Cấu trúc Silo là một trong những chiến lược phổ biến và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu tối ưu hóa nội dung cho SEO là thông qua. Chiến lược Cấu trúc Silo không chỉ giúp cải thiện cấu trúc trang web mà còn tăng cường khả năng tìm kiếm và sự liên quan của nội dung. Dựa trên bài viết dưới đây, hãy cùng MangoAds tìm hiểu chi tiết về chiến lược Cấu trúc Silo và cách tổ chức, tối ưu hóa nội dung để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Cấu trúc Silo là gì?
Cấu trúc silo là một hệ thống tổ chức nội dung website theo một cách logic và khoa học. Nó giúp phân chia nội dung thành các nhóm có mối quan hệ rõ ràng, từ đó tạo ra một cấu trúc website mạch lạc và dễ điều hướng. Hiểu đơn giản cấu trúc này sẽ nhóm các trang có cùng nội dung để thông tin với nhau.
Hình 1: Cấu trúc silo là gì? (Nguồn: thenaynhe.com)
Khái niệm này bắt nguồn từ việc sắp xếp nội dung theo một cấu trúc phân cấp (hierarchical structure), nơi các chủ đề hoặc danh mục lớn ở trên cùng và các chủ đề phụ hoặc trang cụ thể nằm dưới chúng. Mỗi nhóm chủ đề này được gọi là một "silo" và các nội dung trong mỗi silo có sự kết nối chặt chẽ.
Hình 2: Minh họa cấu trúc phân tầng - hierarchical structure (Nguồn: crowjack.com)
Ví dụ: Cấu trúc silo về danh mục các loại bánh tại website chính thức sẽ được phân bổ:
- Bánh kem vị dâu
- Bánh kem vị socola
- Bánh kem vị vani
- Bánh kem vị xoài
2. Tầm quan trọng của cấu trúc Silo
Có thể nói cấu trúc Silo giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ngữ cảnh và mức độ liên quan của nội dung trên trang web. Khi nội dung được sắp xếp theo một cách có tổ chức và liên quan, các công cụ tìm kiếm như Google có thể dễ dàng xác định được chủ đề chính và phụ của trang web, từ đó cải thiện khả năng hiển thị thứ hạng tìm kiếm.
Ngoài ra, việc phân chia nội dung theo cụm cũng giúp người đọc dễ nắm bắt và hình dung hơn. Việc điều hướng cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Hình 3: Tại sao cấu trúc silo lại quan trọng? (Nguồn: vietnix.vn)
3. Các thành phần chính của một cấu trúc Silo
Hình 4: Phân loại cấu trúc silo (Nguồn: MangoAds)
3.1. Silo vật lý
Silo vật lý được xây dựng bằng cách phân chia website thành các thư mục và thư mục con, tương ứng với các chủ đề chính và phụ. Có thể hiểu silo vật lý là một phương pháp cấu trúc website dựa trên hệ thống thư mục URL. Bằng cách tạo các thư mục chứa các trang có cùng chủ đề, chúng ta xây dựng một hệ thống phân cấp rõ ràng.
Ví dụ: Bài viết được MangoAds đặt trong danh mục learn:
Còn bài viết về Xu hướng công nghệ hiện hành 2024 trong Learn có URL:
3.2. Silo ảo
Silo ảo là cách chúng ta liên kết các trang web có cùng chủ đề với nhau dựa trên internal link. Thay vì thay đổi cấu trúc website, chúng ta chỉ cần kết nối các trang này lại. Những liên kết này sẽ hướng dẫn Googlebot hiểu rõ hơn về cách tổ chức nội dung trên website theo các chủ đề cụ thể.
Ví dụ: Bạn xây dựng nội dung chủ đề về bánh kem, lúc này silo “bánh kem” sẽ được liên kết giữa các bài viết:
- Bánh kem vị dâu
- Banh kem vị dưa lưới
- Bánh kem socola
- Bánh kem việt quất
4. 7 Bước xây dựng cấu trúc Silo hiệu quả
Để xây dựng một Cấu trúc Silo hiệu quả , bạn cần thực hiện đầy đủ các bước dưới đây:
Hình 5: 7 Bước xây dựng cấu trúc silo hiệu quả (Nguồn: MangoAds)
4.1. Nghiên cứu từ khóa và ý định người dùng
Chiến dịch marketing chỉ thành công khi, bạn nói cùng một ngôn ngữ với khách hàng của mình. Từ đó ta thấy nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng để hiểu ngôn ngữ và truy vấn mà đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng để tìm kiếm thông tin.
Mục tiêu của nghiên cứu từ khóa là khám phá những từ khóa liên quan mà khách hàng tiềm năng đang sử dụng để tìm kiếm thông tin. Từ đó, định hình cấu trúc Silo một cách logic và hiệu quả. Khi nghiên cứu từ khóa, bạn nên tập trung vào loại từ khóa chính: từ khóa chính, từ khóa phụ và từ khóa dài.
Từ khóa chính dùng làm nền tảng cho chủ đề lớn, từ khóa phụ làm rõ nội dung chi tiết cho từng trang và từ khóa dài để tạo nội dung chất lượng, chi tiết đáp ứng nhu cầu người đọc. Những từ khóa được chọn nên có mối quan hệ mật thiết để xây dựng các nhóm chủ đề thống nhất cho cấu trúc Silo.
Bạn nên tìm hiểu sâu hơn về ý định của người dùng, chẳng hạn như thông tin hoặc giải pháp cụ thể mà người dùng đang tìm kiếm khi họ sử dụng các từ khóa này.
4.2. Tạo cụm chủ đề (Topic Clusters)
Bạn cần chia các chủ đề đã xác định thành các silo sau đó nhóm chúng để đại diện cho một chủ đề chính. Những chủ đề này là điều mà khách hàng quan tâm và liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Ví dụ, với trang web Klook Việt Nam, các chủ đề chính có thể là Tour và trải nghiệm, Vé tham quan, Điểm đến, Khách sạn,...
Phát triển pillar content cho mỗi Silo sẽ là nền tảng cho toàn bộ chủ đề của bạn. Chúng cung cấp thông tin sâu rộng và bao quát về chủ đề, giúp người đọc hiểu rõ và có thể truy cập vào các thông tin chi tiết hơn.
Ví dụ: Với chủ đề “Du lịch mạo hiểm", bạn có thể viết một bài tổng quan về các loại hình du lịch mạo hiểm phổ biến như leo núi, lặn biển, nhảy dù.
Ngoài ra, bạn cần tìm những chủ đề phụ liên quan để hỗ trợ bổ sung. Ví dụ như chủ đề phụ cho "Du lịch mạo hiểm" có thể bao gồm các bài viết về kinh nghiệm leo núi ở từng địa điểm cụ thể, mẹo an toàn khi lặn biển, hoặc những thiết bị cần thiết cho nhảy dù.
4.3. Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch
Để xây dựng cấu trúc silo thành công, trước hết bạn cần xác định rõ mục tiêu và đối tượng khách hàng dành cho website của bạn.. Sau cùng, bạn cần chọn những chủ đề chính phù hợp với cácmục tiêu và đối tượng đã nêu trên.
Hãy xây dựng một lộ trình nội dung cụ thể cho mỗi silo. Lộ trình này nên bao gồm: tiêu đề bài viết, từ khóa mục tiêu, loại hình nội dung và ngày đăng dự kiến.
4.4. Thiết kế cấu trúc Website
Thiết kế cấu trúc website là quá trình xây dựng hệ thống liên kết giữa các trang web. Trong mô hình Silo, việc định nghĩa rõ ràng và độc lập cho từng silo là yếu tố cốt lõi để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Hãy hình dung cấu trúc Silo như một cái cây. Trang chủ là gốc, các chủ đề chính là những nhánh lớn, và các trang con là những nhánh nhỏ. Mỗi nhánh đều mang một chủ đề riêng biệt và được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
4.5. Internal link linh hoạt
Internal link là một yếu tố then chốt của việc xây dựng website và cấu trúc silo. Vậy nên hãy sử dụng chúng một cách thông minh. Dưới đây là một vài lợi ích khi kết hợp internal trong cấu trúc silo.
- Tối ưu hóa cấu trúc website: Tăng cường liên kết ngữ nghĩa giữa các trang trong cùng một silo, tạo nên một mạng lưới nội dung chặt chẽ và dễ dàng truy cập.
- Phân phối PageRank hiệu quả: Cân bằng chỉ số PageRank trong nội bộ, giúp các trang quan trọng nhận được sự ưu tiên cần thiết.
- Nâng cao khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm: Cải thiện khả năng thu thập thông tin và hiểu nội dung của các bot tìm kiếm, từ đó thúc đẩy thứ hạng từ khóa
Tuy nhiên, khi xây dựng internal link theo cấu trúc silo, bạn cần chú ý:
- Liên kết từ trang chủ: Tạo liên kết rõ ràng từ trang chủ đến các trang chủ đề chính của mỗi silo, giúp định hướng người dùng và công cụ tìm kiếm về cấu trúc thông tin của website.
- Liên kết nội bộ trong silo: Xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ giữa trang chủ đề và các trang con trong cùng một silo, tăng cường tín hiệu về sự liên quan và tầm quan trọng của các chủ đề.
- Hạn chế liên kết chéo: Giảm thiểu các liên kết trỏ từ silo này sang silo khác, nhằm duy trì sự tập trung của mỗi silo và tránh làm loãng giá trị của các liên kết nội bộ.
4.6. Tối ưu hóa nội dung
Để cấu trúc silo nội dung phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần tập trung vào việc tối ưu hóa từng phần nội dung Bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo các thẻ tiêu đề, mô tả meta hấp dẫn hay sử dụng thẻ heading tags hợp lý.
Song song đó, hãy tập trung vào việc sản xuất nội dung chất lượng cao, đáp ứng giá trị của người dùng yêu cầu. Đảm bảo nội dung của bạn được tối ưu hóa cho điện thoại thông minh và thiết bị di động để phục vụ cho số lượng người dùng thiết bị di động ngày càng tăng.
4.7. Theo dõi và điều chỉnh chiến lược
Một cấu trúc Silo tốt cần phải linh hoạt và có khả năng thích ứng với những thay đổi về xu hướng và hành vi của người dùng. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả của chiến lược, đánh giá và điều chỉnh khi cần thiết.
Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất của các trang trong mỗi silo, xác định các điểm mạnh và yếu, từ đó đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa chiến lược nội dung của bạn.
Kết luận
Tóm lại, cấu trúc silo là một công cụ mạnh mẽ trong việc tổ chức và tối ưu hóa nội dung cho SEO. Bằng cách hiểu và áp dụng đúng cách, bạn có thể cải thiện cấu trúc trang web, tăng cường khả năng tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm người dùng. Với bài viết MangoAds chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về một cấu trúc cấu trúc silo hiện đại, linh hoạt và hiệu quả, từ việc áp dụng vào hoạt động kinh doanh, bạn không chỉ đạt được kết quả SEO tốt hơn mà còn xây dựng được thẩm quyền và uy tín cho thương hiệu của mình.
Xem thêm:
>>> Hướng dẫn audit website tăng tỉ lệ chuyển đổi
>>> Tìm hiểu 9 bước xây dựng chiến lược SEO thành công
>>> Marketing Attribution là gì? Chìa khóa để hiểu và tối ưu hành trình khách hàng