Làm thế nào để cài đặt Google Search Console?

01/06/2022 - Vy Hoang Cong Nhut

Google Search Console (GSC) là một công cụ miễn phí Google cung cấp để giúp các SEOer theo dõi, duy trì cũng như khắc phục kịp thời những sự cố xảy ra với website mà họ đang quản trị. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt GSC cho website mới, hãy tham khảo ngay để nhanh chóng sử dụng những tính năng tuyệt vời từ công cụ thú vị này nhé!

Google Search Console là gì?

Google Search Console chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý website được xây dựng và phát triển bởi Google. Bởi sở hữu nhiều tính năng tiện dụng, độc đáo mà GSC được xem là chiếc “chìa khóa vàng" dành cho các SEOer và những nhà quản trị web giúp việc quản lý website trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Điểm nổi bật của GSC đó là có thể thống kê các link dẫn đến website cũng như cung cấp những từ khoá mà người dùng có khả năng sử dụng để truy cập vào website. Nhờ vậy, người quản trị web có thể tiết kiệm được thời gian cũng như công sức để tập trung vào việc chỉnh sửa và tối ưu onpage trở nên hoàn thiện hơn cũng như giúp cho việc SEO cho website được thực hiện hiệu quả. 

Cách cài đặt Google Search Console

Để cài đặt GSC, bạn cần thực hiện lần lượt những bước cụ thể sau:

Bước 1: Bắt đầu

Hãy truy cập vào link sau: https://search.google.com/search-console/about?hl=vi và sau đó nhấp vào “Bắt đầu ngay bây giờ". Lưu ý rằng nếu đây là lần đầu bạn vào link này thì hãy đăng nhập qua gmail của bạn. 

Hình 1: Vào trực tiếp trang GSC để tiến hành cài đặt

 Hình 1: Vào trực tiếp trang GSC để tiến hành cài đặt   

Bước 2: Thêm trang web

Sau khi mở Google Search Console, bạn nhấp vào “thêm vào trang web” ở phía bên trái: của trang

Hình 2: Thêm trang web muốn cài đặt vào GSC

Hình 2: Thêm trang web muốn cài đặt vào GSC

Bước 3: Chọn Thuộc tính

Có 2 loại: Miền và Tiền tố URL. Bạn cần phân biệt 2 loại này để có thể lựa chọn cài đặt phù hợp. Theo đó, 2 loại này được phân biệt như sau:

  • Miền: Bao gồm toàn bộ URL trên tên miền phụ (www hoặc non www), http hay https. Việc này sẽ đòi hỏi phải xác minh bằng DNS. 

Khi chọn Miền, tất cả các phiên bản của trang web đều được theo dõi (kể cả thiếu “www” hoặc “https”). Theo đó, bạn cần truy cập tài khoản quản lý tên miền và sau đó sao chép đoạn mã do Google cung cấp vào cấu hình DNS của tên miền. 

Hình 3: Sao chép bản ghi TXT vào cấu hình của DNS

Hình 3: Sao chép bản ghi TXT vào cấu hình của DNS

Phương thức xác mình này dường như khá phức tạp, đặc biệt đối với những ai không rành về kỹ thuật. Hơn nữa nếu bạn không thể truy cập vào nhà cung cấp tên miền thì hãy sử dụng phương pháp thứ hai đó là cài đặt thông qua “Tiền tố URL” và nhập domain đầy đủ của trang web.

  • Tiền tố URL: Thêm URL chính xác vào ô Nhập URL. Bạn cần nhập chính xác (đừng để mắc lỗi chính tả, quên dấu gạch chéo hoặc “www”…). Sau đó bấm Tiếp tục.

Hình 4: Có thể chọn giữa Miền và Tiền tố URL Hình 4: Có thể chọn giữa Miền và Tiền tố URL 

Bước 4: Xác minh quyền sở hữu

Dù chọn phương thức cài đặt Miền hay Tiền tố URL, thì bạn cũng cần phải xác minh việc bạn là chủ sở hữu. Đối với Miền, xác minh quyền sở hữu sẽ được thực hiện với nhà cung cấp tên miền của bạn. Còn với Tiền tố URL, bạn sẽ có các tùy chọn:

Cách 1: Xác minh Google Console bằng tải tệp html lên website

Đây được xem là cách xác minh quyền sở hữu website trên Search Console phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất. Bởi với việc tải tệp html lên website không chỉ cơ bản, dễ làm mà còn có thể áp dụng cho tất cả các website khác. Cách làm cụ thể sẽ bao gồm những bước như sau: 

  • Chọn “Tải xuống" tệp html 
  • Đăng nhập tài khoản hosting 
  • Tải tệp html lên và quay trở lại để bấm xác minh

Cách 2: Xác minh Google Search Console qua thẻ html

Phương pháp này được khuyến khích sử dụng đối với những website wordpress và bạn chỉ cần gắn một đoạn thẻ meta vào html của website. Cụ thể như sau:

  • Sao chép thẻ meta
  • Đăng nhập tài khoản quản trị wordpress, chọn “Giao diện", tiếp đến là “Trình sửa giao diện" và chọn phần “Đầu trang giao diện".
  • Dán thẻ meta mà bạn vừa sao chép vào trong thẻ head, trước phần body

Cách 3: Xác minh Google Search Console qua Google Analytics

Điều kiện để sử dụng phương thức này là bạn cần cài đặt xong Google Analytics. Nếu website chưa có thì bạn có thể bỏ qua cách này. Những tiêu chí cần có để xác minh website trên Search Console thông qua Google Analytics là:

  • Trang chủ cần chứa đoạn trích analytics.js hay gtag.js
  • Đoạn mã theo dõi cần nằm trong phần <head> trên trang của bạn
  • Cần có quyền “chỉnh sửa" với thuộc tính Google Analytics

Các bước cụ thể khi thực hiện cách xác minh Google Search Console qua Google Analytics:

  • Truy cập Google Search Console, sau đó đăng nhập qua Gmail mà bạn đã dùng để tạo Google Analytics
  • Chọn phương thức “Google Analytics” và bấm xác minh

Cách 4: Xác minh Google Search Console qua Google Tag Manager

Cách xác minh này cũng tương tự với cách 3. Theo đó, cần đáp ứng những điều kiện sau:

Website của bạn đã được cài đặt Tag Manager 

Cần có quyền quản lý của Google Tag Manager

Cách cài đặt được thực hiện theo những bước cụ thể như sau:

  • Chọn “Google Tag Manager”
  • Sau đó, nhấp chọn “Xác minh" là đã hoàn thành xong việc cài đặt

Hình 5: Cho dù chọn miền nào bạn cũng phải xác minh chủ sở hữu Hình 5: Cho dù chọn miền nào bạn cũng phải xác minh chủ sở hữu Hình 6: Bảng điều khiển quản trị Hình 6: Bảng điều khiển quản trị

Bước 5: Xác nhận Google Search Console hoạt động

Sau khi thực hiện các bước cài đặt trên, bạn cần đảm bảo rằng GSC đã được tích hợp vào website thành công. Sau đó, bạn có thể thoải mái sử dụng các tính năng của GSC và xem các chỉ số quan trọng trên website một cách dễ dàng để tiện cho việc tối ưu onpage

Vậy là chỉ mất 5 phút với những thao tác đơn giản, bạn đã có thể cài đặt GSC vào website của mình. Sau khi hoàn thành bước cài đặt hãy tìm hiểu thêm các bài viết về hướng dẫn sử dụng GSC của chúng tôi để có cái nhìn toàn diện, tổng quát nhất, từ đó có thể sử dụng công cụ này một cách hiệu quả và giúp tối ưu onpage tốt nhất nhé! Chúc các bạn sẽ khai thác hết những chức năng thú vị mà GSC mang đến.