5 bước để tạo ra một kế hoạch marketing “thần thánh”
20/08/2020 - Vy Hoang Cong Nhut
Nếu bạn là một marketer dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, thì chắc hẳn bạn không thể phủ nhận hiệu quả tích cực mà các kế hoạch Marketing mang lại. Không chỉ giúp cho các mục tiêu, chiến dịch của công ty sát với thực tế nhất có thể, một kế hoạch Marketing tốt còn giúp cho doanh nghiệp hoạch định được chi phí cho các dự án, việc tuyển dụng hay việc outsource của mình một cách hợp lý. Dưới đây là 5 bước để có thể tạo ra một kế hoạch Marketing “thần thánh” mà bạn cần biết.
1. Xem xét tình hình thực tế của công ty và thị trường
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Trước khi vẽ ra một kế hoạch Marketing, các marketer cần phân tích kỹ lưỡng tình hình thực tế của công ty và cả thị trường. Đầu tiên, chúng ta nên thực hiện ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) hay các nguy cơ (Threats) của công ty.
Hình 1: Mô hình phân tích SWOTSau đó chúng ta sẽ cần phải phân tích được giữa chúng ta và các đối thủ trên thị trường hiện tại. Chúng ta có được lợi thế cạnh tranh gì so với họ? Chúng ta có thể làm tốt hơn họ ở những điểm nào? Từ đó ta có thể tìm ra được Insight hay còn được biết đến như là những điều mà khách hàng thực sự mong muốn.
2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Để xác định được phân khúc khách hàng hay chân dung khách hàng (marketing persona) của mình, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường.
Hình 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêuCác marketer có thể dựa vào các thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính hay thu nhập của khách hàng. Hoặc dựa vào các thông tin về tâm lý người tiêu dùng để tìm ra được điều khách hàng thực sự mong muốn hay những vấn đề (pain points) mà khách hàng đang gặp phải với các sản phẩm và dịch vụ đang sử dụng.
3. Xác định các mục tiêu SMART
Sau khi thực hiện hai bước trên, điều cần làm ở bước tiếp theo là xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể là các mục tiêu SMART. Bởi nếu không có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ rất khó để thực hiện các công việc nhằm cải thiện lợi tức đầu tư của mình (ROI: return on investment).
Một mục tiêu SMART phải đáp ứng được các tiêu chí như phải cụ thể: rõ ràng (Specific), phải đo lường được (Measurable), tức phải thể hiện qua các con số cụ thể như doanh thu hay lợi nhuận mục tiêu, phải mang tính khả thi (Attainable), đảm bảo không vượt quá khả năng thực tế của công ty, phải liên quan tới mục đích kinh doanh của công ty (Relevant), và cuối cùng là phải có thời hạn cụ thể (Time-bound), ví dụ như 3 tháng hay 6 tháng doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu đó.
Hình 3: Mô hình SMART4. Xác định các chiến thuật (tactic) để thực hiện mục tiêu
Sau khi thực hiện ba bước trên, chúng ta đã có thể đề ra được mục tiêu dựa trên tình hình thực tế và phân khúc khách hàng của công ty. Tuy vậy, để hoàn thành mục tiêu đó, chúng ta cần xác định những chiến thuật rõ ràng và hiệu quả.
Ví dụ, mục tiêu của bạn là tăng lượng người follow trên Instagram thêm 15% trong vòng 3 tháng, thì những chiến thuật marketing như tổ chức bốc thăm nhận quà, phản hồi mọi tin nhắn một cách nhanh chóng, hay thường xuyên đăng bài lên tường là những chiến thuật hiệu quả.
5. Xây dựng ngân sách để thực hiện các chiến thuật
Sau khi đã thực hiện hết bốn bước trên và đã tìm ra được những ý tưởng phù hợp. Đã đến lúc chúng ta bắt tay thực hiện chúng, nhưng điều trước tiên các marketer cần chú ý đến đó chính là ngân sách. Vì thật khó khăn khi thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng cáo mà không có ngân sách.
Đầu tiên các marketer nên đặt ra những khoản ngân sách cho từng chiến thuật cụ thể. Ngoài việc xác định những thứ cần phải chi để thực hiện chiến thuật chẳng hạn như không gian quảng cáo (Ad space), các marketer cũng nên đặt ra thời hạn nhất định phải hoàn thành cho các chiến thuật.
Một kế hoạch Marketing gồm những mục nào?
Bảng tóm tắt kế hoạch kinh doanh (Business Summary)
Một bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh thường được bắt đầu với những thông tin như tên, địa chỉ hay tầm nhìn, sứ mệnh của công ty. Ngoài ra còn có những thông tin về ưu, nhược điểm, các cơ hội và thách thức của công ty dựa trên ma trận SWOT.
Bảng phân chia mục tiêu (Business Initiatives)
Ở bảng này, các marketer sẽ tách riêng từng hạng mục của dự án và gán từng mục đó với những mục tiêu riêng. Từ đó chúng ta sẽ biết liệu các hạng mục đó có được hoàn thành hay không? Tiến độ hoàn thành công việc như thế nào?
Thị trường mục tiêu
Để xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường. Qua đó sẽ có được một cái nhìn cận cảnh hơn về ngành hàng của mình, hiểu rõ hơn về chân dung khách hàng (buyer persona) và đối thủ cạnh tranh của mình.
Chiến lược marketing
Từ những thông tin được thu thập từ thị trường mục tiêu, các marketer sẽ đưa ra các chiến lược tiếp thị nhằm tìm ra các cách phù hợp nhất để tiếp cận thị trường đó. Ngoài ra một chiến lược marketing còn giúp cho doanh nghiệp tìm ra được những dịch vụ mà đối thủ vẫn chưa phục vụ cho đối tượng khách hàng. Một gợi ý nhỏ để có thể đưa ra được các chiến lược tiếp thị là bạn hãy áp dụng ma trận 7P.
Ngân sách
Một đội Marketing nếu muốn hiện thực hóa các mục tiêu đã được đề ra, thì không thể thiếu đi được nguồn ngân sách. Điều quan trọng ở đây là các marketer phải phân bổ ngân sách cho các hạng mục một cách hợp lý.
Kênh quảng cáo(channel)
Các kênh quảng cáo là nơi doanh nghiệp quảng bá với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng nhằm gia tăng độ nhận diện của mình. Chẳng hạn nếu chiến lược Marketing của doanh nghiệp là nhắm vào mạng xã hội (Social Media), thì các Marketer cần xác định doanh nghiệp nên ứng dụng mạng xã hội nào, làm thế nào để khai thác tối ưu nền tảng mạng xã hội đó? Và cuối cùng là xác định các tiêu chí để đánh giá sự thành công của chiến lược trên nền tảng đó.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm bắt được những nội dung cơ bản của một kế hoạch marketing. Tuy vậy, một kế hoạch hoàn chỉnh luôn đòi hỏi người làm phải thực hiện nhiều phân tích chuyên sâu và xác định được những hướng đi cụ thể.