Cách sử dụng UGC trên Instagram
19/04/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Bạn muốn chia sẻ bài post của khách hàng lên Instagram? Bạn muốn biết cách tìm và sử dụng nội dung của họ mà không vi phạm Điều khoản dịch vụ của Instagram?
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách để sử dụng UGC User generated content (nội dung do người dùng đóng góp trên Instagram, cách tìm UGC cũng như cách chia sẻ nó một cách hợp pháp).
Tại sao nên sử dụng Nội dung do người dùng đóng góp trên Instagram?
Trước khi đi sâu vào cách sử dụng UGC trên Instagram, chúng ta hãy thử cùng nhau tìm hiểu xem chính xác thì UGC là gì? UGC chỉ đơn giản là nội dung do người dùng đóng góp để quảng cáo hoặc giới thiệu về một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Trên Instagram, bạn có thể được gắn thẻ, được đề cập đến (@) hoặc được gửi nội dung do người khác tạo. Nội dung có thể do đối tác của bạn tạo ra, cũng có thể do các khách hàng tiềm năng hoặc người tiêu dùng của chính bạn.
Vậy tại sao bạn nên sử dụng UGC? Trước hết, đó là nội dung mà bạn không phải mất công viết mà là do người dùng thực tế trải nghiệm sản phẩm và viết giùm cho bạn và bạn chỉ việc thêm nó vào lịch đăng bài viết của mình. Thứ hai, UGC hiển thị thương hiệu của bạn từ quan điểm của khách hàng, chứ không phải của thương hiệu, điều này thể hiện tính xác thực và độ tin cậy cao hơn.
Làm thế nào để bạn xác định được nội dung tạo từ UGC sẽ tốt cho thương hiệu của bạn? Khi nội dung được tạo ra phù hợp với tông màu, phong cách và màu sắc của thương hiệu bạn thì đó chính là một chiến thắng. Và khi nội dung đó nêu bật lợi ích của sản phẩm hoặc những khía cạnh tích cực của thương hiệu thì bạn chắc chắn sẽ muốn sử dụng nó.
Hai ví dụ điển hình về các thương hiệu sử dụng UGC trên Instagram là GoPro và The Love Bomb Co., GoPro sử dụng 100% UGC trên tài khoản Instagram của họ. Họ không tạo ra một phần nội dung nào, nhưng toàn bộ nội dung trên trang Instagram của họ đều gắn kết, đúng thương hiệu và có lượt tương tác cao.
Hình 1: GoPro sử dụng 100% UGC trên Instagram
Love Bomb Co. là một công ty khác điển hình trong việc sử dụng UGC (User generated content). Dù chỉ có một vài sản phẩm nhưng nhờ vào việc tận dụng và share lại những hình ảnh thực tế mà người dùng tự trải nghiệm và chia sẻ lên instagram mà đã giúp cho Love Bomb được nhiều khách hàng chú ý hơn.
Hình 2: Love Bomb sử dụng UGC từ chính khách hàng của mình
Dù đây là những thương hiệu với dải sản phẩm có tính trực quan cao, nhưng các nguyên tắc UGC phần lớn vẫn giống nhau ngay cả với các sản phẩm phần mềm như app, web,...
Sau đây là những cách để bạn có thể khuyến khích khách hàng của bạn tạo và chia sẻ UGC một cách an toàn và phù hợp với tài khoản của bạn.
# 1: Khuyến khích khách hàng đã mua chia sẻ nội dung review dạng UGC
Hãy khuyến khích khách hàng sử dụng hashtags tên thương hiệu của bạn (#Ten_thuong_hieu_cua_ban). Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm ký tự / hoặc @ và sau đó là nội dung mà bạn cần lưu ý về thương hiệu của bạn.
Ví dụ như: công ty giày dép Allbirds sẽ bao gồm ký tự # và sau đó là tên thương hiệu Allbirds từ đó tạo thành #weareallbirds. Bạn cũng có thể tạo hashtags ở phía trước hoặc chính giữa phần profile cá nhân trên Instagram của mình để giúp người xem dễ nhìn thấy hơn.
Hình 3: Hashtag do công ty Allbirds tạo
Nếu doanh nghiệp của bạn có một địa điểm kinh doanh cố định, hãy sử dụng các bảng chỉ dẫn hoặc thậm chí là khuyến khích mọi người cùng nhau chụp ảnh tự sướng với địa điểm ấy và sau đó thì tag bạn vào. Bạn cũng có thể tổ chức các cuộc thi hoặc chương trình tặng quà với UGC như một bài kiểm tra nhỏ về khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng với bạn.
# 2: Chọn UGC phù hợp để chia sẻ trên Instagram
Khi mọi người bắt đầu chia sẻ UGC trên Instagram, bạn sẽ bắt đầu đặt câu hỏi nên tìm nó ở đâu. Nếu bạn sử dụng hashtag có thương hiệu, hãy thường xuyên kiểm tra hashtag để xem mọi người đang tạo nội dung gì về thương hiệu của bạn.
Hình 4: Sử dụng hashtags để tăng lượt tương tác và theo dõi
Nếu khách hàng của bạn @ nhắc đến bạn, bạn sẽ nhận được thông báo ngay lập tức rằng ai đó đã tạo nội dung về thương hiệu của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ phân tích mạng xã hội (Social Listening) nhằm dễ dàng tìm ra tên thương hiệu, lượt đề cập hoặc thẻ bắt đầu bằng # trên mạng xã hội và từ đó biết được những nội dung mà mọi người đang tạo.
Một lời khuyên cho bạn đó là khi chọn nội dung UGC để chia sẻ, hãy chọn lọc thật cẩn thận. Chọn nội dung phù hợp với thương hiệu của bạn hay với thông điệp mà bạn muốn truyền tải đặc biệt là những nội dung đó phải tương thích với phong cách thẩm mỹ của bạn. Tuyệt đối không chia sẻ những thứ không phù hợp với giọng nói, giọng điệu hay phong cách thương hiệu bạn.
Bên cạnh đó bạn cũng nên cảnh giác với việc chia sẻ các bài post có trẻ em trong đó, trừ khi thương hiệu của bạn đang nhắm mục tiêu đến các bậc cha mẹ có con. Nhiều bậc cha mẹ không thích việc hình ảnh của con mình bị chia sẻ công khai trên mạng.
Nếu nội dung bài post bao gồm rượu hoặc bất kỳ chất kích thích nào, thì hãy đảm bảo rằng những nhân vật xuất hiện trong bài post ấy đều nằm trong độ tuổi hợp pháp.
# 3: Yêu cầu quyền chia sẻ UGC trên Instagram
Khi bạn đã quyết định UGC nào bạn muốn chia sẻ, bạn sẽ cần phải xin phép bằng trước khi đăng lại nó. Nếu không, bạn có thể bị kiện do dùng nội dung mà không được phép.
Đối với các bài post được tìm thấy trong phần search của instagram, bạn có thể xin phép người dùng bằng cách gửi tin nhắn riêng hoặc comment dưới bài viết của họ. Hãy thông báo với khách là bạn rất thích bài viết của khách và xin share về profile của cty mình. Sau đó bạn có thể đề cập đến vấn đề chia sẻ bài post bằng cách hỏi trực tiếp họ là: "Hình này dễ thương quá, cho phép mình chia sẻ nha?" Sau khi được phép, bạn có thể đăng nội dung lên tài khoản của mình nhưng bạn vẫn nên @ chú thích và / hoặc tag người tạo ban đầu.
Hình 5: Bạn nên chủ động xin phép người viết trước khi chia sẻ lại bài post
Chia sẻ câu chuyện có một chút gì đó không ổn nhưng vẫn được coi là an toàn vì nó giữ lại nội dung gốc trong phần chia sẻ nên không cần sự cho phép rõ ràng theo cách trên. Tuy nhiên, MangoAds vẫn khuyến khích bạn xin phép trước khi đăng lại.
Nếu bạn nghi ngờ về việc chia sẻ lại một phần nội dung nhất định trên Instagram, bạn luôn có thể gửi tin nhắn trực tiếp cho người tạo nội dung gốc để xem có ổn không. Nhưng nói chung, nếu mọi người đang gắn thẻ bạn trong nội dung của họ, họ sẵn sàng chia sẻ nội dung đó.
# 4: Chia sẻ UGC lên Instagram Feed và Stories
Bây giờ, hãy nói về một số công cụ bạn có thể sử dụng để chia sẻ UGC trên Instagram
Đối với nguồn cấp dữ liệu, có một số ứng dụng miễn phí được dùng để đăng lại bài viết đã từng xuất hiện. Các ứng dụng này có thể chụp lại bài post, hình ảnh sau đó nó sẽ chú thích nguồn gốc của bài và cho phép bạn đăng nội dung lên trang Instagram của riêng mình. Các ứng dụng này cũng sẽ thêm hình mờ với tên người dùng của tài khoản ban đầu vào bài viết.
Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng ảnh chụp màn hình để chia sẻ UGC ngày càng phổ biến và dễ dàng hơn so với hầu hết các công cụ đăng lại. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được miễn là bạn có quyền và vẫn gắn thẻ người dùng ban đầu.
Đối với phần stories trên Instagram, hiện tại đã có tính năng chia sẻ tích hợp cho phép bạn chia sẻ những câu chuyện mà bạn đã được gắn thẻ (được tag) trực tiếp vào Stories của riêng bạn. Nếu bạn không được gắn thẻ trong câu chuyện, sẽ không dễ dàng để đăng lại câu chuyện đó cho riêng bạn. Bạn sẽ phải chụp màn hình ảnh hoặc video và được người tạo nội dung cho phép rõ ràng để đăng ảnh vì bạn đã không sử dụng công cụ chia sẻ trong ứng dụng gốc.
Kết luận
Việc tạo nội dung rất khó và có thể tốn nhiều thời gian, đặc biệt là trên các nền tảng trực quan như Instagram. Đó là lý do mà UGC ra đời. Chia sẻ UGC từ khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của bạn có thể là một cách tuyệt vời để mang đến cho người đọc những nội dung hữu ích, đồng thời nó còn giúp giới thiệu câu chuyện của khách hàng đến với người tiêu dùng của bạn.