Cách tạo chiến dịch Quảng cáo trên Google hiệu quả
02/03/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Nói tới Google Ads, chúng ta nghĩ đến những kết quả được hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm. Những kết quả này luôn được gắn thẻ Ad và hiển thị tự nhiên. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quát về quảng cáo tìm kiếm trên Google và cách xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
Quảng cáo tìm kiếm của Google
Quảng cáo tìm kiếm là loại hình quảng cáo thông dụng nhất khi nhắc đến Google Ads.
Hình 1: Quảng cáo tìm kiếm của Google
Trong những bài viết trước bạn đã biết về giao diện, biết cách xử lý các báo cáo, chiến thuật tối ưu hóa Google Ads cơ bản như từ khóa phủ định và đặt giá thầu. Với Quảng cáo tìm kiếm, bạn sẽ có nhiều quyền và tùy chọn hơn:
Cài đặt cơ bản
Khi sử dụng cài đặt cơ bản, bạn cần lưu ý với những điều sau:
Đầu tiên là kênh - nơi mà quảng cáo có thể xuất hiện. Theo mặc định, Google cho người dùng lựa chọn Search Network và Mạng lưới hiển thị (Youtube và Discovery):
Hình 2: Cài đặt Cơ bản
Tuy nhiên, bạn không cần chọn Network để biết vị trí quảng cáo của mình sẽ xuất hiện ở đâu. Bởi sau khi thiết lập quảng cáo, bạn có thể thêm Đối tác tìm kiếm vào danh sách kết hợp.
Ngoài ra, bạn cần thận trọng khi lựa chọn chiến lược giá thầu. Hầu hết những người mới sử dụng Google Ads thường không biết quảng cáo sẽ phân phối ở đâu mà phụ thuộc vào Google.
Do vậy, khi mới bắt đầu với Google Ads, bạn hãy chọn CPC thủ công và tránh xa các chiến lược tự động như Chuyển đổi tối đa hoặc Giá trị chuyển đổi.
Từ khóa & các loại đối sánh
Cốt lõi của chiến dịch quảng cáo tìm kiếm là từ khóa và vị trí quảng cáo hiển thị. Nếu chọn những từ khóa chung chung, quảng cáo của bạn sẽ thu hút những khách truy cập ít có khả năng mua hơn.
Ngược lại, từ khóa quá cụ thể lại khiến tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo thấp. Để tránh tình trạng trên, bạn cần nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng để xác định từ khóa phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu từ khóa bạn sẽ biết được Volume và mức độ cạnh tranh của từ khóa.
Nếu bạn đang chạy Chiến dịch quảng cáo mua sắm, bạn có thể sử dụng Báo cáo cụm từ tìm kiếm làm nguồn nghiên cứu từ khóa. Những báo cáo này sẽ cho bạn biết các từ khoá tìm kiếm thực tế.
Khi bạn có một danh sách các từ khóa phù hợp, hãy thêm vào các chiến dịch. Tuy nhiên, sai lầm thường mắc phải khi thêm từ khóa vào chiến dịch là sử dụng sai loại đối sánh từ khóa. Dưới đây là tổng quan nhanh về các loại đối sánh khác nhau:
Hình 3: Các loại đối sánh từ khóa khác nhau trong Google Ads
Nếu bạn không sử dụng các ký tự đặc biệt như +; ""; [], Google sẽ mặc định là từ khóa đối sánh rộng. Đơn giản, từ khóa dạng đối sánh rộng tiếp cận đối tượng theo dạng rộng và kích hoạt quảng cáo xuất hiện ngay cả khi:
- Các từ khóa khác được kết hợp trong tìm kiếm.
- Cụm từ tìm kiếm của người dùng không theo thứ tự từ khóa bạn đưa ra.
- Các tìm kiếm tương tự như từ khóa của bạn.
Chẳng hạn, nếu người dùng tìm kiếm "giày Tennis", Google có thể hiển thị quảng cáo cho "giày đi bộ đường dài".
Vì vậy, hãy nhớ tìm hiểu về đối sánh rộng, đối sánh cụm từ và đối sánh chính xác cũng như cách sử dụng các loại đối sánh trong các chiến dịch.
Lời khuyên: Nghiên cứu lập kế hoạch từ khóa càng cụ thể càng tốt. Bạn nên cân nhắc từ khóa và các loại đối sánh để thêm vào chiến dịch cho phù hợp.
Cấu trúc Chiến dịch Quảng cáo Tìm kiếm
Tương tự như Quảng cáo mua sắm, cấu trúc chiến dịch là yếu tố quyết định đến sự thành công của chiến dịch. Một cấu trúc tốt đảm bảo hiển thị quảng cáo phù hợp với truy vấn tìm kiếm. Ngoài ra, cấu trúc tốt giúp chiến dịch dễ quản lý hơn và đảm bảo điểm chất lượng tốt cho từ khóa.
Để xây dựng cấu trúc tốt, bạn cần trả lời những câu hỏi như:
- Tạo những chiến dịch nào?
- Nên đặt những từ khóa nào trong cùng một nhóm quảng cáo?
- Nên sử dụng bao nhiêu loại đối sánh?
Cách lên cấu trúc chiến dịch có rất nhiều hướng dẫn trái ngược nhau chẳng hạn như: nên sử dụng các nhóm quảng cáo từ khóa đơn lẻ hay không?
Vậy bạn có nên tạo quảng cáo cho từng sản phẩm không? Hay chỉ cho mỗi danh mục?
Câu trả lời phần lớn sẽ phụ thuộc vào sản phẩm bạn đang bán và mức độ phổ biến của chúng. Việc tạo nhóm quảng cáo cho từng sản phẩm khi không có ai đang tìm kiếm thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể sẽ khiến bạn lãng phí tiền vô ích. Thay vào đó, bạn nên tạo một nhóm quảng cáo với các quảng cáo nhắm mục tiêu đến tên danh mục.
Dưới đây là một số quy tắc hữu ích:
- Lọc từ khoá chứa tên thương hiệu và từ khoá không chứa tên thương hiệu
- Phân chia chiến dịch theo quốc gia và ngôn ngữ
- Nhân bản cấu trúc bạn có trên trang web với các chiến dịch
Quảng cáo tìm kiếm
Ngoài chọn lọc từ khóa phù hợp, việc tạo quảng cáo tìm kiếm hiệu quả luôn là thách thức với doanh nghiệp. Tạo mẫu quảng cáo tìm kiếm không khó nhưng nếu muốn mẫu quảng cáo thu hút được những người tiêu dùng tiềm năng cần mất nhiều thời gian. Trong quá trình tạo mẫu quảng cáo, bạn gặp 2 lựa chọn: "Quảng cáo nội dung " và "Quảng cáo tìm kiếm thích ứng".
Hình 4: Nhiều tùy chọn để chọn khi tạo Quảng cáo tìm kiếm thích ứng
Sự khác biệt chính của 2 loại quảng cáo này là số lượng nội dung cung cấp. Quảng cáo nội dung bạn chỉ yêu cầu một vài nội dung, còn Quảng cáo tìm kiếm thích ứng (RSA) cần rất nhiều nội dung, sau đó với Google sẽ kết hợp các tiêu đề và các mô tả tự động để xây dựng 1 quảng cáo mới tối ưu hơn. Trong ví dụ trên, quảng cáo tìm kiếm thích ứng cần đến 7 tiêu đề và 2 đoạn văn bản mô tả.
Với Quảng cáo nội dung, bạn sẽ thêm nhiều quảng cáo trong 1 nhóm để cạnh tranh xem mẫu quảng cáo nào sẽ hiển thị. Trong khi với RSA, Google sẽ thực hiện kiểm tra nội bộ.
Vài năm gần đây, quảng cáo đã phát triển thành một bộ công cụ để Google chọn lựa. Việc của bạn là cung cấp cho Google tất cả các nội dung: tiêu đề, mô tả... và nó sẽ tự động lựa chọn mẫu quảng cáo lý tưởng.
Hình 5: Xem những kết hợp nào của Quảng cáo tìm kiếm thích ứng hoạt động tốt nhất
Trong trường hợp bạn có nhiều nhóm quảng cáo và chiến dịch, bạn có thể sao chép/ dán quảng cáo, sau đó tùy chỉnh thời gian quảng cáo được hiển thị.
Dưới đây là một số ý tưởng khác về cách cải thiện quảng cáo:
- Hãy bắt đầu với Quảng cáo nội dung tốt bằng việc sử dụng lại các nhóm quảng cáo, chỉ điều chỉnh dòng tiêu đề 1
- Nâng cấp # 1: Tạo Quảng cáo nội dung thứ hai với nhiều nội dung hơn (nhiều dòng tiêu đề, mô tả, v.v.)
- Nâng cấp # 2: Thêm Quảng cáo tìm kiếm thích ứng
Tiện ích mở rộng quảng cáo
Phần extension của quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch. Chúng giúp bạn lấy được vị trí nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm, tăng cơ hội nhấp chuột.
Hình 6: Tiện ích mở rộng quảng cáo
Tuy nhiên, phần extension này thường hiển thị đầy đủ nếu trang web của bạn ở vị trí 1-2 của kết quả tìm kiếm.
Phần extension này bao gồm các sitelink, chú thích... Google vẫn tiếp tục thử nghiệm các loại hình quảng cáo mới như các nội dung có cấu trúc, giá hoặc tiện ích khuyến mại. Nếu đối thủ cạnh tranh không tập trung vào những tính năng này, bạn có lợi thế để nổi bật hơn.
Tuy nhiên, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin để Google có thể xem xét và tìm ra mẫu quảng cáo hoạt động tốt nhất. Những extension trong quảng cáo đặc biệt ở chỗ chúng có khả năng tự động hoá.
Có nhiều tính năng mà Google có thể thêm vào quảng cáo, nhưng không phải lúc nào cũng hợp lý. Chẳng hạn quảng cáo của thương hiệu DTC Away dưới đây
Hình 7: Quảng cáo của thương hiệu Away Travel
Đối với thương mại điện tử, các tiện ích tự động quan trọng nhất là xếp hạng của nhà bán hàng:
Hình 8: Quảng cáo của thương hiệu Amazon
Hoặc ở mẫu quảng cáo của Amazon, hãng đã thu hút sự chú ý và thể hiện được chất lượng phục vụ thông qua sao xếp hạng và số lượng reviews. Những đánh giá này rất có giá trị, vì vậy hãy xem tiếp bài viết này về cách triển khai chúng.
Đấu thầu
Điều mọi doanh nghiệp quan tâm là chiến lược đặt giá thầu tốt nhất. Tuy nhiên, không có một công thức rõ ràng nào để định ra khoảng đấu thầu nào là tối ưu. Bạn cần phải chạy thử nghiệm để tìm ra được lựa chọn tốt nhất cho mình.
Trong trường hợp này, CPC thủ công thường là một khởi đầu tốt. Sau một thời gian, bạn có thể thử nghiệm với CPC nâng cao. Và khi bạn có nhiều lượt chuyển đổi hơn, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm các chiến lược đặt giá thầu tự động như CPA mục tiêu hoặc ROAS mục tiêu, cả hai đều thực sự phù hợp cho các chiến dịch thương mại điện tử.
So sánh các chỉ số trước, sau và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp.
Quảng cáo tìm kiếm động (Dynamic Search Ads)
Nhìn chung, việc sử dụng Quảng cáo tìm kiếm đòi hỏi các marketer phải bận rộn từ tìm kiếm từ khoá đến tạo ra các mẫu quảng cáo.
Có một loại quảng cáo giúp bạn giảm bớt những công việc kể trên, đó là sử dụng Quảng cáo tìm kiếm động. Với Quảng cáo tìm kiếm động, bạn không phải quan tâm đến bất kỳ chỉ số nào trong các dữ liệu. Thay vào đó, bạn cung cấp cùng một nguồn cấp dữ liệu sản phẩm từng sử dụng cho Quảng cáo mua sắm trước đó. Công việc bạn cần quan tâm là chọn những trang, danh mục nên được đưa vào.
Sau cùng, hãy tạo một vài “mẫu” quảng cáo, Google sẽ tự động điền Tiêu đề với nội dung động.
Hình 9: Chỉ cần điền vào các mô tả của Quảng cáo tìm kiếm động này
Quảng cáo tìm kiếm động có cấu trúc chiến dịch tốt giúp tạo ra sự khác biệt. Các nhóm quảng cáo càng chi tiết, các mẫu quảng cáo này sẽ được điều chỉnh tốt hơn cho phù hợp với các sản phẩm mà bạn đang quảng cáo.
Ngoài ra, Quảng cáo tìm kiếm động cho phép bạn nhanh chóng thiết lập các chiến dịch cho nhiều sản phẩm. Mô hình quảng cáo này thích hợp với các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn và sản phẩm đa dạng nhưng thiếu khả năng điều chỉnh chiến dịch hàng ngày. Bởi lợi ích của Quảng cáo tìm kiếm động có khả năng hướng lưu lượng truy cập đến những các trang đích trên trang web mà bạn mong muốn.
Tuy nhiên, nhược điểm, bạn mất quyền kiểm soát để tạo văn bản quảng cáo của riêng mình hoặc chọn các từ khóa có mức độ ưu tiên cao nhất, Google sẽ tự động làm điều đó.
Vì vậy, bạn phải theo dõi kỹ báo cáo cụm từ tìm kiếm và loại trừ các từ khóa mà bạn đang quảng cáo trong các chiến dịch cụ thể hơn hoặc đối sánh kém.
Tập lệnh Google Ads
Nếu bạn cảm thấy bị giới hạn báo cáo có thể thấy trong Google Ads và Analytics hoặc muốn tối ưu hóa chiến dịch, tập lệnh Google Ads có thể giúp .
Đây là những đoạn mã nhỏ của Javascript hoạt động trong nền. Nếu bạn không phải là một lập trình viên, hãy sử dụng những script có sẵn. Bạn chỉ cần copy/ paste và sửa đổi một chút.
Thử nghiệm chiến dịch
Thử nghiệm là một tính năng đặc biệt trong Google Ads cho phép bạn chạy A/B Testing mọi phần trong chiến dịch của mình.
Bạn có thể thử nghiệm tất cả mọi thứ nhưng thử nghiệm phổ biến nhất nên chạy là chiến lược đặt giá thầu. Tạo một bản nháp của chiến dịch với thay đổi duy nhất là chiến lược đặt giá thầu khác và chạy thử nghiệm.
Bạn chỉ nên làm điều này sau khi đã hoàn thành phần lớn công việc của chiến dịch. Bởi vì nếu bạn đang thực hiện các thay đổi đối với từ khóa và quảng cáo trong một chiến dịch, bạn cần đảm bảo rằng những thay đổi này cũng được sao chép sang chiến dịch khác.
Sau 30 ngày, bạn có thể xem kết quả và quyết định cách tiếp tục từ đó:
Hình 10: Tổng quan về kết quả Thử nghiệm sau 30 ngày
Tổng kết
Quảng cáo tìm kiếm của Google Ads vô cùng phổ biến hiện nay, tuy nhiên để tạo lập một chiến dịch hiệu quả và tối ưu giá thầu khá khó. Vì vậy hi vọng các chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chạy quảng cáo hiệu quả từ những bước cài đặt đến những bước đánh giá và thử nghiệm chiến dịch. Chúc các bạn thành công!