Đánh giá hiệu suất Instagram page qua data user

03/10/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Trước đây, việc đăng bài Instagram post khá đơn giản, bạn chỉ cần đăng những gì mình thích và chờ đợi phản ứng từ follower. Nhưng hiện nay với thay đổi về thuật toán, nhu cầu đa dạng hơn và sự xuất hiện của các loại quảng cáo thì phân tích data người dùng trên Instagram là rất quan trọng. Để biết content Instagram nào hiệu quả, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về chỉ số của từng bài post. Nếu đang chạy trên nhiều account Instagram, bạn nên có công cụ phân tích, cải thiện các chiến dịch của mình.

Instagram cũng cung cấp khá nhiều công cụ giúp đánh giá content cho tài khoản của bạn. Tuy nhiên, với marketer thời 4.0 thì bạn cần tận dụng lợi ích từ data để đánh giá, tái cấu hình và cải thiện chiến lược Instagram sao cho target đúng khách hàng nhất.

Trong hướng dẫn này, MangoAds sẽ chỉ bạn 6 Instagram data cần có. Cùng xem với chúng tôi nhé!!

1. Phân tích Engagement

Engagement hay tương tác góp phần quan trọng trong chiến lược. Bạn cần đảm bảo content thực sự đủ hấp dẫn để thu hút user tương tác.

Việc theo dõi tương tác trên Instagram giúp hiểu hơn về cách user tương tác với content trên page thương hiệu của bạn. Nhìn chung, tương tác có 2 loại:

  • Theo dõi tin nhắn đến và mention
  • Khám phá cơ hội tạo kết nối mới

Trang tổng quan theo dõi tăng trưởng của page Hình 1: Trang tổng quan theo dõi tăng trưởng của page

Để giải thích rõ hơn, có thể chia nhỏ 2 ý trên thành chỉ số cụ thể sau:

  • Like: Lượt thích cho thấy mọi người có đánh giá cao và chấp thuận content. Nhiều người nghĩ đây là chỉ số phù phiếm, nhưng theo dõi chỉ số này, ban có thể nắm được xu hướng nổi bật, những content được yêu thích trong Instagram page.
  • Comment: Những người sẵn sàng để lại comment chứng minh họ có quan tâm đến thương hiệu và sẵn sàng mở ra nhiều cuộc trò chuyện, chia sẻ content đó bằng cách nhắc đến thương hiệu của bạn. Nhưng nhiều comment không đồng nghĩa là thành công vì tỉ lệ comment tiêu cực có thể nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể tương tác phản hồi những comment tiêu cực để cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.
  • Save: Tổng số lần người dùng đã lưu bài post cho thấy content của bạn đủ gây tiếng vang với người dùng mà họ muốn xem lại sau này.
  • Story reply: Số tin nhắn nhận được trên story nhằm xác định đối tượng tương tác nhiều nhất vì họ thấy được điều gì thú vị trong story của bạn.
  • Engagement Rate (mỗi lần hiển thị): Tỷ lệ tổng lượt like, comment, share và Story reply trên mỗi lượt impression (hiển thị) sẽ cho biết mức độ gắn bó của mọi người với thương hiệu. Đây là một thước đo tốt cho sự thành công của Instagram page.

2. Phân tích Hashtag

Hashtag trên Insta giúp bạn biết cách user tương tác và thông qua keyword nào. Bằng cách kết hợp hashtag # và data khác trên Insta, bạn biết được keyword nào nhận được nhiều tương tác nhất.

Theo dõi hashtag trên Instagram từ Sprout Hình 2: Theo dõi hashtag trên Instagram từ Sprout

Sprout chia các tag bắt đầu bằng # (hashtag) trên Instagram thành các số liệu cụ thể để hiểu rõ hơn về mức độ tương tác tổng thể, bao gồm:

  • Hashtag được sử dụng nhiều nhất: Số lần hashtag đó được bạn sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định. Data này cũng giúp đa dạng hóa list hashtag nhờ thêm nhiều chiến dịch hashtag mới để xem content nào được hiển thị nhiều nhất.
  • Top Hashtag theo vòng đời tương tác (Lifetime Engagement): Data này cho biết hashtag nào thúc đẩy nhiều tương tác (like, comment) với fan và khách hàng. Nếu sử dụng hashtag phù hợp cho chiến lược Instagram sẽ giúp cải thiện độ tương tác tổng thể.
  • Hashtag được nhắc đến nhiều: Cách này giúp tìm ra hashtag được fan sử dụng nhiều để nhắc đến (mention) thương hiệu của bạn. Bạn có thể tổng hợp lại và bắt chuyện với fan bằng những hashtag đó.

3. Phân tích Follower

Audience growth hay sự tăng trưởng về audience (khán giả) theo dõi page luôn là một chỉ số quan trọng đối với marketer. Chỉ số này khá hữu ích để theo dõi xu hướng hoặc khám phá hình mẫu page điển hình mà các audience thích. Lượng audience ngày càng tăng cho thấy thương hiệu đang hoạt động tốt cả trong và ngoài mạng xã hội.

Theo dõi Insta audience growth Hình 3: Theo dõi Insta audience growth

Một số chỉ số chính cần theo dõi:

  • Lượng follower tăng trưởng ròng (Net Follower Growth): Tổng số người theo dõi Instagram trong một khoảng thời gian.
  • Số người đã follow: Số người bắt đầu theo dõi page trong khoảng thời gian nhất định. Hãy để ý những ngày có lượng người xem tăng đột biến và hành động của bạn vào những ngày đó.

4. Phân tích content

Phân tích nội dung trên Instagram giúp bạn nắm được yếu tố content như hình ảnh, video, hashtag nào đang thu hút khán giả nhiều nhất. Nhờ đó, bạn tiếp tục tạo content tương tự để tăng thêm tương tác.

Số liệu tương tác của bài viết/story được đăng tải Hình 4: Số liệu tương tác của bài viết/story được đăng tải

Chỉ số đánh giá chiến lược content trên Instagram:

  • Top Post: Cho biết post video hay ảnh thu hút user tương tác và khiến họ hài lòng nhất về content của bạn. Chỉ số cũng giúp theo dõi content nào hiệu quả ở khoảng thời gian nào.
  • Photo đã gửi: Chỉ số theo dõi tổng số ảnh được đăng trên Instagram nhằm bảo đảm số lượng bài đăng đều đặn ổn định. Đăng bài thường xuyên sẽ giúp duy trì và mở rộng mức độ tương tác của thương hiệu.
  • Video đã gửi: Chỉ số theo dõi tổng video được đăng trên Instagram để xác định content nào phù hợp đăng kèm video. Tuy nhiên, video ngày càng phổ biến hơn và chỉ dài tối đa 60s nên các video cần phải thực sự hấp dẫn và đầy tính sáng tạo.
  • Story performance: Tính năng Story có các chỉ số đặc biệt như số lần lướt để bỏ qua story hoặc nhấn vào lại để xem lại story. Hãy đọc thêm về phân tích Story để biết cách đánh giá và theo dõi hiệu quả nhất.
  • Phân tích IGTV: Khi theo dõi hiệu suất content của Instagram TV (IGTV), hãy so sánh với các post video trên Instagram về chỉ số như lượt xem, reach, engagement, lượt tải và các chỉ số khác nhằm đánh giá toàn diện hơn.

5. Phân tích Profile

Đa số social marketer đều sử dụng đồng thời nhiều Instagram account nên rất cần công cụ quản lý Instagram hiệu quả và giúp phân tích dữ liệu của nhiều profile Insta khác nhau - điều mà công cụ Instagram mặc định không thể hỗ trợ tốt. Ví dụ với Sprout, khi tích hợp nhiều profile Insta vào, bạn dễ dàng phân tích và so sánh sự khác và giống giữa những tài khoản này.

Tích hợp nhiều tài khoản trên Sprout Hình 5: Tích hợp nhiều tài khoản trên Sprout

Căn cứ vào chỉ số thống kê tổng quan theo từng profile, bạn sẽ có nhiều ý tưởng cải thiện hiệu quả cho content hơn. Với cách trang tổng quan số liệu profile Instagram dễ theo dõi như vậy, bạn biết được profile nào đang gặp vấn về và cần làm gì.

6. Phân tích cạnh tranh

Để chiến dịch marketing luôn đi đúng hướng, bạn cần biết vị trí thương hiệu của mình ở đâu và đối thủ cạnh tranh trên Instagram. Phân tích cạnh tranh giúp so sánh chỉ số hoạt động hiệu quả chuẩn của ngành với chỉ số page mình hiện tại.

Quan trọng nhất là phải biết lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ trong ngành, điều này mang ý nghĩa “sống còn” để mang đến một social campaign thành công.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trên Instagram Hình 6: Phân tích đối thủ cạnh tranh trên Instagram

Dưới đây là chỉ số cạnh tranh trên Instagram giúp định hình thương hiệu trước những đối thủ khác:

  • Follower: Tổng số follower của bạn trên Instagram để đánh giá follower của bạn so với đối thủ cạnh tranh của bạn.
  • Đối thủ hàng đầu: Xem thương hiệu nào đang hoạt động hiệu quả nhất trong số các đối thủ của bạn.
  • Lượng follower trung bình của đối thủ: Tổng hợp số liệu lượng follower trung bình của các đối thủ để biết vị trí của mình.
  • Audience growth: Cho thấy mức tăng trưởng về khán giả theo dõi page theo thời gian. Số liệu cho thấy nếu có sự giảm về lượng khán giả giữa các thương hiệu hoặc cơ hội mà bạn đã bỏ lỡ.

Cách input Instagram data

Như đã nói trên, Instagram data cung cấp rất nhiều insight về chiến dịch và nỗ lực marketing tổng thể của brand. Hiện nay việc phân tích data đã khá dễ dàng vì Instagram bắt đầu liên kết với nhiều công cụ như Sprout Social để phân tích mạng xã hội hiệu quả hơn.

Các data được lưu trữ và phân tích khi cần, bạn cũng có thể xuất report được trình bày chuyên nghiệp, trực quan phù hợp với nhiều đối tượng.

Báo cáo hiệu suất Instagram trong Sprout Social

Đầu tiên, bạn cần kết nối Instagram profile với Sprout với 5 bước đơn giản sau:

  1. Truy cập Sprout Social Dashboard: Nếu chưa là thành viên của Sprout, bạn có thể dùng thử free 30 ngày trước. Bạn chỉ cần cung cấp tài khoản Instagram cho việc phân tích và sau khi được duyêt, Sprout sẽ tích hợp data vào.
  2. Đến tab Reports: Trong trang Dashboard, nhấp vào tab Report và để chạy phân tích, hãy chọn Instagram Business Profile. Ngoài ra, Sprout cũng có sẵn một số form trình bày report để tham khảo.
  3. Chọn mốc thời gian: Bạn có thể truy cập tất cả data sau khi liên kết profile với gói Sprout, lúc này bạn thiết lập Date range để chọn mốc thời gian của data cần phân tích.
  4. Xuất Report: Có thể chọn xuất report với định dạng DPF, CSV để tự do trình bày data phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ của doanh nghiệp.
  5. Nghiên cứu kỹ các phân tích: Bạn có thể kết hợp với những chỉ số đã nói trên với những công cụ trong Sprout để tìm hiểu sâu hơn về data mà thương hiệu đang quan tâm cải thiện.

Không ngừng theo dõi, giám sát và đo lường giá trị Instagram data sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề xung quanh hoạt động marketing của thương hiệu. Nhờ tìm hiểu các phân tích, nghiên cứu các báo cáo data, MangoAds hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về chiến thuật social media, về tương tác của follower với content hay đối thủ cạnh tranh của mình.