Để tạo ra những trải nghiệm trực quan, liền mạch và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng, nghiên cứu UX có thể nói là quá trình không thể thiếu để hiểu sâu sắc hành vi, tâm lý và mong đợi của người dùng. Bài viết dưới đây hãy cùng MangoAds tìm hiểu về 11 phương pháp nghiên cứu UX phổ biến nhất và cách chọn phương pháp phù hợp với dự án của bạn.
1.11 phương pháp nghiên cứu UX tốt nhất
1.1 Phỏng vấn người dùng
Phỏng vấn người dùng là một trong những phương pháp nghiên cứu UX định tính phổ biến và hiệu quả nhất, cho phép các nhà nghiên cứu thu thập thông tin sâu sắc từ người dùng thông qua các cuộc thảo luận mở. Giúp hiểu rõ hơn về trải nghiệm thực tế, nhu cầu, suy nghĩ và động lực của người dùng khi họ tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Tiếp cận những chi tiết tinh tế mà các phương pháp khác có thể bỏ sót, chẳng hạn như lý do đằng sau những quyết định của người dùng hoặc cảm nhận sâu sắc về các tính năng cụ thể của sản phẩm.
Hình 3: Minh họa về User Interview - một phương pháp nghiên cứu UX (Nguồn: wowmakers.com)
Tuy nhiên, kết quả từ phương pháp này có thể bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan của người dùng, trí nhớ hạn chế hoặc sự không trung thực. Để đạt hiệu quả tối đa, các nhà nghiên cứu cần chuẩn bị kỹ lưỡng các câu hỏi, xây dựng một kịch bản linh hoạt và tạo ra không khí thoải mái, giúp người dùng cảm thấy tự nhiên khi chia sẻ thông tin.
Thời điểm sử dụng:
Phương pháp này rất hữu ích trong giai đoạn đầu của dự án để xây dựng hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu, hoặc ở giai đoạn cuối để đánh giá độ khả dụng và sức hấp dẫn của sản phẩm đã hoàn thiện.
1.2. Field Studies (Nghiên cứu thực địa)
Field Studies (Nghiên cứu thực địa) là một phương pháp nghiên cứu UX đặc biệt quan trọng trong việc hiểu rõ hành vi của người dùng trong môi trường tự nhiên của họ. Thay vì quan sát người dùng trong phòng thí nghiệm hoặc qua các công cụ trực tuyến, nghiên cứu thực địa yêu cầu nhà nghiên cứu đến trực tiếp các địa điểm mà người dùng thực sự tương tác với sản phẩm và quan sát họ trong môi trường thực tế.
Tuy nhiên, quá trình trên thường tốn nhiều thời gian và nguồn lực, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và khả năng quan sát nhạy bén từ phía nhà nghiên cứu. Đồng thời, người dùng có thể thay đổi hành vi khi họ biết mình đang bị quan sát (hiệu ứng Hawthorne), làm cho dữ liệu thu thập có thể bị lệch so với thực tế.
Thời điểm sử dụng:
Nghiên cứu thực địa có thể được tiến hành ở mọi giai đoạn của dự án, đặc biệt hữu ích trong giai đoạn khám phá và tìm hiểu bối cảnh sử dụng thực tế của người dùng.
>>> Xem thêm: "Nằm lòng" các kỹ thuật nghiên cứu thị trường hiệu quả
1.3. Focus Groups (Nhóm tập trung)
Hình 4: Một trong những phương pháp nghiên cứu UX phổ biển- Focus Group (Nguồn: MangoAds)
Là phương pháp thu thập dữ liệu từ một nhóm người dùng thông qua thảo luận về trải nghiệm, ý kiến và cảm nhận của họ về một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Tuy nhiên, động lực nhóm có thể ảnh hưởng đến ý kiến cá nhân của mỗi người, khi một số người có xu hướng chịu tác động từ ý kiến của những người khác trong nhóm.
Do vậy, phương pháp nghiên cứu UX này đòi hỏi người điều phối phải có kỹ năng tốt để duy trì sự cân bằng và khuyến khích tất cả các thành viên tham gia đóng góp ý kiến một cách trung thực và tự nhiên.
Thời điểm sử dụng:
Phương pháp này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của dự án để khám phá sở thích của người dùng và thu thập phản ứng ban đầu về ý tưởng sản phẩm. Nó cũng có thể được sử dụng sau khi ra mắt để thu thập phản hồi và xác định các cải tiến tiềm năng.
>>> Xem thêm: Các kỹ thuật nghiên cứu thông tin hiệu quả dành cho UX designer
1.4. Diary Studies (Nghiên cứu nhật ký)
Diary Studies (Nghiên cứu nhật ký) yêu cầu người dùng ghi lại những trải nghiệm và suy nghĩ của họ khi sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
Phương pháp nghiên cứu UX này giúp nhà nghiên cứu có được cái nhìn sâu sắc về cách người dùng tương tác với sản phẩm trong bối cảnh thực tế hàng ngày. Tuy nhiên, hiệu quả của nghiên cứu này phụ thuộc nhiều vào mức độ cam kết và động lực của người dùng trong việc ghi lại dữ liệu.
Thời điểm sử dụng:
Thường được áp dụng khi cần hiểu chi tiết về hành vi người dùng trong giai đoạn khái niệm hóa sản phẩm hoặc khi cố gắng cải tiến một sản phẩm hiện có.
Hình 5: Diary Studies - một trong các phương pháp nghiên cứu UX (Nguồn: youtube.com)
1.5. Khảo sát
Khảo sát là một phương pháp nghiên cứu định lượng phổ biến, sử dụng câu hỏi mở hoặc đóng để thu thập dữ liệu từ một lượng lớn người dùng. Các câu hỏi trong khảo sát có thể được thiết kế theo dạng đóng (câu hỏi có sẵn các lựa chọn trả lời) hoặc mở (cho phép người dùng tự do diễn đạt suy nghĩ của mình).
Phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu xác định các xu hướng và mô hình hành vi của người dùng. Tuy nhiên, khảo sát thường thiếu đi chiều sâu của những thông tin định tính mà các phương pháp khác như phỏng vấn hoặc nghiên cứu thực địa có thể mang lại.
Thời điểm sử dụng:
Khảo sát có thể được sử dụng ở bất kỳ giai đoạn nào của dự án, từ khái niệm hóa đến sau khi ra mắt, để thu thập thông tin định lượng và nhận biết các xu hướng hoặc phân khúc người dùng tiềm năng.
>>> Xem thêm: Cách Google xử lý và phân tích để mang lại dữ liệu chính xác cho người dùng
1.6. Card Sorting (Phân loại thẻ)
Card Sorting (Phân loại thẻ) là một kỹ thuật giúp nhà nghiên cứu UX hiểu rõ cách người dùng phân loại và tổ chức thông tin. Kỹ thuật này giúp các nhà thiết kế hiểu rõ hơn về cách người dùng suy nghĩ và kỳ vọng về cấu trúc thông tin, từ đó xây dựng kiến trúc thông tin (IA) và điều hướng trang web hoặc ứng dụng sao cho trực quan và dễ sử dụng.
Kết quả từ các phiên phân loại thẻ giúp định hướng việc sắp xếp và trình bày thông tin trên sản phẩm, đảm bảo rằng cách tổ chức này phù hợp với mô hình tinh thần và kỳ vọng của người dùng, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể.
Thời điểm sử dụng:
Thông thường, Card Sorting được thực hiện ở giai đoạn đầu của quá trình thiết kế để khám phá cách người dùng nhận thức và mong đợi điều hướng thông tin trên sản phẩm.
1.7. Tree Testing (Kiểm tra cây)
Tree testing là phương pháp giúp đánh giá khả năng tìm kiếm và điều hướng thông tin của người dùng trên một hệ thống phân cấp thông tin, chẳng hạn như cấu trúc trang web.
Phương pháp nghiên cứu UX này giúp phát hiện các vấn đề về điều hướng hoặc tổ chức nội dung, giúp các nhà thiết kế tối ưu hóa cấu trúc thông tin để người dùng có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ cần.
Hình 6: Minh họa về Card Sorting và Tree Testing (Nguồn: nngroup.com)
Một ưu điểm lớn của Tree Testing là khả năng xác định sớm các lỗi trong cấu trúc điều hướng, giúp tiết kiệm chi phí khi phải thực hiện những thay đổi lớn sau khi sản phẩm đã hoàn thiện.
Tuy nhiên, kiểm tra cây chỉ tập trung vào cấu trúc điều hướng mà không đánh giá được hiệu quả thiết kế trực quan hay nội dung, do đó thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như phân loại thẻ để có cái nhìn toàn diện hơn về trải nghiệm người dùng.
Thời điểm sử dụng:
Được áp dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của thiết kế hoặc khi thiết kế lại sản phẩm để đảm bảo rằng cấu trúc thông tin của sản phẩm dễ hiểu và dễ điều hướng.
1.8. Usability Testing (Kiểm tra khả năng sử dụng)
Là phương pháp nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của bạn dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Mục tiêu của kiểm tra khả năng sử dụng là để phát hiện ra những điểm khó khăn mà người dùng gặp phải, đồng thời đánh giá mức độ hiệu quả của thiết kế trong việc giúp họ đạt được mục tiêu.
Những thông tin thu thập được từ kiểm tra khả năng sử dụng không chỉ giúp cải thiện thiết kế hiện tại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng không chỉ đáp ứng được mong đợi của người dùng mà còn mang lại sự hài lòng và hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng.
Thời điểm sử dụng:
Phương pháp nghiên cứu UX này có thể tiến hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, từ khi có nguyên mẫu đến sau khi sản phẩm đã hoàn thiện, nhằm đảm bảo sản phẩm thực sự trực quan và dễ sử dụng.
1.9. Five-second Testing (Kiểm tra năm giây)
Đây là phương pháp nhằm đánh giá ấn tượng đầu tiên của người dùng về một giao diện trong vòng năm giây đầu tiên. Trong quá trình thử nghiệm, người tham gia chỉ có năm giây để nhìn vào một hình ảnh hoặc giao diện của sản phẩm, sau đó họ sẽ được hỏi những câu hỏi nhằm đánh giá sự hiểu biết và cảm nhận của họ về thiết kế đó.
Mục tiêu của kiểm tra năm giây là đánh giá xem giao diện có rõ ràng và truyền tải thông tin hiệu quả ngay từ cái nhìn đầu tiên hay không. Đây là một phương pháp hiệu quả để kiểm tra thiết kế trang đích hoặc các phần giao diện mà ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân người dùng.
Giúp các nhà thiết kế nhanh chóng nhận diện những yếu tố mà người dùng dễ dàng nhận biết và có ấn tượng mạnh mẽ, từ đó điều chỉnh và tối ưu hóa thiết kế để tăng cường tính hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp và thu hút sự chú ý.
Thời điểm sử dụng:
Thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế, đặc biệt là khi thử nghiệm khái niệm ban đầu hoặc trong quá trình phát triển nguyên mẫu, giúp các nhà thiết kế xác định và điều chỉnh thiết kế trước khi đưa vào triển khai hoàn chỉnh.
Hình 7: Minh họa về phương phương pháp nghiên cứu UX - Five second Testing (Nguồn: flowmapp.com)
1.10. A/B Testing (Kiểm tra A/B)
A/B Testing là phương pháp so sánh hai phiên bản khác nhau của cùng một yếu tố thiết kế để xem phiên bản nào mang lại hiệu suất tốt hơn. Người dùng được phân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm và mỗi nhóm sẽ tương tác với một phiên bản của thiết kế.
Mục tiêu của phương pháp là tìm ra sự khác biệt về cách người dùng tương tác và phản hồi với từng phiên bản, từ đó đưa ra quyết định tối ưu hóa thiết kế dựa trên dữ liệu thực tế. Cung cấp dữ liệu định lượng giúp các nhà thiết kế đưa ra quyết định dựa trên số liệu thực tế và tối ưu hóa các yếu tố của sản phẩm.
Kiểm tra A/B đặc biệt hữu ích trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng một cách liên tục, giúp các nhà thiết kế và marketer có thể tinh chỉnh từng yếu tố nhỏ trong thiết kế để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả kiểm tra đáng tin cậy, cần phải có một mẫu người dùng đủ lớn và một kế hoạch thử nghiệm kỹ lưỡng.
Thời điểm sử dụng:
Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình phát triển sản phẩm để tối ưu hóa thiết kế dựa trên dữ liệu thực tế.
1.11. Concept Testing (Kiểm tra khái niệm)
Concept testing giúp đánh giá tính khả thi và sự hấp dẫn của một ý tưởng hoặc sản phẩm mới trước khi đưa vào phát triển. Thông qua Concept Testing, nhà thiết kế có thể thu thập những phản hồi ban đầu về mức độ quan tâm, hiểu biết, và khả năng chấp nhận của người dùng đối với ý tưởng mới. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi đưa sản phẩm ra thị trường, đồng thời đảm bảo rằng các nguồn lực phát triển được sử dụng một cách hiệu quả.
Một trong những lợi thế lớn của kiểm tra khái niệm là khả năng xác thực ý tưởng trước khi đầu tư quá nhiều vào việc phát triển. Nếu người dùng không thấy hứng thú hoặc không hiểu rõ về khái niệm, nhóm phát triển có thể điều chỉnh hoặc thay đổi hướng đi mà không phải chịu những chi phí đáng kể.
Thời điểm sử dụng:
Phương pháp này thường được thực hiện trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế, khi các ý tưởng vẫn còn ở dạng sơ khai và cần được xác thực bằng phản hồi từ người dùng.
>>> Xem thêm: Các công cụ UX dùng để theo dõi hành vi của người dùng trực tuyến
2. Cách chọn đúng phương pháp nghiên cứu UX
Chọn đúng phương pháp nghiên cứu UX phụ thuộc vào giai đoạn dự án và mục tiêu nghiên cứu của bạn. Nếu bạn đang ở giai đoạn khám phá, nghiên cứu định tính như phỏng vấn người dùng hoặc nghiên cứu thực địa sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi và nhu cầu của người dùng.
Trong khi đó, các phương pháp định lượng như khảo sát hoặc kiểm tra A/B lại hữu ích hơn khi bạn muốn đưa ra các quyết định thiết kế dựa trên dữ liệu cụ thể.
Ngoài ra, việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về trải nghiệm người dùng, giúp tối ưu hóa sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
3. Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu UX giúp thu thập dữ liệu về hành vi người dùng, là nền tảng để thiết kế sản phẩm hiệu quả. Nhờ đó, chúng ta có thể tạo ra những trải nghiệm trực quan, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người dùng.