Dù mang lại nhiều lợi ích trong việc theo dõi hành vi người dùng và cải thiện trải nghiệm. Tuy nhiên, tham số URL - một trong những yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong quá trình tối ưu hóa SEO. Nếu không được quản lý tốt, các tham số này có thể gây trở ngại cho Google trong việc hiểu nội dung trang web, từ đó dẫn đến việc nội dung bị trùng lặp và thứ hạng của website sẽ bị giảm sút. Chính vì vậy, vận hành tham số URL một cách hiệu quả là bước đi không thể thiếu trong một chiến lược SEO toàn diện. Thông qua bài viết dưới đây hãy cùng MangoAds khám phá cách xử lý tham số URL để tối ưu hóa SEO cho trang web của bạn.
1. Tổng quan về Tham số URL là gì?
Để phân biệt được trang web này với một trang web khác, thì mỗi website sẽ có một "địa chỉ" riêng biệt, được gọi là URL (Uniform Resource Locator). Tương tự như một biển số nhà, URL giúp mọi người dễ dàng tìm đến đúng địa chỉ mong muốn. Tuy nhiên, đôi khi, bạn muốn thêm thắt một vài thông tin nhỏ cho "ngôi nhà" đó. Ví dụ, bạn muốn mọi ngưởi biết rằng bạn thích màu đỏ, hay bạn muốn tìm kiếm sản phẩm có giá dưới 100 nghìn đồng. Lúc này, tham số URL sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
1.1. Định nghĩa về tham số URL
Tham số URL còn được gọi là chuỗi truy vấn (query strings) hoặc biến URI (URI variables), là các giá trị được thêm vào cuối đường dẫn URL để truyền thông tin giữa các trang web hoặc từ trình duyệt đến máy chủ, giúp xác định thông tin mà bạn đang tìm kiếm.
Chúng là các tham số bắt đầu bằng dấu hỏi chấm (?), theo sau đó là các cặp khóa và giá trị (key-value pairs), được phân cách bởi dấu bằng (=). Nếu có nhiều tham số, chúng được ngăn cách bằng dấu &.
Hình 1: Tham số URL là gì ? (Nguồn: Search Engine Journal)
Ở ví dụ trên, URL chứa hai tham số là color=blue và sort=newest được hiểu như sau:
- color=blue: Lọc nội dung hiển thị chỉ những tiện ích (widget) có màu xanh.
- sort=newest: Sắp xếp kết quả theo sản phẩm mới nhất.
Ví dụ trên đã cho ta thấy truy vấn dữ liệu, lọc nội dung, theo dõi chiến dịch quảng cáo hay cá nhân hóa trải nghiệm người dùng,... là cách các tham số URL thường được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung cho trang hoặc điều khiển các chức năng đặc biệt trên website.
1.2. Các trường hợp sử dụng phổ biến của tham số URL
Ứng dụng của tham số URL vô cùng linh hoạt, đáp ứng mọi nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp của các trang web. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến khi sử dụng tham số URL:
- Theo dõi (Tracking): Với ứng dụng này, các chuỗi tham số như ?utm_source=, ?utm_medium= hoặc ?utm_campaign= được thêm vào cuối URL, giúp chúng ta có thể xác định chính xác nguồn gốc của lượt truy cập, hiệu quả quảng cáo và chiến dịch nào đang hoạt động hoặc hành vi người dùng.
- Sắp xếp (Sorting): ?sort=lowest-price danh sách sản phẩm sẽ được sắp xếp theo giá từ thấp đến cao là một ví dụ đơn giản nhất về sorting. Đối với các website về thương mại điện tử, tham số URL thường được sử dụng để sắp xếp nội dung theo tiêu chí khác nhau như mới nhất, giá thấp đến cao hoặc cao đến thấp.
- Lọc (Filtering): Cho phép hiển thị nội dung theo điều kiện cụ thể như màu sắc, kích thước hoặc thương hiệu, hỗ trợ tăng cường khả năng tìm kiếm và lọc sản phẩm. Ví dụ: ?color=red&type=shirt sẽ chỉ hiển thị áo màu đỏ và thuộc loại áo sơ mi
- Xác định sản phẩm (Product Identification): Các tham số này cũng có thể dùng để xác định ID, nhận diện sản phẩm, giúp người dùng tiết kiệm thời gian khi tìm đến một sản phẩm cụ thể, như ?product=12345. Khi này ID sản phẩm sẽ là 1234
- Phân trang (Pagination): Tham số ?page= có vai trò chính là chia nội dung thành nhiều trang, chẳng hạn như trong các danh sách sản phẩm hoặc bài viết. Ví dụ, ?page=2 người dùng sẽ được chuyển đến trang thứ hai của danh sách sản phẩm.
- Tìm kiếm (Search): Tham số URL cũng có thể được dùng để lưu trữ kết quả tìm kiếm. Ví dụ: ?query=SEO sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm cho từ khóa "SEO".
- Dịch ngôn ngữ (Language Translation): Với các trang web đa ngôn ngữ, tham số URL như ?lang=en có thể được sử dụng để xác định ngôn ngữ hiển thị của trang.
Vậy nên, ta nhận thấy tham số URL không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn giúp quản lý và theo dõi hiệu suất website một cách chính xác. Từ việc đo lường chiến dịch tiếp thị đến sắp xếp, lọc và tìm kiếm sản phẩm, chúng đã trở thành công cụ quan trọng trong các trang web hiện đại.
Khi được áp dụng hợp lý, chúng giúp trang web vận hành mượt mà, cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, đồng thời mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
2. Các vấn đề về SEO do tham số URL gây ra
Tham số URL, mặc dù cần thiết cho nhiều chức năng, nhưng vẫn có thể gây ra các vấn đề về SEO nếu không được quản lý đúng cách. Do vậy, việc tạo ra nhiều phiên bản của cùng một nội dung có thể khiến công cụ tìm kiếm bối rối trong việc xác định phiên bản chính xác, ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng của trang web.
2.1. Tạo nội dung trùng lặp
Thách thức lớn nhất mà tham số URL gây ra cho SEO là vấn đề trùng lặp nội dung. Dù nội dung hiển thị có thể giống nhau, các công cụ tìm kiếm vẫn xem mỗi URL chứa tham số là một trang riêng biệt, dẫn đến tình trạng một nội dung xuất hiện trên nhiều URL khác nhau chẳng hạn:
- URL tĩnh: https://www.example.com/widgets
- URL với tham số theo dõi: https://www.example.com/widgets?sessionID=32764
- URL với tham số sắp xếp lại: https://www.example.com/widgets?sort=latest
- URL với tham số xác định: https://www.example.com/widgets?category=electronics
Khi nhiều URL khác nhau dẫn đến cùng một nội dung, công cụ tìm kiếm có thể hiểu nhầm đó là các trang riêng biệt. Điều này gây loãng nội dung đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả SEO, do các tín hiệu xếp hạng như backlink hay lượt chia sẻ bị phân tán giữa nhiều phiên bản của cùng một trang. Nếu Google lập chỉ mục tất cả các URL này, hiện tượng "keyword cannibalization" có thể xảy ra, khiến các trang cạnh tranh lẫn nhau cho cùng một từ khóa, làm giảm cơ hội đạt thứ hạng cao và ảnh hưởng đến hiệu suất SEO tổng thể.
>>> Nội dung trùng lặp: Nguyên nhân & Cách xử lý triệt để
>>> Content Pruning – Loại bỏ nội dung “chết”, giữ lại giá trị vàng
2.2. Giảm hiệu quả thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm
Các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng bot (Googlebot) để thu thập và lập chỉ mục trang web. Tuy nhiên, mỗi website chỉ có một lượng "ngân sách thu thập dữ liệu" (crawl budget) nhất định. Nếu có quá nhiều URL chứa tham số không cần thiết, Googlebot có thể lãng phí tài nguyên vào việc quét các trang trùng lặp, thay vì tập trung vào nội dung quan trọng.
Hiểu đơn giản, khi tham số URL gây ra quá nhiều trang trùng lặp hoặc không cần thiết, ngân sách thu thập dữ liệu bị tiêu tốn một cách lãng phí, khiến cho các trang quan trọng hơn có thể không được lập chỉ mục kịp thời. Kết quả là, làm giảm khả năng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm.
2.3. Làm loãng tín hiệu xếp hạng trang
Một trang web có nhiều URL khác nhau trỏ đến cùng một nội dung, thì các tín hiệu SEO như backlink và lượt chia sẻ sẽ bị phân tán, khiến công cụ tìm kiếm khó xác định trang chính, gây ra hệ quả suy giảm hiệu quả SEO, ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng trang trên kết quả tìm kiếm.
Ví dụ, khi một người dùng chia sẻ URL có tham số trên mạng xã hội, còn người khác chia sẻ phiên bản URL tĩnh, các tín hiệu này sẽ không được gộp chung. Vấn đề này tạo nên việc phân tán tín hiệu xếp hạng, khiến tình trạng trang web không đạt được thứ hạng tốt như mong đợi.
Xem thêm:
>>> Backlink là gì? Chiến lược xây dựng backlink hiệu quả?
>>> 12 Chiến Lược Backlink Tự Nhiên Hiệu Quả Nhất
2.4. Làm giảm khả năng nhấp vào URL
Các URL chứa tham số thường dài và khó đọc hơn so với các URL tĩnh. Điều này không chỉ khiến người dùng cảm thấy khó hiểu mà còn có thể làm giảm tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Ví dụ:
- URL tĩnh: https://www.example.com/shoes
- URL với tham số: https://www.example.com/shoes?utm_source=google&utm_medium=cpc
Hình 2: Các tham số làm cho URL ít có khả năng nhấp hơn (Nguồn: Search Engine Journal)
Một URL rõ ràng, dễ đọc sẽ tạo nên sự tin cậy và tăng khả năng người dùng nhấp vào. Ngược lại, URL quá dài hoặc rối rắm có thể gây mất thiện cảm, thậm chí trông kém an toàn, đặc biệt khi xuất hiện trên mạng xã hội hay trong email.
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tham số URL đến SEO
Tham số URL có thể ảnh hưởng đến SEO theo nhiều cách, để hiểu rõ hơn về tác động của tham số URL đến SEO, bước đầu tiên là xác định và phân loại tất cả các tham số URL đang hiện diện trên trang. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để phát hiện và phân tích các tham số URL:
- Sử dụng Screaming Frog: Công cụ này giúp bạn tìm ra các URL chứa ký tự "?" (biểu thị sự hiện diện của tham số URL). Từ đó, bạn có thể liệt kê các URL tham số để phân tích và đánh giá.
- Kiểm tra nhật ký truy cập (log files): Xem cách bot của Google thu thập dữ liệu trên các URL có tham số thông qua nhật ký truy cập của website. Bạn sẽ biết được Googlebot có đang vào những đường dẫn có tham số này không.
Nếu Googlebot vào nhiều lần, có thể tham số URL đang gây lãng phí crawl budget, cần tối ưu để tránh ảnh hưởng đến tốc độ thu thập dữ liệu.
- Google Search Console: Trong phần báo cáo "Index Coverage" của Google Search Console, bạn có thể tìm kiếm các URL chứa ký tự "?" để xác định xem các tham số URL có được lập chỉ mục hay không.
- Báo cáo này cung cấp cái nhìn toàn diện về các trang được lập chỉ mục và các trang bị loại trừ, từ đó giúp bạn đánh giá xem tham số URL có gây ảnh hưởng tiêu cực đến SEO không.
- Sử dụng lệnh tìm kiếm nâng cao: Biết cách Google lập chỉ mục các tham số mà bạn tìm thấy bằng cách đặt khóa vào kết hợp truy vấn site:example.com inurl:key.
- Google Analytics: Trong báo cáo "All Pages" của Google Analytics, bạn có thể theo dõi cách người dùng truy cập vào website qua các URL như thế nào. Đồng thời, kiểm tra để đảm bảo rằng các thông số tìm kiếm không bị loại bỏ khỏi dữ liệu báo cáo của Google Analytics.
Như vậy, kiểm soát và tối ưu hóa tham số URL đóng vai trò quan trọng trong SEO. Hiểu rõ cách chúng ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm và áp dụng đúng giải pháp, bạn có thể giúp website hiển thị tốt hơn trên Google.
4. Các giải pháp SEO để xử lý tham số URL
Tham số URL là một phần quan trọng của website, giúp người dùng tìm kiếm và truy cập nội dung dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quá lạm dụng tham số URL có thể gây ra những vấn đề SEO nghiêm trọng.
4.1. Giới hạn số lượng tham số URL
Để đơn giản hóa URL, chúng ta có thể giảm thiểu số lượng tham số. Bằng cách loại bỏ những tham số không cần thiết, ta có thể rút gọn URL. Song song đó, Để theo dõi người dùng mà không cần quá nhiều tham số, ta có thể sử dụng cookie thay thế cho một số tham số như sessionID.
Hình 3: Loại bỏ các tham số không cần thiết (Nguồn: Search Engine Journal)
Những tham số này không còn hữu ích nên được loại bỏ để giảm tải cho hệ thống, giúp giảm bớt gánh nặng cho Googlebot và tăng cường hiệu quả thu thập dữ liệu.
4.2. Sử dụng thuộc tính liên kết Rel=”Canonical”
Thuộc tính rel="canonical" giúp các công cụ tìm kiếm nhận diện phiên bản URL chính thức của một trang, để khi có nhiều URL dẫn đến cùng một nội dung, Canonical sẽ tập trung toàn bộ tín hiệu SEO (như backlinks, lượt chia sẻ) về một URL duy nhất/
Ví dụ, nếu trang web của bạn có nhiều URL chứa tham số khác nhau, bạn có thể đặt thuộc tính Canonical để chỉ định rằng phiên bản URL tĩnh là trang chuẩn, như:
Hình 4: thuộc tính liên kết Rel=”Canonical” (Nguồn: Search Engine Journal)
4.3. Thẻ Meta Robots Noindex
Meta Robots Noindex là thẻ hỗ trợ ngăn các trang không cần thiết xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, hạn chế tình trạng lặp nội dung. Khi thêm thẻ này vào trang web, Google sẽ không lập chỉ mục trang đó, giúp tối ưu hóa SEO và tập trung tài nguyên vào các trang quan trọng. Ví dụ:
Hình 5: Thẻ Meta Robots Noindex giúp ẩn các trang không cần thiết (Nguồn: Search Engine Journal)
4.4. Sử dụng tệp Robots.txt để chặn tham số
Robots.txt là loại tệp giúp ta kiểm soát việc Googlebot thu thập thông tin trên trang web nhằm hạn chế việc thu thập những trang trùng lặp gây ra bởi các tham số URL, ta có thể thêm một dòng lệnh vào tệp này. Ví dụ:
Hình 6: Dòng lệnh này sẽ chặn tất cả các URL chứa tham số "?" khỏi thu thập dữ liệu ((Nguồn: Search Engine Journal)
5. Những cách hay nhất để quản lý tham số URL
Để cải thiện hiệu quả việc xử lý và đảm bảo rằng các tham số URL không gây hại cho SEO, bạn có thể áp dụng các phương pháp quản lý sau:
- Ưu tiên tham số quan trọng: Xác định các tham số URL thực sự cần thiết đối với SEO và tối ưu chúng. Những tham số không cần thiết nên được loại bỏ hoặc ngăn không cho các công cụ tìm kiếm truy cập.
- Kết hợp sử dụng thẻ Canonical và Robots.txt đồng thời: Khi xử lý tham số URL, chúng ta có thể kết hợp nhiều cách làm khác nhau. Ví dụ, kết hợp thẻ Canonical để chỉ ra trang chính thức và sử dụng tệp Robots.txt để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm truy cập những trang không cần thiết.
- Theo dõi hiệu quả KPI: Hãy thường xuyên theo dõi các chỉ số như tỷ lệ trang được thu thập, tỷ lệ người dùng nhấp (CTR) vào liên kết và số lượng trang được hiển thị trong kết quả tìm kiếm để đánh giá hiệu quả của các cách quản lý tham số URL.
6. Kết luận
MangoAds nhấn mạnh rằng tối ưu hóa URL là một yếu tố then chốt để website của bạn được dễ dàng tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm. Nếu không chú trọng đến việc sắp xếp đường dẫn hợp lý, website có thể đối mặt với các vấn đề như trùng nội dung, giảm khả năng thu thập dữ liệu của các công cụ tìm kiếm và ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng. Một chiến lược URL thông minh không chỉ nâng cao hiệu suất tìm kiếm mà còn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Xem thêm:
>>> Friendly URL: Tuyệt chiêu tối ưu giúp tăng thứ hạng SEO
>>> 12 KPI SEO quyết định thứ hạng website