Quản lý hiệu quả crawl budget (ngân sách thu thập dữ liệu) giúp Google và các công cụ tìm kiếm tập trung vào những nội dung quan trọng nhất trên website. Nhờ đó, tốc độ index được cải thiện, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên máy chủ. Trong bài viết này, hãy cùng MangoAds tìm hiểu cách tối ưu ngân sách thu thập dữ liệu để nâng cao hiệu suất SEO cho website.
1. Tổng quan về Crawl Budget
Crawl Budget là khái niệm cần hiểu rõ khi quản trị website, đặc biệt là các trang có lượng nội dung lớn. Khái niệm này quyết định sự hiệu quả của việc thu thập dữ liệu và xuất hiện của website trên các công cụ tìm kiếm như Google.
1.1 Crawl Budget là gì ?
Google Crawl Budget là tốc độ hay số lượng URL mà Googlebot dành để thu thập trên website trong một “khung thời gian” nhất định.
Ngân sách này không phải vô hạn mà bị giới hạn bởi nhiều yếu tố bao gồm khả năng xử lý của máy chủ, tần suất cập nhật nội dung và tầm quan trọng của trang web đối với công cụ tìm kiếm. Ví dụ, một website lớn như eBay với hàng triệu sản phẩm sẽ có ngân sách crawl cao hơn nhiều so với một blog cá nhân chỉ có vài trăm bài viết.
Hình 1: Ngân sách Crawl là gì ? (Nguồn: Internet)
Như vậy, việc hiểu và quản lý tốt hai yếu tố này sẽ giúp tối ưu hóa ngân sách crawl, từ đó đảm bảo rằng các trang quan trọng của bạn luôn được Googlebot thu thập dữ liệu một cách hiệu quả.
1.2 Tác động của ngân sách crawl đến quá trình index
Đây là bước khởi đầu trong quy trình lập chỉ mục của công cụ tìm kiếm. Googlebot sẽ thu thập dữ liệu từ các trang web và gửi dữ liệu về máy chủ để phân tích. Dựa trên các yếu tố như nội dung, cấu trúc và mức độ phù hợp với các tiêu chí tìm kiếm, sau đó quyết có nên được lập chỉ mục hay không.
Tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo các trang mới hoặc các thay đổi trên website được lập chỉ mục nhanh chóng và hiệu quả.
Mặt khác, nếu tối ưu hóa tốt ngân sách thu thập, các công cụ tìm kiếm sẽ tập trung vào các trang quan trọng, giúp chúng được lập chỉ mục nhanh hơn và từ đó cải thiện hiệu suất SEO tổng thể. Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng tốc quá trình hiển thị nội dung mới lên kết quả tìm kiếm, đồng thời tăng cơ hội đạt thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
2. Các phương pháp tối ưu ngân sách thu thập dữ liệu
Để tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu, bạn cần áp dụng các phương pháp cụ thể để quản lý tài nguyên mà Googlebot có thể tiêu tốn khi thu thập dữ liệu từ trang web của bạn. Dưới đây là 9 bước cơ bản giúp bạn thực hiện điều này một cách hiệu quả.
Bước 1: Chặn URL với tham số không cần thiết bằng robots.txt
Một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để tối ưu hóa ngân sách thu thập là sử dụng tệp robots.txt để chặn các URL không cần thiết.
Ví dụ, các trang kết quả tìm kiếm nội bộ hoặc các trang có tham số lọc như /?q= hoặc /?color= có thể tạo ra hàng ngàn biến thể của cùng một trang. Các URL này không mang lại nội dung độc đáo và gây lãng phí tài nguyên khi Googlebot thu thập dữ liệu. Thực hiện chặn các URL này trong robots.txt, bạn có thể hướng Googlebot tập trung vào các trang quan trọng hơn. Ví dụ, bạn có thể thêm dòng lệnh sau vào robots.txt:
- Disallow: *?q=*
- Disallow: *?color=*
- Disallow: *?size=*
Mỗi quy tắc không cho phép bất kỳ URL nào chứa tham số truy vấn tương ứng, bất kể có tham số nào khác có thể có.
- * (dấu sao) khớp với bất kỳ chuỗi ký tự nào (bao gồm cả không có ký tự nào).
- ? (Dấu chấm hỏi): Biểu thị sự bắt đầu của chuỗi truy vấn.
- =*: Phù hợp với dấu = và bất kỳ ký tự nào theo sau.
Điều này sẽ giúp Googlebot tránh thu thập các URL với tham số không cần thiết, từ đó tiết kiệm tài nguyên và tập trung vào các trang có giá trị hơn.
>>> Xem thêm: Tối ưu tham số không cần thiết – Tăng hạng website hiệu quả
Bước 2: Xử lý chuỗi chuyển hướng (redirect chains)
Chuỗi chuyển hướng (redirect chains) - một trong những nguyên nhân phổ biến gây lãng phí ngân sách thu thập dữ liệu. Chuỗi này xảy ra khi một URL chuyển hướng đến một URL khác và URL đó lại tiếp tục chuyển hướng đến một URL khác nữa.
Giả sử người dùng hoặc Googlebot muốn truy cập A.com, nhưng URL này lại chuyển hướng liên tục như sau:
- A.com → B.com → C.com → D.com (đích cuối cùng)
Thay vì truy cập D.com ngay từ đầu, Googlebot và người dùng phải trải qua nhiều bước trung gian.
Như đã đề cập từ trước, Googlebot có giới hạn trong việc thu thập dữ liệu, và mỗi lần truy cập một trang, nó cần sử dụng ngân sách crawl. Vậy nên, khi có nhiều bước chuyển hướng, Googlebot phải:
- Tốn nhiều tài nguyên hơn để theo dõi toàn bộ chuỗi.
- Giảm tốc độ thu thập dữ liệu vì mỗi bước chuyển hướng làm chậm quá trình tải trang.
- Có thể bỏ qua các trang quan trọng nếu chuỗi chuyển hướng quá dài và vượt quá giới hạn crawl.
Hình 2: Chuỗi chuyển hướng là nguyên nhân gây lãng phí ngân sách thu thập dữ liệu (Nguồn: Internet)
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần kiểm tra và tối ưu hóa các chuỗi chuyển hướng trên trang web của mình. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Screaming Frog hoặc Lumar để phát hiện các chuỗi chuyển hướng và khắc phục bằng cách chuyển hướng trực tiếp từ URL gốc đến URL cuối cùng trong chuỗi. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách thu thập dữ liệu mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng.
Bước 3: Ưu tiên sử dụng server-side rendering (HTML)
Googlebot hiện tại có khả năng thu thập và hiển thị các trang sử dụng JavaScript, nhưng việc sử dụng quá nhiều JavaScript có thể làm tăng chi phí thu thập dữ liệu. Googlebot phải tốn nhiều tài nguyên để thu thập và render - quá trình xử lý và hiển thị nội dung của một trang web trên trình duyệt hoặc công cụ tìm kiếm các trang sử dụng JavaScript, điều này làm giảm hiệu suất thu thập dữ liệu.
Có hai phương pháp chính để hiển thị nội dung trang web:
Loại render |
Cách hoạt động |
Ảnh hưởng đến Googlebot |
Client-Side Rendering (CSR) |
Nội dung được tải qua JavaScript trên trình duyệt người dùng |
Googlebot phải đợi và xử lý JavaScript, gây chậm trễ thu thập dữ liệu |
Server-Side Rendering (SSR) |
Nội dung được render sẵn trên máy chủ và gửi về trình duyệt dưới dạng HTML tĩnh |
Googlebot có thể lập chỉ mục ngay mà không cần xử lý JavaScript, giúp tăng tốc độ crawl |
Thay vì để trình duyệt người dùng tự xử lý và hiển thị nội dung (client-side rendering), bạn nên ưu tiên hiển thị nội dung trực tiếp từ máy chủ (server-side rendering). Với cách này, trang web sẽ gửi nội dung dưới dạng HTML ngay từ đầu, giúp Googlebot dễ dàng thu thập dữ liệu mà không cần tốn thêm tài nguyên để xử lý JavaScript, hỗ trợ tăng tốc độ thu thập dữ liệu mà còn đảm bảo toàn bộ nội dung trên trang được lập chỉ mục chính xác bởi công cụ tìm kiếm.
Bước 4: Nâng cao tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng không chỉ đối với trải nghiệm người dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu thập dữ liệu của Googlebot. Các trang web tải chậm sẽ khiến Googlebot phải tốn nhiều thời gian hơn để thu thập dữ liệu, làm giảm số lượng trang mà nó có thể truy cập trong một khoảng thời gian nhất định. Dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho hiệu suất SEO và khả năng index của trang web trên công cụ tìm kiếm.
Để cải thiện tốc độ tải trang, bạn cần tối ưu hóa các chỉ số Core Web Vitals, bao gồm tốc độ phản hồi của máy chủ (server response time), tốc độ tải trang (LCP - Largest Contentful Paint) và thời gian tương tác (TTI - Time to Interactive). Một số biện pháp cụ thể có thể kể đến như:
- Tối ưu hóa hình ảnh bằng cách sử dụng định dạng nén và giảm kích thước tệp.
- Sử dụng bộ nhớ đệm (caching) để lưu trữ các tệp tĩnh như CSS, JavaScript và hình ảnh.
- Giảm thiểu hoặc loại bỏ các tệp JavaScript không cần thiết.
- Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN) để giảm thiểu khoảng cách giữa máy chủ và người dùng.
- Khi tốc độ tải trang được tối ưu, Googlebot sẽ có thể thu thập dữ liệu nhanh hơn và hiệu quả hơn đối với hiệu suất SEO của trang web.
Bước 5: Tối ưu hóa sơ đồ trang web XML
Sơ đồ trang web XML là định dạng linh hoạt nhất trong số các định dạng sơ đồ trang web. Định dạng này có thể mở rộng và được dùng để cung cấp thêm dữ liệu về hình ảnh, video và nội dung tin tức, cũng như các phiên bản được bản địa hoá của trang.
Hình 3: XML sitemap giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên khi thu thập dữ liệu (Nguồn: Internet)
Đảm bảo rằng sơ đồ trang web của bạn được cập nhật thường xuyên và chỉ chứa các URL canonical (các URL chuẩn được ưu tiên hiển thị). Điều này sẽ giúp Googlebot tiết kiệm thời gian và tài nguyên khi thu thập dữ liệu từ trang web của bạn, đồng thời đảm bảo rằng các trang quan trọng được thu thập và lập chỉ mục nhanh chóng.
Một lưu ý quan trọng là sơ đồ trang web của bạn cần phải tương thích với tệp robots.txt. Điều này có nghĩa là các trang đã bị chặn bởi robots.txt không nên xuất hiện trong sơ đồ trang web. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng tất cả các URL trong sơ đồ trang web đều hoạt động tốt và không bị lỗi 404 hoặc 500. Việc cập nhật sơ đồ trang web khi có thay đổi về cấu trúc hoặc thêm bớt trang mới cũng giúp tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu.
Xem thêm:
>>> Thẻ Canonical: Hướng dẫn tối ưu cho người mới
>>> 10 công cụ XML Sitemap hàng đầu
Bước 6: Cải thiện liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ (Internal link) ngoài việc giúp người dùng dễ dàng điều hướng trên trang web, chúng còn có tác động trực tiếp đến quá trình thu thập dữ liệu của Googlebot. Mỗi một internal link là một con đường mà Googlebot có thể theo dõi để truy cập và thu thập các trang mới hoặc cập nhật trên trang web của bạn.
Để tối ưu hóa quá trình thu thập dữ liệu, bạn nên đảm bảo rằng tất cả các trang quan trọng trên website đều có internal link rõ ràng và dễ truy cập. Ví dụ, các trang sản phẩm mới hoặc các bài viết quan trọng nên được liên kết từ trang chủ hoặc từ các trang có lượng truy cập cao khác. Điều này giúp Googlebot dễ dàng nhận diện và thu thập dữ liệu từ các trang này một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hãy tránh các lỗi phổ biến như liên kết đến các trang bị lỗi 404 hoặc các trang không còn tồn tại. Những liên kết này sẽ gây lãng phí ngân sách thu thập và làm giảm trải nghiệm người dùng. Để kiểm tra và khắc phục các liên kết hỏng, bạn có thể sử dụng các công cụ như Screaming Frog, Ahrefs hoặc Google Search Console.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mỗi URL khác nhau, dù chỉ khác một dù chỉ là một ký tự, cũng có thể được coi là một trang riêng biệt. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các liên kết nội bộ đều nhất quán với phiên bản canonical của URL.
Bước 7: Áp dụng mã trạng thái HTTP 304 để tiết kiệm tài nguyên
Mã trạng thái HTTP 304 ("Not Modified") là một công cụ hữu ích giúp tiết kiệm tài nguyên cho cả Googlebot và máy chủ của bạn. Khi Googlebot thu thập dữ liệu từ một trang và nhận thấy trang đó không có thay đổi so với lần thu thập trước đó, máy chủ có thể trả về mã trạng thái 304. Điều này báo hiệu cho Googlebot rằng trang không có thay đổi, do đó nó có thể sử dụng phiên bản đã thu thập trước đó mà không cần tải lại toàn bộ nội dung trang.
Việc áp dụng mã trạng thái 304 sẽ hỗ trợ Googlebot không cần tải lại nội dung cũ, giảm lưu lượng dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và công cụ tìm kiếm. Đồng thời, Googlebot sẽ tập trung vào việc thu thập dữ liệu từ các trang mới hoặc có thay đổi, thay vì lãng phí tài nguyên vào các trang cũ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang web lớn có hàng ngàn hoặc hàng triệu trang, nơi mà tài nguyên thu thập dữ liệu có thể bị tiêu hao nhanh chóng nếu không được quản lý tốt.
Hình 4: Giải thích cách hoạt động của mã trạng thái http 304 không được sửa đổi (Nguồn: Search Engine Journal)
Tuy nhiên, khi áp dụng mã trạng thái 304, bạn cần đảm bảo rằng máy chủ của bạn được cấu hình đúng cách. Nếu máy chủ trả về mã 304 cho các trang đã thay đổi, điều này có thể gây ra lỗi trong quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục của Google. Để tránh sai sót, bạn nên kiểm tra log máy chủ và sử dụng Google Search Console để giám sát hoạt động thu thập dữ liệu.
Bước 8: Tận dụng hreflang để điều hướng ngôn ngữ
Nếu trang web của bạn có nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau, việc sử dụng thẻ hreflang sẽ giúp Googlebot hiểu rõ phiên bản nào cần hiển thị cho người dùng tại các quốc gia hoặc ngôn ngữ cụ thể. Thẻ hreflang cung cấp thông tin cho Googlebot về các trang tương đương trong các ngôn ngữ khác nhau, giúp điều hướng người dùng đến đúng phiên bản ngôn ngữ mà họ mong muốn.
Ví dụ, nếu bạn có một trang web với phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt, bạn có thể sử dụng thẻ hreflang như sau:
html
<link rel="alternate" hreflang="en" href="https://example.com/en" />
<link rel="alternate" hreflang="vi" href="https://example.com/vi" />
Các thành phần trong html trên sẽ được được hiểu như sau:
- rel="alternate": Cho biết đây là một phiên bản thay thế của trang.
- hreflang="en": Xác định đây là phiên bản tiếng Anh.
- hreflang="vi": Xác định đây là phiên bản tiếng Việt.
Vậy nên, ta thấy việc sử dụng đúng thẻ hreflang không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tối ưu hóa quá trình thu thập dữ liệu của Googlebot, đảm bảo rằng các phiên bản ngôn ngữ của trang web đều được thu thập và lập chỉ mục đúng cách. Song song đó, hreflang cũng giúp tránh tình trạng trùng lặp nội dung giữa các phiên bản ngôn ngữ khác nhau, tránh những tác động không mong muốn đến hiệu suất SEO của trang web.
Bước 9: Giám sát và bảo trì hệ thống thường xuyên
Giám sát và bảo trì định kỳ là một phần không thể thiếu trong quá trình tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu. Bạn cần theo dõi hoạt động của Googlebot và các công cụ tìm kiếm khác.
Có hai công cụ chính giúp theo dõi Googlebot:
- Log máy chủ (Server Logs): Đây là tệp chứa dữ liệu về mọi yêu cầu mà Googlebot gửi. Tức là nó sẽ ghi lại toàn bộ hoạt động truy cập của Googlebot và các công cụ tìm kiếm khác.
- Google Search Console (GSC): Công cụ này giúp theo dõi và cung cấp báo cáo về lỗi thu thập dữ liệu, số trang được index và các vấn đề tiềm ẩn khác.
Ví dụ, nếu bạn nhận thấy Googlebot dành quá nhiều thời gian thu thập dữ liệu từ các trang không quan trọng hoặc gặp phải nhiều lỗi 404 điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề về cấu trúc trang web hoặc lỗi kỹ thuật. Việc phát hiện sớm các vấn đề này giúp bạn có thể khắc phục kịp thời, từ đó tối ưu hóa ngân sách thu thập và cải thiện hiệu suất SEO.
Hình 5: Tốc độ thu thập dữ liệu tăng đột biến (Nguồn: Search Engine Journal)
Google Search Console cung cấp nhiều báo cáo hữu ích về quá trình thu thập dữ liệu của trang web, bao gồm số lượng trang được thu thập, các trang bị lỗi và tần suất Googlebot truy cập trang web của bạn. Bằng cách theo dõi thường xuyên, bạn có thể nhận diện được các bất thường và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Kiểm tra log máy chủ cũng là bước quan trọng để hiểu rõ hơn về hành vi thu thập dữ liệu của Googlebot và các công cụ tìm kiếm khác. Log máy chủ cung cấp thông tin chi tiết về các yêu cầu thu thập dữ liệu, bao gồm các trang được truy cập, tần suất truy cập và mã trạng thái HTTP được trả về. Các nội dung này sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả của các biện pháp tối ưu hóa ngân sách thu thập và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Xem thêm:
>>> Thành thạo Google Search Console một cách nhanh chóng
>>> Báo cáo Google Search Console: Hướng Dẫn Chi Tiết!
4. Kết luận
Ngân sách crawl đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các trang web lớn được thu thập dữ liệu và index hiệu quả trên các công cụ tìm kiếm. Bằng cách tối ưu hóa ngân sách crawl, bạn có thể cải thiện khả năng thu thập dữ liệu của Googlebot, tiết kiệm tài nguyên máy chủ và tăng cường sự hiện diện của trang web trên kết quả tìm kiếm. Hy vọng rằng những mẹo mà MangoAds đã cung cấp sẽ giúp bạn kiểm soát và nâng cao hiệu suất SEO cho website của mình.
Xem thêm:
>>> Tối ưu Google Crawl & Index - Đột phá traffic, thăng hạng nhanh chóng
>>> 15 yếu tố SEO quyết định thành công cho một website