Báo cáo Landing Page trong Google Analytics

Posted on
Báo cáo Landing Page trong Google Analytics

Landing Page là một khái niệm quan trọng trong digital marketing. Nếu như bạn có thể nắm rõ cách sử dụng và vận hành landing page sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng tìm thấy website của bạn hơn. Từ đó tăng traffic cho web đồng thời giúp đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị quảng cáo của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.

Vậy Landing page là gì? Và làm thế nào các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics để hiểu cách mọi người truy cập vào website của họ?

Landing page đại diện cho cách mọi người truy cập website của bạn lần đầu tiên. Chúng tạo ra những ấn tượng đầu tiên và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vì vậy, bạn không thể phủ nhận hữu ích của chúng trong việc tối ưu hóa chiến dịch marketing.

Theo dõi các landing page trong Google Analytics có nghĩa là theo dõi các chỉ số trong việc thực hiện SEO và quảng cáo trả phí. Từ đó thực hiện tối ưu các trang phù hợp. 

Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều đã ít nhất một lần được nghe về thuật ngữ “landing page” và tự hỏi làm thế nào để sử dụng landing page nhằm tăng độ hiệu quả của các chiến dịch marketing, quảng cáo. Rất đơn giản, tất cả những gì bạn cần là một tài khoản Google Analytics. Sau đó, hãy học cách đọc báo cáo trên Google Analytics và sử dụng các thông tin đó để tối ưu bất kỳ chiến lược SEO hoặc quảng cáo trả phí (PPC) nào của bạn.

Dưới đây là cách xác định và tối ưu hóa các landing page hàng đầu của bạn trong Google Analytics.

Báo cáo landing page là gì?

Báo cáo landing page trong Google Analytics là một bảng hiển thị danh sách tất cả các landing page có traffic cao nhất trên website của bạn. Báo cáo landing page cũng có thể bao gồm các trang đầu tiên mà người dùng xem trong một phiên đồng thời thể hiện điểm số của website đó.

Báo cáo được sắp xếp theo số lượng khách truy cập vào các trang của bạn trong một khoảng thời gian cụ thể. Để tìm báo cáo này, hãy điều hướng đến tài khoản Google Analytics, sau đó tìm thuộc tính và chế độ xem chính xác, sau đó chuyển nhấp vào mục Behavior ở bên trái chọn Site Content rồi chọn Landing Pages.

Cách truy cập vào báo cáo landing Page

Hình 1: Cách truy cập vào báo cáo landing Page

Báo cáo landing page thực sự là một công cụ vô cùng hữu ích vì nó hiển thị dữ liệu quan trọng bao gồm các phiên, tỷ lệ thoát, số trang mỗi phiên và hơn thế nữa. Trên thực tế, báo cáo landing page còn có thể được sử dụng cho cả SEO và PPC vì các kiểu marketing này đều dựa vào việc theo dõi các landing page trong Google Analytics để điều chỉnh hiệu suất.

Ngoài việc dữ liệu web sẽ được chia nhỏ ra thành các trang riêng lẻ, bạn cũng sẽ tìm thấy một biểu đồ biểu thị traffic tổng thể của khách hàng trong một thời gian đã chọn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các bộ lọc khác nhau trong công cụ này để tập trung vào dữ liệu quan trọng đối với bạn.

Biểu đồ lưu lượng truy cập của người dùng

Hình 2: Biểu đồ traffic của người dùng

Nếu bạn thiết lập thêm chế độ Ecommerce Tracking trên website của mình, nó sẽ giúp cho bạn có thêm một số dữ liệu quan trọng như giao dịch, doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi. Bạn cũng có thể thiết lập mục tiêu và theo dõi tiến trình của chúng trong Báo cáo landing page.

Mặt khác, dữ liệu thương mại điện tử trong Google Analytics cũng đóng vai trò cung cấp thêm thông tin cho các marketer để họ có cái nhìn tổng thể và chi tiết hơn cho website của mình.

Tại sao báo cáo landing page lại quan trọng?

Báo cáo landing page rất quan trọng vì nó cho phép bạn xem trang nào trên website của bạn kiếm được nhiều traffic nhất. Khoảng 10 landing page đầu tiên được liệt kê là các landing page hàng đầu của bạn trong Google Analytics và đó là những trang đóng vai trò giới thiệu website của bạn. Tuy nhiên báo cáo landing page thậm chí còn làm được nhiều hơn thế khi nó có thể thị tối đa 5000 URL cùng một lúc và đồng thời hiển thị cho bạn dữ liệu của tất cả các landing page.

Dữ liệu trong Báo cáo landing page có thể giúp doanh nghiệp của bạn trả lời một số câu hỏi về hiệu suất của website. Điều này rất quan trọng đối với các nỗ lực SEM (tiếp thị trên internet). Bạn cần theo dõi chúng và tối ưu landing page của mình, tăng thêm lượng khách hàng truy cập vào website.

Mặt khác, báo cáo landing page cũng cho bạn biết hoạt động marketing của bạn đang diễn ra như thế nào, người dùng quan tâm đến điều gì, họ đến website của bạn từ đâu (SERP, phương tiện truyền thông xã hội, quảng cáo trên internet, v.v.) và cung cấp cho bạn thông tin chi tiết gì về hành vi của họ.

Cách sử dụng báo cáo landing page

Có một số tùy chọn phân đoạn và bộ lọc bạn có thể sử dụng để tập trung vào dữ liệu nhất định khi theo dõi các landing page trong Google Analytics.

Sử dụng phân đoạn

Sử dụng công cụ phân đoạn để dễ dàng theo dõi các thông tin cần thiết trên Báo cáo landing page

Hình 3: Sử dụng công cụ phân đoạn để dễ dàng theo dõi các thông tin cần thiết trên Báo cáo landing page

Phân đoạn là tập hợp con của dữ liệu Analytics. Về cơ bản, chúng là các bộ lọc mà bạn có thể sử dụng để lọc thông tin cần thiết mà không làm thay đổi dữ liệu cơ bản. Bạn có thể sử dụng công cụ phân đoạn mặc định để lọc các dữ liệu về traffic không phải trả tiền hoặc traffic phải trả tiền.

Nếu bạn đang thực hiện cả chiến dịch trả tiền và không phải trả tiền, việc sử dụng các phân đoạn mặc định cho chiến dịch cho phép bạn xem cùng lúc dữ liệu riêng biệt cho cả hai chiến dịch. Tương tự, việc tạo phân đoạn cho các chiến dịch quảng cáo riêng lẻ cũng có thể giúp bạn theo dõi tiến trình của từng chiến dịch riêng biệt. Bạn cũng có thể tạo phân đoạn cho từng nhóm khách hàng khác nhau về nhân khẩu học, công nghệ, hành vi, nguồn traffic và hơn thế nữa.

Nếu bạn muốn tập trung riêng vào traffic trên máy tính để bàn và traffic trên mobile, bạn có thể sử dụng các phân đoạn mặc định cho các tập dữ liệu đó và so sánh chúng với nhau. Nếu bạn nhận thấy traffic trên máy tính để bàn của mình đang hoạt động tốt hơn so với mobile, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải nâng cấp khả năng trải nghiệm trên mobile cho người dùng.

Nếu bạn muốn xem traffic tại các thành phố hay độ tuổi khác nhau, bạn sẽ cần phải tạo các phân đoạn bằng dữ liệu nhân khẩu học cho bất kỳ thông tin nào bạn muốn tập trung vào.

Ví dụ: nếu hầu hết khách hàng của bạn là những người trong độ tuổi từ 25 đến 44, bạn có thể chọn công cụ phân đoạn và lọc lấy dữ liệu của những người trong độ tuổi mà bạn cần.

Bất kỳ phân đoạn nào bạn quyết định sử dụng hoặc tạo đều sẽ góp phần thể hiện chi tiết tình trạng và hiệu suất website tổng thể của bạn. Có rất nhiều tùy chọn để tạo ra các phân đoạn khác nhau bằng cách sử dụng kết hợp các đặc điểm khác nhau của thông tin và dữ liệu. Đây thật sự là một giải pháp hữu ích trong việc tiếp thị và cải thiện website của bạn.

Secondary Dimensions (Thứ nguyên):

Thứ nguyên là một thuộc tính nhằm mô tả các đặc điểm của dữ liệu. Có một số kích thước mà bạn có thể sử dụng để so sánh dữ liệu bao gồm nguồn, chiến dịch, danh mục thiết bị, v.v. Những điều này không được thiết kế dành riêng cho báo cáo landing page nhưng chúng là công cụ hữu ích dùng để so sánh các số liệu khác nhau.

Bạn có thể dùng các thứ nguyên này để chia nhỏ hơn nữa dữ liệu của mình trong Báo cáo landing page. Ví dụ: việc thêm kích thước của nguồn/ phương tiện có thể cho bạn biết cách người dùng tìm thấy các landing page của bạn.

Filters (Bộ lọc):

Để lọc dữ liệu ở cấp độ trang, tất cả những gì bạn cần làm là sử dụng thanh tìm kiếm để lọc từ hoặc cụm từ nhất định trong URL.

Ví dụ: nếu bạn chỉ muốn xem các landing page blog của mình, bạn có thể nhập “/ blog” và nhấn tìm kiếm. Tương tự với các trang “/ sản phẩm” hoặc “/ danh mục”. Việc thêm tính năng tùy chọn lọc nâng cao vào bộ lọc cho phép bạn lọc các tập dữ liệu với khối lượng và kích thước dữ liệu lớn hơn nữa.

Bộ lọc nâng cao cho phép bạn tìm kiếm sâu hơn và có được nhiều thông tin hơn

Hình 4: Bộ lọc nâng cao cho phép bạn tìm kiếm sâu hơn và có được nhiều thông tin hơn

Bộ lọc Nâng cao được đặt ở bên phải của thanh tìm kiếm cho phép bạn tìm hiểu sâu hơn và biết được nhiều thông tin hơn.

Các chỉ số chính:

Có một số chỉ số và số liệu mặc định mà bạn có thể xem khi xem các landing page hàng đầu của mình trong Google Analytics, nhưng chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một số chỉ số và con số quan trọng để bạn có thể hiểu về công cụ này.

Đầu tiên là các phiên, nó dùng để mô tả khoảng thời gian mà người dùng tích cực tương tác với website của bạn trong một phạm vi thời gian cụ thể. Người dùng có thể mở nhiều phiên trong cùng một ngày, trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.

Các chỉ số giúp bạn dễ dàng kiểm soát hoạt động của web

Hình 5: Các chỉ số giúp bạn dễ dàng kiểm soát hoạt động của web

Phiên về cơ bản là toàn bộ khoảng thời gian ai đó đã truy cập website của bạn và một khách hàng có thể đại diện cho nhiều lượt xem và truy cập trang kể cả khi họ đã thoát ra khỏi trang và đăng nhập lại.

Phiên sẽ kết thúc dựa trên thời gian hoặc những thay đổi của chiến dịch. Thông thường, các phiên sẽ hết hạn sau 30 phút không hoạt động hoặc vào lúc nửa đêm. Nếu người dùng đã truy cập vào một trang nhất định, họ rời khỏi, sau đó quay lại và truy cập một trang khác thì phiên trước đó sẽ kết thúc và phiên mới sẽ bắt đầu. Bạn cũng có thể thay đổi thời gian hết hạn từ 30 phút sang thời điểm thích hợp hơn tùy thuộc vào lượng thời gian người dùng cần dành cho website của bạn.

Trong các phiên này, nhiều vấn đề có thể xảy ra và được Google Analytics ghi lại. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho bạn có thể so sánh dữ liệu và từ đó tìm kiếm các xu hướng hoặc thay đổi về số lượng phiên. Bạn cũng có thể so sánh các nguồn để xem nguồn nào thúc đẩy nhiều traffic nhất đến website của bạn, mỗi nguồn có bao nhiêu trang mỗi phiên và hơn thế nữa.

Tiếp theo là chỉ số Người dùng mới. Người dùng mới được định nghĩa là số lượng khách truy cập website lần đầu tiên trong một phạm vi ngày cụ thể. Nếu bạn đang tìm cách tăng traffic website của mình, đây là một số liệu quan trọng cần chú ý.

Chỉ số này cũng giúp bạn xác định mức độ thành công của bạn trong việc tiếp cận với người dùng mới. Có nhiều người dùng mới tương tác với website của bạn là tốt nhưng có số lượng thấp không nhất thiết là xấu.

Và mặc dù có số lượng người dùng mới cao dường như là một điều tốt, nhưng bạn cũng nên chú ý đến những số liệu khác vì nó sẽ giúp bạn biết những người dùng này có nhu cầu như thế nào. Bạn có thể dựa vào các thống kê như: tỷ lệ thoát và chuyển đổi.

Tỷ lệ thoát được xác định trong Google Analytics là số phiên trang đơn mà không có bất kỳ lượt tương tác nào với trang. Về cơ bản, nó có nghĩa là một người dùng đã nhấp vào liên kết của bạn và ngay lập tức nhấp ra vì họ không tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Đây có thể là những người dùng mới truy cập vào website của bạn lần đầu. Và mặc dù bạn có thể tiếp cận nhiều người dùng mới mỗi tháng, nhưng nếu website của bạn không có nội dung họ cần thì những người dùng này cũng sẽ không thực hiện chuyển đổi hoặc tương tác với website của bạn

Ngoài ra bạn nên thiết lập chế độ Theo dõi thương mại điện tử để có thể xem một số dữ liệu quan trọng trên web như doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi.

Thiết lập chế độ Theo dõi thương mại điện tử sẽ giúp bạn có thêm thông tin về doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi web

Hình 6: Thiết lập chế độ Theo dõi thương mại điện tử sẽ giúp bạn có thêm thông tin về doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi web

Lưu ý: Tỷ lệ chuyển đổi là một yếu tố vô cùng quan trọng trên web. Nó không chỉ giúp bạn vận hành web được tốt hơn mà còn tìm ra được những khuyết điểm trên web mà bạn cần phải cải thiện.

So sánh các landing page trên các khung thời gian khác nhau

Bạn có thể tự do điều chỉnh khoảng thời gian cho các landing page hàng đầu của mình trong Google Analytics.

So sánh dữ liệu bạn đã tìm thấy với các ngày khác nhau để có cái nhìn tổng quát hơn về website. Ví dụ: nếu bạn muốn theo dõi tiến trình hoạt động của web từ các khoảng thời gian hoặc năm khác nhau, bạn có thể làm điều đó chỉ bằng cách thay đổi ngày. Bạn cũng có thể so sánh dữ liệu với khoảng thời gian trước đó hoặc đặt ngày tùy chỉnh.

So sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định giúp cho bạn dễ dàng kiểm soát trang web của mình hơn

Hình 7: So sánh dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định giúp cho bạn dễ dàng kiểm soát website của mình hơn

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các tùy chọn để so sánh năm trước, kỳ trước và khung thời gian tùy chỉnh.

Nếu bạn nhận thấy các landing page của mình đang bị giảm traffic, việc so sánh hai nhóm ngày khác nhau có thể giúp bạn xác định trang nào bị mất nhiều traffic nhất. Khi nắm được thông tin này, bạn có thể đưa ra chiến lược mới để cải thiện traffic của các website. So sánh thời gian cũng giúp cho các nhà tiếp thị đo lường được hiệu suất dài hạn của website.

Từ những lợi ích trên ta có thể rút ra được kết luận việc so sánh dữ liệu từ các landing page hàng đầu của bạn trong Google Analytics là một cách tuyệt vời để đo lường thành công của website. So sánh ngày bạn bắt đầu thiết lập web với những dữ liệu mới để biết được số lượng người dùng mà bạn đã tiếp cận được đồng thời thông qua đó xác định chiến lược quảng cáo của bạn liệu có phù hợp hay không.

Cách tối ưu hóa landing page

Với những thông tin được tổng hợp trong báo cáo Landing Page của Google Analytics có thể giúp bạn xác định những trang nào cần cải thiện hoặc tối ưu hóa.

Đối với người mới bắt đầu sử dụng Google Analytics và biết đến landing page thì việc tối ưu hóa các yếu tố SEO trên website của bạn như dữ liệu meta hay nội dung là một cách để giúp tăng traffic và tỷ lệ chuyển đổi người dùng.

Bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa bằng cách tìm các từ khóa mới cho tiêu đề meta của bạn và tập trung vào các loại từ hoặc cụm từ mà người dùng sẽ sử dụng để tìm thấy bạn. Nếu thẻ tiêu đề của bạn quá mơ hồ, nó sẽ khiến cho người dùng không thể tìm thấy trang của bạn từ đó làm cho traffic trang của bạn bị giảm.

Khi bạn tối ưu hóa thẻ mô tả của mình, hãy viết nội dung chính xác và trung thực về những gì người dùng sẽ tìm thấy trên trang của bạn. Nếu bạn chưa có bộ mô tả meta, thì cũng không cần lo lắng vì các công cụ tìm kiếm sẽ tự động tạo một bộ mô tả bằng cách sử dụng nội dung trên website của bạn. Tuy nhiên, đôi khi nó lại không thể hiện được chính xác những điểm nổi bật có trong trang của bạn.

Có thể nói thẻ mô tả là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi thực hiện SEO vì nó giúp cho người dùng hiểu những gì họ sắp xem từ đó đưa ra quyết định có nhấp vào landing page của bạn hay không.

Chiến lược content marketing được tối ưu hóa của bạn .

Đầu tiên, nếu website của bạn là một trang hoàn toàn mới và chưa có nội dung gì thì lời khuyên cho bạn là bạn nên viết một số nội dung cho web ví dụ như thông tin sản phẩm, địa chỉ liên hệ,… Bạn càng cung cấp nhiều thông tin cho người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thì tỷ lệ chuyển đổi người dùng của bạn càng cao.

Bất kỳ thông tin nào mà bạn cho rằng có thể giúp cho người dùng quyết định mua sản phẩm thì nên đưa thông tin đó lên trang của mình để đánh trúng tâm lý của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số từ khóa hoặc tạo hashtag để gây chú ý cho khách hàng.

Nếu bạn đang cố gắng tối ưu hóa cho các quảng cáo có trả phí, bạn nên dành nhiều thời gian để xem xét danh sách từ khóa. Xu hướng tìm kiếm liên tục thay đổi, vì vậy nên có điều chỉnh và liên tục thay đổi chiến lược nghiên cứu từ khóa của mình sao cho phù hợp với xu hướng tìm kiếm của người dùng hiện nay. Nếu các từ khóa đã chọn của bạn có CTR thấp sau khi bạn tối ưu hóa, hãy xóa chúng và bắt đầu lại.

Kết luận

Sau khi bạn thực hiện tất cả những điều trên – hãy xem lại những phản hồi từ khách hàng đối với website của bạn bằng cách theo dõi các landing page hàng đầu của bạn trong Google Analytics.

Việc sử dụng Báo cáo landing page là cực kỳ quan trọng đối với việc vận hành web và đưa sản phẩm đến với khách hàng. Bên cạnh đó nó còn giúp bạn xác định những trang nào cần được tối ưu hóa để bạn có thể tập trung nhiều hơn vào những website đó hoặc áp dụng chiến lược quảng cáo từ website sang những website khác. Ngoài ra báo cáo landing page còn giúp bạn theo dõi được tiến trình hoạt động của web theo thời gian.

Có rất nhiều điều để tìm hiểu về website của bạn và nỗ lực tối ưu hóa khi theo dõi landing page trong Google Analytics. Vì vậy hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu về báo cáo landing page và theo dõi các hành vi của người dùng trên các landing page của bạn.