Tốc độ trang web có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của bạn?

Posted on
Tốc độ trang web có ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của bạn?

Tháng 7 năm 2018, Google tung ra thuật toán liên quan đến tốc độ tải trang nhằm phạt các website load chậm. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tốc độ tải trang có thể nâng cao hiệu quả trong SEO. Tuy nhiên, ngoài tốc độ tải trang còn nhiều yếu tố cần cân nhắc. Chẳng hạn, một trang web load nhanh nhưng vẫn có thể chứa 1 nội dung “chậm” mà Google bot không thể thu thập được. Cụ thể, một bài viết có nội dung bao gồm cả chữ và video nhưng chỉ hiển thị mỗi nội dung chữ trên kết quả tìm kiếm. Nguyên nhân chủ yếu là do Google vẫn còn nhiều hạn chế trong việc hiểu được nội dung video. Dù không có khả năng hiển thị video trong bài viết trên SERPS, nhưng những trang web có đăng kèm clip thường được xếp hạng cao các website chỉ có nội dung chữ thông thường. Còn những video muốn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google thường phải được đăng tải trên Youtube.

Mặc dù nội dung không được thu thập dữ liệu và tốc độ duyệt trang quá chậm đều là yếu tố quan trọng dẫn đến việc rớt hạng, nhưng có 3 tiêu chí về tốc độ bạn cần phải lưu ý và chỉnh sửa ngay. Đó là những yếu tố nào, cùng MangoAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

Core Web Vitals

Vào ngày 5 tháng 5 năm 2020, Google đã giới thiệu Core Web Vitals trên blog Chromium. Tài liệu này nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ việc báo cáo tốc độ trong Google Search Console trước đây không ưu tiên những khía cạnh hỗ trợ về trải nghiệm người dùng. Hiểu đơn giản, Core Web Vitals là tập hợp các chỉ số thiết yếu bao gồm các khía cạnh liên quan đến trải nghiệm người dùng trên trang.

Ba chỉ số chính được đề cập là:

  • Largest Contentful Paint (LCP): chỉ số này đo tốc độ tải trang. Một website có trải nghiệm người dùng tốt cần có tốc độ tải trang dưới 2.5 giây.
  • First Input Delay (FID): Thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên. Chỉ số này cần được tối ưu 100 mili giây
  • Cumulative Layout Shift (CLS): Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy – chúng đo độ ổn định thị giác. Để cung cấp một trải nghiệm tốt, các trang web nên có chỉ số CLS dưới 0.1

Hình 1: Ba chỉ số phản ánh cải thiện trải nghiệm người dùng

Core Web Vitals được thêm vào Báo cáo tốc độ của Google Search Console, PageSpeed ​​Insights, Chrome DevTools và Lighthouse. John Mueller – nhà phân tích xu hướng trang web cấp cao tại Google chia sẻ rằng điểm số này cũng sẽ xuất hiện trên CrUX, webpagetest.org, v.v. Hiện, Google Search Console và PageSpeed ​​Insights đã tích hợp các chỉ số này vào công cụ của mình. Ngoài ra, một thư viện mã nguồn mở JavaScript đã được phát hành để giúp các nhà phát triển nắm bắt các chỉ số tùy chỉnh trong phân tích của Google và thông báo cho họ về các chỉ số quan trọng mới trong Core Web Vitals.

Hình 2: PageSpeed Insights “Core Web” Additions

Hình 3: Google Search Console “Core Web” Additions

Tuy nhiên, thông báo ngày 5 tháng 5 là những thông tin sơ lược về các chỉ số về tốc độ tải trang ảnh hưởng đến SEO. Để đi sâu vào tìm hiểu cách các chỉ số này tác động đến SEO ra sao, bạn có thể truy cập webiste: https://web.dev/vitals/ và theo dõi các video Hội nghị #PerfMatters về LCP và CLS.

Tài liệu web.dev này đưa ra cụ thể các đề xuất về tối ưu hóa tải trang, khả năng tương tác và tính ổn định về mặt hiển thị của web. Bạn có thể sử dụng Field data (dữ liệu về hiệu suất được thu thập được thông qua những lần tải trang thực tế mà người dùng trải nghiệm) và lab data (dữ liệu về hiệu suất thu thập từ một môi trường có kiểm soát với các thiết lập về thiết bị và mạng lưới được định trước) để đánh giá hiệu suất website đang ở mức độ nào tốt, cần cải thiện hay kém.

Tuy nhiên, điều cuối cùng mà SEOer quan tầm liệu tốc độ tải trang có thực sự ảnh hưởng đến bảng thứ hạng? Đáp án được Google đưa ra vào 28 tháng 5 trên Blog trung tâm quản trị trang web, khẳng định chỉ số Core Web Vital trở thành một yếu tố xếp hạng vào năm 2021.

Điều này đồng nghĩa thứ hạng website thực tế sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ trang web (cụ thể 3 chỉ số: LCP, CLS và FID). Mặc dù, Google đã hứa sẽ đưa ra thông báo 6 tháng trước khi bắt đầu cập nhật. Tuy nhiên, việc ưu tiên tối ưu hóa các chỉ số quan trọng và để người dùng sớm hưởng lợi sẽ tạo lợi thế cho website khi thuật toán tốc độ tải trang chính thức hoạt động. 

“Mọi thành phần của trải nghiệm trang đều quan trọng, nhưng chúng tôi sẽ ưu tiên các trang có nội dung tốt nhất, ngay cả khi tối ưu trải nghiệm trang không được đặt lên hàng đầu. Trải nghiệm người dùng tốt không thay thế việc trang có nội dung phù hợp, mang lại giá trị. Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều trang có nội dung tương tự nhau, trải nghiệm trang trở nên quan trọng hơn, có lợi thế hiển thị cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm” – Google khẳng định.

Điều này có nghĩa, nội dung chất lượng, tạo ra giá trị cho người dùng vẫn là yếu tố Google coi trọng, còn tốc độ tải trang chỉ tạo lợi thế nhỏ với những trang cung cấp nội dung tương tự nhau.

Crawl Budget

Crawl Budget (ngân sách thu thập trang web) là một thuật ngữ SEO đáng lưu tâm với website quy mô lớn dùng để chỉ số lần Google bot truy cập trang web trong một khoảng thời gian nhất định. Với những website quy mô nhỏ dữ liệu ít, Google Bot sẽ nhanh chóng thu thập tất cả các nội dung trên trang. Nhưng nếu một trang web có hàng triệu URL, ngân sách thu thập thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng dữ liệu trang được thu thập thông tin mỗi tháng cho đến mỗi tuần.

Vậy tốc độ trang có liên quan gì đến ngân sách thu thập thông tin? Nếu bạn đã làm SEO đủ lâu để nhớ các báo cáo Thống kê thu thập thông tin trong Google Search Console, bạn cũng có thể nhận ra 3 biểu đồ dưới đây có liên quan như thế nào. Cụ thể là nếu tốc độ tải trang nhanh, số lượng các trang được thu thập thông tin cũng tăng một cách đột biến.

Hình 4: Mối tương quan giữa thời gian và dung lượng tải trang với số lượng trang được Googlebot thu thập thông tin

Trang web xử lý việc thu thập thông tin càng nhanh, Google sẽ thu thập dữ liệu nhiều hơn. Ngân sách thu thập dữ liệu càng lớn thì tốc độ thu thập dữ liệu nhanh và nhiều nội dung mới sẽ được hiển thị với người dùng. Thông thường, Google bot không dành quá nhiều thời gian để thu thập dữ liệu trên một website, bởi như thế nó có thể không có đủ thời gian để thu thập dữ liệu ở các trang web tốt hơn. Vì vậy, trừ khi bạn ở trong một thị trường ngách khiến người dùng không có lựa chọn nào khác ngoài việc truy cập trang web của bạn (như trang web tài nguyên của chính phủ), tốc độ trang sẽ là một yếu tố xếp hạng gián tiếp đối với bạn.

Độ tương tác của người dùng

Mức độ tương tác của người dùng là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thuật toán tìm kiếm của Google. Một vài thành viên trong nhóm Google đã bác bỏ ý kiến ​​cho rằng những thứ như nhấp chuột, tỷ lệ thoát và thời gian ở lại trang được sử dụng để xếp hạng. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Nhiều nghiên cứu cho rằng thứ hạng của web trên SERP (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm) có thể thay đổi dựa trên hiệu suất thực tế tốt hay kém so với tỉ lệ nhấp chuột dự kiến. Các phân tích về tỷ lệ thoát cho thấy rằng có mối tương quan giữa mức độ tương tác của người dùng và bảng xếp hạng hiển thị tự nhiên. Thế nhưng, mối tương quan không có nghĩa là quan hệ nhân quả và tỷ lệ thoát không phải là nguyên nhân chính dẫn đến thứ hạng tăng hay giảm trên trang SERP.

Việc thống kê mức độ tương tác của người dùng để tối ưu hóa có thể hỏi khó thực hiện, nhưng hãy xem xét tương lai (gần) của kết quả hiển thị tự nhiên. Bởi các yếu tố xếp hạng chính liên tục bị thao túng bởi nhiều bên có hiểu biết về chúng, nên Google quyết định rằng phải dựa vào các tiêu chí đảm bảo trải nghiệm người dùng và hạn chế những yếu tố có thể “tối ưu hóa” thông qua các chiến thuật black hat. Nếu các backlinks không phải là cách duy nhất để hiển thị kết quả tốt nhất, Google có thể sẽ thử index các website mà không cần backlinks (họ đã thử nghiệm điều này trước đây tuy nhiên kết quả không mấy khả quan).

Tổng kết

Mặc dù hiện nay tốc độ tải trang chưa phải là một yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng trừ khi trang web của bạn cực kỳ chậm, nhưng nó vẫn ảnh hưởng gián tiếp đến các yếu tố xếp hạng. Mặc dù tương tác người dùng không phải là một yếu tố để xếp hạng nhưng việc tăng tốc độ trang sẽ giúp cải thiện việc thu thập thông tin.

Ngược lại, việc tích hợp Core Web Vitals vào thuật toán của Google vào năm 2021 sẽ biến tốc độ trang thành yếu tố tác động trực tiếp đến xếp hạng, mặc dù chưa có sự chắc chắn rằng tốc độ có giá trị ngang bằng với các yếu tố khác như link và nội dung, nhưng chắc chắn rằng nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn. Vì thế, để chuẩn bị tốt nhất cho mọi thứ, bạn nên xem lại các tài liệu về Core Web Vitals (bao gồm các video và các bài viết giải thích chỉ số FID, CLS, và LCP) và lập kế hoạch tối ưu trang web của bạn dựa trên những điều đó. Mặc dù Google đã hứa thông báo 6 tháng trước khi tung ra bản cập nhật này vào năm sau, nhưng những lợi ích của trang web được tối ưu hóa tốc độ có thể nhìn thấy sớm hơn nếu bạn bắt đầu hành động ngay bây giờ.