Cập nhật 8 xu hướng SEO mới nhất 2021

Posted on
Cập nhật 8 xu hướng SEO mới nhất  2021

SEO hiện nay đang phát triển nhanh chóng và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Song song với đó, Google cũng liên tục giới thiệu các công nghệ mới để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm của mình. 2021 dự báo rằng sẽ là năm của 8 xu hướng SEO mà MangoAds sắp chia sẻ đến bạn trong bài viết này.

1. Zero-click searches tiếp tục gia tăng

Trong giai đoạn 2016-2019, Zero-click searches đã tăng từ 43,9% lên 49%.

Sự thay đổi của các loại click chuột

Hình 1: Sự thay đổi của các loại click chuột

Đây không phải là điều ngạc nhiên bởi ngày càng có nhiều người dùng tìm được câu trả lời ngay ngoài màn hình mà không cần kích vào trang web cụ thể. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng nếu Google ngày một cải thiện thuật toán sao cho câu trả lời chính hiển thị bên ngoài.

Người dùng tìm được thông tin ở trang chủ nên không cần kích vào web

Hình 2: Người dùng tìm được thông tin ở trang chủ nên không cần kích vào web

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, nếu bạn nhận thấy từ đó không được click vào thì có thể đó không phải mục tiêu cần hướng đến.

 Từ khóa “định nghĩa SEO” trong Ahrefs ước tính 71% tìm kiếm không có click

Hình 3: Từ khóa “định nghĩa SEO” trong Ahrefs ước tính 71% tìm kiếm không có click

Điều này xảy ra bởi Google đã hiển thị đầy đủ câu trả lời bên ngoài SERP

Hình 4: Hiển thị của Google ảnh hưởng đến tỷ lệ click

Ví dụ về từ khóa có tỷ lệ click tốt

Hình 5: Ví dụ về từ khóa có tỷ lệ click tốt

Lấy ví dụ về từ khóa “ mẹo làm SEO” trong hình trên, tỷ lệ click đạt đến 74%. Trong trường hợp này, mặc dù Google cố gắng trả lời truy vấn bằng một đoạn trích nổi bật nhưng người dùng vẫn cần nhấp vào trang web để tìm hiểu chi tiết.

No. Zero-click vẫn mang đến những lợi ích khi hiển thị trong kết quả tìm kiếm

  • Tăng khả năng nhận biết thương hiệu. Vì tên miền và biểu tượng doanh nghiệp hiển thị trong SERP.
  • Cải thiện nhận thức về thương hiệu. Nếu Google liên tục lấy các câu trả lời hữu ích từ các trang của bạn, người tìm kiếm có thể cho rằng thương hiệu của bạn là hữu ích.
  • Tiếp cận nhiều người hơn. Nếu bạn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận hoặc có một trang web sở thích về đam mê như blog thì việc tiếp cận nhiều người có thể xem như một KPI trong SEO.

2. Voice search dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ

Vào năm 2019, Adobe nhận thấy rằng 48% người tiêu dùng sử dụng giọng nói cho các tìm kiếm web chung.

48% người dùng sử dụng voice search

Hình 6: 48% người dùng sử dụng voice search

Con số đó hiện nay có lẽ còn cao hơn nhờ việc xuất hiện của loa thông minh. Ở Hoa Kỳ, voice search được dự đoán sẽ tiếp cận với 55% người dùng vào năm 2022. Bởi vì mọi người thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói bằng ngôn ngữ tự nhiên, nên Google đang đầu tư vào các công nghệ như RankBrain, BERT và Sơ đồ tri thức. Các công nghệ này mang đến những lợi ích:

  • RankBrain và BERT giúp hiểu rõ hơn ý nghĩa của các truy vấn tìm kiếm.
  • Sơ đồ tri thức giúp hiểu mối quan hệ giữa các thực thể như con người, địa điểm và sự vật.

Để tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói, SEOer cần thực hiện những việc sau:

  • Nhận hồ sơ Google My Business. Giúp trả lời các câu hỏi liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn, như chỉ đường và thời gian mở cửa.
  • Đảm bảo tốc độ tải trang. Kết quả tìm kiếm bằng giọng nói tải nhanh hơn 52% so với trang thông thường. Tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng trong tìm kiếm tự nhiên.
  • Thu hút nhiều backlink. Giúp tăng thứ hạng bởi Google có nhiều khả năng lấy kết quả tìm kiếm bằng giọng nói từ các trang xếp hạng cao hơn.
  • Thêm schema markup. Điều này rất quan trọng nếu bạn đang tối ưu một số content như các trang có công thức nấu ăn.
  • Câu trả lời ngắn gọn. Kết quả tìm kiếm bằng giọng nói trung bình là 29 từ và người dùng không muốn nhận câu trả lời quá dài dòng.
  • Trả lời câu hỏi được tìm kiếm. Google không thể xếp hạng trang của bạn cho một truy vấn nếu nó không trả lời câu hỏi.

Để tìm câu hỏi mà mọi người đang hỏi, hãy kiểm tra báo cáo Câu hỏi trong Trình khám phá từ khóa của Ahrefs.

Những câu hỏi phổ biến nhất mà mọi người đang tìm kiếm về iPhone.

Hình 7: Những câu hỏi phổ biến nhất mà mọi người đang tìm kiếm về iPhone.

3. Mang đến trải nghiệm người dùng tốt

Google muốn xếp hạng tốt các nội dung cung cấp trải nghiệm người dùng tích cực. Những yếu tố để đánh giá trải nghiệm người dùng gồm: HTTPS, quảng cáo và tính thân thiện với thiết bị di động. Tuy nhiên, vào tháng 5/2021, Core Web Vitals sẽ được thêm vào bộ đánh giá này. Google sẽ sử dụng ba chỉ số để quyết định xem trang của bạn có vượt qua bài đánh giá Core Web Vitals hay không:

  • Largest Contentful Paint (LCP): Tốc độ tải của yếu tố nặng nhất có đạt dưới 2,5 giây không
  • First Input Delay (FID): Mất bao lâu để trang của bạn phản hồi sau khi người dùng tương tác với nó. Con số khuyến nghị là dưới 100ms.
  • Cumulative Layout Shift (CLS): Tốc độ di chuyển của mọi thứ trong quá trình tải phải dưới 0,1 giây.

Để kiểm tra các số liệu này, hãy sử dụng Pagespeed Insights.

Kiểm tra các yếu tố liên quan đến trải nghiệm người dùng

Hình 9: Kiểm tra các yếu tố liên quan đến trải nghiệm người dùng

Để xem tất cả các trang cần cải thiện trên trang web của bạn, hãy sử dụng báo cáo Core Web Vitals trong Google Search Console.

Kiểm tra các yếu tố cần cải thiện

Hình 10: Kiểm tra các yếu tố cần cải thiện

4. Sự tương thích với thiết bị di động ngày càng quan trọng

Tính thân thiện với thiết bị di động từ lâu đã là một phần quan trọng. Google chính thức biến nó thành yếu tố xếp hạng vào năm 2015 và chuyển sang ưu tiên index thiết bị di động cho các trang web mới vào tháng 7 năm 2019. Hiện tại, 70% trang web đã sử dụng tính năng ưu tiên index trên mobile và Google có kế hoạch chuyển đổi các trang web còn lại trước tháng 3 năm 2021.

SEO-er cần kiểm tra xem Google đã chuyển trang web của bạn sang mobile index hay chưa. Bạn hãy truy cập Google Search Console> Cài đặt> Trình thu thập thông tin index.

cách kiểm tra mobile index

Hình 11: Cách kiểm tra mobile index

Nếu bạn thấy dòng chữ “Googlebot Smartphone” đồng nghĩa rằng Google đã chuyển đổi trang web của bạn. Nếu chưa được index, hãy kiểm tra lại xem liệu web cho desktop và cho mobile có sự khác biệt quá lớn nào không

5. Google nhận diện E‑A-T tốt hơn

E-A‑T là viết tắt của chuyên môn- độ xác thực- độ tin cậy. Google nhiều lần đề cập về vấn đề này trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm (SQRG). Tuy nhiên, E‑ A-T không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp. Cơ chế hoạt động của nó như sau:

  • Người đánh giá chất lượng tìm kiếm định kỳ kiểm tra E-A-T của kết quả tìm kiếm.
  • Google sử dụng những phản hồi này để xác định các tín hiệu hữu hình phù hợp với E‑A-T.
  • Google điều chỉnh các thuật toán tìm kiếm sao cho phù hợp.

Để cải thiện E-A-T, các SEO-er có thể thực hiện một số điều:

  • Cập nhật content thường xuyên
  • Kiểm tra tính thực tế trong content
  • Viết về những gì bạn thực sự hiểu biết
  • Thu thập nhiều review
  • Thu thập nhiều links và lượt mention

6. Google Discover sẽ thúc đẩy nhiều lượng truy cập hơn

Google Discover là một nguồn cấp dữ liệu di động được cá nhân hóa hiển thị nội dung về những điều người dùng quan tâm. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu hoạt động từ các sản phẩm của Google (tìm kiếm, YouTube, v.v.), dữ liệu vị trí và các chủ đề người dùng theo dõi.

 Giao diện Google Discover

Hình 12: Giao diện Google Discover

Vào năm 2018, người dùng Google Discover đạt mức 800 triệu và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Để có thêm nhiều click từ Google Discover, SEO-er cần quan tâm các yếu tố sau:

  • Đáp ứng các chính sách nội dung của Discover.
  • Đầu tư một trang web nhanh, thân thiện với mobile.
  • Sử dụng title hấp dẫn. Đảm bảo mô tả chính xác nội dung của bạn.
  • Xuất bản content về các chủ đề phổ biến.
  • Content bao gồm các hình ảnh lớn, hấp dẫn.
  • Chứng minh E‑A-T.

7. Tìm kiếm bằng hình ảnh có xu hướng tiềm năng hơn

Tìm kiếm bằng hình ảnh những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ, tạo nên một tiềm năng thu hút lượng truy cập lớn. Người dùng không những tìm được nguồn hình ảnh mà còn có thể nhận được các kết quả tương tự. SEO-er cần cải thiện tên hình ảnh, ALTschema markup để Google dễ dàng xếp hạng và truy vấn.

8. Quan tâm đến mục đích tìm kiếm của khách hàng

Mục đích tìm kiếm liên quan đến việc người dùng đang muốn tìm kiếm một thông tin cụ thể hay muốn tìm mua sản phẩm, dịch vụ nào đó. . Ví dụ: một khách hàng gõ “mua iPhone 12” vào Google chứng minh người đó đang có nhu cầu mua sản phẩm, trong khi một người gõ “cách cài đặt iPhone” đang muốn tìm hiểu thông tin. Đối với Google, mục đích của truy vấn là một khía cạnh quan trọng cần được đầu tư phát triển. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng content của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm.

Trên đây là những chia sẻ của MangoAds về 8 xu hướng SEO mới nhất năm 2021. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp SEO-er có định hướng tốt hơn trong việc cập nhật chiến lược SEO của mình.