Image

Soft skill, Digital advertising, Account management

3 kỹ năng để Account manager trở thành Product marketing manager

03/10/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, vị trí account manager (AM) giúp bạn học hỏi rất nhiều về khách hàng, lĩnh vực ngành nghề và kiến thức nghiệp vụ khác nhau. Về lâu dài, AM càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và phát triển hơn, nhưng đồng thời cũng có khá nhiều hướng phát triển sự nghiệp với nền tảng kinh nghiệm từ vị trí AM, đặc biệt là trở thành một Product Marketing Manager (PMM).

PMM là một nghề nghiệp khá triển vọng, với mức lương cao đi kèm kinh nghiệm quản lý dày dặn mà rất nhiều người muốn ứng tuyển. Nhưng làm cách nào để từ một AM ứng tuyển vị trí PMM? MangoAds sẽ bật mí 3 kỹ năng chính cần có của vị trí PMM, cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

Mang đến dịch vụ Marketing giải quyết vấn đề của khách hàng

Khách hàng có thể thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nên họ giải thích vấn đề đôi khi khó hiểu. Vì vậy, dưới góc độ khách hàng, có thể họ cũng chỉ bị ép hoàn thành một công việc nhưng không có phương hướng cụ thể nên mới nhờ tới các agency giúp đưa ra giải pháp phù hợp.

Thông thường, các AM cần tìm hiểu bối cảnh, bản chất của vấn đề và trao đổi với marketer có chuyên môn liên quan để hình thành giải pháp rồi chia nhỏ thành các sản phẩm/dịch vụ hữu hình dưới sự tham gia của Project Manager và Team Creative.

Hình 1: Chia nhỏ vấn đề để áp dụng giải pháp marketing Hình 1: Chia nhỏ vấn đề để áp dụng giải pháp marketing

Vị trí PMM cũng yêu cầu làm những việc tương tự. Đôi khi bạn phải cực am hiểu, đào sâu những vấn đề đó vì không phải lúc nào khách hàng cũng đủ thời gian, nhận thức để truyền đạt vấn đề hiệu quả.

Để giải quyết vấn đề, bạn tổng hợp ý kiến khách hàng, nghiên cứu thị trường, lấy các data từ bộ phận Sales để lên ý tưởng, đưa ra giải pháp. Project manager sẽ cùng PMM phân chia giải pháp thành các dự án nhỏ hơn và thành phẩm cuối cùng là dịch vụ hữu hình có những tính năng mới. Nhìn bề ngoài, AM và PMM có vẻ khác, nhưng bản chất công việc khá tương tự nhau.

2. Khả năng thấu hiểu và truyền đạt vấn đề rõ ràng

Khi làm AM, việc tìm hiểu những tác động khách quan và chủ quan của vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và bản thân khách hàng rất quan trọng. Dù là chủ doanh nghiệp lớn hay người làm công ăn lương thì vấn đề đó cũng tác động họ theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như áp lực mà khách đang gánh hoặc triển vọng kinh doanh mà khách mong đợi từ giải pháp của agency. Sau tất cả, khách hàng mong đợi giải pháp, lộ trình giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng và tối ưu nhất.

Hình 2: Học cách lắng nghe và thấu hiểu khách hàng Hình 2: Học cách lắng nghe và thấu hiểu khách hàng

Một AM giỏi xem vấn đề của khách hàng là của mình và nhanh chóng đồng cảm với khách hàng nhằm hiểu hơn về bản chất của vấn đề. Vì vậy, AM cần đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu về cơ hội và thách thức họ đang gặp phải, đồng thời cho họ thấy rằng bạn cũng quan tâm và muốn giải quyết vấn đề như họ.

Điều này giúp cho khách hàng hiểu được bạn đang nắm rất rõ vấn đề của họ. Nhờ những kỹ năng giao tiếp hiệu quả để thấu hiểu khách hàng, họ sẽ tin rằng bạn chính là lựa chọn tốt nhất để tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình.

Mặt khác, sự truyền đạt giải pháp rõ ràng và ngắn gọn rất cần thiết vì khách hàng không có nhiều thời gian để nghe toàn bộ những thông tin bạn cung cấp. Họ muốn biết mấu chốt dự định của bạn, cách thức thực hiện và tại sao chọn giải pháp đó v.v. Tất cả những vấn đề đó cần gói gọn và trình bày trong thời gian ngắn nhất có thể.

Tương tự, một PMM cũng thể hiện sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp hiệu quả để giúp agency bán được giải pháp cho khách hàng. So với việc không ngừng nói về hiệu quả và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ thì phương pháp này hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngoài ra, việc thấu hiểu insight của khách hàng như những áp lực, khó khăn về thời gian và khả năng tài chính, độ phức tạp của dự án, v.v. giúp khách hàng càng tin tưởng và sẵn sàng giao trọng trách cho agency.

Khách hàng, giống như một PMM giỏi vì họ luôn bận rộn, họ muốn tìm một agency đáng tin để cùng hợp tác dựa trên sự thấu hiểu và trao đổi giải quyết vấn đề chứ không phải thông qua vài thông tin giới thiệu trên website agency. Một PMM tốt phải có khả năng truyền đạt sự đồng cảm của agency một cách rõ ràng và ngắn gọn trên nhiều phương diện khác nhau.

3. Quản lý khách hàng và dự án

Đây có vẻ là kỹ năng cơ bản nhất đối với AM, nhưng trong thực tế không nhiều AM xem nó là lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển PMM. Khi phỏng vấn vị trí PMM, hầu hết các ứng viên nói mình có thể làm việc đa nhiệm nhưng không ai có thể chứng minh khả năng đó tốt như AM.

Mỗi khách hàng đều có nền tảng chuyên môn, quy mô doanh nghiệp khác nhau và target đến đối tượng, mục tiêu bán hàng, yêu cầu giải pháp theo phong cách làm việc khác nhau.

Tuy bạn có thể bán cùng 1 sản phẩm/dịch vụ cho nhiều khách hàng, nhưng việc quản lý và thực hiện bất kỳ dự án nào cũng có đặc thù riêng. AM chính là chuyên gia trong việc quản lý khách hàng và dự án của họ cũng như sắp xếp mức độ ưu tiên và chuyển giao thành phẩm đến khách hàng.

Quản lý khách hàng và dự án Hình 3: Quản lý khách hàng và dự án

Trong vị trí PMM, đây là kỹ năng rất quan trọng với vai trò là trung tâm của mọi hoạt động trong dự án. PMM vừa phải hợp tác tốt với đồng nghiệp, hỗ trợ các bộ phận creative khác, mà còn là đầu mối giao tiếp hỗ trợ khách hàng.

Cách đơn giản cũng phức tạp nhất chính là coi tất cả các bên liên quan đến dự án đều là khách hàng của mình. Bởi vì các team nội bộ tuy cùng phục vụ và góp phần mang lại giải pháp sản phẩm nhưng họ cũng có tác phong làm việc riêng và xây dựng quan hệ với khách hàng. Vậy nên PMM thực sự cần có mối quan hệ tốt với mọi người nhằm thuận tiện cho phối hợp công việc, mang lại sự hài lòng cho cả team nội bộ và khách hàng để họ sẵn sàng đi đường dài với dự án.

4. Trách nhiệm của account manager và product marketing manager

Các công việc và trách nhiệm của PMM khá giống với AM. Bạn có thể tham khảo bảng đối sánh giữa 2 chức vị này để thuận lợi hơn khi ứng tuyển PMM.

Hình 4: Bảng so sánh kỹ năng giữa AM và PMM Hình 4: Bảng so sánh kỹ năng giữa AM và PMM

Trong một số trường hợp, cả AM và PMM đều làm những công việc dưới đây:

Vì thế, nếu bạn đã có kinh nghiệm là một AM lâu năm, chắc chắn bạn rất có lợi thế để trở thành một PMM. Dù cho bạn chưa được đào tạo về vị trí này trước đó. Qua đó, MangoAds cũng hy vọng rằng với những kỹ năng trên, bạn đã có thêm tự tin để bắt đầu ứng tuyển phỏng vấn PMM. Chúc may mắn!

 

Image

Mục lục

    Bài viết liên quan