Cách tạo Content Strategy cho Blog
06/08/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Sở hữu content strategy khi viết Blog là điều tạo nên sự khác biệt giữa một Blog có nội dung tệ và một Blog có nội dung tuyệt vời.
Về cơ bản, bạn có content strategy, bạn đã nhân đôi cơ hội thành công với một chiến lược viết Blog. Căn cứ theo Content Marketing Institute, 60% trong số các tổ chức có content strategy bằng văn bản gặt hái được hiệu quả, so với chỉ 32% trong số đó với content strategy bằng lời nói thuần túy.
Hình 1: Đồ thị so sánh giữa các tổ chức có và không có content strategy bằng văn bản
Nếu là một chuyên gia viết Blog, chắc hẳn bạn biết sự cần thiết của content strategy.
Một bản kế hoạch bằng văn bản không những tăng cơ hội thành công mà nó còn tiết kiệm nhiều giờ bạn phải tiêu tốn cho các chiến lược quảng bá sai, viết sai chủ đề và làm việc với không đúng influencers.
Bạn đã sẵn sàng tiết kiệm thời gian, thu hút thêm nhiều traffic và chứng kiến việc viết Blog thành công hơn chưa? Nếu vậy thì hãy đọc tiếp! Dưới đây là năm bước để tạo nên một content strategy ưu việt dành cho Blog.
Năm bước để soạn thảo một content strategy dành cho Blog
Hướng dẫn này sẽ được chia làm 5 bước:
1. Xác định mục tiêu của bạn.
2. Thực hiện một vài nghiên cứu thị trường mục tiêu.
3. Lên ý tưởng chủ đề và keyword để nhắm mục tiêu.
4. Tạo content calendar.
5. Xây dựng nội dung ấn tượng.
Và một content strategy hay dành cho Blog nên trả lời được 3 câu hỏi sau:
- Tại sao chúng ta lại ưu tiên tạo nội dung trước hết?
- Chúng ta cần nội dung gì?
- Làm thế nào để chúng ta có được nội dung đó để hoàn thành mục tiêu của mình?
Cùng tìm hiểu các bước cụ thể nhé!
Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn.
Nếu bạn không thu được bất kỳ điều gì từ bài viết này, ít nhất hãy cố gắng với việc thiết lập mục tiêu. Khi bạn có một mục tiêu được xác định rõ ràng, bạn sẽ có động lực để vượt qua tất cả những bước còn lại, những giờ viết lách và tất cả những trở ngại xuất hiện trong .
Mục tiêu của bạn chính là câu trả lời cho câu hỏi tại sao, và mục tiêu càng rõ ràng thì cơ hội thành công của bạn càng cao.
Hãy cùng xem chia sẻ của Simon Sinek trên TED về sức mạnh của câu hỏi “tại sao”. Đây là 20 phút quý giá (thật đấy, bạn nên xem nó) về lý do tại sao chúng ta cần bắt đầu từ câu hỏi “tại sao” chúng ta làm điều đó, mà không phải từ câu hỏi chúng ta đang làm điều đó như thế nào hay chúng ta đang làm gì. Sơ đồ của ông ấy trông giống như bên dưới:
Hình 2: Lý thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek
Như vậy, làm thế nào bạn xác định được câu trả lời cho câu hỏi “tại sao”... cho mục tiêu Blog của mình? Trả lời những câu hỏi dưới đây. Bạn có muốn…
- Thúc đẩy traffic tới cửa hàng hay văn phòng bạn?
- Tăng doanh số hoặc tạo ra khách hàng tiềm năng?
- Chỉ ra cho khách hàng và khách hàng tiềm năng về những gì bạn làm?
- Cập nhật cho khách hàng của bạn về những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp bạn?
- Thu hút khách hàng tiềm năng từ bên ngoài tới địa phương bạn, chẳng hạn khách nước ngoài?
- Xây dựng một thương hiệu?
Lựa chọn hai hoặc ba trong số những mục tiêu này cho content strategy dành cho Blog của bạn. Nếu bạn chọn nhiều hơn thì Blog của bạn sẽ bị loãng và sẽ không thành công ở bất kỳ mục tiêu nào.
Ví dụ, nếu bạn có một Blog cho công việc tự do của mình. Mục tiêu chính của bạn khi đó là tạo ra được khách hàng tiềm năng cho dịch vụ của mình, mục tiêu thứ yếu đó là cho khách hàng tiềm năng biết bạn làm gì và xây dựng thương hiệu xung quanh tên bạn.
Mục tiêu của bạn phải cụ thể. Chỉ ghi đơn giản là “thu hút thêm traffic” là không đủ. Một mục tiêu rõ ràng hơn sẽ là “Tăng 15% doanh số trong ba tháng”. Vì vậy,bạn cần phải thêm vào số lượng traffic bạn mong muốn và trong khung thời gian nào.
Một khi bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi tại sao của mình, đã đến lúc tìm hiểu xem loại nội dung nào bạn cần. Để làm được điều đó, bạn phải trải qua:
Bước 2: Thực hiện một vài nghiên cứu thị trường mục tiêu.
Bạn có bao giờ tắm vòi sen nhưng lại không cách nào điều chỉnh nước ở nhiệt độ thích hợp? Nước hơi ấm vì vậy bạn vặn nút điều chỉnh nhiệt độ một chút. Ấy vậy mà sau đó nước lại nóng hổi?
Mặc dù bực mình nhưng điều này cho bạn thấy chỉ với một chút nỗ lực nhỏ đã có thể khiến một vài thứ từ trạng thái ấm sang nóng. Bạn đã nghe về nó trước đây – nó được gọi là extra mile.
Những tinh chỉnh vài cm đó sẽ nâng tầm Blog của bạn từ chất lượng tầm thường thành tuyệt vời.
Vậy, làm thế nào để bạn thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu?
Với những người mới bắt đầu, hãy tự hỏi bản thân mình một vài câu hỏi hay như sau:
- Khách hàng của tôi thường online trên nền tảng nào? (một số trang Blog cụ thể, nền tảng mạng xã hội, diễn đàn, các nhóm Facebook, v.v)
- Lời phàn nàn nhiều nhất của họ tại chỗ làm là gì? (Có lẽ họ ghét việc đi lại hàng ngày hoặc sếp họ, hoặc họ cảm thấy chán, hoặc họ không thu được đủ traffic cho website)
- Họ thích đọc những loại nội dung hay bài viết nào nhất? (Kiểm tra Google Analytics cho Blog của bạn, nếu bạn có. Bài viết nào hoạt động tốt nhất? Bạn cũng có thể sử dụng BuzzSumo để xem các bài viết được chia sẻ nhiều nhất của đối thủ cạnh tranh là gì.)
Để bạn rõ hơn, chúng tôi đã hỏi Brad Smith, chuyên gia content Codeless, về những nhận định của ông ấy đối với nghiên cứu thị trường mục tiêu. Dưới đây là lời khuyên của ông ấy:
“Hầu hết các công ty đều biết về nhân khẩu học của khách hàng (ví dụ: họ là ai). Nhưng các công ty này gần như không biết về tâm lý học tiêu dùng (ví dụ: vì sao họ mua hàng).
Các bài viết Blog thành công tuân theo công thức copywriting cổ điển Problem – Agitate – Solution (PAS: Trình bày vấn đề - Khuấy động, kích động – Giải pháp). Công thức này bắt đầu với việc giới thiệu nguyên nhân cốt lõi mà người đọc đang gặp phải. Sau đó khuấy động những vấn đề này lên bằng cách đào sâu vào những triệu chứng và những điểm gây đau. Cuối cùng trình bày giải pháp (đó có thể là một ý tưởng, mẹo, thủ thuật, hay đơn giản là định vị sản phẩm/ dịch vụ của họ như một giải pháp).
Nhưng bạn không thể thực hiện một cách hiệu quả nếu không hiểu (1) những điều mà người đọc đang cố đạt được, (2) điều gì ngăn cản họ làm điều đó, và (3) điều gì sẽ xảy ra với họ nếu họ không đạt được điều đó.
Tìm ra những câu trả lời cho ba câu hỏi đó (sử dụng bảng khảo sát, phỏng vấn, v.v) và bạn sẽ có thể tạo được content strategy dành cho Blog phát huy được nhiều tác dụng hơn thay vì chỉ thu hút các lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
-Brad Smith”
Vậy là bạn đã biết được bí mật để tìm ra được động lực ngầm của các độc giả mục tiêu, hãy giúp họ đạt được những mục tiêu đó.
Khi bạn đã nắm bắt được bạn đang viết cho những ai, kế tiếp là:
Bước 3: Lên ý tưởng chủ đề và keyword để nhắm mục tiêu.
Hãy bắt đầu với các keyword:
Các keyword là nguồn năng lượng cho một content strategy hiệu quả dành cho Blog. Không có keyword, bạn sẽ khó được xếp hạng ở những vị trí tốt trên các công cụ tìm kiếm. Nếu không được xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thu hút một lượng traffic nhất định.
Mặc dù có sự quá tải thông tin từ cái được gọi là “các chuyên gia SEO”, nghiên cứu keyword và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) không hoàn toàn khó khăn đến vậy.
Chúng tôi sẽ tách nhỏ ra thành ba bước đơn giản cho bạn dễ hiểu:
1. Tìm một vài keyword bạn muốn được xếp hạng mà có lượng tìm kiếm lớn và mức độ cạnh tranh thấp.
2. Viết nội dung Blog ấn tượng bao gồm các keyword chính trong tựa đề, nội dung, tiêu đề và thêm nội dung vào thẻ hình ảnh (đừng lạm dụng, mặc dù tùy thuộc vào độ dài của bài viết nhưng 3 – 7 lần là khá nhiều).
3. Tìm cách để có các backlink tới bài viết đó với các keyword chính của bạn đóng vai trò là anchor text (một đoạn văn bản sử dụng để gắn đường link vào đó. Tại đó bạn có thể nhấp chuột và đi đến trang có đường link đã gắn) (chẳng hạn nếu keyword chính của bạn là “các chiến lược marketing”, bạn muốn link tới trang được gắn liền với nội dung “các chiến lược marketing”). Nhưng cũng phải cẩn thận không lạm dụng quá mức. Quá nhiều anchor text được tối ưu hóa có thể kích hoạt Google theo hướng sai lệch.
Dĩ nhiên, có rất nhiều vấn đề phức tạp khác như tốc độ tải trang, thời gian truy cập trang, và (ít nhất với Bing) lượt chia sẻ bài viết nhận được. Nhưng nếu bạn thành thạo ba bước kể trên, bạn sẽ tiến thẳng tới vị trí trong trang đầu trên tìm kiếm của Google.
Điều đó nói lên rằng, tất cả các chủ đề của bạn không cần phải viết dựa trên nghiên cứu keyword. Chúng tôi đã hỏi Cara Hogan, một chiến lược gia nội dung và nhà tư vấn, về việc lên ý tưởng cho các chủ đề mới. Dưới đây là những chia sẻ của cô:
“Nghiên cứu keyword là một cách tuyệt vời để có các ý tưởng và cơ hội mới cho nội dung, nhưng SEO không nên là điểm tựa thúc đẩy toàn bộ content strategy của bạn. Nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ nhưng không kiểm soát hoàn toàn các chủ đề và thông điệp của nội dung. Bạn có thể tìm thấy một cơ hội cho một keyword cụ thể, nhưng sau đó bạn nên kết hợp thông tin đó với kiến thức của bạn về thị trường mục tiêu và chân dung người mua để viết nội dung hay nhất có thể.
-Cara Hogan”
Chúng tôi không để cô ấy dừng lại ở đó. Thay vào đó, chúng tôi mong muốn có một ví dụ điển hình. Dưới đây là ví dụ của cô ấy:
“Tôi đã viết một bài Blog về cuốn sách “Crossing the Chasm” và đã ứng dụng những bài học của cuốn sách đó cho nhiều startup khác nhau. Triển khai SEO cho Crossing the Chasm là không thể vì cuốn sách này đã vô cùng nổi tiếng rồi. Vì vậy, Amazon và nhiều link liên quan tới tác giả luôn được ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, bài viết đó là một thành công vang dội và thu về rất nhiều traffic chỉ đơn giản vì nó đưa ra những ví dụ thực tế và thực tiễn giúp những nhà lãnh đạo startup hiểu về một khái niệm cụ thể trong cuốn sách. Vì vậy, khi bạn google “crossing the chasm”cuốn sách luôn được xếp ở vị trí đầu trong kết quả tìm kiếm nhưng nếu bạn google “startup crossing the chasm”, bài viết của tôi xếp thứ 3.
-Cara Hogan”
Bài học ở đây là gì? Luôn cố gắng nhắm mục tiêu các keyword nhưng đừng để chúng ngăn bạn viết một chủ đề hay.
Bước 4: Tạo content calendar.
Một content calendar giúp bạn đi đúng tiến độ và tạo ra một hệ thống đảm bảo nội dung của bạn luôn đứng đầu và được đăng đúng thời điểm. Những ứng dụng calendar tốt nhất cũng có tính năng chia sẻ trên mạng xã hội và email marketing được tích hợp để giúp sắp xếp mọi thứ gọn gàng và dễ dàng.
Để giúp giải thích tầm quan trọng của bước này và vai trò của nó trong toàn bộ content strategy dành cho Blog, chúng tôi đã hỏi Cameron Conaway, một nhà báo điều tra và giám đốc marketing content tại Klipfolio, về nhận định của ông trong vấn đề tạo một content calendar. Dưới đây là chia sẻ của ông:
“Một ứng dụng calendar đăng nội dung tốt cho bạn tầm nhìn bao quát và tích hợp cả quy trình biên tập của đội ngũ trong đó. Với đội ngũ của chúng tôi tại Klipfolio, chúng tôi tìm thấy sự kết hợp này trong ứng dụng Airtable.
Ứng dụng này cho phép chúng tôi cập nhật theo thời gian thực, sắp xếp tất cả nội dung và có khả năng hiển thị từ đầu đến cuối về việc ai đang làm việc gì, thời gian đáo hạn của mỗi phần nội dung và phần nội dung này cho chân dung người mua và giai đoạn nào của phễu.
Việc này cho phép chúng tôi đi từ ý tưởng nửa vời tới hoàn thiện và tới “Yo Editor” – một cột chúng tôi đã tạo ra, nơi mà các nhà viết nội dung có thể @ biên tập viên của họ nếu họ gặp khó khăn hoặc sẵn sàng để biên tập bản thảo đầu tiên.
-Cameron Conaway”
Hình 3: Bảng tính “Yo Editor” trong Airtable
Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ miễn phí như Trello hay Google Calendar để tạo blog content calendar, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng calendar chuyên dụng với những tính năng bổ trợ giúp bạn phát triển Blog, công cụ như CoSchedule có thể sẽ hữu ích hơn.
Hình 4: Giao diện CoSchedule
Đây là lựa chọn của riêng bạn. Chẳng hạn tại Themeisle, chúng tôi đang sử dụng Trello khá thành công kể từ khi mở Blog.
Hình 5: Giao diện Trello
Bước 5: Xây dựng nội dung ấn tượng.
Bạn đã có keyword, bạn đã tạo content calendar, bạn biết mình viết cho ai. Bây giờ chính là lúc bạn thực sự xây dựng nội dung của mình.
Chúng tôi dùng từ xây dựng chứ không phải từ viết, bởi vì nội dung hay không chỉ được viết nên, mà nó được tổng hợp lại.
Nội dung hay cần phải…
- Được viết tốt (đúng chính tả và ngữ pháp, và không sử dụng từ ngữ hoặc thuật ngữ phức tạp không cần thiết.)
- Được nghiên cứu (sử dụng thống kê, trường hợp nghiên cứu, và ví dụ để cho thấy bạn có tìm hiểu vấn đề.)
- Giàu hình ảnh (chứa nhiều hình ảnh liên quan chất lượng cao.)
- Được định dạng để đọc lướt (sử dụng nhiều tiêu đề, tiêu đề phụ, danh sách có dấu đầu dòng, trích dẫn nội dung từ nguồn khác, in đậm và in nghiêng.)
Mẹo nâng cao: Bạn có thể lấy các hình ảnh chất lượng cao miễn phí từ MyStock.Photos hay thậm chí tạo hình ảnh của riêng bạn với các công cụ như Canva và công cụ khác.
Kết luận
Dù bạn sẽ rất nóng lòng muốn triển khai các bài viết trên Blog của mình ngay khi có ý tưởng, thế nhưng sở hữu một content strategy dành cho Blog sẽ giúp bạn không phải lãng phí thời gian cho những vấn đề gây khó khăn sau này. Thêm vào đó, bạn sẽ nhận thấy thành công rõ rệt và nhiều hơn.
Chỉ mất vài giờ để tập hợp một content strategy tuyệt vời cho Blog. Như người ta thường nói, nếu bạn có 4 giờ để đốn hạ một cái cây, cơ hội thành công sẽ cao hơn nếu bạn dành 1 giờ để mài bén cây rìu. Hoặc tương tự như thế.
Content strategy cho Blog cũng tương tự như việc bạn mài bén cây rìu vậy. Bạn sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn và có lẽ sẽ tận hưởng được nhiều niềm vui hơn nếu bạn dành thời gian tổng hợp mọi thứ lại với nhau.