Cách chọn lọc từ khóa phủ định cho quảng cáo Google Ads

Posted on
Cách chọn lọc từ khóa phủ định cho quảng cáo Google Ads

Nhiều marketer đã lãng phí tiền cho các chiến dịch Google Ads nhưng không mang lại hiệu quả. Điều lãng phí ngân sách nhiều nhất là các chiến dịch kích hoạt tìm kiếm bởi những người tìm kiếm không thực sự quan tâm tới sản phẩm. Những lần nhấp chuột lãng phí này làm tăng tổng chi phí và giảm lợi nhuận. Sử dụng các từ khóa phủ định trong Google Ads là một cách tuyệt vời để khắc phục vấn đề này.

Từ khóa phủ định là gì?

Từ khóa phủ định sẽ ngăn không cho quảng cáo của bạn hiển thị đối với các từ khoá tìm kiếm cụ thể. Sau đây là một ví dụ:

Cửa hàng của bạn bán đồ nội thất và bạn đặt giá thầu cho từ khóa “console” (bàn console là bàn trang trí thường đặt sát tường). Mặc dù một số từ khoá của người tìm kiếm có liên quan đến bàn trang trí nhưng bạn cũng sẽ thấy quảng cáo hiển thị cho các cụm từ như “PlayStation 4 console” hoặc “Xbox One console” là một loại máy chơi game.

Do không bán được bàn trang trí nên việc hiển thị quảng cáo cho những từ khoá tìm kiếm chung chung như vậy sẽ làm tiêu hao ngân sách của bạn. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên thêm “PlayStation 4 console” và “Xbox One console” làm từ khóa phủ định. Hai từ khóa phủ định này sẽ ngăn không cho Google hiển thị quảng cáo đồ nội thất khi mọi người tìm kiếm máy chơi game.

Lợi ích của việc sử dụng từ khóa phủ định

Như ví dụ ở trên cho thấy, lợi ích chính của từ khóa phủ định là giúp bạn tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra còn có một số lợi ích khác như:

  • Tăng tỷ lệ nhấp (CTR): hiển thị nhiều hơn cho các từ khoá tìm kiếm có liên quan.
  • Cải thiện điểm chất lượng: nhờ tỉ lệ CTR tốt hơn dẫn đến điểm chất lượng cao hơn (quality score) và CPC thấp hơn.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: thu hút khách hàng tiềm năng truy cập vào website của bạn.

Cách tìm từ khóa phủ định

Bây giờ bạn đã biết từ khóa phủ định là gì và tại sao bạn nên sử dụng chúng. Đã đến lúc nghiên cứu từ khóa  để thêm vào chiến dịch và nhóm quảng cáo của mình.

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm những từ khóa này ở phạm vi rộng. Chúng ta sẽ sử dụng nhiều công cụ khác nhau để tìm các từ khóa phủ định tiềm năng rồi đưa vào một bảng tính để xem xét và sau đó sẽ sắp xếp lại các từ khoá đó. Quá trình tìm kiếm từ khóa phủ định rất giống với việc nghiên cứu từ khóa “keyword research”.

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu từ khóa mà bạn muốn đặt giá thầu, bạn cũng có thể sử dụng nó để tìm các kết quả phủ định. Bạn có thể thấy công cụ này trong tài khoản Google Ads của mình:

Hình 1: Google Keyword Planner

Giả sử bạn có một cửa hàng thương mại điện tử bán bộ sạc di động. Và bạn gõ “bộ sạc” – “Charger” vào thanh tìm kiếm.

Như bạn có thể thấy trong hình trên, chỉ có một từ khóa có liên quan đến điện thoại thông minh. Những từ khóa khác lại liên quan đến xe hơi hoặc bộ phát wifi. Google Keyword Planner cho phép bạn chọn những từ khóa có liên quan và thêm chúng vào bảng tính của mình.

Báo cáo cụm từ tìm kiếm (Search term report)

Nếu bạn đang chạy các chiến dịch Google Ads (Search or Shopping), thì báo cáo cụm từ tìm kiếm của Google sẽ hiển thị cho bạn biết quảng cáo của mình đã xuất hiện với các từ khóa tìm kiếm nào.

Chúng ta sẽ xử lý báo cáo này bằng cách sắp xếp theo số lần hiển thị. Sau đó, lướt qua danh sách và tìm kiếm các từ khóa hoạt động kém. Những từ khóa hoạt động kém thường sẽ có nhiều lượt hiển thị, CTR thấp hoặc chi phí cao.

Tìm kiếm trên Google

Đây có thể là công cụ đơn giản nhất, tìm kiếm nhanh trên Google sẽ tiết lộ các từ khóa, sản phẩm và khái niệm mà bạn có thể chưa nghĩ đến.

Ví dụ tìm kiếm “Bike” – “xe đạp” ở trên, kết quả hiển thị là các tour chạy xe đạp, thiết bị bảo dưỡng xe đạp, phòng tập thể dục với xe đạp và hệ thống chia sẻ xe đạp.

Vì vậy, khi lướt qua những trang này, bạn sẽ thấy được một loạt những điều không liên quan tới việc kinh doanh của bạn. Hãy thêm tất cả chúng vào bảng tính từ khóa phủ định.

Các công cụ nghiên cứu từ khóa khác

Soovle

Hình 5: Công cụ tìm kiếm từ khóa Soovle

Hình 5: Công cụ tìm kiếm từ khóa Soovle

Bạn có thể dùng công cụ của bên thứ ba như Soovle để tìm ra nhiều kết quả phủ định hơn nữa. Mặc dù nó hơi lỗi thời nhưng vẫn rất hữu ích. Công cụ miễn phí này sẽ hiển thị các truy vấn tìm kiếm phổ biến cho từ khóa của bạn trên nhiều trang web khác nhau như Google, YouTube, Amazon và Wikipedia.

Bạn có thể tham khảo qua kết quả cho từ khóa của bạn để tìm các cụm từ không liên quan đến chiến dịch của bạn. 

SEMrush

Hình 6: Công cụ tìm kiếm từ khóa SEMrush

Hình 6: Công cụ tìm kiếm từ khóa SEMrush

SEMrush cung cấp rất nhiều dữ liệu giống Google Keyword Tool. Nó có nhiều đề xuất cho các từ khóa liên quan giúp bạn tìm thêm các từ khóa phủ định. Bạn cũng có thể xem xét các từ khóa của đối thủ cạnh tranh và khám phá các từ khoá mới theo cách này. Dưới đây là một ví dụ về quảng cáo của Glossier (Glossier’s advertising), một thương hiệu làm đẹp:

Ví dụ về quảng cáo của Glossier

 Hình 7: Ví dụ về quảng cáo của Glossier

Chỉ từ danh sách trên, chúng ta đã có thể thấy một vài tìm kiếm cho sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Hãy thêm chúng vào danh sách từ khóa phủ định.

SEMrush là một công cụ trả phí khi sử dụng. SEMrush vẫn cho phép bạn truy cập hạn chế vào một số báo cáo nên chỉ phù hợp nếu bạn không cần nhiều dữ liệu hoặc chỉ muốn kiểm tra xem nó có thông tin gì cho bạn không.

Ahrefs

Ahrefs cũng tương tự như SEMrush nhưng có ít tính năng dành cho Google Ads hơn so với SEO. Tuy vậy, Ahrefs vẫn rất hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa để tìm các từ khóa phủ định tiềm năng. Giống như SEMrush, Ahrefs cũng là một công cụ phải đăng ký và không có gói miễn phí.

Đánh giá “từ khóa xấu”

Sau khi thu thập rất nhiều từ khóa phủ định tiềm năng, đã đến lúc đánh giá chúng! Tất cả các từ khóa trong danh sách của bạn có thể được chia thành 4 nhóm từ khóa phủ định. Chúng ta sẽ xem qua danh sách các từ khóa và tạo một cột cho mỗi nhóm.

Hình 8: Sắp xếp các từ khóa phủ định của bạn với trang tính

Các cụm từ không liên quan

Điều đầu tiên bạn cần làm là đặt tất cả những cụm từ không liên quan vào một cột duy nhất. Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của quảng cáo và làm tiêu hao ngân sách của bạn. Những cụm từ thường dễ phát hiện và loại trừ nhất.

Ví dụ: Bạn đang bán bộ sạc điện thoại nhưng người tìm kiếm có thể tìm kiếm cụm từ là dodge charger (một dòng xe hơi). Bạn nên cho các cụm từ “dodge charger” (bộ sạc xe hơi) thành từ khoá phủ định.

Cụm từ có chứa tên đối thủ cạnh tranh

Nhóm thứ hai bao gồm các cụm từ có chứa tên đối thủ cạnh tranh. Ban đầu bạn sẽ thấy những từ khoá này vô cùng hiệu quả, nhưng thực tế chúng thường không hiệu quả lắm. Đặc biệt là khi bạn có một cửa hàng mới hoặc ít người biết đến.

Nếu bạn do dự về việc loại trừ cụm từ có chứa tên đối thủ cạnh tranh và có dữ liệu thực tế về chúng từ các chiến dịch của riêng mình, hãy phân tích chi phí và doanh thu của các truy vấn tìm kiếm cụ thể này. Có thể một số cụm từ có chứa tên đối thủ cạnh tranh vẫn sẽ mang lại lợi nhuận cho bạn.

Ví dụ: Bạn bán phụ tùng xe hơi và ai đó tìm kiếm “amazon bull bar”. Bạn có nên loại trừ Amazon?

Sản phẩm không bán

Nhóm này tương tự với các cụm từ tìm kiếm đối thủ cạnh tranh. Nhưng thay vì tìm kiếm một cửa hàng có thực, đây là những tìm kiếm cho các sản phẩm bạn chưa bán. Hầu hết mọi người đang tìm kiếm một thương hiệu đã có sẵn trong đầu họ, vì vậy sẽ rất khó để thuyết phục họ mua thương hiệu mà bạn đang bán.

CTR và điểm chất lượng sẽ không cao nếu bạn không sử dụng những loại cụm từ tìm kiếm trong quảng cáo của mình. Có thể họ tìm những cụm từ này chỉ để nghiên cứu thị trường. Cụ thể, họ sử dụng nó để xác định các xu hướng trên thị trường hoặc các thương hiệu mới để bán sản phẩm của họ. Vì vậy, bạn có thể loại trừ chúng hoặc tận dụng chúng.

Cụm từ chung chung

Nhóm thứ tư và nhóm cuối cùng chứa các từ khóa khó đánh giá nhất. Những từ khóa này là những từ khóa mà bạn thích hiển thị một cách tự nhiên. Những từ khóa này mang lại rất nhiều lưu lượng truy cập tìm kiếm những gì bạn đang bán.

Câu hỏi bạn cần trả lời trong phần này là liệu bạn có muốn trả tiền cho những từ khoá chung chung này hay không? Có những từ khóa này trong chiến dịch của bạn đồng nghĩa với việc tăng chi phí (do nhiều nhấp chuột hơn), tỷ lệ CTR và tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Nếu cụm từ tìm kiếm chung chung này đang làm tổn hại đến lợi nhuận của bạn, thì tốt nhất là loại trừ chúng. Nhưng bạn cũng không nên quá nhạy cảm với điều này. Một số tìm kiếm tuy không trực tiếp mang lại doanh số bán hàng nhưng lại giới thiệu rất nhiều khách hàng tiềm năng đến cửa hàng của bạn.

Vì vậy, việc thêm quá nhiều từ khóa phủ định trong các chiến dịch của bạn bị có thể làm giảm lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi. Điều này rất quan trọng khi bạn muốn mở rộng các chiến dịch của mình.

Ví dụ: Cửa hàng của bạn đang bán máy cắt cỏ và cụm từ tìm kiếm là “máy cắt cỏ”. Nếu bạn thấy khó loại trừ những truy vấn tìm kiếm có vẻ có giá trị như vậy, thì phần tiếp theo dành cho bạn.

Có nên giữ lại từ khóa chung chung?

Danh sách kiểm tra này sẽ giúp bạn quyết định phải làm gì với những từ khóa mà bạn do dự khi loại trừ. Bạn nên giữ từ khóa đó hay cho chúng làm từ khóa phủ định?

Dưới đây là phần giải thích cho tất cả các câu hỏi để làm rõ chúng:

1. Từ khoá tìm kiếm này có mục đích thương mại thấp hay không?

Nếu từ khoá tìm kiếm có mục đích thương mại thấp, điều đó có nghĩa là người tìm kiếm chưa sẵn sàng mua sản phẩm của bạn.

2. Từ khoá tìm kiếm này có CTR dưới mức trung bình không?

CTR dưới mức trung bình có nghĩa là những người tìm kiếm nhìn thấy quảng cáo của bạn, nhưng họ không nhấp vào nó. Nếu bạn đang chạy chiến dịch quảng cáo (Google Search Ads campaign), hãy xem xét tạo một nhóm quảng cáo mới với quảng cáo từ khóa phù hợp hơn.

3. Từ khoá tìm kiếm này có tỷ lệ chuyển đổi dưới mức trung bình không?

4. Từ khoá tìm kiếm này có chi phí cho mỗi chuyển đổi trên mức trung bình không?

Tỷ lệ chuyển đổi dưới trung bình và chi phí mỗi chuyển đổi trên trung bình cho một từ khoá tìm kiếm cho thấy kỳ vọng của người tìm kiếm không được đáp ứng sau khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn. Có nhiều lý do khiến điều này xảy ra (ví dụ: trang đích của bạn không được tối ưu hóa cho thiết bị di động). Vì vậy, trừ khi bạn có thể tìm ra lý do nếu không bạn nên loại trừ chúng.

Nếu bạn trả lời có cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên, thì bạn nên cân nhắc việc thêm cụm từ tìm kiếm cụ thể đó làm từ khóa phủ định.

Kết luận

Từ khóa phủ định có thể mang lại những thâm hụt về ngân sách không đáng có và chúng ta phải nhận định được đâu là từ khóa mà ta cần tránh khi chạy quảng cáo. Ở bài viết này chúng ta đã hiểu được cách để tìm các từ khóa phủ định. Ở bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu cách thêm các từ khóa phủ định này vào trong chiến dịch của chúng ta.

Nhóm thứ hai bao gồm các cụm từ có chứa tên đối thủ cạnh tranh. Mặc dù lúc đầu bạn sẽ thấy hấp dẫn khi hiển thị quảng cáo cho những truy vấn này (nếu bạn bán cùng một sản phẩm), nhưng chúng thường không hiệu quả lắm. Đặc biệt là nếu bạn có một cửa hàng mới hoặc ít người biết đến.