10 ý tưởng social media xây dựng danh tiếng thương hiệu

11/03/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Để nối tiếp những ý tưởng truyền thông độc đáo và sáng tạo mà MangoAds đã đề cập ở bài viết trước, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện thêm 10 sáng kiến truyền thông nữa ở phần 2. Với những sáng kiến này, các thương hiệu có thể nhanh chóng tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng.

11. Thu hút sự chú ý của khách hàng

Thu hút sự chú ý của khách hàng là một trong mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng danh tiếng thương hiệu. Các doanh nghiệp thường chia sẻ những bài đánh giá sản phẩm của người dùng trên mạng xã hội nhằm thể hiện sự quan tâm, cảm ơn của thương hiệu, đồng thời thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, những bài post này thường dễ bị "trôi" và chưa thực sự đề cao khách hàng. Vì thế, song song với việc chia sẻ phản hồi của người dùng, các doanh nghiệp nên thực hiện những chiến dịch tri ân khách hàng một cách thực tế hơn.

Doanh nghiệp có thể tổ chức chương trình hàng tuần để tri ân những những người dùng trung thành các giải thưởng hoặc sáng kiến có giá trị  thiết thực.

Chẳng hạn như Sprout chia sẻ các case study vừa thể hiện sự đánh giá cao đối với các công ty sử dụng phần mềm, đồng thời  cung cấp cho khách hàng tiềm năng những ý tưởng mạng xã hội mà họ có thể tự sử dụng.

Khi khách hàng và người theo dõi cảm thấy được thương hiệu coi trọng, thì họ càng nhiệt tình chia sẻ nội dung và quảng bá doanh nghiệp của bạn.

12. Thực hiện phỏng vấn

Ngày nay, các doanh nghiệp không cần tổ chức tọa đàm trên truyền hình, mà vẫn có thể chia sẻ ý kiến của chuyên gia hoặc người có tầm ảnh hưởng thông qua mạng xã hội. 

Dù trên Twitter hay Facebook Live, phỏng vấn một người có tầm ảnh hưởng hoặc chuyên gia có liên quan trong ngành vừa cung cấp thông tin mang tính giáo dục mà vẫn đảm bảo yếu tố giải trí. Các dịch vụ như BeLive cho phép doanh nghiệp thực hiện các cuộc phỏng vấn chia màn hình dễ dàng trong thời gian trực tiếp trên Facebook.

Phỏng vấn trên mạng xã hội thường là không chính thức và nó mang lại cảm giác chân thực cho người xem. Bạn có thể tận dụng tư liệu từ các cuộc phỏng vấn này thành podcast, bài đăng trên blog và video YouTube.

13. Tạo một Meme

Meme là cách để chỉ những hình ảnh hài hước và châm biếm. Meme xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội và nhiều doanh nghiệp tận dụng meme như 1 loại hình nội dung thu hút sự chú ý của khách hàng. Chẳng hạn như thương hiệu như Chubbies thường xuyên chia sẻ những hình ảnh mang tính hài hước cao trên mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, marketing bằng meme không phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, thường chỉ có sức hấp dẫn trong 1 khoảng thời gian nhất định. 

Chubbies Hình 7: Chubbies

Hình 7: Chubbies

Nếu khách hàng của bạn thích những nội dung mang tính hài hước, meme là một lựa chọn thích hợp. Trong trường hợp người xem không thích sự hài hước, meme vẫn có thể linh động trở nên đáng yêu và không quá cứng nhắc. Rõ ràng, những thương hiệu được sự ủng hộ của người xem nhỏ tuổi và xuất hiện trên mạng xã hội với tần suất càng nhiều sẽ dễ dàng hưởng lợi từ những nội dung hài hước.

14. Nắm bắt các chủ đề thịnh hành

Đôi khi những ý tưởng mạng xã hội tốt nhất đến với bạn một cách bất ngờ.

Các thương hiệu nên tận dụng những chủ đề thịnh hành trên Twitter và Facebook. Tuy các chủ đề thịnh hành này thường ít liên quan đến các lĩnh vực, ngành nghề, nhưng các bài đăng theo chủ đề luôn đạt những con số ấn tượng. Ví dụ, đây là trường hợp của tweet kinh điển từ Oreo trong thời gian Superbowl mất điện vài năm trước, nhận được hơn 15.000 lượt retweet.

Hình 8: Oreo Cookie Hình 8: Oreo Cookie

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên lưu ý các sự kiện lớn sắp diễn ra để giúp bài post của mình có giá trị lâu dài. Chẳng hạn như Tweet đưới đây của Arby "ăn theo" sự kiện phát sóng phần 2 của series phim Stranger Things.

Hình 9: Arby

Hình 9: Arby

Hãy tránh các chủ đề chính trị hoặc các vấn đề nhạy cảm. Các chủ đề này có thể trở thành "cơn ác mộng" PR trên mạng xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và lan tỏa danh tiếng thương hiệu.

15. Yêu cầu người theo dõi tag bạn bè

Một cách dễ nhất để thu hút nhiều người chú ý đến bài post của doanh nghiệp là tag bạn bè.

Các bài đăng "tag-a-friend" khá thú vị vì chúng khuyến khích phản hồi từ những người theo dõi bạn và thu hút những người theo dõi tiềm năng mới. Chỉ cần người xem tag ai đó trong một bình luận, bạn đã co thêm 1 khách hàng tiềm năng mới. Các thương hiệu như Alex và Ani thường xuyên yêu cầu người theo dõi gắn thẻ bạn bè và gia đình của họ qua Instagram:

Hình 9: Alex and Ani Hình 9: Alex and Ani

Mặc dù không cần yêu cầu các thẻ trong mọi bài đăng, nhưng đây là một cách tốt để khuyến khích phản hồi từ một bài đăng và tăng tương tác.

16. Tận dụng quảng cáo trên mạng xã hội

Mặc dù các thương hiệu không nên "mua chuộc" người theo dõi bằng các ưu đãi và giao dịch, nhưng các ý tưởng trên mạng xã hội như quảng cáo băng chuyền trên Facebook có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ROI từ sự hiện diện trên mạng xã hội của mình.

Hình 10: Quảng cáo băng chuyền trên Facebook Hình 10: Quảng cáo băng chuyền trên Facebook

Hình 10: Quảng cáo băng chuyền trên Facebook

Cái hay của việc chạy quảng cáo mạng xã hội là chúng dễ theo dõi. Ví dụ: nền tảng quảng cáo của Facebook cung cấp những dữ liệu quan trọng liên quan đến việc ai sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn, ai đang click chuột và kết quả nhận được từ số lần click chuột. Trong khi đó, chạy mã phiếu giảm giá độc quyền trên Twitter hoặc Instagram có thể giúp bạn biết được phần trăm người theo dõi sẵn sàng chi trả cho thương hiệu của bạn.

17. Thăm dò ý kiến của người dùng

Doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều thông tin cần thiết từ mạng xã hội từ những chia sẻ ý kiến, quan điểm cá nhân của người dùng. Các ý tưởng trên mạng xã hội như cuộc thăm dò trên Twitter có thể thu hút những người theo dõi bằng một click. Cuộc thăm dò này từ AirBNB mang tính hài hước nhưng vô cùng hiệu quả:

Hình 11: Airbnb Hình 11: Airbnb

Hình 11: Airbnb

Các cuộc thăm dò không cần phải quá quan trọng hay liên quan đến bán hàng. Bởi mạng xã hội là công cụ mang tính chất trò chuyện, vì vậy hãy sẵn sàng lắng nghe phản hồi của người theo dõi bạn. Bạn có thể thăm dò ý kiến người dùng chỉ bằng một câu hỏi đơn giản như bài đăng của  Beardbrand:

Beardbrand Hình 12: Beardbrand

18. Phản hồi những người theo dõi

Tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp không chỉ nơi cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà còn cần lắng nghe và phản hồi những người theo dõi. Thời gian của người dùng là vô cùng quý giá và việc dành thời gian trả lời họ thể hiện doanh nghiệp quan tâm đến cảm nhận của họ.

Cho dù đó là bình luận khen ngợi, sự quan tâm của khách hàng hay chỉ là lời chào, câu trả lời của bạn có ảnh hưởng lớn đến thương hiệu của bạn. Ví dụ, Loot Crate thường xuyên kết hợp dịch vụ chăm sóc khách hàng với một chút hài hước, điều này chứng tỏ họ rất đề cao phản hồi của người theo dõi.

Ngày nay dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy bạn nên lắng nghe và sẵn sàng trả lời những người theo dõi mình.

19. Quay video hậu trường

Về cốt lõi, thương hiệu đại diện cho con người. Vì vậy, yếu tố cá nhân là một phần quan trọng trong nội dung đăng tải trên mạng xã hội. Cung cấp cho những người theo dõi cái nhìn "hậu trường" về doanh nghiệp của bạn là tín hiệu đáng tin cậy. Lưu ý, việc chụp ảnh nhanh hoặc quay video tại văn phòng không cần dàn dựng kỹ càng.

Hãy để những người theo dõi  thấy những gì bạn chứng kiến và trải nghiệm. Các thương hiệu như Warby Parker liên tục thể hiện những trò khoảnh khắc vui nhộn trong văn phòng của họ, khiến những người theo dõi khá thích thú.

Warby Parker Hình 13: Warby Parker

20. Chia sẻ một cột mốc

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các thương hiệu hãy chia sẻ các cột mốc thành công, chiến thắng của họ với những người theo dõi. Những điểm nổi bật trong một ấn phẩm lớn? Đã đạt được mục tiêu bán hàng hay chưa? Băn khoăn về việc thuê nhân lực mới? Thương hiệu của bạn có được nâng cấp thành văn phòng trung tâm sang trọng?

Hãy mạnh dạn cho những người theo dõi của bạn biết. Chia sẻ những khoảnh khắc này với người xem để cho thấy khía cạnh con người của thương hiệu đồng thời cũng đánh dấu cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Hình 14: Chia sẻ khoảnh khắc

Hình 14: Chia sẻ khoảnh khắc

Một lần nữa, mạng xã hội không nên chỉ đăng tải nội dung về “sản phẩm”. Việc kể câu chuyện về thương hiệu và thể hiện giá trị của bạn dựa trên thành tích đạt được có thể củng cố vị thế của doanh nghiệp trong mắt người dùng.

Kết luận

Đó chính là những ý tưởng truyền thông khác biệt và độc đáo có thể khiến thương hiệu của bạn được nhiều khách hàng chú ý. Đặc biệt, đây sẽ là bí kíp truyền thông hiệu quả, tăng lượt tương tác trên các trang mạng xã hội nếu doanh nghiệp thiếu ý tưởng.

>> Xem 10 sáng kiến truyền thông xã hội đánh bóng tên tuổi thương hiệu của bạn (P1) tại đây.