Sự khác biệt giữa AI Overviews và Featured Snippets

08/05/2025 - Chu Thủy

Trong thời đại tìm kiếm được thúc đẩy bởi AI, Google không ngừng cập nhật cách hiển thị thông tin cho người dùng. Hai trong số những định dạng được nhiều người quan tâm là AI Overviews và Featured Snippets đều xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm (SERP) nhưng lại mang bản chất rất khác nhau.

Bài viết này, cùng MangoAds tìm hiểu về điểm khác biệt giữa AI Overviews với  Featured Snippets, và cách tối ưu nội dung cho cả hai loại kết quả.

1. AI Overviews khác gì so với Featured Snippets?

Về lý thuyết, Featured Snippets là đoạn trích nổi bật do Google chọn từ một trang web cụ thể để trả lời nhanh một câu hỏi đơn giản hoặc truy vấn rõ ràng.

Đoạn trích hiển thị trong Featured Snippets

Đoạn trích hiển thị trong Featured Snippets

Còn AI Overviews là tính năng mới được tích hợp vào Google Search sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) để tạo ra câu trả lời tổng hợp từ nhiều nguồn, giúp người dùng có cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn, đặc biệt với các truy vấn phức tạp hoặc chưa rõ ràng.

Truy vấn AI Overviews khi được hiển thị ngay trong tính năng AIOs

Truy vấn AI Overviews khi được hiển thị ngay trong tính năng AIOs

Vậy 2 thuật ngữ trên khác nhau như thế nào cùng tìm hiểu thông qua một số tiêu chí ở bảng sau:

Tiêu chí

Featured Snippets

AI Overviews

Cách hoạt động

Google chọn đoạn văn bản nguyên văn từ 1 trang cụ thể

Google dùng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) để tổng hợp từ nhiều trang web và viết lại nội dung

Nguồn dữ liệu

1 nguồn duy nhất, 1 URL cụ thể

Nhiều nguồn có thể 3–5 trang web uy tín trở lên

Hình thức hiển thị

1 đoạn văn bản ngắn, có thể kèm hình ảnh, bảng hoặc danh sách

Gồm nhiều đoạn, chia theo ý, có nút mở rộng, liên kết đến nhiều nguồn

Vị trí hiển thị

Thường hiển thị ngay dưới thanh tìm kiếm, phía trên các kết quả tự nhiên khác.

Xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm, đôi khi thay thế cả Featured Snippets.

Tùy chọn mở rộng

Thấp – người dùng chỉ đọc

Cao – có thể mở rộng câu hỏi, xem thêm nguồn, tương tác qua nhiều mô-đun nội dung phụ

Phù hợp với truy vấn

Câu hỏi rõ ràng, truy vấn ngắn, cần câu trả lời cụ thể

Truy vấn mang tính phức tạp, có tính khám phá hoặc đa chiều

Tính cá nhân hóa

Ít cá nhân hóa hơn, kết quả cố định với cùng một truy vấn.

Có thể dựa trên lịch sử tìm kiếm hoặc truy vấn trước đó để điều chỉnh câu trả lời.

Mục tiêu

Trả lời nhanh dưới dạng định nghĩa, liệt kê

Giúp người dùng hiểu tổng quan, có chiều sâu

2. Những điểm giao nhau giữa AI Overviews và Snippets

Mặc dù AI Overviews và Featured Snippets có nhiều điểm khác biệt rõ ràng về cách hoạt động, hình thức hiển thị và công nghệ nền tảng, nhưng giữa hai định dạng này vẫn tồn tại những điểm giao đáng chú ý.

Trước hết, cả hai đều là các hình thức hiển thị nổi bật trên đầu trang kết quả tìm kiếm (SERP), đóng vai trò như vị trí ưu tiên để Google cung cấp câu trả lời nhanh cho người dùng. 

Xuất hiện trước các kết quả organic thông thường, Google AI Overviews và Featured Snippets giúp người dùng không cần cuộn xuống vẫn có thể tiếp cận thông tin chính. Mục đích chung là giúp người dùng thuận tiện hơn khi tìm hiểu thông tin một cách nhanh chóng không nhất định phải click vào link hay nói nôm na là làm tăng zero-click searches.

AI Overviews và Featured Snippets khi xuất hiện trên cùng một trang

AI Overviews và Featured Snippets khi xuất hiện trên cùng một trang

Thứ hai, AI Overviews và Featured Snippets đều được kích hoạt chủ yếu bởi các truy vấn thông tin, tức những câu hỏi dạng how to, what is, so sánh, hoặc tại sao. 

Bởi cả 2 sẽ chỉ xuất hiện khi người dùng đặt câu hỏi để tìm hiểu điều gì đó, chứ không phải để truy cập trang web hay mua hàng ngay lập tức.

Hai loại hình này không phù hợp với các truy vấn mang tính điều hướng (như truy cập website cụ thể hay các giao dịch mua hàng, đặt vé...), mà được thiết kế để phục vụ người dùng đang tìm kiếm kiến thức hoặc góc nhìn tổng quan.

Câu hỏi dạng “how” khi search trả về kết quả từ AI Overviews và Featured Snippets

Câu hỏi dạng “how” khi search trả về kết quả từ AI Overviews và Featured Snippets

Thứ ba, hai định dạng này đều đòi hỏi nội dung chất lượng cao và có cấu trúc rõ ràng để được Google ưu tiên lựa chọn. 

Dù sử dụng AI hay thuật toán truyền thống, Google vẫn cần các bài viết có dàn ý mạch lạc, trình bày chặt chẽ và trả lời đúng trọng tâm của truy vấn. Những nội dung này thường được xây dựng tốt về mặt E-E-A-T để đảm bảo độ chính xác và tránh gây hiểu lầm.

Nguyên tắc E-E-A-T đang ngày càng thắt chặt đối với AI Overviews và Featured Snippets

Nguyên tắc E-E-A-T đang ngày càng thắt chặt đối với AI Overviews và Featured Snippets

Cuối cùng, một điểm giao thoa cần nhắc đến là hai thuật ngữ này đều ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ nhấp (CTR). 

Với Featured Snippets, nhiều người dùng có thể không nhấp vào trang web nếu câu trả lời đã đủ ngay trong đoạn trích. 

Tác động này còn rõ ràng hơn ở AI Overviews, bởi nội dung đã được AI tổng hợp đầy đủ và trình bày như một bài mini bài viết khiến xu hướng zero-click gia tăng, nhất là khi truy vấn mang tính khái quát hoặc tổng hợp thông tin.

Nói cách khác, dù AI Overviews là bước tiến mới hơn, hiện đại hơn, thì nó vẫn cùng mục tiêu cốt lõi như Featured Snippets hướng tới tiêu chí giúp người dùng tìm được câu trả lời nhanh chóng và chính xác nhất ngay trên trang kết quả. Đây chính là điểm giao nhau lớn nhất về mặt triết lý giữa AI Overviews và Featured Snippets này.

3. Nên tối ưu cho AI Overviews hay Featured Snippets?

Lựa chọn giữa tối ưu nội dung cho AI Overviews hay Featured Snippets thực chất là bài toán chiến lược dựa trên mục tiêu nội dung, loại truy vấn người dùng và khả năng nội dung đáp ứng tiêu chí của Google.

Nếu mục tiêu là tăng lượt truy cập vào website, hãy tập trung vào Featured Snippets. Bởi đoạn trích nổi bật thường kích thích người dùng nhấp vào để xem đầy đủ, nhất là khi họ cần tìm hiểu sâu và chi tiết về nội dung.

Ngược lại, khi cần tăng độ nhận diện thương hiệu, hãy ưu tiên AI Overviews. AIOs sẽ hiển thị trên đầu trang kết quả, tóm tắt thông tin và nhắc tên thương hiệu cũng như liên kết của trang, giúp người dùng ghi nhớ ngay cả khi họ không nhấp vào website.

Xác định mục tiêu trước khi chọn lựa tối ưu

Xác định mục tiêu trước khi chọn lựa tối ưu

Xét về nội dung, nếu sản xuất nhiều nội dung mang tính giải thích, hướng dẫn, thông tin, thì cơ hội để lên Featured Snippets sẽ cao hơn.

Featured Snippets vẫn là một định dạng lý tưởng khi nhắm đến các truy vấn ngắn, rõ ràng và có thể trả lời nhanh chóng trong một đoạn văn ngắn. Đặc biệt, các thương hiệu nhỏ hoặc blog cá nhân vẫn có cơ hội cạnh tranh ở vị trí này nếu nội dung tập trung đúng trọng tâm, có định dạng phù hợp như đoạn liệt kê, định nghĩa hoặc hướng dẫn.

Trong khi đó, AI Overviews thường phù hợp hơn cho các nội dung chuyên sâu, mang tính khám phá, hoặc trả lời các truy vấn phức tạp. Từ khi có Gemini 2.0, AI Overviews đã phủ rộng nhiều loại từ khóa hơn. Không chỉ là thông tin mà còn cả từ khóa thương mại hay giao dịch.

Nên ưu tiên AIOs hay Featured Snippets phụ thuộc vào nội dung hướng tới

Nên ưu tiên AIOs hay Featured Snippets phụ thuộc vào nội dung hướng tới

Về lâu dài, xu hướng chuyển dịch từ Featured Snippets sang AI Overviews là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, theo các cập nhật từ Google, hai định dạng này sẽ song song tồn tại chứ không thay thế nhau hoàn toàn. 

Featured Snippets vẫn phục vụ tốt cho các truy vấn đơn giản, còn AI Overviews đóng vai trò mở rộng khả năng hiểu biết của người dùng trong bối cảnh tìm kiếm ngày càng phức tạp.

Do đó, chiến lược tối ưu lý tưởng không phải là chọn một bỏ một, mà là kết hợp cả hai. Hãy đảm bảo bài viết vừa có đoạn trả lời súc tích đủ điều kiện lên Featured Snippets, vừa được tổ chức logic và đầy đủ để có cơ hội xuất hiện trong AI Overviews. Đây chính là hướng đi giúp giữ vững vị trí trên SERP hiện tại, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận trong tương lai khi tìm kiếm ngày càng “trí tuệ” hơn.

4. Mẹo tối ưu cho cả hai loại kết quả

Dù AI Overviews và Featured Snippets khác nhau về công nghệ và cách hiển thị, nhưng điểm chung là Google đều cần nội dung chất lượng cao, dễ hiểu và có cấu trúc rõ ràng để lựa chọn hiển thị ở vị trí nổi bật. Dưới đây là các chiến thuật tối ưu hóa giúp gia tăng cơ hội xuất hiện trên cả hai loại kết quả này.

a. Trả lời ngắn gọn ở đầu đoạn

Khi viết nội dung nhằm nhắm đến từ khóa dạng câu hỏi, cần cung cấp thông tin ngay trong 1-2 câu đầu tiên, đảm bảo người dùng vừa nhìn vào có thể thấy ngay đáp án mình cần tìm. Thông tin mang lại càng rõ ràng, ngắn gọn thì càng dễ được chọn hiển thị.

Viết ngắn gọn, đủ thông tin để được AI Overviews và Featured Snippets ưu tiên

Viết ngắn gọn, đủ thông tin để được AI Overviews và Featured Snippets ưu tiên

Với Featured Snippets, Google thường trích dẫn các đoạn có từ 40 đến 60 từ, có cấu trúc câu rõ ràng và trả lời trực tiếp cho câu hỏi người dùng tìm kiếm. Do đó, cần đi thẳng vào vấn đề rồi mới triển khai thông tin bổ sung để tăng chiều sâu. 

Ví dụ, với câu hỏi “Collagen có tác dụng gì?”, nên trả lời ngay ở câu đầu tiên, rồi sau đó phân tích kỹ hơn về các loại collagen, cách sử dụng và lợi ích cụ thể.

b. Viết dễ đọc, dùng ngôn ngữ đơn giản

Tránh dùng thuật ngữ chuyên ngành phức tạp. Dù đang nói về chủ đề kỹ thuật, hãy diễn giải bằng cách dễ hiểu nhất. Đồng thời,  trong một bài viết, hãy chia đoạn ngắn giữa nội dung tránh trường hợp tạo khối văn bản quá dài khiến người dùng cảm thấy không thoải mái khi đọc vì quá dài.

c. Tối ưu ngữ nghĩa và từ khóa liên quan

Đừng quên tối ưu phần ngôn ngữ và từ khóa theo chiều sâu ngữ nghĩa. Google ngày nay không chỉ tìm từ khóa chính, mà còn hiểu ngữ cảnh, ý định tìm kiếm và các khái niệm liên quan. Việc đưa thêm các thuật ngữ đồng nghĩa, câu hỏi phụ hoặc cụm từ thường xuất hiện cùng chủ đề sẽ giúp AI xác định bài viết là toàn diện hơn so với đối thủ.

Minh họa sự ngữ nghĩa của từ khóa “trà giảm cân”

Minh họa sự ngữ nghĩa của từ khóa “trà giảm cân”

d. Sử dụng Schema Markup/Structured data

Đây là đoạn mã giúp Google hiểu rõ nội dung đang cung cấp về vấn đề gì. Structured data giúp cả bot và công cụ AI phân loại thông tin dễ hơn, từ đó tăng khả năng được hiển thị nổi bật.

Còn với Schema Markup, ở tính năng Featured Snippets nếu chú trọng đến viết bài hướng dẫn (how/how to), Schema Markup HowTo hoặc FAQ sẽ giúp nội dung hiển thị tốt hơn. 

Đổi lại, nếu muốn tăng khả năng lọt vào AI Overviews, các schema về định nghĩa, bài viết chuyên sâu hay thông tin tổ chức sẽ giúp hệ thống AI phân loại và đánh giá nội dung thuận lợi hơn.

e. Xây dựng liên kết chất lượng

Không nên viết một bài đơn lẻ rồi dừng lại. Hãy tạo cụm chủ đề (content hub) gồm nhiều bài viết liên quan bổ trợ lẫn nhau. Mỗi bài nên có ít nhất một internal link dẫn đến các nội dung liên quan khác trên chính website, giúp Google hiểu cấu trúc trang và tăng tính chuyên sâu.

Ngoài ra, hãy đầu tư cho backlink. Càng nhiều trang web uy tín trỏ về bài viết, Google càng đánh giá nội dung đáng tin cậy.

5. Kết luận

Tóm lại, nếu muốn nội dung của mình được Google chọn, hãy đầu tư viết bài một cách kỹ lưỡng, có cấu trúc, có chuyên môn và có chiều sâu. Càng rõ ràng, càng dễ lên Snippet. Càng toàn diện và đáng tin, càng có cơ hội lọt vào AI Overviews.

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ SEO tổng thể giúp tối ưu thứ hạng cho website, tăng trưởng bền vững và đo lường hiệu quả rõ ràng, MangoAds là lựa chọn đáng tin cậy. Để lại thông tin form bên dưới hoặc liên hệ +8428 6680 5450 để được đội ngũ nhân viên tư vấn chi tiết nhất.

Xem thêm:

>>> Tổng quan về AI Overviews

>>> AI Overviews ảnh hưởng đến CTR tự nhiên trên Google ra sao?