15 yếu tố SEO ảnh hưởng đến sự thành công của một website

15/09/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - Search Engine Optimization (SEO) giúp xác định thứ hạng của một website trên Google. Dù là website tư vấn truyền thông hay thương mại điện từ, một chiến lược SEO tốt sẽ tăng cường khả năng hiển thị trực tuyến, thu hút khách hàng mới, phát triển kinh doanh và tăng lợi nhuận.

Giả sử bạn sở hữu một nhà hàng ở Vũng Tàu. Nếu một người gõ “ăn uống ở Vũng Tàu” vào công cụ tìm kiếm và website của bạn là nằm trong những kết quả đầu tiên, thì khả năng cao là họ sẽ truy cập trang của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng 5 kết quả tìm kiếm tự nhiên đầu tiên chiếm hơn 67% tổng số click. Tuy nhiên, để đạt được thứ hạng cao, bạn cần xây dưng nội dung chất lượng. Bởi nội dung website chính là yếu tố thuyết phục khách hàng liên hệ với doanh nghiệp. 

Trong thời đại mà mọi người tìm mọi thứ trên internet, từ tiệm giặt sấy cho đến khách sạn ở nước ngoài, việc “được tìm thấy” trên internet là rất quan trọng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phân bổ ngân sách marketing nhiều hơn nhằm xây dựng hiểu biết cho người dùng về thương hiệu.

Khả năng hiển thị của website phụ thuộc vào mức độ nổi bật của các trang thuộc website đó trong SERP khi người dùng tìm kiếm. Thuật toán của Google xác định vị trí content xuất hiện trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Google sử dụng các thuật toán phức tạp để xác định content nào phù hợp và có giá trị nhất đối với người dùng. Các thuật toán này xem xét nhiều yếu tố, từ số lượng website khác liên kết đến website của bạn (cho biết trang của bạn có uy tín hay không) đến việc sử dụng từ khóa.

Làm cách nào để trang của bạn được xếp hạng ở những vị trí hàng đầu? Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất website của mình.

Content chất lượng cao

Content chất lượng cao là yếu tố cốt lõi để thực hiện chiến dịch SEO thành công. Nội dung trong bài viết cần là những thông tin giá trị và chưa từng xuất hiện trên bất cứ website nào. Công cụ tìm kiếm có thể phát hiện content trùng lặp và phạt trang web. Về hình thức trình bày, bài viết cần mạch lạc, logic và nên được chia thành các phần ngắn bằng cách sử dụng các tiêu đề phụ H2, H3,... để công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu cấu trúc nội dung.

Trên hết, content phải đáp ứng tiêu chí EAT của Google: Expertise - chuyên môn, Authoritativeness - thẩm quyền và Trustworthiness - độ tin cậy. Google đã giới thiệu thuật ngữ chuyên dụng này vào năm 2018. EAT đặc biệt quan trọng đối với các vấn đề thuộc chủ đề cần tính chuyên môn, chẳng hạn như y tế, khoa học và luật. Các yếu tố nâng cao điểm EAT bao gồm trích dẫn của các chuyên gia có uy tín (ví dụ: nếu website của bạn về chăm sóc sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế) và tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy (chẳng hạn như các website đuôi “.edu” hoặc “.gov”).

On-page SEO

Content không những phải là chất lượng cao mà nó cũng cần được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm:

  • Chọn một từ khóa chính cho trang và ba đến bốn từ khóa có liên quan.
  • Đưa từ khóa chính vào trong URL.
  • Đảm bảo thẻ tiêu đề, mô tả meta và H2 có chứa từ khóa chính.
  • Content phải có chất lượng cao và dễ hiểu.
  • Cấu trúc content mạch lạc, logic để người xem dễ dàng đọc lướt (ví dụ: sử dụng các H2 và H3 hay danh sách dấu đầu dòng).
  • Đảm bảo các liên kết nội bộ sử dụng anchor text hiệu quả.
  • Chèn ít nhất một hình ảnh.

Từ khóa cực kỳ là yếu tố quan trọng khi thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Mỗi landing page nên được tối ưu hóa cho một từ khóa duy nhất. Bạn cũng nên dùng tiêu đề thu hút người đọc dưới dạng thẻ H1. Điều này cho công cụ tìm kiếm biết rằng dòng văn bản này là tiêu đề trang và giúp cho nó biết được nội dung của trang.

Hình ảnh là một yếu tố quan trọng khác khi tối ưu hóa content. Cố gắng chèn ít nhất một hình ảnh trên mỗi trang. Điều này làm cho content trở nên hấp dẫn và thú vị hơn, đồng thời cũng cho các công cụ tìm kiếm thấy rằng content đó có giá trị. Các tệp hình ảnh nên được đặt tên chứa từ khóa chính, tương tự với thẻ alt hình ảnh và caption. Ngoài ra, bạn cũng nên chèn link đến các website chất lượng cao cũng như các trang nội bộ.

Từ khóa

Từ khóa là một yếu tố quan trọng dẫn người dùng truy cập vào website của bạn. Content nên bao gồm các từ khóa mục tiêu cho công cụ tìm kiếm biết nội dung website của bạn nói về chủ đề gì. Ngoại trừ một từ khóa chính cho mỗi trang, có thêm các từ khóa phụ hỗ trợ.

Bạn nên tạo tiêu đề meta và mô tả meta cho mọi trang. Tiêu đề và mô tả trang ngắn gọn này sẽ được hiển thị trong SERP. Một lần nữa, đây chỉ là phần sơ lược về lý do tại sao từ khóa lại quan trọng và cách bạn sử dụng chúng hiệu quả. Bắt đầu với công cụ Keyword Overview, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về truy vấn cụ thể mà bạn đang nhắm mục tiêu - bao gồm tổng lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và các tính năng chính của SERP.

Hình 1: Công cụ từ khóa Keyword Overview của SEMrush Hình 1: Công cụ từ khóa Keyword Overview của SEMrush

Bạn có thể sử dụng mô hình pillar/ cluster cho content để thấy được các từ khóa và các câu hỏi phổ biến có liên quan đến truy vấn của bạn. Mô hình này giúp bạn tạo các topic cluster (cụm chủ đề) trong tương lai và các pillar (trụ cột) rộng hơn liên quan đến từ khóa ban đầu của bạn.

Backlinks

Khi ngày càng có nhiều người được chuyển hướng đến website của bạn từ các website khác, Google sẽ lưu ý điều này và có thể xếp hạng website của bạn cao hơn. Vậy thì làm sao để bạn tăng lượng link đó?

Backlinks là câu trả lời cho bạn. Chúng là các link từ các website khác dẫn mọi người đến website của bạn. Khi website liên tục được các trang chất lượng khác giới thiệu, Google sẽ công nhận rằng website của bạn đáng tin cậy. Website giới thiệu càng uy tín thì website của bạn càng trở nên đáng tin hơn.

Một cách hiệu quả để tạo ra các backlink chất lượng là tạo một infographic hấp dẫn và cho phép các website và blog khác sử dụng nó trong content của họ. Người dùng thích chia sẻ infographic, nếu chúng có dữ liệu liên quan hoặc quan trọng.

Hình 2: Infographic về Top 10 kỹ năng SEO (Nguồn: SEMRUSH Academy) Hình 2: Infographic về Top 10 kỹ năng SEO (Nguồn: SEMRUSH Academy)

Venngage là một công cụ tự tạo infographic dễ sử dụng. Hãy thử dựng hình ảnh dựa trên các số liệu thống kê hoặc dữ kiện quan trọng có liên quan đến ngành của bạn và gửi nó qua email cho những người khác trong cùng lĩnh vực của mình, thuyết phục họ chia sẻ nó với khán giả của họ. Khi họ sử dụng infographic này, hãy yêu cầu họ nhắc đến bạn trong danh sách tài liệu tham khảo cũng như gắn backlink đến website của bạn.

Bảo mật

Content không thể phát huy hết tác dụng được nếu nền tảng website không thể truy cập và thiếu an toàn. Bạn cũng sẽ không thể tạo các backlink chất lượng nếu website bị đánh giá không đáng tin cậy. Để đảm bảo website của bạn được bảo mật, hãy sử dụng mã hóa HTTPS với chứng chỉ SSL. Điều này giúp tạo kết nối an toàn giữa nền tảng của bạn và end-user (người dùng cuối), từ đó giúp bảo vệ thông tin mà người dùng có thể cung cấp cho website, chẳng hạn như mật khẩu.

Đảm bảo website của bạn có thể truy cập được để các bot của Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn. Ví dụ, việc chèn tệp “robots.txt” sẽ thông báo cho các bot biết nơi chúng nên và không nên tìm kiếm thông tin trên website của bạn. Điều quan trọng là phải có sitemap - sơ đồ website, bao gồm tổng quan tất cả các trang theo dạng danh sách. Sitemap giúp cho Google hiểu website của bạn có nội dung gì trên đó.

Khả năng thu thập thông tin

Khi có đến hàng tỷ website đang hoạt động, khả năng thu thập thông tin của website khá là quan trọng. Điều này giúp các bot của công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin, index và hiểu loại content bạn cung cấp. Thu thập thông tin đề cập đến quá trình công cụ tìm kiếm dò các trang mới hoặc các trang vừa được cập nhật. Bạn có thể kiểm tra Google Search Console để xem Google đã thu thập thông tin qua bao nhiêu trang trên website của bạn.

“Googlebot” liên tục thu thập dữ liệu web, tìm kiếm và index các trang. Nguyên nhân khiến Googlebot bỏ sót các website thường là do website mới, do thiết kế của website khó để thu thập dữ liệu hiệu quả, hoặc do chính sách của bạn chặn Googlebot thu thập thông tin. Bạn nên cho phép Googlebot truy cập vào bất kỳ file CSS, JavaScript và hình ảnh nào được sử dụng trên website của bạn.

Bạn cũng nên cho Googlebot biết những trang nào không được thu thập thông tin, bằng cách sử dụng file “robots.txt”. File này nên được đặt trong thư mục gốc của website bạn. Google Search Console thậm chí còn có trình tạo “robots.txt” cho bạn sử dụng.

Tốc độ tải trang

Internet đã trở nên phổ biến rộng rãi và ngày càng nhiều website ra đời. Các website có vị trí hàng đầu của Google có thời gian tải trung bình dưới 3 giây. Đối với các website thương mại điện tử, 2 giây được coi là ngưỡng chấp nhận được. Tuy nhiên, Google đặt mục tiêu thời gian tải trang ngắn hơn nửa giây.

Các bot của công cụ tìm kiếm có thể ước tính tốc độ website dựa trên mã HTML của trang. Google cũng khai thác dữ liệu người dùng trình duyệt Chrome để hiểu rõ hơn về tốc độ tải. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để tăng tốc cho website của mình, chẳng hạn như giảm thiểu các yêu cầu HTTP, thu nhỏ và kết hợp các files cũng như sử dụng tải không đồng bộ cho các tệp JavaScript và CSS.

Thời gian phản hồi của máy chủ là một vấn đề khác cần giải quyết. Máy chủ hệ thống tên miền - domain name system (DNS) giữ cơ sở dữ liệu của địa chỉ IP. Khi ai đó nhập URL vào trình duyệt của họ, máy chủ DNS sẽ dịch URL đó sang địa chỉ IP có liên quan. Nó giống như máy tính đang tra cứu một số điện thoại trong danh bạ. Việc này mất bao lâu tùy thuộc vào tốc độ của nhà cung cấp DNS của bạn.

Tương tác của người dùng

Chúng tôi đã trình bày về tầm quan trọng của việc tạo ra content chất lượng và content được tối ưu hóa cho SEO từ quan điểm kỹ thuật như trên. Tuy nhiên, điều quan trọng là content của bạn cũng phải thật sự hấp dẫn. Google sẽ sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo RankBrain để đánh giá mức độ tương tác của người dùng.

RankBrain xem xét các yếu tố như tỷ lệ click (số lượng người click khi được hiển thị với kết quả của công cụ tìm kiếm) và lượng thời gian mọi người dành cho một website. Ví dụ: nếu người dùng truy cập website và ngay lập tức rời đi, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của website (nếu nhiều người làm điều này với website của bạn, bạn sẽ có “tỷ lệ thoát” cao).

Chính vì vậy, tạo content hấp dẫn là chìa khóa để thu hút mọi người và giữ chân họ lại website của bạn. Ngoài ra, sử dụng kiến ​​trúc website rõ ràng giúp mọi người dễ dàng điều hướng. Thiết kế website chất lượng, hình ảnh đẹp và infographic hấp dẫn đều giúp giữ chân mọi người trên trang.

Schema markup

Schema markup, hoặc structured data, là một loại vi dữ liệu back-end cho Google biết trang nên được phân loại và diễn giải như thế nào. Dữ liệu này giúp công cụ tìm kiếm xác định được loại trang của bạn. Ví dụ, đó là một công thức nấu ăn hay một chương sách? Dữ liệu có cấu trúc phải phù hợp, đầy đủ và theo vị trí cụ thể.

Schema.org cung cấp một ngôn ngữ chung cho dữ liệu có cấu trúc. Đây là toàn bộ kiến ​​trúc backend của website bạn. Giả sử bạn đang tạo một trang công thức (recipe), ngôn ngữ schema markup của bạn sẽ là “@type”:“recipe” và “name”:“Công thức làm bánh mì chuối ngon”.

Độ uy tín của website

Độ uy tín của website về cơ bản là để dự báo mức độ xếp hạng của website trong kết quả tìm kiếm của Google. Đó là một thước đo về tiềm năng SEO của một trang. Các website có điểm số uy tín cao hơn có nhiều cơ hội xếp hạng cao hơn. Bạn sẽ mất một thời gian để website xây dựng uy tín: On-page SEO, backlink và tốc độ tải trang là tất cả các yếu tố mà bạn cần phải cải thiện. 

Một yếu tố khác đó là hồ sơ liên kết. Bạn nên kiểm tra độ uy tín website của mình thường xuyên. Bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ như Backlink Audit Tool của SEMrush để phân tích. Công cụ này không chỉ cho bạn biết mỗi điểm uy tín của website mà còn cho bạn biết được điểm độc hại của nó (tổng thể từ 0 đến 100, trong đó 60 đến 100 là phạm vi độc hại nhất).

Hình 3: Sử dụng Backlink Audit Tool để xem điểm độc hại tổng thể (overall toxicity score)  Hình 3: Sử dụng Backlink Audit Tool để xem điểm độc hại tổng thể (overall toxicity score)

Bạn sẽ muốn loại bỏ link spam hoặc các link đến những website kém chất lượng vì chúng sẽ hạ thấp website của bạn xuống. Bạn cũng có thể xác định các website có điểm uy tín cao hơn để xây dựng liên kết bổ sung.

Thân thiện với thiết bị di động

Theo Statista, phần lớn lượng truy cập web trên toàn thế giới hiện đến từ smarphone. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lướt web khi người dùng đang di chuyển, Google đã tuyên bố rõ ràng rằng tính thân thiện với thiết bị di động là một yếu tố SERP. Google cung cấp một công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendly test tool) mà bạn có thể sử dụng để xác định các trở ngại đối với việc sử dụng thiết bị di động.

Hình 4. Công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google  Hình 4. Công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google

Bạn muốn tạo một website cung cấp trải nghiệm thân thiện với người dùng truy cập bằng  máy tính để bàn và thiết bị di động, hãy sử dụng thiết kế responsive, đồng thời chặn các khối văn bản quảng cáo và pop-ups. Lưu ý, hay đơn giản hóa thiết kế trên di động. Những website có thiết kế không hoàn hảo sẽ trông rất lộn xộn trên màn hình nhỏ. Ngoài ra, hãy chú ý đến các chi tiết như kích thước của nút hay font chữ... Nút cần phải có kích thước phù hợp vì người dùng sẽ sử dụng ngón tay thay vì con trỏ chuột để chọn. Font chữ lớn hơn cũng sẽ dễ đọc hơn trên màn hình nhỏ.

Business listings

Business listings là một trong những yếu tố tạo độ uy tín của website. Việc thiết lập trang Google My Business để chứng minh doanh nghiệp của bạn là có thật và hợp pháp. Đây không chỉ là kết nối với Google Search mà còn là với Google Maps. Nhờ vậy khách hàng tìm thấy bạn dễ dàng hơn cho dù là trực tuyến hay bên ngoài. Ngoài ra, bạn có thể xác nhận thêm độ uy tín của mình bằng cách tạo hồ sơ doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến liên quan đến ngành. Hãy đảm bảo rằng tên doanh nghiệp và thông tin liên hệ được liệt kê một cách nhất quán trên tất cả các hồ sơ trực tuyến của bạn.

Hoạt động tích cực trên mạng xã hội

Trên mạng xã hội bạn cần hoạt động tích cực để tăng mức độ tương tác của người dùng. Chia sẻ các nội dung chất lượng lên Instagram, Facebook, Twitter, v.v., giúp tăng tương tác đáng kể.

Có hơn 3,6 tỷ người sử dụng mạng xã hội. Đó là một lượng lớn khán giả cần tiếp cận. Việc xác định mạng xã hội nào để bạn tập trung vào phần lớn phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn.

Google đang ngày càng chú ý đến các tài khoản mạng xã hội nói chung. Ví dụ, việc mua follower - người theo dõi cho các tài khoản mạng xã hội có thể gây phản tác dụng. Một tài khoản mạng xã hội có 100,000 followers, nhưng không có lượt tương tác nào là bất thường so với tài khoản có 10,000 followers và nhiều lượt tương tác tích cực. Google thậm chí đã nộp bằng sáng chế cho công nghệ nhằm xác định xem các tài khoản mạng xã hội là thật hay giả. Khi sử dụng mạng xã hội, hãy tránh những yêu cầu spam hoặc mua liên kết từ các trang khác với hy vọng nâng cao thứ hạng trang của mình.

Google Snippets

Bạn có thể lên đầu trang kết quả tìm kiếm nhờ việc tối ưu hóa snippets. Snippets xuất hiện đầu tiên so với các kết quả tìm kiếm khác. Google tự động đặt bạn vào “vị trí số không”, ngay cả khi về mặt kỹ thuật bạn không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Bạn có thể chủ động nhắm mục tiêu đến Google snippets với content dựa trên các câu hỏi.

Hình 5: Ví dụ cho Google Snippets  Hình 5: Ví dụ cho Google Snippets

Nghĩ một vài câu hỏi phổ biến mà mọi người trong thị trường ngách của bạn sẽ hỏi. Ví dụ như nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực SEO marketing, câu hỏi đó có thể là “Làm cách nào để cải thiện vị trí tìm kiếm của mình trên Google?” Content của bạn nên bao gồm cụm từ đó làm heading kèm cả câu trả lời bên dưới. Content dạng checklist dễ được trở thành đoạn snippets, đặc biệt là danh sách được đánh số. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các đoạn trích của Google tại đây.

Tính thân thiện với người dùng

Có một sợi chỉ đỏ kết nối tất cả các điểm ở trên, cho dù chúng liên quan đến kỹ thuật back-end hay content front-end hiển thị thực tế. Tất cả những yếu tố này đều quy về tính thân thiện với người dùng (user-friendliness). Nhiều người cho rằng SEO thành công là nhờ đáp ứng các thuật toán của Googlebot. Mặc dù các thuật toán về mặt kỹ thuật sẽ giúp bạn có thứ hạng cao, nhưng các thuật toán đó vẫn là do con người tạo ra - và họ đang tạo ra chúng khi đặt mình vào vị trí của người dùng cuối.

Nhìn chung, website của bạn cần ưu tiên lợi ích của đối tượng khán giả mục tiêu. Điều đó có nghĩa là bạn phải giải quyết các vấn đề công nghệ, chẳng hạn như thời gian tải, tạo content hấp dẫn, có giá trị. Bên cạnh đó là các yếu tố như thẻ tiêu đề, thẻ alt và cấu trúc tiêu đề và tiêu đề phụ thích hợp.

Kết luận

Các thủ thuật trên hướng dẫn bạn để đạt được một chiến lược SEO thành công, đặc biệt khi bạn là người chỉ mới bắt đầu. Tuy nhiên, những lời khuyên này chỉ có thể giúp bạn đến một mức nào đó. Để có được vị trí xếp hạng hàng đầu trên kết quả tìm kiếm hàng đầu của Google cần có thời gian, công sức và cần sự tối ưu đến từng chi tiết. Tóm lại, bạn chỉ cần nhớ rằng SEO là một cuộc thi chạy marathon, không phải là một cuộc thi chạy nước rút.