hiệu quả thì việc phân tích xu hướng của doanh số B2B và B2C đóng vai trò khá quan trọng.

Doanh số B2C ecommerce

Với khoảng 50% thị phần ecommerce B2C trên toàn cầu, Trung Quốc trở thành thị trường ecommerce B2C lớn nhất trong năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống để các nhà bán lẻ có thể giành lại thị phần và thu hút được traffic tìm kiếm có giá trị.

Doanh số B2B ecommerce

Trong khi các thị trường B2C thường nhận được sự chú ý, thì e commerce B2B lại có vẻ nhỏ hơn B2C về mặt quy mô. Năm 2019, doanh thu từ e commerce B2B đạt 10,6 nghìn tỷ USD, so với con số 2,8 nghìn tỷ USD của B2C. Một thách thức đối với các công ty B2B là cần tạo ra một mạng lưới rộng lớn hơn và mở rộng đối tượng mục tiêu của họ thông qua content marketing.

Điều này đưa chúng ta đến với SEO.

Doanh thu ecommerce có nguồn gốc từ organic traffic đang có mức tăng nhanh. Con số này chỉ là sự khởi đầu bởi vì nó chỉ đề cập đến các chuyển đổi last-click. Trong khi thực tế có rất ít bằng chứng cho thấy khách hàng có thể tìm thấy thương hiệu yêu thích và thực hiện chuyển đổi thông qua organic traffic.

Chúng ta đều biết rằng 46% lượt tìm kiếm sản phẩm đều bắt đầu trên Google.

Organic traffic và doanh thu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên việc thúc đẩy tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng là một động lực để thúc đẩy doanh thu. Hãy theo dõi các mẹo dưới đây để tìm hiểu cách tăng doanh số ecommerce của bạn thông qua SEO nhé.

Làm thế nào để tăng doanh số thông qua SEO

Làm thế nào để tăng doanh số thông qua SEO

Hình 3: Làm thế nào để tăng doanh số thông qua SEO

1. Xây dựng brand awareness thông qua các non-branded keyword

Các branded keyword sẽ chuyển đổi tốt hơn bởi vì những khách hàng đó đang đặc biệt tìm kiếm công ty của bạn. Tuy nhiên, nếu đó là trọng tâm chính trong chiến lược SEO của bạn thì bạn sẽ không bao giờ có thể mở rộng cơ sở khách hàng (customer base) của mình.

Cái hay của SEO là nằm ở khả năng giới thiệu thương hiệu của bạn đến với những khách hàng mới đang tìm kiếm các giải pháp mà bạn cung cấp. Nhờ đó, bạn sẽ có thể mở rộng thị phần của mình và những khách hàng mới đó sẽ bắt đầu sử dụng các truy vấn gắn với thương hiệu. Các non-branded keyword cũng có thể giúp bạn duy trì mức độ nhận biết thương hiệu cao nhất (top-of-mind) đối với các khách hàng hiện tại đã khám phá lại nội dung của bạn thông qua organic search.

2. Nhắm mục tiêu đến toàn bộ conversion funnel (phễu chuyển đổi) với SEO

Hầu hết các kênh digital marketing đều nhắm mục tiêu đến một hoặc hai giai đoạn phễu- nhận thức, cân nhắc và quyết định. Ví dụ: social media có tác động mạnh đối với các đối tượng khách hàng đang trong giai đoạn nhận thức. Nhưng nó có thể khó khăn với những đối tượng mục tiêu đó trong giai đoạn quyết định. Đối với Paid search thì ngược lại. Nó có tác động mạnh trong các giai đoạn mua hàng và cân nhắc, nhưng nó hoạt động kém trong việc tiếp cận các khách hàng mới ở phần đầu của conversion funnel (phễu chuyển đổi).

Một trong những mẹo hay nhất để tăng doanh số ecommerce là gì? Đó là sử dụng SEO vì nó hoạt động tốt ở cả ba giai đoạn. Phân loại các từ khóa phù hợp với từng giai đoạn. Nghiên cứu những điều mà khách hàng tìm kiếm trong từ giai đoạn? Bạn sẽ có dữ liệu tốt nhất để bắt đầu chiến lược tối ưu hóa “ toàn bộ phễu”.

3. Đừng xem nhẹ các long-tail keyword

Hơn một nửa số truy vấn tìm kiếm là các long-tail keyword. Vì vậy, bạn nên thêm các long-tail keyword vào chiến lược marketing của mình để mở rộng đối tượng tìm kiếm và gặt hái những mục tiêu có thể dễ dàng đạt được. Các truy vấn cụ thể này có mức độ cạnh tranh thấp và mục đích mua hàng cao. Hãy kết hợp chúng vào chiến lược content để mở rộng mạng lưới khách hàng với mỗi phần nội dung mới mà bạn sản xuất.

4. Tận dụng những điều phổ biến bằng cách sử dụng Google Trends

Ngay cả những công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất cũng phải cố gắng để ngữ cảnh hóa dữ liệu mà chúng chia sẻ. Đó có thể là một từ khóa có volume tìm kiếm (search volume) hàng tháng cao đã đạt đỉnh về mức độ phổ biến. Hoặc là một từ khóa có volume tìm kiếm thấp nhưng có mức độ phổ biến đang không ngừng tăng lên. Các từ khóa có thể trải qua sự gia tăng mức độ phổ biến không đồng đều, điều này sẽ làm thay đổi cách thức mà bạn ưu tiên nó trong chiến lược của mình. Hãy sử dụng Google Trends để bổ sung vào nghiên cứu từ khóa của bạn bằng cách khám phá các thuật ngữ ẩn mà các công cụ SEO không theo dõi đến.

Công cụ này cũng giúp bạn nhận ra điều gì là phổ biến. Hãy sử dụng tính năng “Truy vấn có liên quan” để phát hiện các tìm kiếm tương tự với các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Một khi bạn phát hiện ra một xu hướng, hãy tận dụng nó! Hãy viết các nội dung tối ưu liên quan đến xu hướng mà các đối tượng mục tiêu của bạn nhận thấy có giá trị. Điều này giúp nội dung của bạn vượt lên trên nhiều đối thủ cạnh tranh và cho phép bạn tận dụng các cơ hội từ khóa giá trị trước khi chúng tăng lên trong volume tìm kiếm.

5. Mang đến thông tin người dùng cần ở bất kỳ đâu

Một dấu hiệu nổi bật của SEO là khi đối tượng mục tiêu của bạn tìm kiếm một giải pháp thì bạn có thể đưa ra giải pháp một cách chính xác khi họ muốn. Mà không làm gián đoạn social media feed của họ hay hiển thị một quảng cáo đến cho họ trong khi họ đang bị thu hút bởi một điều gì khác.

Việc mang đến thông tin cho khách hàng tại bất cứ đâu không chỉ là hiển thị trong các kết quả chính của Google. Mà điều đó còn có nghĩa là trên YouTube, các website trong ngành, podcast, các website đánh giá, v.v. – cho dù là người mua của bạn ở bất kỳ đâu thì đó cũng là nơi bạn nên xuất hiện.

6. Retarget organic traffic bằng quảng cáo có trả phí (paid ads)

Trên thực tế, việc gặp gỡ khách hàng tại nơi họ đang ở có nghĩa là bạn sẽ gặp gỡ nhiều người trong số họ trước khi họ sẵn sàng chuyển đổi. Hãy tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn bằng các quảng cáo retargeting. Retargeting là một cách đơn giản và hiệu quả để tận dụng tất cả các organic traffic bằng cách giữ các khách truy cập lại trong “phễu”.

Hãy làm cho các chiến dịch remarketing của bạn phù hợp với từng giai đoạn phễu. Khi ai đó thực hiện tìm kiếm và truy cập vào một trong các trang của bạn, hãy khởi chạy các quảng cáo nhằm khuyến khích khách hàng đi đến bước hợp lý tiếp theo.

7. Tối ưu hóa cho mobile

Nếu website của bạn không thân thiện với mobile, Google sẽ không ưu tiên website đó trong các kết quả tìm kiếm trên mobile. Chúng ta đã biết được điều này từ năm năm nay, và hầu hết các thương hiệu lớn và cửa hàng ecommerce của doanh nghiệp đều đã chuyển sang thiết kế website responsive (responsive website design).

Vấn đề là responsive và được tối ưu hóa cho mobile là không giống nhau. Một website có thiết kế responsive đẹp mắt có thể vẫn chứa đựng nhiều yếu tố thừa thãi không được tối ưu hóa cho mobile, từ mã tùy chỉnh đến hình ảnh và CTA. Và Google không nhất thiết phải nắm bắt được mọi element trong trang khi nó cho phép website của bạn xuất hiện trên SERP của mobile.

Sau khi bạn xác nhận rằng website của mình nhìn chung là không có vấn đề gì bằng cách sử dụng công cụ mobile-friendly test của Google, hãy đánh giá lại website của mình một lần nữa từ quan điểm của một người dùng.

  • Trang chủ của bạn có hấp dẫn và dễ sử dụng không?
  • Các bài đăng trên blog của bạn trông như thế nào? Bạn có phân chia các bài viết dài bằng các hình ảnh hay không?
  • Bạn có ưu tiên thông tin phù hợp với khách hàng hay không?
  • Website trên mobile của bạn có tốc độ hoạt động cực nhanh không?
  • Bạn có bao gồm rich cards và các trang AMP cùng với schema markup khác của mình hay không?
  • Người dùng có thể dễ dàng điền vào các form không? Hay người dùng có thể dễ dàng lưu lại mọi thứ cho sau này không? Bạn có cách nào để tương tác lại với họ hay không?
  • Hãy xem trong Google Analytics. Tỷ lệ chuyển đổi trên mobile và desktop của bạn có tương đương với nhau không?

Trong năm 2021, thị phần mobile commerce trong tổng ecommerce chiếm 72,9%. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào và hãy biến organic traffic trên mobile của bạn thành doanh số trên mobile.

Thêm phần thể hiện nội dung vào các trang danh mục ecommerce

Hình 4: Thêm phần thể hiện nội dung vào các trang danh mục ecommerce

8. Thêm phần thể hiện nội dung vào các trang danh mục ecommerce

Các trang sản phẩm có thể giành được phần lớn long-tail traffic (traffic đến từ long – tail keyword) là nhờ vào các lượt tìm kiếm có tính cụ thể và mục đích cao, nhưng lại có volume tương đối thấp. Ví dụ trang chủ của bạn sẽ thu hút traffic đối với các tìm kiếm rõ ràng nhất, qua đó thu hút volume người mua sắm cao hơn với ý định mua hàng thấp hơn.

Các trang danh mục ecommerce của bạn là các trang Goldilocks. Chúng vừa đủ cụ thể để tập trung vào mục đích, nhưng cũng vừa đủ rộng để thu hút một lượng lớn người mua sắm mới thông qua các non-branded keyword. Các từ khóa phù hợp với mức độ liên quan của các trang danh mục có thể trở thành những từ khóa mạnh nhất trong “kho vũ khí” của bạn – nếu bạn tối ưu hóa đầy đủ từng trang. Hãy thêm các phần thể hiện nội dung với các từ khóa phong phú, hữu ích, hấp dẫn vào mỗi trang danh mục để tối đa hóa cơ hội xếp hạng đối với các từ khóa có mức độ ưu tiên cao này.

9. Làm cho các trang sản phẩm nổi bật

Bởi vì một số trong lượng organic traffic ở “đáy phễu” (lowest-funnel) của bạn sẽ đi thẳng đến các trang sản phẩm của bạn, vì vậy hãy đầu tư vào việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi ecommerce. Hãy hiển thị từng sản phẩm từ nhiều góc độ. Đưa ra các video về sản phẩm đang được sử dụng. Làm nổi bật các đồ họa đẹp mắt để mô tả bối cảnh: ai sử dụng sản phẩm của bạn? Phong cách sống của họ trông như thế nào? Họ là đại diện của những ý tưởng nào?

Khi bạn quyết định làm thế nào để tăng doanh số ecommerce thông qua các mô tả sản phẩm, đừng chỉ mang đến những lời chào hàng (sales pitch) cho các khách hàng mới. Mà hãy cung cấp cho họ tất cả thông tin cần thiết để họ đưa ra quyết định. Ngăn chặn trước mọi lập luận mà mọi người có thể đưa ra để từ chối việc mua sản phẩm và trả lời các câu hỏi của họ. Thông tin này không chỉ giúp ích cho quyết định mua hàng mà nó còn có thể tăng thứ hạng của trang sản phẩm ecommerce đối với các cụm từ tìm kiếm có liên quan.

Các kết quả có thể bao gồm nhiều thông tin hơn so với hai đoạn nội dung sinh động mà bạn muốn làm nổi bật trên landing page của sản phẩm. Chỉ đơn giản là giữ phần thể hiện nội dung nổi bật của bạn ở đó và thử nghiệm phần thể hiện nội dung phụ của bạn với nhiều dạng khác nhau. Thêm nó vào bên dưới sản phẩm hoặc tạo sự mở rộng theo kiểu thiết kế biên tập để chuyển người dùng qua các thông tin bổ sung khi họ cuộn lên xuống.

10. Thực hiện điều hướng đa chiều (faceted navigation) một cách chính xác

Điều hướng đa chiều là tính năng sắp xếp/ lọc giúp khách hàng thu hẹp danh mục sản phẩm theo tiêu chí siêu cụ thể. Nó khá tuyệt vời cho người dùng. Tuy nhiên, tìm kiếm đa chiều có thể tạo ra một cơn ác mộng về SEO nếu nó được triển khai một cách không chính xác. Bởi vì mỗi sự kết hợp từ các chiều sẽ tạo ra một URL riêng biệt, các website có thể kết thúc với một lượng nội dung trùng lặp gần như vô hạn, điều đó sẽ thu hút crawl từ các trang ưu tiên và gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm.

Các giải pháp cho vấn đề này có thể đi từ canonicalization để loại trừ các tham số URL nhất định trong robots.txt đến việc triển khai JavaScript mà không cần viết lại URL. Mỗi giải pháp đều có ưu và nhược điểm của nó; Điều quan trọng là ưu tiên một giải pháp ngay từ đầu. Nếu không, bạn sẽ hy sinh SEO cho tính khả dụng một cách vô ích.

11. Sử dụng internal link một cách chiến lược

Internal link giúp ích rất nhiều cho website của bạn. Chúng thiết lập kiến ​​trúc website, phổ biến link equity và chuyển người dùng đến các trang ưu tiên khác trên website của bạn.

Thiết lập cấu trúc một internal link mạnh mẽ giúp làm nổi bật các pillar page và giúp các crawler (và mọi người) có thể tìm thấy các sản phẩm hoặc nội dung có liên quan theo ngữ cảnh.

Việc tạo nên các phương pháp tốt nhất để thiết lập các internal link được xem như là một điều tất yếu: ví dụ như bất cứ khi nào ai đó viết một bài đăng trên blog, hãy yêu cầu họ liên kết đến nội dung liên quan xuyên suốt trong mỗi bài đăng.

12. Thêm structured data (dữ liệu có cấu trúc)

Trong năm 2020, hơn một nửa số lượt tìm kiếm là zero-click, tức là các lượt tìm kiếm mà mọi người không cần phải rời khỏi SERP để tìm kiếm các thông tin mà họ cần. Vì vậy, một chiến lược SEO toàn diện ngày nay phải tập trung vào việc tối ưu hóa website tối ưu hóa SERP.

Hãy sử dụng structured data markup để trở nên nổi bật trên SERP và làm nổi bật thông tin trên website của bạn, điều đó sẽ khiến người dùng muốn click vào chúng. Mặc dù hiện tại nó không phải là tín hiệu xếp hạng, nhưng structured data có thể giúp tăng cường khả năng hiển thị và giúp mọi người sớm phát hiện ra rằng website của bạn có các sản phẩm và giải pháp mà họ mong muốn.

Đối với các doanh nghiệp ecommerce, product markup và review markup được ưu tiên khá cao. Nếu bạn đang làm SEO cho các công ty bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại các cửa hàng (brick-and-mortars) ở địa phương, hãy thêm location markup. Hãy xem qua thư viện tìm kiếm của Google để xác định các loại structured data bổ sung phù hợp với ngành nghề của bạn. Khi bạn làm như vậy, hãy lưu ý việc sử dụng structured data của các đối thủ cạnh tranh của bạn và đảm bảo rằng bạn có thể theo kịp. Các công cụ như DeepCrawl và Screaming Frog sẽ thu thập thông tin này từ các website của đối thủ cạnh tranh hoặc bạn có thể nhìn vào SERP để biết về các từ khóa cụ thể.

13. Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Có một mối quan hệ tuần hoàn giữa SEO và trải nghiệm khách hàng. Việc cải thiện trải nghiệm người dùng thường sẽ giúp cải thiện SEO. Vì vậy, hãy kết nối các người dùng với các nội dung liên quan, có mục đích phù hợp với mục đích tìm kiếm của họ. Về cơ bản thì Google quan tâm đến việc cung cấp các trang hữu ích nhất có thể cho bất kỳ truy vấn nhất định nào.

Bạn càng có thể giữ cho đối tượng mục tiêu của mình tương tác xuyên suốt trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số thì càng tốt. Hãy làm cho website của bạn dễ dàng để điều hướng. Hơn thế nữa là để cung cấp tất cả thông tin mà mọi người cần. Bao gồm nội dung hấp dẫn, có chất lượng để đáp ứng tìm kiếm của họ. Hãy loại bỏ các link bị hỏng và các lỗi trên website. Bên cạnh đó, hãy cung cấp cho mọi người cách thức dễ dàng để có thể kết nối với một đội ngũ hỗ trợ xuất sắc. Google sẽ “yêu thích” bạn vì điều đó và khách hàng của bạn cũng vậy. Hơn nữa, họ sẽ tiếp tục quay lại để tìm kiếm nhiều thông tin hơn giúp làm tăng giá trị vòng đời khách hàng của bạn (Customer Lifetime Value – CLV) !

14. Cải thiện thời gian tải trang

Trang web của bạn càng chậm thì bạn sẽ càng mất đi nhiều lợi nhuận. Nếu việc tải trang mất hơn ba giây thì hơn một nửa số khách hàng của bạn sẽ chọn rời đi. Mối liên hệ giữa tốc độ trang và hành vi của người dùng được thiết lập tốt đến mức mà Google sử dụng tốc độ trang để làm tín hiệu xếp hạng cho bảng xếp hạng cả trên desktop và mobile.

Hãy sử dụng các công cụ để kiểm tra tốc độ website của bạn và triển khai bất kỳ thay đổi nào được đề xuất. Sự khác biệt về vấn đề tài chính và những điều cơ bản giữa một website chậm và một website nhanh là điều đáng để suy ngẫm đấy.

Nếu website của bạn đang gặp khó khăn, hãy tham khảo bài đăng về cách cải thiện thời gian tải trang.

Tạo quy trình thanh toán nhanh chóng và đơn giản

Hình 5: Tạo quy trình thanh toán nhanh chóng và đơn giản

15. Tạo quy trình thanh toán nhanh hơn

Bên cạnh tốc độ trang thì quy trình thanh toán phức tạp cũng là thủ phạm hàng đầu khiến cho giỏ hàng bị bỏ rơi.

Các giỏ hàng bị bỏ rơi ảnh hưởng bao nhiêu đến doanh số ecommerce? Đó là hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Khi quyết định cách thức để tăng doanh số ecommerce, hãy tránh trở thành một phần của thống kê đó bằng cách làm cho trang thanh toán của bạn trở nên nhanh và ít phức tạp nhất có thể. Đừng yêu cầu thông tin của mọi người trừ khi nó thực sự cần thiết, và hãy để họ lưu trữ thông tin của chính họ cho việc sử dụng trong tương lai. Lợi nhuận của bạn và SEO sẽ được hưởng lợi từ các trải nghiệm chuyển đổi thân thiện, nhanh chóng.

16. Đưa ra các khuyến khích cho các bài đánh giá

Đánh giá online rất quan trọng đối với các kết quả tìm kiếm gắn với thương hiệu. Các brand keyword thường chuyển đổi tốt hơn nhiều so với các cụm từ non-branded. Đó là bởi vì các khách hàng đang đặc biệt tìm kiếm công ty của bạn. Tuy nhiên, nếu các kết quả tìm kiếm của bạn chứa các đánh giá bất lợi, những lời phàn nàn đó có thể khiến bạn mất đi các khách hàng đã chuyển đổi. Vì vậy, điều quan trọng là phải thu thập phản hồi trung thực, tích cực và thúc đẩy nó thông qua quản lý danh tiếng online.

Thật đáng buồn là không phải lúc nào những khách hàng hài lòng cũng có động lực để để lại đánh giá mà không cần đến call to action. Một cách để thuyết phục họ là đưa ra các ưu đãi cho các bài đánh giá sản phẩm. Hãy tránh việc mua chuộc bằng cách đưa ra cùng một mức chiết khấu cho bất kỳ đánh giá khách quan nào, cho dù là tích cực hay tiêu cực, và cung cấp nó cho mọi khách hàng. Nếu bạn có nhiều khách hàng hài lòng thì các bài đánh giá của bạn sẽ phản ánh điều đó.

17. Khuyến khích nội dung do người dùng tạo ra

UGC giúp website ecommerce của bạn xếp hạng nội dung mới và các long-tail keyword. Nó cũng tạo ra “hiệu ứng lan truyền” (social proof) bằng cách cho thấy các khách hàng trung thành sử dụng và yêu thích sản phẩm của bạn như thế nào.

Nếu UGC tốt nhất của bạn nằm ở social media, hãy kết nối một cách sáng tạo nó với website ecommerce của bạn để SEO của bạn có thể được hưởng lợi. Ví dụ: viết các bài đăng trên blog với nhiều từ khóa xoay quanh những bức ảnh hàng đầu của khách hàng trong tuần. Bạn cũng có thể xây dựng các diễn đàn cộng đồng trên website của riêng mình và khuyến khích các cuộc thảo luận. Hoặc tạo một content hub về thông tin và hoạt động liên quan đến ngành nghề.

18. Cộng tác với những người có tầm ảnh hưởng

Link từ các website, blog và các đề cập trên social media (một quy mô thấp hơn) giúp tạo ra các tín hiệu tích cực cho sự thành công của SEO. Để mở rộng SEO ecommerce, các doanh nghiệp không thể thực hiện theo cách thức thủ công mà phải dựa trên một giải pháp đặc biệt – cụ thể là các công ty không thể đầu tư theo kiểu link by link và fan by fan bởi điều đó chẳng khác nào mò kim đáy bể.

Terakeet đã phát triển một cơ sở dữ liệu của hơn 9 triệu nhà xuất bản và những người có tầm ảnh hưởng, được gọi là Chorus, nó cho phép các đội ngũ của họ thực hiện chiến lược tiếp cận trên quy mô lớn đến các nhóm người có ảnh hưởng được hyper-targeted. Thông qua mức độ quy mô này, chúng ta có thể đạt được hàng trăm hoặc hàng nghìn các phân loại nội dung chất lượng cao cho mỗi khách hàng.

Việc tiếp thị nhóm người có tầm ảnh hưởng tương đối là một cách tiếp cận có khả năng mở rộng từ trên xuống. Việc làm việc với những người có sức ảnh hưởng sẽ tạo ra hiệu ứng phân tầng bắt đầu từ người có ảnh hưởng và “nhỏ giọt” xuống các trang blog khác và những người dùng yêu thích họ, điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận, nội dung và các backlink của bạn.

19. Sử dụng thử nghiệm A/ B và phân tích hành vi

Bởi vì nó có liên quan đến việc kiểm tra các bản gần như trùng lặp của một trang, nên đã có một số nhầm lẫn về thử nghiệm A/ B và tác động của nó đối với SEO. Hãy yên tâm, Google cũng khuyến khích thử nghiệm A /B. Các công cụ như Omniconvert, Optimizely, AB Tasty, VWOAdobe Target là một số công cụ thử nghiệm A/ B cấp độ doanh nghiệp tốt nhất hiện có.

Các chiến lược giám sát hành vi như thử nghiệm A/ B và phân tích hành vi cho phép bạn mang lại trải nghiệm ngày càng tốt hơn cho khách hàng của mình thông qua thử nghiệm lặp đi lặp lại. Kết quả không chỉ mang lại các lợi ích về SEO mà bạn cũng sẽ thấy doanh số tăng lên.

20. Hãy sáng tạo!

SEO được kết nối sâu sắc với nội dung tuyệt vời và trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Ngoài việc tối ưu hóa kỹ thuật cốt lõi của mình, bạn hoàn toàn có quyền tự do quyết định cách mình sẽ trả lời các câu hỏi sau:

  • Loại nội dung nào mà khách hàng của chúng ta sẽ thấy thú vị, hữu ích và mang đến nhiều thông tin có giá trị?
  • Làm thế nào chúng ta có thể vượt lên trên và hơn thế nữa là để làm hài lòng khách hàng của mình?
  • Làm thế nào chúng ta có thể trở nên nổi bật trên tin tức và tạo ra tiếng vang?

Hãy sáng tạo! Khi quyết định cách để tăng doanh số ecommerce, hãy thử các định dạng nội dung khác nhau và thực sự có sự thích thú với dữ liệu mà bạn sản xuất ra. Hãy dành 80% tài nguyên SEO và nội dung của bạn cho các phương pháp đã được kiểm chứng là có thể hoạt động và sử dụng 20% ​​còn lại để thử nghiệm: thử nghiệm một giả thuyết, thử một phong cách nội dung mới, thị trường cho hình mẫu người mua giả định mới .

Khi bạn mở rộng phương pháp tiếp cận sáng tạo, bạn sẽ thấu hiểu được về những gì mà đối tượng mục tiêu của bạn yêu thích. Và điều đó là chìa khóa để mở ra sự tuyệt vời của SEO và thúc đẩy doanh số online.