Đừng nên bỏ qua 5 báo cáo Google Analytics khi phân tích Website
25/07/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Với công cụ Google Analytics, doanh nghiệp có thể theo dõi tình trạng hoạt động của website và đo lường các chỉ số liên quan nhằm đưa ra định hướng hoạt động Marketing đúng đắn.
Tuy nhiên, Google Analytics cung cấp vô vàn dữ liệu có thể gây khó hiểu với các Marketer nghiệp dư. Hiểu được vấn đề này, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ điểm ra 5 dạng báo cáo của công cụ mà bạn nên quan tâm nhằm đơn giản hóa việc đo lường mức độ hiệu quả website.
Báo cáo về đối tượng (Audience)
Yếu tố được nhiều Marketer ưu tiên hàng đầu chính là nắm rõ đặc điểm khán giả mục tiêu. Báo cáo Audience sẽ giúp bạn biết được nhân khẩu học, hành vi mua hàng và sở thích của nhóm đối tượng trên.
Để cải thiện hiệu suất Marketing của mình, doanh nghiệp nên tìm hiểu về những mối quan tâm của khán giả mục tiêu và cách họ phản ứng với bất kỳ hình thức Marketing nào. Từ đó, bạn có thể phân loại khách hàng dựa trên vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính,...nhằm triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp cho từng nhóm cụ thể.
Hình 1: Các phần trong báo cáo Audience
Đi vào chi tiết, trong phần Audience sẽ bao gồm 9 phần như sau:
● Tổng quan - Hiển thị chế độ xem bao hàm nhất về người dùng và phiên của họ. Tại đây, bạn có thể xem thông tin về số lượng người dùng đã tạo phiên, số lần xem trang, số trang mỗi phiên,...
● Nhân khẩu học - Cung cấp các dữ liệu được phân loại theo độ tuổi và giới tính. Những chỉ số này được dùng để tạo quảng cáo tăng conversion.
● Sở thích - Những điều mà khách truy cập của bạn quan tâm. Có 3 mục là: Danh mục sở thích, Phân khúc đang có ý định mua hàng và Các danh mục khác, giúp bạn hiểu rõ hơn về người dùng và vị trí của họ trong phễu mua hàng.
● Địa lý - Phát hiện ngôn ngữ và vị trí của khách truy cập. Sau khi biết phần lớn họ đến từ đâu, bạn dễ dàng tạo quảng cáo nhắm mục tiêu đến các khu vực địa lý và văn hóa khác nhau.
● Hành vi - Nhận ra hành vi của khán giả thông qua tần suất họ truy cập vào website, tần suất họ lặp lại các phiên, thời gian họ ở trên website,...
● Công nghệ - Dành cho những ai muốn tìm hiểu thêm về hệ điều hành, trình duyệt và ISP của khách truy cập. Thông tin này cho phép doanh nghiệp lựa chọn nền tảng phù hợp để triển khai các giải pháp về phần mềm.
● Thiết bị di động - Giúp bạn đưa ra quyết định xem có nên tối ưu hóa trên mobile hay không thông qua số lượng khách truy cập bằng desktop, mobile và tablet.
● Tùy chỉnh - Xác định các biến tùy chỉnh nhằm tạo ra bản báo cáo gồm những thông tin theo ý muốn của riêng bạn.
● Luồng người dùng - Giúp khám phá ra nguồn dẫn đến website dựa trên vị trí, trình duyệt, ngôn ngữ, thiết bị di động của của khách truy cập,...
Mỗi phần đều cung cấp biểu đồ bảng và biểu đồ phiên, tạo thuận lợi cho bạn khi theo dõi dữ liệu người dùng.
Cách sử dụng dữ liệu Audience để cải thiện lượng traffic
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc thấu hiểu đặc điểm của khán giả mục tiêu giúp gia tăng mức độ liên quan cho chiến lược Marketing, và nhắm mục tiêu quảng cáo được hiệu quả hơn.
Thông qua các quảng cáo này, các Marketer có thể đưa ra những thông điệp có tính cá nhân hóa cao đến từng nhóm khách hàng. Chính mức độ liên quan của quảng cáo sẽ mang lại lượng traffic mới đến với doanh nghiệp của bạn.
Tỷ lệ chuyển đổi (CR) trên mobile và desktop
Ngày nay, tỉ lệ người dùng mobile cao hơn so với người dùng desktop. Do đó, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần cung cấp trải nghiệm tốt hơn, đặc biệt là trên mobile, tablet so với desktop.
Bạn đã vạch ra chiến lược về mobile website? Vậy tiếp theo bạn cần kiểm tra xem chiến lược đó có đang mang lại kết quả như mong đợi hay không.
Kết hợp với phần báo cáo về Audience (thông qua dữ liệu về lượng conversion trên mobile, tablet và desktop), chúng sẽ hỗ trợ bạn trong việc định hình chiến lược cho mobile web.
Ngoài ra, ở mục “Tổng quan” trong phần “Thiết bị di động”, bạn sẽ thấy được nhiều thông tin hơn khi tính năng theo dõi mục tiêu hoặc theo dõi e-commerce được kích hoạt.
Hình 2: Mục “Tổng quan” trong phần “Thiết bị di động”
Trước hết, bạn chọn mục tiêu chuyển đổi trong phần “Chuyển đổi”. Chỉ số trang/phiên và thời lượng phiên trung bình thấp thể hiện mức độ trải nghiệm trên mobile chưa hiệu quả.
Hình 3: Mô phỏng về kết quả thời lượng phiên trung bình
Bên cạnh đó, nếu CR trên mobile và tablet thấp hơn so với desktop, điều này chính là dấu hiệu thứ hai cần tăng cường nỗ lực Marketing cho mobile.
Hình 4: Mô phỏng về kết quả CR e-commerce
Báo cáo về kênh lưu lượng
Ngoài thông tin về Audience, các Marketer cũng cần biết kênh Marketing nào đang hướng lượng traffic đến website của mình. Mọi người có đang nhấp vào quảng cáo của bạn không? Họ có đang theo dõi các post trên blog của bạn không? Họ có đang tìm kiếm bạn thông qua social không?
Có thể nói, báo cáo này đóng vai trò cung cấp dữ liệu về những kênh nào đã dẫn lượng traffic đến website của doanh nghiệp.
Đầu tiên, bạn mở báo cáo chuyển đổi lượng traffic tại: Thu nạp -> Tất cả lượng truy cập -> Kênh. Ở trong này sẽ có 8 kênh mặc định, giúp bạn hiểu được “con đường” mà khách hàng tiềm năng đã dùng để tiếp cận website.
8 kênh trong Google Analytics bao gồm: tìm kiếm tự nhiên, tìm kiếm trực tiếp, tìm kiếm có trả phí, quảng cáo hiển thị hình ảnh, giới thiệu, mạng xã hội, email và các kênh khác. Với mức độ chi tiết như thế, các Marketer có thể dễ dàng đo lường kết quả của các kênh khác nhau mà khách truy cập sử dụng.
Trong trường hợp các kênh đem lại kết quả và lượng traffic site không mong muốn, bạn luôn có thể thay đổi bất cứ khi nào cần thiết.
Hình 5: Thống kê kết quả về các kênh trên Google Analytics
Ví dụ, bạn đầu tư vào một chiến dịch Marketing nhất định và mục tiêu của chiến dịch là ROI về lượng traffic, mức độ tương tác và lượng conversion. Khi truy cập vào báo cáo để kiểm tra ROI, nếu kênh tìm kiếm có trả phí chiếm tỷ lệ thoát cao, thời lượng phiên trung bình thấp và CR thấp, bạn cần xem xét cải thiện trên landing page.
Báo cáo về tất cả các trang (All pages)
Báo cáo “Tất cả các trang” (Hành vi -> Nội dung trang web -> Tất cả các trang) giúp bạn đo lường content nào đang hoạt động và tạo sự hấp dẫn đối với khách truy cập khi vào website.
Hàng tuần, Google Analytics sẽ cập nhật content hoạt động tốt nhất trên website, cùng với lượng doanh thu mà mỗi trang tạo ra. Thông qua đó, bạn có thể hiểu và tiến hành sửa đổi bất kỳ content nào không mang lại hiệu quả.
Những chỉ số đo lường hoạt động của trang bao gồm: số lần xem trang, số lần xem trang duy nhất (loại trừ số lần xem trang trùng lặp), thời gian trung bình dành cho mỗi trang, số lần truy cập (số lần một người dùng đã truy cập thông qua trang này), tỷ lệ bỏ trang (% người dùng thoát khỏi website mà không tương tác gì), % thoát trang (số lần xem trang cuối cùng trong một phiên) và giá trị của trang.
Hình 6: Mô phỏng về một báo cáo All pages
Có thể thấy, những trang nào có tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ thoát trang cao thì cần được cân nhắc cải thiện. Bằng cách sử dụng báo cáo này, doanh nghiệp sẽ thấy rõ trang nào đang mang lại lượng conversion hoặc không.
Ngoài ra, để tránh “ngợp” do quá nhiều lượng thông tin từ báo cáo, bạn có thể xem dữ liệu dưới dạng biểu đồ hình tròn hoặc cột. Báo cáo “Tất cả các trang” thật sự hữu ích trong quá trình xây dựng về chiến lược content.
Báo cáo trên AdWords
Mọi chiến dịch Marketing thành công đều cần có AdWords ads, và tình trạng hoạt động của chúng ảnh hưởng lớn đến khai thác tính hữu hiệu của các quảng cáo. Sau khi người dùng click vào AdWords ads và điều hướng đến website của bạn, báo cáo trên hệ thống sẽ tổng hợp dữ liệu về những thứ họ đã click trên website.
Thông qua báo cáo, bạn sẽ được tìm hiểu về chu kỳ của người dùng: Thu nạp - Hành vi (Behavior) - Chuyển đổi. Hơn thế nữa, bạn còn biết đâu là các chiến dịch AdWords thành công và hiệu quả nhất đối với từng keyword được đặt giá thầu.
Cuối cùng, báo cáo này cho phép bạn tăng tỷ lệ thành công của AdWords ads, nhằm nâng cao lượng conversion và traffic site.
Bonus: Cải thiện Content Marketing bằng dữ liệu Audience và Behavior
Nếu mục tiêu là điều chỉnh chiến lược Content Marketing sao cho phù hợp với khách truy cập trên trang, thì báo cáo về Audience của Google Analytics là phương án nên được quan tâm trước hết.
Tuy nhiên, bạn không biết dữ liệu nào là quan trọng nhất trong báo cáo, và làm sao để phân tích biến động của dữ liệu? Chúng tôi sẽ mang đến một số tips để bạn tham khảo dưới đây.
Đừng bỏ qua phần “Tổng quan”
Cho dù bạn là Marketer chuyên nghiệp, có năng lực về mặt kỹ thuật và muốn nhanh chóng xem ngay dữ liệu cụ thể, nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn đừng nên bỏ qua “bức tranh” toàn cảnh về khán giả mục tiêu của mình.
Khi bạn xem sơ lược về số lượt xem trang, số trang mỗi phiên và thời lượng phiên trên mỗi khách truy cập, chúng sẽ giúp chiến lược Marketing được cải thiện chi tiết hơn.
Ví dụ, nếu thấy thời lượng phiên của website ở mức trung bình, bạn có thể thay đổi blog content sao cho phù hợp để thu hút mọi người ở lại lâu hơn. Một trong những cách khắc phục đơn giản nhất là tạo content dài, chủ đề liên quan đến lời khuyên thực tế, cụ thể theo chuyên ngành.
Mặc dù điều này có thể không mang lại doanh số bán hàng trực tiếp, nhưng nó sẽ kéo dài lượng thời gian khách truy cập ở lại trang và tăng độ uy tín thương hiệu trong thị trường ngách.
Bạn cũng có thể sử dụng “vòng lặp mở” đối với content của mình. Cụ thể ở đây, bài viết sẽ đề cập về vấn đề nào đó như: “Ở phần sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách tăng lượng traffic site hiệu quả và nhanh chóng ".
Như vậy, vào lúc này, bạn đang “nhá hàng” một ý tưởng có khả năng kích thích người đọc, khiến họ mong đợi phần nội dung sẽ được tiết lộ tiếp theo đó.
Những kỹ thuật như vậy là giải pháp tốt để cải thiện ngay lập tức chất lượng tổng thể của trang - ảnh hưởng gián tiếp đến loại khách truy cập và lượng traffic mà bạn nhận được.
Sử dụng “Nhân khẩu học” để định hình cho website
Trên Google Analytics, nhân khẩu học được phân chia rõ ràng về độ tuổi và giới tính. Chính 2 yếu tố tưởng chừng đơn giản này lại có thể định hình cách xây dựng trang web để tiếp cận khách hàng.
Chúng tôi lấy ví dụ về trang web của OriGym như sau:
Hình 7: Thống kê của Google Analytics đối với website của OriGym
Là một đơn vị cung cấp các khóa học đào tạo huấn luyện viên cá nhân, độ tuổi phổ biến nhất của học viên là từ 25 tuổi trở lên, và doanh nghiệp đào tạo cho phái đẹp nhiều hơn nam giới.
Có thể thấy, khách truy cập website trùng khớp với đặc điểm khách hàng mục tiêu. Xét ở một mức độ nhất định, đây là một lợi thế.
Tuy nhiên, OriGym cũng có thể sử dụng dữ liệu này để thâm nhập thị trường mới. Ví dụ, trung tâm biết rằng phụ nữ từ 25 tuổi trở lên có xu hướng theo học các khóa học fitness nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác, thì độ tuổi phụ nữ có nhu cầu về huấn luyện viên cá nhân thực sự là trên 35 tuổi.
Theo chia sẻ từ OriGym, những người đã từng có huấn luyện viên cá nhân có xu hướng cũng muốn tự mình trở thành huấn luyện viên. Do đó, đơn vị có thể cân nhắc đến nhóm phụ nữ trên 35 tuổi thông qua Facebook ads và phát triển content xoay quanh chủ đề “sự lột xác”.
Google Analytics có thể cho bạn biết bạn đang nhận được bao nhiêu người dùng mới trong nhóm những người phụ nữ trên 35 tuổi vào một thời gian cụ thể. Kết quả, trung tâm có thể theo dõi xem mức độ hiệu quả của việc lựa chọn nhóm phân khúc mới này như thế nào.
Khách truy cập của bạn ở thị trường ngách thích điều gì?
Phần “Sở thích” trong Audience là giải pháp nhanh chóng để lập kế hoạch ý tưởng content cho các mục tiêu Marketing sau này. Nó cung cấp những gì khách truy cập quan tâm bên ngoài thị trường và phản ứng của họ khi truy cập vào trang web của bạn.
Chẳng hạn, bạn có một trang kinh doanh dụng cụ leo núi và xác định khách truy cập của mình cũng quan tâm đến du lịch, hãy viết content như “Top 20 điểm du lịch lý tưởng dành cho dân leo núi” và đưa ra những ưu đãi đặc biệt xoay quanh chủ đề này. Việc kết hợp sẽ thúc đẩy nhiều lượng traffic hơn đến website và các trang bán hàng khác của doanh nghiệp bạn.
Cách xử lý đối với khách truy cập mới và khách quay lại
Đầu tiên trong Audience, bạn tiến hành chọn Hành vi -> Khách truy cập mới so với khách truy cập cũ. Ở đây sẽ cung cấp cho bạn dữ liệu về tổng số khách truy cập mới và khách truy cập cũ trên trang, những phản ứng của họ và thời lượng phiên trung bình giữa người dùng mới và người dùng cũ.
Nếu lượng khách truy cập cũ ở trên trang web lâu hơn so với khách truy cập mới, hãy phát triển những content có thể thu hút họ ngay khi truy cập vào trang của bạn.
Với mục này, bạn sẽ nhận ra những trang mà khách truy cập mới đang click vào (landing page) và cách bạn có thể cải thiện content trên trang đó để họ ở lại trang lâu hơn.
Hơn thế nữa, bạn còn có thể xem xét lập kế hoạch các ưu đãi dành cho khách truy cập mới để thu thập email từ họ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, bất kỳ ai được yêu cầu thực hiện một cam kết nhỏ lúc đầu, về sau họ sẽ thoải mái cam kết với yêu cầu khác lớn hơn.
Vì vậy, hành động “có qua có lại” dành cho người dùng mới sẽ khiến họ mua hàng và cam kết với thương hiệu của bạn, trở thành khách hàng mua lại. Kết quả, lượng traffic trung bình/tháng của doanh nghiệp tăng lên.
Bên cạnh những thông tin trên, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 luồng dữ liệu khác mà khi kết hợp, bạn có thể điều chỉnh cách tiếp cận để đăng tải content online nhằm hướng người dùng đến các trang có giá trị trên website của bạn.
Sử dụng dữ liệu Content drilldown và Landing page để có được Authority Sculpting
Content drilldown (Lượt xem các chuyên mục) sẽ thống kê các trang phổ biến nhất trên website, trong khi landing page thể hiện những trang nào mà khách truy cập có xu hướng click vào khi họ vào website. Với hai dữ liệu vô giá này, bạn có thể tận dụng content blog và website để thu hút nhiều người xem hơn trên các trang có giá trị.
Ví dụ, bạn có một bài blog hoạt động tốt hơn các trang bán hàng và trang thông tin sản phẩm, hãy sử dụng lợi thế từ blog này để điều hướng khách hàng đến các phần khác của website, nhằm tạo nên sự đa dạng về traffic site.
Có hai cách để thực hiện: Thứ nhất, sử dụng internal link để thu hút mọi người ở lại website lâu hơn. Thứ hai, nếu có một trang có độ tin cậy cao với vô số backlink, hãy liên kết nó với trang cần tăng thứ hạng.
Khi mọi người tìm kiếm sản phẩm của bạn trên Google, thứ hạng trang của bạn có thể vượt trên cả các đối thủ cạnh tranh mà không cần sử dụng quảng cáo trả phí. Quá trình này được gọi là Authority Sculpting.
Việc sở hữu một lượng traffic không mất phí là cơ hội “vàng” cho một website thành công và xếp hạng tốt hơn trên Google. Chính vì vậy, hãy dùng Google Analytics để xác định được trang nào trên website đang có ưu thế về backlink chất lượng.
Tìm kiếm trang web (Site search)
Tương tự như phần “Sở thích” trong Audience, bạn có thể sử dụng tính năng Site search để khám phá nội dung trong tương lai. Về cơ bản, Site search thống kê chính xác những gì khách truy cập đang tìm kiếm trên trang của bạn và cả các tìm kiếm thịnh hành (nếu có bất kỳ sự liên quan nào).
Hình 8: Site search giúp bạn tìm ra insight của khách truy cập
Theo thuật ngữ ngành Marketing, thông qua thể loại nội dung mà khách truy cập của bạn muốn xem, bạn sẽ nhận ra insight của họ. Chẳng hạn, nếu bạn sở hữu một trang có số lượt tìm kiếm nhiều nhất, hãy tân trang lại content và quảng cáo lại trang đó. Mặc dù content của bạn chưa đủ hấp dẫn, nhưng chủ đề lại có giá trị cao với người dùng.
Hoặc giả sử, có một cụm từ được nhiều người tìm kiếm, nhưng bạn chưa có bài viết nào liên quan đến từ khóa đó, thì Google Analytics thật sự vừa đề xuất đến bạn một ý tưởng có thể giúp website đạt được hiệu quả cao.
Có thể thấy, sai lầm lớn nhất của nhiều Marketer và công ty start-up chính là nghĩ đến việc cài đặt Google Analytics, nhưng lại không chú tâm theo dõi và phân tích bất kỳ dữ liệu gì trên công cụ này. Kết quả, họ làm giảm đi cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh và đưa ra chiến lược Marketing hữu hiệu hơn.
Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về các chỉ số hữu ích từ Google Analytics, từ đó có thể nhận ra vấn đề còn tồn đọng trên website và cải thiện chúng.
Tham khảo các mẫu báo cáo Google Analytics bằng Google Data Studio
Google Data Studio là công cụ tạo báo cáo dễ dàng và đẹp mắt. Với các mẫu báo cáo Google Data Studio được xây dựng bởi MangoAds, bạn không mất thời gian tạo từ đầu mà vẫn có báo cáo đầy đủ thông tin và sinh động để sử dụng. Với mảng Google Analytics, MangoAds hiện có các mẫu báo cáo sau.
- Mẫu báo cáo Google Analytics bằng Google Data Studio – Phiên bản tập trung vào chuyển đổi
Mẫu báo cáo này cung cấp cái nhìn trọn vẹn về hoạt động của website, hành động chuyển đổi, cũng như hiệu quả của các lượt tìm kiếm tự nhiên và trả phí. Trên hết, mẫu báo cáo sinh động này tập trung vào việc theo dõi chuyển đổi và giúp bạn rút ra các insight quan trọng nhất.
Hình: Mẫu báo cáo Google Analytics bằng Google Data Studio – Phiên bản tập trung vào chuyển đổi
Xem mẫu báo cáo này tại đây.
- Mẫu báo cáo Google Analytics bằng Google Data Studio – Phiên bản tổng quan
Mẫu báo cáo xem xét các khía cạnh người dùng (user), nội dung (trang – page), tương tác (sự kiện – event) và chuyển đổi (conversion). Với mẫu báo cáo này, bạn sẽ có cái nhìn tường tận về người dùng, nắm bắt hiệu quả của các trang nội dung, theo dõi những sự kiện quan trọng nhất, đo lường lượt chuyển đổi chính và đánh giá kết quả chung.
Hình: Mẫu báo cáo Google Analytics bằng Google Data Studio – Phiên bản tổng quan
Xem mẫu báo cáo này tại đây.
- Mẫu báo cáo Google Analytics bằng Google Data Studio – Phiên bản người dùng theo thời kỳ
Mẫu báo cáo cung cấp mọi thông tin liên quan đến người dùng. Báo cáo có 2 trang, xem xét các khoảng thời gian cụ thể là hàng tuần và hàng tháng. Với hướng tiếp cận này, bạn có thể theo dõi tình hình biến động của chỉ số người dùng theo tuần và tháng.
Hình: Mẫu báo cáo Google Analytics bằng Google Data Studio – Phiên bản người dùng theo thời kỳ
Xem mẫu báo cáo này tại đây.
Nếu bạn muốn một mẫu báo cáo Google Data Studio được thiết kế riêng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.