Topical authority (thẩm quyền chuyên đề) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng và tăng lượng truy cập cho trang web. Topical authority không chỉ giúp bạn trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy mà còn là công cụ mạnh mẽ để cải thiện sự hiện diện trực tuyến của bạn. Trong bài viết này, MangoAds sẽ cùng bạn tìm hiểu về topical authority và cách áp dụng chiến lược semantic SEO hiệu quả.
1. Topical authority là gì?
Topical Authority là độ tin cậy, sức mạnh và tính thẩm quyền của một website trong một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể.
Thẩm quyền này được xây dựng thông qua việc liên tục xuất bản nội dung chất lượng cao, toàn diện và bao quát nhiều khía cạnh khác nhau của chủ đề đó. Thay vì chỉ tập trung vào từ khóa riêng lẻ, Topical authority nhấn mạnh vào việc tạo ra một mạng lưới nội dung liên kết và logic, đáp ứng mọi truy vấn liên quan đến chủ đề.
Hình 1: Topical authority là gì? (Nguồn: marketingarsenal.io)
Lưu ý:
- Topical Authority khác với các chỉ số Domain Authority (DA) hay Domain Rating (DR), và các chỉ số này thường được sử dụng cùng nhau để phân tích chất lượng của một website.
- Topical Authority phản ánh mức độ tập trung của website đối với một chủ đề được xác định trước, do đó một website sở hữu nhiều lưu lượng truy cập chưa chắc đã có chỉ số Topical Authority cao.
2. Tại sao Topical authority lại quan trọng đối với SEO?
Topical authority có vai trò quan trọng trong SEO vì nó giúp trang web của bạn phù hợp với mục tiêu của Google, đó là cung cấp nội dung chất lượng và hữu ích cho người dùng.
2.1 Quản lý nội dung web
Google phải quản lý hàng nghìn nội dung trên internet, để làm việc này hiệu quả, Google phân nội dung thành các chủ đề hoặc miền kiến thức (Domain Knowledge). Điều này giúp công cụ tìm kiếm liên kết các truy vấn (queries) với các chủ đề cụ thể và xếp hạng các trang web có thẩm quyền (authority) trong chủ đề đó. Bằng cách trở thành nguồn thẩm quyền (authoritative sources) trong lĩnh vực của mình, trang web của bạn sẽ được Google ưu tiên xếp hạng cao hơn.
Quản lý nội dung web một cách hiệu quả giúp Google tiết kiệm tài nguyên và cung cấp kết quả tìm kiếm chất lượng cao cho người dùng. Khi nội dung được phân loại theo các miền kiến thức (knowledge domains), Google có thể nhanh chóng liên kết các truy vấn với các trang web có thẩm quyền, đảm bảo rằng người dùng nhận được câu trả lời chính xác và đáng tin cậy. Từ đó giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và nâng cao uy tín của trang web trong mắt công cụ tìm kiếm.
2.2 Giảm nội dung rác
Với sự gia tăng của nội dung do AI tạo ra, lượng nội rác dung trên internet ngày càng nhiều. Google phải đối mặt với thách thức này và cố gắng giảm thiểu nội dung rác bằng cách tập trung vào các trang web chất lượng. Vì vậy, xây dựng Topical authority sẽ giúp Google dễ dàng nhận diện trang web của bạn là nguồn thông tin đáng tin cậy, từ đó nâng cao thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
Giảm nội dung rác là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện chất lượng tìm kiếm. Khi Google có thể xác định và ưu tiên các trang web có Topical authority, các trang web chất lượng thấp và nội dung không liên quan sẽ bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm. Từ đó, giúp người dùng tìm kiếm thông tin chính xác và đáng tin cậy hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các trang web có nội dung chất lượng cao phát triển.
3. Topical authority hoạt động như thế nào?
Topical authority hoạt động dựa trên việc Google phân loại thông tin trong chỉ mục của mình thành các miền kiến thức và xác định các trang web có thẩm quyền trong từng lĩnh vực kiến thức đó.
3.1 Phân loại thông tin thành các knowledge domain (miền kiến thức)
Google, như một công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa, không chỉ đơn thuần lập chỉ mục nội dung mà còn phân loại thông tin theo các chủ đề rộng lớn, được gọi là knowledge domains. Các miền kiến thức này đại diện cho các lĩnh vực thông tin cụ thể mà Google tổ chức dữ liệu để cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và có liên quan. Mỗi miền kiến thức chứa một tập hợp các thành phần quan trọng, bao gồm:
Hình 2: Phân loại thông tin thành các knowledge domain (Nguồn: MangoAds)
- Queries (Truy vấn): Các câu hỏi và yêu cầu mà người dùng thường tìm kiếm liên quan đến miền kiến thức đó.
- Entities (Thực thể): Các đối tượng cụ thể, chẳng hạn như người, địa điểm, sự kiện hoặc tổ chức, có liên quan đến chủ đề.
- Layout Designs (Thiết kế giao diện): Cách mà thông tin về các chủ đề được tổ chức và trình bày trên các trang web.
- Search Patterns (Mẫu tìm kiếm): Các xu hướng và kiểu tìm kiếm phổ biến liên quan đến miền kiến thức.
- User Segments (Phân khúc người dùng): Các nhóm người dùng có đặc điểm và nhu cầu tìm kiếm tương tự trong miền kiến thức.
Google không chỉ phân loại thông tin theo các miền kiến thức mà còn đánh giá các trang web dựa trên mức độ specialty (chuyên môn), authority (thẩm quyền), và coverage (phạm vi bao phủ) trong từng miền kiến thức.
Điều này diễn ra qua các bước sau:
- Specialty (Chuyên môn): Google phân tích nội dung và cấu trúc của trang web để xác định mức độ chuyên môn mà trang web đó có trong một lĩnh vực cụ thể.
- Authority (Thẩm quyền): Trang web được đánh giá dựa trên uy tín và sự tin cậy trong chủ đề mà nó đề cập. Các yếu tố như độ tin cậy của nguồn thông tin, các backlink, và sự công nhận trong cộng đồng chuyên môn đều ảnh hưởng đến thẩm quyền của trang web.
- Coverage (Phạm vi bao phủ): Đây là mức độ mà trang web bao quát các khía cạnh khác nhau của chủ đề trong miền kiến thức. Một trang web có phạm vi bao phủ rộng thường sẽ có nhiều nội dung liên quan đến các chủ đề con và mối liên hệ của chúng.
Chiến lược Authority SEO nhằm mục tiêu biến trang web của bạn thành nguồn thẩm quyền hàng đầu trong lĩnh vực của bạn bằng cách:
- Đáp ứng nhiều truy vấn: Cung cấp câu trả lời toàn diện và chính xác cho các câu hỏi của người dùng.
- Đáp ứng nhiều mục đích tìm kiếm: Đáp ứng không chỉ các truy vấn cụ thể mà còn các nhu cầu tìm kiếm rộng hơn.
- Trình bày thông tin hợp lý: Tổ chức thông tin theo cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm.
Thực hiện các chiến lược này giúp tăng khả năng trang web của bạn xuất hiện ở các vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm và được tin cậy để trả lời nhiều câu hỏi hơn trong các trang kết quả tìm kiếm.
3.2 Yếu tố quyết định tính thẩm quyền của Website
Các công cụ tìm kiếm đánh giá thẩm quyền của một trang web dựa trên tính chuyên môn, thẩm quyền. Các trang web có thẩm quyền cao thường có nội dung chuyên sâu, được tổ chức logic và dễ dàng điều hướng.
Hình 3: Tiêu chí đánh giá tính thẩm quyền của 1 website(Nguồn: MangoAds)
Một trang web có thẩm quyền thường có các yếu tố sau:
- Nội dung chất lượng cao: Bài viết, bài báo và các loại nội dung khác phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, viết rõ ràng và cung cấp giá trị thực sự cho người đọc. Trang web cần thể hiện sự chuyên môn sâu trong lĩnh vực cụ thể, cung cấp thông tin chi tiết và toàn diện về chủ đề đó.
- Internal Link hợp lý: Liên kết giữa các trang trên cùng một trang web giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan và giúp công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc nội dung của trang web.
- Thiết kế thân thiện với người dùng: Trang web nên có thiết kế rõ ràng, dễ điều hướng và thân thiện với thiết bị di động để người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
- Uy tín và độ tin cậy: Nội dung nên được viết bởi các chuyên gia trong lĩnh vực và trang web nên có các liên kết đến và từ các nguồn uy tín khác.
Để xây dựng một trang web có thẩm quyền, cần chú trọng vào việc cung cấp nội dung chất lượng cao và chính xác. Trang web cũng phải được tổ chức tốt và nhận được phản hồi tích cực từ người dùng. Việc tối ưu hóa SEO và xây dựng liên kết từ các nguồn uy tín sẽ góp phần nâng cao vị trí của trang trong kết quả tìm kiếm.
>>> Xem thêm: Cách xây dựng yếu tố thẩm quyền của một website
4. 3 bước xây dựng Topical Authority
Để trở thành nguồn thông tin uy tín trong một lĩnh vực cụ thể, việc xây dựng Topical Authority là rất quan trọng. Bạn cần tập trung vào việc cung cấp nội dung chất lượng và sâu sắc, đồng thời xây dựng uy tín thông qua các liên kết và phản hồi tích cực từ người dùng. Để xây dựng thẩm quyền chủ đề, bạn cần thực hiện các bước sau:
Hình 4: 3 bước xây dựng Topical Authority (Nguồn: MangoAds)
4.1 Xác định thứ bậc chủ đề/chủ đề phụ
Bước đầu là thiết lập cấu trúc nội dung của bạn bằng cách chia nhỏ thành các chủ đề và chủ đề phụ. Mục tiêu là tạo ra một hệ thống phân cấp nội dung mà cả người dùng và công cụ tìm kiếm đều dễ hiểu, và tích hợp cấu trúc này vào kiến trúc trang web (site architecture) của bạn.
- Phân Tích Cấu Trúc Trang Web Của Đối Thủ
Một cách dễ dàng để xác định cách chia nhỏ chủ đề là phân tích cấu trúc của các đối thủ thành công trong lĩnh vực của bạn. Tìm kiếm các trang web nổi bật trong ngành và xem cách họ tổ chức nội dung. Google có thể ưu tiên các trang này vì chúng có cấu trúc nội dung hợp lý và dễ hiểu cho máy móc.
Hãy xem xét Menu và URL structure, Breadcrumbs, Internal links của các đối thủ. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm “pet food” trên Google, bạn có thể thấy trang web thương mại điện tử như chewy.com. Xem cách họ phân loại các chủ đề thức ăn cho thú cưng thành các loại như: Dog, Cat, Fish, Bird, Small pet, Reptile, Farm animal, Horse, Pharmacy, Pet parents.
Hình 5: Ví dụ phân tích cấu trúc trang web của đối thủ (Nguồn: similarweb.com)
Mỗi chủ đề lớn được chia nhỏ thành các chủ đề phụ. Ví dụ, chủ đề “Dog” được phân thành các mục như: Food, Treats, Supplies
- Kiểm tra Google’s Knowledge Panels
Để hiểu cách Google phân loại và tổ chức thông tin, hãy kiểm tra Google's Knowledge Panels. Bảng này cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách Google hiểu và phân loại các chủ đề. Ví dụ, tìm kiếm “Jean Sibelius” có thể cho thấy Google phân chia chủ đề thành các mục như: Overview, Compositions, Listen, Videos, Tone Poems
Để xây dựng nội dung xung quanh các chủ đề phụ, bạn có thể tập trung vào các mục như “Compositions” và “Tone poems” thay vì các mục tổng quan hoặc nghe, video.
Hình 6: Kiểm tra Google’s Knowledge Panels (Nguồn: similarweb.com)
4.2 Nghiên cứu truy vấn liên quan đến chủ đề
Sau khi bạn đã thiết lập cấu trúc nội dung của trang web, bao gồm các danh mục và chủ đề phụ, bước tiếp theo là liệt kê tất cả các truy vấn mà người dùng có thể tìm kiếm liên quan đến các chủ đề hoặc miền kiến thức của bạn. Danh sách truy vấn càng đầy đủ, khả năng xếp hạng cho các chủ đề đó càng cao. Dưới đây là ba phương pháp chính để xác định các truy vấn liên quan:
- Tìm kiếm truy vấn thông qua nghiên cứu từ khóa: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa để nhanh chóng tạo ra danh sách các truy vấn tìm kiếm phổ biến và liên quan đến chủ đề của bạn.
Hình 7: Tìm kiếm truy vấn thông qua nghiên cứu từ khóa (Nguồn: similarweb.com)
- Phát hiện khoảng trống nội dung bằng cách phân tích khoảng cách từ khóa: So sánh trang web của bạn với các đối thủ cạnh tranh để tìm những từ khóa mà bạn chưa bao phủ nhưng đối thủ của bạn đang nhắm đến.
Hình 9: Phát hiện khoảng trống nội dung bằng cách phân tích khoảng cách từ khóa (Nguồn: similarweb.com)
- Tìm từ khóa chủ đề qua phân tích tính năng SERP: Xem xét các tính năng trên SERP của Google, như hộp "Mọi người cũng hỏi", "Mọi người cũng tìm kiếm", và các gợi ý tự động. Những tính năng này cung cấp cái nhìn về các truy vấn liên quan mà người dùng thực sự quan tâm trong lĩnh vực của bạn.
Áp dụng những phương pháp này sẽ giúp bạn xây dựng một danh sách truy vấn toàn diện, từ đó nâng cao khả năng xếp hạng và hiệu quả SEO của trang web.
4.3 Lên kế hoạch cho nội dung
Dựa trên danh sách các truy vấn đã nghiên cứu, lên kế hoạch cho nội dung của bạn. Xác định những chủ đề cần được bao quát và tạo ra các bài viết chất lượng cao, cung cấp thông tin chi tiết và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Lên kế hoạch cho nội dung không chỉ đơn giản là viết bài viết. Bạn cần phải tạo ra một chiến lược nội dung toàn diện, bao gồm:
- Lịch đăng bài: Xác định thời gian và tần suất đăng bài để duy trì sự nhất quán và tương tác với người dùng.
- Loại nội dung: Quyết định loại nội dung nào phù hợp với từng chủ đề, chẳng hạn như bài viết blog, video, infographics hay podcast.
- Phân phối nội dung: Xác định các kênh phân phối nội dung như mạng xã hội, email marketing hay các trang web liên kết để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Ngoài việc lập kế hoạch chi tiết cho nội dung, hãy đảm bảo theo dõi và phân tích hiệu quả của các bài viết để điều chỉnh chiến lược khi cần. Đánh giá các chỉ số như lượng truy cập, tỷ lệ tương tác và phản hồi của người dùng sẽ giúp bạn tối ưu hóa nội dung và nâng cao hiệu quả chiến lược nội dung của bạn.
>>> Xem thêm: Cách lên kế hoạch content hiệu quả nhất hiện nay
5. Đo lường Topical Authority
Để đảm bảo rằng chiến lược của bạn đang hoạt động hiệu quả, cần thực hiện đo lường thẩm quyền chủ đề. Thực hiện phân tích định kỳ sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về hiệu quả của các bài viết và cách chúng ảnh hưởng đến thẩm quyền của trang web.
5.1 Phân tích bối cảnh cạnh tranh (competitive landscape)
Phân tích bối cảnh cạnh tranh giúp bạn đánh giá vị trí của trang web mình so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Đơn giản, bạn có thể so sánh traffic, từ khóa xếp hạng và cấu trúc nội dung với các đối thủ, việc này giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến lược hiện tại.
Qua việc so sánh này, bạn có thể nhận diện các điểm mạnh và yếu của mình, từ đó tìm ra cơ hội cải thiện. Ví dụ, nếu đối thủ của bạn xếp hạng cao hơn cho các từ khóa quan trọng, bạn có thể điều chỉnh nội dung và chiến lược SEO của mình để nâng cao thứ hạng và thu hút nhiều người dùng hơn.
Hình 10: Phân tích bối cảnh cạnh tranh (Nguồn: similarweb.com)
>>> Tìm hiểu thêm: Phân tích đối thủ cạnh tranh SEO như thế nào ?
5.2 Theo dõi thứ hạng theo chủ đề
Vì thẩm quyền theo chủ đề là chiến lược nhằm tăng cường thứ hạng cho các từ khóa trong lĩnh vực của bạn, việc theo dõi hiệu quả của các nỗ lực là rất quan trọng. Đối với các trang web tập trung vào một chủ đề cụ thể, việc này có thể đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu bạn nhắm mục tiêu vào nhiều chủ đề hoặc có nhiều chủ đề phụ, việc theo dõi hiệu quả có thể trở nên phức tạp hơn.
Hình 11: Theo dõi thứ hạng theo chủ đề (Nguồn: similarweb.com)
Theo dõi tất cả các chủ đề trong một chiến dịch duy nhất có thể không cung cấp cái nhìn rõ ràng về hiệu quả của từng chủ đề. Để đo lường thành công một cách hiệu quả, bạn cần sử dụng công cụ theo dõi thứ hạng để giám sát sự thay đổi trong thứ hạng từ khóa theo từng chủ đề và chủ đề phụ. Việc phân tích này sẽ giúp bạn nhận diện các xu hướng, điều chỉnh chiến lược nội dung và đảm bảo rằng chiến lược của bạn luôn phù hợp và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu 9 công cụ theo dõi từ khóa tốt nhất
Kết luận
Topical authority đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao SEO và tỷ lệ chuyển đổi của trang web. Xây dựng nội dung chất lượng và toàn diện giúp cải thiện thẩm quyền chủ đề, từ đó nâng cao thứ hạng tìm kiếm và tạo dựng uy tín trong lĩnh vực của bạn. Áp dụng chiến lược mà MangoAds đã cung cấp sẽ thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn và hỗ trợ sự phát triển bền vững cho trang web của bạn. Đừng bỏ lỡ cơ hội để tối ưu hóa chiến lược SEO của bạn và đạt được thành công lâu dài.
>>> Chiến lược xây dựng Topical Authority xây dựng uy tín trong website
Nếu bạn đang có nhu cầu phát triển website bền vững và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, hãy điền form liên hệ bên dưới để MangoAds tư vấn lộ trình tối ưu SEO, giúp website của bạn lên top Google, tăng lượt truy cập và cải thiện doanh thu ngay hôm nay!