Ecommerce UX Design hiệu quả giúp người dùng dễ dàng điều hướng và ra trải nghiệm mua sắm đáng nhớ. Trong thị trường trực tuyến cạnh tranh, tối ưu hóa UX không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là lợi thế để giữ chân người dùng và thúc đẩy doanh số. Với 8 mẹo Ecommerce UX Design từ MangoAds dưới đây, bạn sẽ khám phá cách tối ưu hóa từng yếu tố của trang web thương mại điện tử, từ điều hướng, thanh toán, đến việc tạo nội dung và sản phẩm thu hút, nhằm mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng.
1. Ecommerce UX design là gì?
Ecommerce UX design hay thiết kế Ecommerce UX là quá trình tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản nhưng hấp dẫn cho khách hàng. Trong thương mại điện tử, người dùng có thể dễ dàng chuyển sang các trang web khác chỉ bằng một cú nhấp chuột, nên có giữ chân được người dùng hay không là một thách thức lớn.
Vì thế, một thiết kế UX tốt sẽ dẫn dắt người dùng qua các giai đoạn khác nhau của hành trình mua sắm, giúp người dùng cảm thấy hài lòng và tăng khả năng họ quay lại website. Ngoài ra còn phải phải đảm bảo rằng trang web hoạt động mượt mà trên tất cả các thiết bị và trình duyệt, từ máy tính để bàn đến điện thoại di động và máy tính bảng.
Đây là lý do tại sao thiết kế UX cho website thương mại điện tử đã trở thành một yếu tố chiến lược quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào.
Hình 1: Minh họa Ecommerce UX design (Nguồn: mgroupweb.com)
2. Customer shopping flow và Ecommerce UX design
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của Ecommerce UX Design là tối ưu hóa Customer shopping flow.
Customer shopping flow là hành trình mà người dùng trải qua từ lúc họ bắt đầu khám phá một nền tảng thương mại điện tử cho đến khi họ hoàn tất giao dịch mua hàng.
Để tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch, các nhà thiết kế UX cần phải hiểu rõ các bước trong hành trình này và tối ưu hóa từng bước để giảm thiểu sự rời bỏ và tăng cường sự chuyển đổi.
Hình 2: Customer shopping flow (Nguồn: MangoAds)
2.1. Người dùng khám phá nền tảng thương mại điện tử mới
Khi người dùng lần đầu tiếp xúc với một nền tảng thương mại điện tử, ấn tượng ban đầu đóng vai trò quyết định. Thiết kế UX cần đảm bảo trang chủ được bố trí hợp lý, trực quan, với các danh mục sản phẩm, chương trình khuyến mãi và tính năng nổi bật dễ dàng tiếp cận. Hình ảnh chất lượng cao và màu sắc hài hòa sẽ tạo nên ấn tượng tích cực ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tốc độ tải trang cũng là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Người dùng ngày nay không có nhiều kiên nhẫn, vì vậy việc tối ưu hóa tốc độ tải bằng các kỹ thuật như nén hình ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm và tối ưu hóa mã nguồn sẽ giúp giữ chân khách hàng và mang lại trải nghiệm mượt mà hơn.
>>> Xem thêm: Tips tăng tốc độ tải trang website hiệu quả nhất 2024
2.2. Người dùng khám phá các tính năng của nền tảng
Sau khi bị thu hút bởi thiết kế và nội dung ban đầu, người dùng sẽ bắt đầu khám phá để tìm kiếm sản phẩm họ quan tâm. Với một hệ thống điều hướng trực quan, các bộ lọc tìm kiếm khoa học và các danh mục sản phẩm rõ ràng là những yếu tố quan trọng giúp người dùng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Ngoài ra, sử dụng các gợi ý sản phẩm hoặc danh mục nổi bật có thể tăng cường tương tác và khả năng khám phá của người dùng. Ví dụ, các mục như "Sản phẩm bán chạy nhất", "Có gì mới" hoặc "Dành cho bạn" có thể được hiển thị trên trang chủ hoặc các trang danh mục để thu hút sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ tiếp tục duyệt qua các sản phẩm.
2.3. Người dùng tìm thấy trang sản phẩm tốt
Khi người dùng tìm thấy một sản phẩm mà họ quan tâm, trang sản phẩm sẽ trở thành điểm quyết định liệu họ có tiếp tục mua hàng hay không. Vì thế cần phải đảm bảo rằng tất cả các thông tin cần thiết được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Một trang sản phẩm tốt bao gồm hình ảnh sản phẩm chất lượng cao, mô tả chi tiết, giá cả và các đánh giá từ người dùng khác. Ngoài ra, nút CTA như "Thêm vào giỏ hàng" hoặc "Mua ngay" cần được đặt ở vị trí dễ thấy.
Một yếu tố khác cần xem xét là các đánh giá và xếp hạng của sản phẩm. Người dùng thường dựa vào đánh giá của người khác để quyết định liệu sản phẩm có đáng mua hay không. Do đó, việc hiển thị các đánh giá một cách minh bạch và dễ tiếp cận có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Cuối cùng, các tính năng như phóng to hình ảnh, xem sản phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau hoặc hiển thị các sản phẩm liên quan cũng có thể cải thiện trải nghiệm người dùng và khuyến khích họ thêm sản phẩm vào giỏ hàng.
2.4. Người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Khi người dùng đã quyết định mua một sản phẩm, họ sẽ tiến hành thêm sản phẩm đó vào giỏ hàng. Giai đoạn này có vẻ đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong hành trình mua sắm của người dùng. Giỏ hàng nên được hiển thị thông tin bao gồm tên, số lượng, giá cả, và các tùy chọn chỉnh sửa khác.
Một yếu tố quan trọng khác là cung cấp thông tin minh bạch về các khoản phí như thuế, phí vận chuyển, hoặc các khuyến mãi áp dụng. Nếu có bất kỳ thông tin nào không rõ ràng người dùng có thể rời bỏ giỏ hàng và không hoàn tất giao dịch.
Cuối cùng, nên có các phương thức thanh khác nhau như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử hoặc thanh toán khi nhận hàng, sẽ giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng.
2.5. Người dùng tiến hành thanh toán
Thanh toán là giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình mua sắm của người dùng. Đây là lúc mà người dùng quyết định chi tiền cho sản phẩm mà họ đã chọn. Do đó, quy trình thanh toán cần được thiết kế sao cho nhanh chóng, an toàn và không gây ra bất kỳ rào cản nào cho người dùng.
Cung cấp tùy chọn thanh toán như không yêu cầu đăng ký tài khoản cũng là một cách tốt để giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng. Nhiều người dùng không muốn tạo tài khoản mới chỉ để hoàn tất một giao dịch mua hàng. Khi cho phép thanh toán như khách sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Một yếu tố quan trọng không kém là phản hồi trực quan trong suốt quá trình thanh toán. Các thông báo thanh toán thành công, thanh tiến trình hoặc cửa sổ bật lên xác nhận giúp người dùng biết rằng họ đang thực hiện các bước đúng đắn và giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn.
2.6. Người dùng nhận được tin nhắn xác nhận
Sau khi thanh toán hoàn tất, người dùng nên nhận được một tin nhắn xác nhận về giao dịch mua hàng của họ. Đây là bước cuối cùng trong quá trình mua sắm của khách hàng, nhưng nó cũng rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và sự hài lòng của khách hàng.
Gửi thông báo xác nhận qua email hoặc tin nhắn văn bản là một cách tốt để duy trì liên lạc với khách hàng sau khi giao dịch hoàn tất. Các thông báo này có thể bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hoặc các gợi ý sản phẩm liên quan để khuyến khích khách hàng quay lại mua sắm lần sau.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để SEO đạt hiệu quả cao hơn nhờ hiểu rõ bản đồ hành trình khách hàng?
3. Ba khía cạnh ảnh hưởng đến Ecommerce UX design
Ecommerce UX Design không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp các yếu tố trên trang web sao cho bắt mắt. Sau đây là ba khía cạnh chính bạn cần xem xét khi thiết kế Ecommerce UX.
3.1 Yêu cầu kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu kinh doanh cụ thể, từ việc tăng doanh số, mở rộng thị trường đến việc xây dựng thương hiệu. Ecommerce UX Design cần phải hỗ trợ và đồng hành cùng các mục tiêu này bằng cách tạo ra một trải nghiệm người dùng phù hợp và hiệu quả.
Các khía cạnh kinh doanh ảnh hưởng đến thiết kế bao gồm:
- Sản phẩm USP
- Tính cách thương hiệu
- Đối tượng mục tiêu
- Loại hình kinh doanh
- Tiếp thị
Hình 3: Sản phẩm USP (Nguồn: linkedin.com)
3.2 UX
UX của thương mại điện tử tập trung vào các cách tăng sự thu hút, tương tác và giữ chân người dùng để tăng doanh số và lợi nhuận kinh doanh. Các khía cạnh UX chính cần xem xét cho thiết kế thương mại điện tử là:
- Khả năng tiếp cận: Thiết kế nền tảng thương mại điện tử phải phù hợp với mọi loại người dùng để đảm bảo họ có thể đạt được mục tiêu của mình.
- Khả năng sử dụng: Tạo ra một hành trình khách hàng rõ ràng và tốc độ tải nhanh để nâng cao khả năng sử dụng.
- Điều hướng: Điều hướng rõ ràng và trực quan là yếu tố chính giúp người dùng di chuyển đến mục tiêu và thực hiện hành động nhanh chóng.
- Tạo mong muốn: Tạo kết nối cảm xúc để thu hút người dùng và khiến họ cảm thấy muốn mua hàng, khuyến khích sự gắn bó với nền tảng.
>>> Xem thêm: Cách xây dựng website thương mại điện tử từ A đến Z
Hình 4: Phân biệt UX và UI (Nguồn: Internet
3.3 UI
UI liên quan đến sự hấp dẫn trực quan của trang web thương mại điện tử và đóng vai trò quan trọng trong UX và hiệu quả kinh doanh. Việc cân bằng đúng cách giữa (UI) và UX là yếu tố chính để tạo nên một trang web thương mại điện tử hấp dẫn và thành công. Các khía cạnh UI cần xem xét bao gồm:
- Màu sắc: Lựa chọn màu sắc phải phản ánh loại hình doanh nghiệp và hình ảnh thương hiệu để truyền tải thông điệp mà không cần lời nói.
- Kiểu chữ: Phông chữ đóng vai trò quan trọng trong hình ảnh thương hiệu, phong cách giao tiếp và tính cách của nền tảng.
- Phong cách: Phong cách của giao diện nền tảng thương mại điện tử phải phản ánh cá tính thương hiệu và duy trì nhất quán trên tất cả các yếu tố và màn hình.
4. 8 phương pháp Ecommerce UX design
Để mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu trên nền tảng thương mại điện tử, các tính năng như điều hướng, trang sản phẩm và quy trình thanh toán cần được thiết kế và triển khai một cách cẩn thận. Dưới đây là tám phương pháp hay nhất trong Ecommerce UX design giúp bạn tạo ra một nền tảng mà người dùng sẽ yêu thích.
Hình 5: 8 phương pháp Ecommerce UX design (Nguồn: MangoAds)
4.1 Điều hướng được thiết kế tốt
Điều hướng rõ ràng, dễ sử dụng giúp người dùng dễ dàng di chuyển qua nền tảng và tìm thấy những gì họ cần. Các danh mục, tab và menu cần được sắp xếp một cách logic và khoa học, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm.
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu và thói quen của họ là bước đầu tiên để xây dựng hệ thống điều hướng hiệu quả. Một nghiên cứu kỹ lưỡng về hành vi của người dùng sẽ giúp bạn biết được họ thường tìm kiếm thông tin ở đâu, làm thế nào để họ dễ dàng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ, từ đó điều chỉnh điều hướng phù hợp.
Hình 6: Điều hướng được thiết kế tốt (Nguồn: geeksforgeeks.org)
4.2 Thiết kế quy trình thanh toán nhanh chóng
Quy trình thanh toán nhanh chóng và dễ dàng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng thương mại điện tử và giảm tình trạng bỏ giỏ hàng. Nhiều người dùng hủy đơn hàng vì họ không tìm thấy phương thức thanh toán ưa thích, hoặc quy trình thanh toán quá phức tạp.
Để tối ưu hóa quy trình thanh toán, hãy loại bỏ các bước không cần thiết, cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán và cho phép người dùng thanh toán như khách vãng lai mà không cần tạo tài khoản. Ngoài ra, đảm bảo rằng quy trình thanh toán của bạn an toàn và minh bạch, giúp người dùng cảm thấy an tâm khi mua sắm trên nền tảng của bạn.
4.3 Thúc đẩy nội dung do người dùng tạo ra (UGC)
Nội dung do người dùng tạo ra (UGC) là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng lòng tin với khách hàng. UGC bao gồm các đánh giá, hình ảnh, video hoặc bất kỳ nội dung nào mà khách hàng đã tạo ra và chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Thiết kế nền tảng của bạn nên khuyến khích và hiển thị rõ ràng UGC, vì nó có tác động lớn đến quyết định mua hàng của người dùng. Nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng tin tưởng UGC hơn là các nội dung được tạo ra bởi thương hiệu, và nó có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của họ.
>>> Xem thêm: Khám phá cách sử dụng UGC để tăng tương tác và uy tín thương hiệu trên Instagram
Hình 7: Thúc đẩy nội dung do người dùng tạo ra (UGC) (Nguồn: official.shop)
4.4 Giữ chân khách hàng hiện tại
Mặc dù việc thu hút người dùng mới là quan trọng, nhưng việc giữ chân khách hàng hiện tại cũng không kém phần quan trọng. Các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận nhất khi có khách hàng quay lại, do đó việc tập trung vào các chiến lược giữ chân khách hàng là một phần quan trọng trong thiết kế website thương mại điện tử.
Một số cách để tăng khả năng giữ chân khách hàng bao gồm cung cấp các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cho khách hàng hiện tại, và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Làm nổi bật các tính năng này bằng thiết kế hấp dẫn sẽ giúp giữ chân người dùng tối đa và khuyến khích họ quay lại nền tảng của bạn.
4.5 Tạo trang sản phẩm toàn diện
Trang sản phẩm là điểm quyết định giúp người dùng đưa ra quyết định sáng suốt trong quá trình mua sắm trực tuyến. Một trang sản phẩm toàn diện cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như mô tả sản phẩm, thông số kỹ thuật, giá cả, tình trạng còn hàng và các đánh giá từ khách hàng khác.
Ngoài ra, các tính năng như hình ảnh chất lượng cao, video sản phẩm, khả năng phóng to hình ảnh, và tùy chọn xem sản phẩm từ nhiều góc độ cũng sẽ giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi mua hàng. Đảm bảo rằng trang sản phẩm của bạn dễ đọc, dễ hiểu và cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để người dùng đưa ra quyết định mua sắm.
4.6 Trả lời tất cả các câu hỏi từ khách hàng
Khi người dùng truy cập vào một nền tảng thương mại điện tử, họ thường có rất nhiều câu hỏi liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Thiết kế của bạn cần đảm bảo rằng mọi câu hỏi của người dùng đều được trả lời một cách rõ ràng và đầy đủ.
Một phần Câu hỏi thường gặp (FAQ) chi tiết và dễ truy cập là một cách tốt để giải đáp các thắc mắc phổ biến của người dùng. Ngoài ra, cung cấp mô tả giải thích chi tiết, video hướng dẫn, và khả năng so sánh sản phẩm cũng sẽ giúp người dùng cảm thấy tin tưởng hơn vào nền tảng của bạn.
4.7 Hướng dẫn người dùng bằng tín hiệu trực quan (visual cues)
Thiết kế có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dùng theo những cách tinh tế và tiềm thức. Sử dụng các tín hiệu trực quan như mũi tên, đường dẫn, khoảng trắng hoặc màu sắc để hướng sự chú ý của người dùng đến các khu vực quan trọng trên nền tảng là một kỹ thuật hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng các mũi tên hoặc đường dẫn để hướng người dùng đến các nút CTA hoặc các thông tin quan trọng. Việc sử dụng các tín hiệu này một cách thông minh sẽ giúp người dùng dễ dàng điều hướng và thực hiện các hành động mà bạn mong muốn trên nền tảng.
4.8 Sử dụng tìm kiếm và bộ lọc
Tìm kiếm và bộ lọc là những công cụ quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên các nền tảng thương mại điện tử. Đa số người dùng khi truy cập vào một trang web thương mại điện tử đã có sẵn một sản phẩm cụ thể trong đầu và họ sẽ sử dụng thanh tìm kiếm để tìm thấy sản phẩm đó một cách nhanh chóng.
Thiết kế UX cần đảm bảo thanh tìm kiếm dễ sử dụng và cung cấp kết quả chính xác, phù hợp với từ khóa người dùng nhập. Bên cạnh đó, các bộ lọc cần được thiết kế trực quan, dễ sử dụng, cho phép người dùng tinh chỉnh tìm kiếm theo các tiêu chí như giá, thương hiệu, màu sắc, kích thước, ...
Sự kết hợp hài hòa giữa tìm kiếm và bộ lọc sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm mong muốn, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm và tăng khả năng chuyển đổi trên nền tảng của bạn.
>>> Xem thêm: Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Kết luận
Tối ưu hóa Ecommerce UX Design đóng vai trò then chốt tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến hấp dẫn và hiệu quả. Bằng cách áp dụng 8 mẹo đã được MangoAds chia sẻ, bạn có thể nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời tăng cường sức cạnh tranh cho website của mình. Hãy đảm bảo rằng mọi yếu tố, từ giao diện đến tương tác, đều được thiết kế để hỗ trợ hành trình mua sắm của khách hàng một cách thuận lợi nhất. Đầu tư vào Thiết kế UX cho Thương mại điện tử chính là đầu tư vào sự phát triển bền vững và thành công lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.