Tất tần tật về báo cáo thu thập thông tin của Google Search Console

23/07/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Bạn có muốn cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên google cho các bài báo và website của mình hay không? Để làm được điều đó, bạn sẽ cần phải biết đến báo cáo thu thập thông tin của Google Search Console. Và nếu không có Google Search Console, thì website của bạn sẽ không hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật.

Bảng điều khiển tìm kiếm của Google là một trong những công cụ SEO từ khóa tốt nhất và MIỄN PHÍ mà bạn sẽ tìm thấy trên thị trường Công cụ này có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin hữu ích cũng như giúp bạn phân tích về mọi thứ đang diễn ra trên website của bạn.

Hình 1: Google Search Console là công cụ giúp website của bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên google Hình 1: Google Search Console là công cụ giúp website của bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên google

Báo cáo thu thập thông tin của Google Search Console cho phép bạn theo dõi điều gì?

Google Search Console (Công cụ quản trị website của Google) là một trong những công cụ tốt nhất của Google được sử dụng cho các mục đích cơ bản như biết số lần hiển thị và nhấp chuột tổng thể.

Hình 2: Google Search Console là công cụ quản trị website tốt nhất trên Google Hình 2: Google Search Console là công cụ quản trị website tốt nhất trên Google

Tuy nhiên, ngoài những chức năng đã kể trên công cụ này còn mang lại nhiều lợi ích không ngờ khác và bây giờ hãy để MangoAds chỉ cho bạn cách để có thể nhận được nhiều thông tin có giá trị hơn từ Google Search Console nhé

Nếu bạn chưa liên kết Google Search Console thì bạn có thể bắt đầu từ các bước bên dưới.

Cách liên kết Google Search Console với WordPress

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console bằng tài khoản Google của bạn
  2. Thêm website của bạn vào ô Thêm một thuộc tính (add property)

Hình 3: Thêm website của bạn vào Google Search Console Hình 3: Thêm website của bạn vào Google Search Console

Nhập website của bạn vào màn hình tiếp theo

Hình 4: Nhập URL website của bạn và nhấp chọn Add a property Hình 4: Nhập URL website của bạn và nhấp chọn Add a property

4. Khi bạn đã thêm website của mình vào Search Console thì bước tiếp theo bạn cần phải xác minh quyền sở hữu thông qua việc thêm thẻ html vào website Wordpress của bạn, vì vậy hãy sao chép thẻ html

Hình 5: Sao chép thẻ html vào website Wordpress Hình 5: Sao chép thẻ html vào website Wordpress

5. Tải xuống và cài đặt plugin Yoast SEO (phiên bản MIỄN PHÍ) vào công cụ quản trị website sau đó dán mã html, tiếp theo thêm mã xác minh Bing.

Hình 6: Cài đặt Yoast SEO cho Google Search Console của bạn Hình 6: Cài đặt Yoast SEO cho Google Search Console của bạn

6. Sau khi bạn đã thêm mã html, bạn phải nhấp vào xác minh để bảng điều khiển tìm kiếm sẽ kiểm tra mã trên website của bạn và xác nhận rằng cả hai đều được liên kết.

Hình 7: Kiểm tra mã html và hoàn tất quá trình liên kết website của bạn với Google Search Console Hình 7: Kiểm tra mã html và hoàn tất quá trình liên kết website của bạn với Google Search Console

7. Sau khi đã liên kết bảng điều khiển tìm kiếm với website của mình trên WordPress, bạn sẽ phải mất vài ngày để Google Search Console bắt đầu hiển thị dữ liệu.

Cách tìm từ khóa trên website hoạt động kém bằng Google Search Console

Nếu trang của bạn không xuất hiện trong trang đầu tiên của công cụ tìm kiếm thì điều đó đồng nghĩa với việc website của bạn đang có ít CTR và lượng truy cập tự nhiên hơn.

Ví dụ, chúng ta hãy cùng xem xét từ khóa "Google Search Console có giúp ích cho SEO hay không" mà MangoAds muốn nó được xếp hạng trong trang đầu tiên của công cụ tìm kiếm

Khối lượng từ khóa được nhắm mục tiêu của MangoAds là khoảng 1000 mỗi tháng và nếu website của chúng tôi được xếp ở vị trí thứ bảy thì CTR sẽ vào khoảng 2,16%, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có tổng cộng 21 lần nhấp chuột không phải trả tiền.

Mặt khác nếu website của MangoAds có thể xếp hạng ở vị trí thứ hai hoặc thứ ba cho cùng một từ khóa với khối lượng 1000 thì CTR sẽ vào khoảng 15,46%, dẫn đến chúng ta sẽ có tổng cộng 154 lần nhấp chuột không phải trả tiền.

Từ đó chúng ta nhận ra rằng vị trí xếp hạng website của bạn càng cao thì bạn sẽ càng nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn.

Để tìm các từ khóa hoạt động kém hiệu quả trên Google Search Console, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

  1. Chuyển đến kết quả tìm kiếm trong tab hiệu suất
  2. Nhấp vào tab CTR và tab Vị trí trung bình cung cấp thông tin rõ ràng về vị trí xếp hạng từ khóa cho website của bạn

Hình 8: Google Search Console có thể giúp bạn tìm các từ khóa hoạt động kém trên website Hình 8: Google Search Console có thể giúp bạn tìm các từ khóa hoạt động kém trên website

  1. Trong bước tiếp theo, nhấp vào biểu tượng kim tự tháp ngay bên dưới cột ngày tháng và chọn vị trí để xem vị trí xếp hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm

Hình 9: Nhấp vào biểu tượng kim tự tháp để xem vị trí xếp hạng từ khóa của bạn trên công cụ tìm kiếm Hình 9: Nhấp vào biểu tượng kim tự tháp để xem vị trí xếp hạng từ khóa của bạn trên công cụ tìm kiếm

  1. Bây giờ bạn đã chọn bộ lọc theo vị trí bằng cách chọn các tùy chọn ở góc trên cùng bên trái hoặc bên dưới các tìm kiếm. Bạn nên chọn ít hơn 10 từ khóa vì bất kỳ từ khóa nào có vị trí thứ hạng từ mười trở xuống đều không được chú ý hoặc tìm kiếm nhiều.

Hình 10: Bạn nên chọn ít hơn 10 từ khóa Hình 10: Bạn nên chọn ít hơn 10 từ khóa

Khi bạn đã hoàn thành tất cả các bước mà MangoAds đã hướng dẫn ở trên, bạn có thể nhấp vào Position (vị trí) để nhận kết quả thứ tự tăng dần. Điều này giúp bạn dễ dàng xếp hạng các từ khóa hàng đầu trong trường hợp số lượng từ khóa mà bạn có quá nhiều .

Ngoài ra bạn có thể chọn thêm các từ khóa có số lần hiển thị cao nhưng không nằm trong top 10 từ khóa hàng đầu. Hãy nhớ rằng chỉ chọn các từ khóa có số lần hiển thị cao đơn giản bởi vì những từ khóa có số lần hiển thị ít sẽ không giúp ích cho website của bạn.

Trong bước tiếp theo, hãy nhấp vào tab từ khóa và chuyển đến trang tiếp theo. Sau đó bạn có thể thực hiện phân tích riêng từng từ khóa có số lần hiển thị nhiều hơn và tìm cách tối ưu hóa chúng để cải thiện thứ hạng.

Mẹo để cải thiện điểm xếp hạng từ khóa:

  1. Xây dựng liên kết nội bộ
  2. Thực hiện SEO từ khóa
  3. Tạo infographics sẽ giúp giảm tỷ lệ thoát và giúp người đọc dễ dàng hiểu chủ đề

Tìm các trang có xếp hạng từ khóa cao nhưng tỷ lệ nhấp (CTR) thấp

Không phải từ khóa nào xếp ở vị trí đầu tiên đều sẽ nhận được lưu lượng truy cập tối đa vì CTR thấp, do đó chúng ta cần phải phân tích và lập kế hoạch cụ thể để kiếm lợi từ những từ khóa này.

Mẹo về cách sử dụng Google Search Console để tăng CTR cho từ khóa

  1. Tìm các từ khóa có CTR dưới mức trung bình
  2. Phân tích lý do khiến CTR thấp
  3. Tìm cách cải thiện CTR và nhận được nhiều lượng truy cập hơn vào website của bạn

Để lọc ra các từ khóa có CTR thấp, bạn hãy làm theo các bước sau:

  1. Chọn cột vị trí (Position) và tạo bộ lọc các từ khóa có xếp hạng trên hoặc dưới vị trí thứ tư trong công cụ tìm kiếm
  2. Nhấp vào CTR để xem vị trí từ thấp nhất đến cao nhất
  3. Bạn sẽ có thể tìm thấy từ khóa có số lần hiển thị cao và CTR thấp hơn dưới hai phần trăm đang xếp hạng ở vị trí thứ tư

MangoAds sẽ lấy một ví dụ về từ khóa "cách hoạt động của Google Search Console?"

Sau đó bạn sẽ thấy kết quả hiển thị cho từ khóa này là một đoạn trích nổi bật nằm ở vị trí đầu tiên, tiếp theo đó là những câu hỏi tương tự và cuối cùng là một chuỗi các video trên YouTube.

Hình 11: Đoạn trích nổi bật thường được các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao Hình 11: Đoạn trích nổi bật thường được các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao

Từ hình ảnh trên, bạn có thể thấy rằng hai kết quả tìm kiếm hàng đầu đã bị chiếm bởi đoạn trích nổi bật và People also ask. Vậy đoạn trích nổi bật là gì mà lại nghiễm nhiên chiếm vị trí cao nhất trên công cụ tìm kiếm?

Đoạn trích nổi bật trên Google là gì?

Một đoạn trích nổi bật thường được biết đến như là một hộp thư trả lời nhanh, vì vậy hầu hết mọi người đều có thể nhận được kết quả tìm kiếm một cách nhanh chóng thông qua các tính năng này mà không cần đến các kết quả khác trong trang đầu tiên của SEO.

Các đoạn trích nổi bật này thường sẽ chiếm nhiều lượt xem hơn các kết quả khác. Các đoạn trích nổi bật bao gồm 3 loại:

Loại đoạn trích nổi bật đầu tiên là các đoạn văn ngắn được thiết kế để trả lời hoặc giải thích chính xác từ khóa mà bạn đang tìm kiếm.

Loại thứ hai là danh sách, theo đó đoạn trích nổi bật sẽ được trình bày theo một thứ tự cụ thể. Loại đoạn trích này có thể giúp người xem nhanh chóng nắm bắt thông tin cùng với một hình ảnh minh họa đi kèm.

Loại đoạn trích nổi bật thứ ba chính là bảng, cụ thể Google sẽ lấy dữ liệu từ một trang và hiển thị nó dưới dạng bảng.

Theo sau đó là video YouTube, nơi mọi người có thể nhận được câu trả lời cho các tìm kiếm của mình thông qua một video hình ảnh.

Ngoài ra, nếu bạn thực hiện tìm kiếm dựa trên giọng nói trên Google, ví dụ bạn tìm kiếm cách phát âm của từ “console”, kết quả bạn nhận được sẽ là một đoạn âm thanh được đọc bởi Google đi kèm với đó là các website có liên quan đến chủ đề mà bạn tìm kiếm.

Hình 12: Tìm kiếm dựa trên giọng nói trên Google Hình 12: Tìm kiếm dựa trên giọng nói trên Google

Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của những đoạn trích nổi bật này, bạn có thể sử dụng chúng để tối ưu hóa nội dung của mình và thu hút nhiều lượng truy cập hơn.

Cách tối ưu hóa cho đoạn mã của Google

Đầu tiên, hãy thực hiện tìm kiếm một chủ đề nào đó trên Google Tìm kiếm và quan sát xem đoạn mã nào đang được hiển thị ở mức 0.

Sau đó, tạo tiêu đề trong các thẻ <h2> hoặc <h3> bao gồm một câu trả lời trực tiếp bên dưới tiêu đề để các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin từ website của bạn và cung cấp nó dưới dạng đoạn trích nổi bật.

Các câu trả lời cho tìm kiếm phải được đặt trong các thẻ đoạn văn và chứa khoảng 54 - 58 từ.

Danh sách và đoạn mã bảng cũng phải được định dạng bằng các thẻ thích hợp và bao gồm các cụm từ mở đầu như "đây là", "làm theo các bước sau" và "bắt đầu với"

Sau khi bạn đã thực hiện xong các bước trên, hãy kiểm tra chúng vào một vài ngày sau đó để xem nội dung của bạn có xuất hiện dưới dạng đoạn trích nổi bật hay không và giữ cho nội dung đó phù hợp với mục đích tìm kiếm của Google.

Theo một nghiên cứu của MangoAds, mặc dù các đoạn trích nổi bật thường được công cụ tìm kiếm xếp hạng cao nhưng phạm vi tìm kiếm của chúng vẫn phải do các thuật toán của công cụ tìm kiếm kiểm duyệt. Vì vậy những từ khóa mà bạn lên kế hoạch phải đơn giản và rõ ràng, bên cạnh đó bạn cũng phải kiểm tra lại chúng thật kỹ trước khi quyết định xuất bản.

Kiểm tra lỗi sơ đồ website, cảnh báo và loại trừ bằng cách sử dụng Google Search Console

Sơ đồ website được hiểu là các tệp dữ liệu trong đó bạn cung cấp thông tin về các trang, video và các tệp khác trên website của mình, sau đó các công cụ tìm kiếm sẽ lập chỉ mục cho chúng và thu thập thông tin một cách dễ dàng.

Nếu bạn gặp sự cố với sơ đồ website của mình thì đó có thể là một dấu hiệu xấu bởi các công cụ tìm kiếm sẽ tránh lập chỉ mục cho các trang của bạn, vì vậy hãy thường xuyên truy cập vào báo cáo sơ đồ website trên Google Search Console để theo dõi website của bạn.

Quan sát hình ảnh dưới đây, bạn có thể thấy trạng thái sơ đồ website đang được hiển thị thành công. Và điều bạn cần là chính là kiểm tra sơ đồ website của chính bạn và đảm bảo nó cũng được hiển thị như thế này.

Hình 13: Sơ đồ website là công cụ giúp bạn theo dõi các tài nguyên có trên website của bạn Hình 13: Sơ đồ website là công cụ giúp bạn theo dõi các tài nguyên có trên website của bạn

Kiểm tra bốn tab sau bao gồm hiển thị lỗi, hợp lệ với cảnh báo, hợp lệ và bị loại trừ.

Hình 14: 4 tab có trên sơ đồ website Hình 14: 4 tab có trên sơ đồ website

Nếu website của bạn hiển thị lỗi, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra lỗi của Search Console để sửa chúng ngay lập tức vì đây là yếu tố quan trọng giúp website của bạn được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Cách sử dụng tính năng kiểm tra URL của Google Search Console

Bạn có thể giúp cho trang mới xuất bản của mình nhanh chóng được lập chỉ mục bằng cách sử dụng tính năng kiểm tra URL trên Google Search Console

Bạn có thể tìm thấy công cụ Kiểm tra URL (URL Inspection) ở góc trên cùng bên trái của bảng điều khiển tìm kiếm

Hình 15: Công cụ Kiểm tra URL trên Google Search Console Hình 15: Công cụ Kiểm tra URL trên Google Search Console

Sau khi nhấp vào tính năng này, hãy vào trang mới được xuất bản, và thực hiện gửi bài viết bằng Plugin WordPress tốt nhất cho SEO tương tự như cách MangoAds đã làm.

Hình 16: Gửi bài viết bằng plugin Wordpress Hình 16: Gửi bài viết bằng plugin Wordpress
Hình 17: Công cụ kiểm tra URL sẽ giúp cho bài viết của bạn được lập chỉ mục nhanh chóng Hình 17: Công cụ kiểm tra URL sẽ giúp cho bài viết của bạn được lập chỉ mục nhanh chóng

Từ những hình ảnh trên, bạn có thể thấy rằng bài đăng gần đây của MangoAds đã được lập chỉ mục thành công.

Tương tự như vậy, khi bạn gửi trang mới của mình, bạn sẽ nhận được những thông tin quan trọng để giúp bạn có thể sửa chữa nó một cách nhanh chóng. Từ đó giúp cho công cụ tìm kiếm có thể lập chỉ mục và xếp hạng trang của bạn nhanh chóng.

Liên kết nội bộ

Giả sử bạn đã viết hai bài báo khác nhau trên Google Search Console và sẵn sàng xuất bản bài báo thứ ba về chủ đề này.

Bây giờ bạn đã có sẵn các liên kết từ các bài viết trước đó về cùng một chủ đề và chúng nhiều khả năng sẽ giúp thúc đẩy bài viết thứ ba của bạn đồng thời giúp cho bài viết này được lập chỉ mục nhanh hơn trên công cụ tìm kiếm.

Hình 18: Liên kết nội bộ sẽ giúp thúc đẩy bài viết của bạn đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm Hình 18: Liên kết nội bộ sẽ giúp thúc đẩy bài viết của bạn đạt thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm

Cách tìm liên kết nội bộ bằng Google Search Console

Đăng nhập vào tài khoản Search Console của bạn và nhấp vào các liên kết ở góc dưới cùng bên trái

Hình 19: Google Search Console có thể giúp bạn tìm các liên kết nội bộ trên website của mình Hình 19: Google Search Console có thể giúp bạn tìm các liên kết nội bộ trên website của mình

Khi bạn nhấp vào liên kết, bạn sẽ thấy ba tab khác nhau như liên kết bên ngoài, liên kết nội bộ và các website liên kết hàng đầu.

Trên tab liên kết bên ngoài, bạn có thể thấy các website khác mà trang của bạn đang liên kết đến hoặc các website mà trang của bạn đang đề cập đến.

Trong khi đó tại tab các website liên kết hàng đầu, chúng sẽ giúp cung cấp cho bạn danh sách chi tiết các website xếp hạng cao đang được liên kết với trang của bạn

Liên kết nội bộ sẽ giúp tạo liên kết đến một bài viết, hình ảnh hoặc một tài liệu khác có trên website của bạn.

Bạn có thể lọc các liên kết nội bộ của mình theo thứ tự tăng dần để xem trang nào có số lượng liên kết ít hơn từ đó giúp bạn quyết định xem bạn đã liên kết đến đúng trang trên website của mình hay chưa. Nếu phát hiện liên kết chưa đúng thì bạn có thể thay đổi liên kết đó để nó liên kết đến một bài viết tương tự có trên trang của bạn. .

Mặt khác, nếu một bài viết cũ trên trang của bạn không có liên kết, bạn cũng có thể đặt lại chúng và điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm lập chỉ mục đồng thời xếp hạng các trang mới của bạn lên hàng đầu.

Nếu bạn có nhiều trang trên website của mình khiến bạn khó lòng tìm ra các chủ đề giống nhau để tạo liên kết thì bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Đi tới Google Search và sử dụng tìm kiếm sau đây (MangoAds sẽ sử dụng ví dụ về website của learnseotechnique.com)

site: learningnseotechnique.com/blog/*seo kỹ thuật

Từ truy vấn tìm kiếm trên, chúng ta có thể thấy các bài viết có chứa các từ khóa này và bạn có thể bắt đầu tạo liên kết chúng với nhau để giúp googlebot lập chỉ mục và xếp hạng các trang của bạn nhanh chóng.

Bạn nên có bao nhiêu liên kết nội bộ trên trang của mình?

Hình 20: Một bài đăng của bạn không nên có quá 5 liên kết nội bộ Hình 20: Một bài đăng của bạn không nên có quá 5 liên kết nội bộ

Từ hình ảnh trên, bạn có thể hiểu rằng việc có quá nhiều liên kết nội bộ sẽ không mang lại bất kỳ giá trị nào cho trang của bạn..

Do đó tốt hơn hết là bạn nên có ít hơn năm liên kết nội bộ trên các bài đăng của mình.

Về mặt kỹ thuật, Google sẽ thường ưu tiên kiểm tra các liên kết ngược đến trang của bạn trước khi xếp hạng chúng.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nếu muốn được Google xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm thì ngoài việc website của bạn phải có cấu trúc phù hợp, nó còn phải có thêm các liên kết nội bộ.

Kết luận:

Hy vọng rằng sau khi đọc xong toàn bộ bài viết này, bạn đã có được những thông tin hữu ích về Google Search Console. Đây là một công cụ hữu ích giúp bạn theo dõi, phân tích và cải thiện xếp hạng website của mình.

Trong số tất cả các tính năng của Google Search Console mà MangoAds đã liệt kê, trong số đó tính năng mà MangoAds thích nhất chính là Kiểm tra URL vì nó cho phép chúng ta lập chỉ mục bài viết mới nhất của mình chỉ trong vài phút. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện xếp hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm.