Chiến lược SEO toàn cầu cho doanh nghiệp đa quốc gia

09/04/2025 - Chu Thủy

Với sự mở rộng của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu xây dựng chiến lược SEO đa quốc gia ngày càng trở nên cấp thiết. Một chiến lược SEO toàn cầu hiệu quả không chỉ dừng lại ở việc sử dụng từ khóa hay cài đặt thẻ hreflang, mà còn phải thấu hiểu văn hóa, thói quen và nhu cầu tiêu dùng tại từng thị trường cụ thể. Bài viết dưới đây hãy cùng MangoAds tìm hiểu về chiến lược SEO toàn cầu cho doanh nghiệp đa quốc gia, và cách áp dụng mô hình 5Cs để tối ưu hóa kết quả.

1. Tổng quan về SEO toàn cầu

SEO (Search Engine Optimization) không còn là khái niệm xa lạ trong bối cảnh tiếp thị số hiện đại. Khi hành vi tìm kiếm thông tin trên Google và các công cụ tìm kiếm khác ngày càng phổ biến. Vậy để hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của SEO trên phạm vi toàn cầu, chúng ta cần bắt đầu từ những khái niệm tổng quát nhất, trước khi đi sâu vào các xu hướng, chiến lược và công cụ đang định hình lĩnh vực này.

1.1 Vai trò của SEO trong bối cảnh đa quốc gia

SEO toàn cầu giúp các doanh nghiệp tiếp cận đối tượng khách hàng trên nhiều quốc gia khác nhau. Tầm quan trọng của SEO đa quốc gia nằm ở khả năng đưa sản phẩm và dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng tại từng khu vực, từ đó tối ưu hóa khả năng tìm thấy và tương tác với thương hiệu. Khi SEO đa quốc gia được thực hiện đúng cách, nó giúp tạo dựng uy tín, nâng cao nhận diện thương hiệu, đồng thời cải thiện hiệu suất kinh doanh toàn cầu.

SEO toàn cầu giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều quốc gia.

SEO toàn cầu giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên nhiều quốc gia.

1.2 Phân biệt SEO quốc tế và SEO đa quốc gia 

Những điểm khác biệt rõ rệt giữa SEO quốc tế và SEO đa quốc gia 

Những điểm khác biệt rõ rệt giữa SEO quốc tế và SEO đa quốc gia 

Tuy SEO quốc tế và SEO đa quốc gia có vẻ tương đồng, nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt rõ rệt. SEO quốc tế tập trung vào việc tối ưu hóa website để tiếp cận người dùng sử dụng nhiều ngôn ngữ hoặc sống ở các quốc gia khác nhau. 

Ngược lại SEO đa quốc gia không chỉ yêu cầu sự hiểu biết về ngôn ngữ mà còn đòi hỏi sự tinh tế trong việc nắm bắt văn hóa, thói quen tiêu dùng và đặc điểm thị trường của từng quốc gia. Chiến lược SEO đa quốc gia cần chú trọng đến các yếu tố địa phương hóa nội dung, hiểu rõ thói quen tìm kiếm, và lựa chọn nền tảng phù hợp cho từng khu vực.

2. Áp dụng mô hình 5Cs trong chiến lược SEO toàn cầu

Mô hình 5Cs gồm có: Company (Doanh nghiệp), Customers (Khách hàng), Competitors (Đối thủ cạnh tranh), Collaborators (Cộng tác viên) và Climate (Môi trường). Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định được những điểm bán hàng độc đáo (unique selling points) của sản phẩm và hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, sản phẩm/ dịch vụ cũng như khả năng tương thích với thị trường.

Mô hình 5Cs giúp doanh nghiệp xác định được USP

Mô hình 5Cs giúp doanh nghiệp xác định được USP

2.1 Company (Doanh nghiệp)

Một bước quan trọng không thể bỏ qua khi xây dựng chiến lược SEO đa quốc gia là tự đánh giá toàn diện doanh nghiệp của bạn. Hãy xác định rõ đâu là sản phẩm hoặc dịch vụ có tiềm năng tại các thị trường quốc tế, so sánh với đối thủ cạnh tranh, và nhận diện điểm khác biệt giúp bạn nổi bật. Đồng thời, cần xem xét cách sản phẩm của bạn có thể giải quyết hiệu quả nhu cầu của khách hàng và giúp họ vượt qua những khó khăn đang gặp phải.

Quá trình này cũng giúp bạn nhìn rõ những lợi thế mà đối thủ đang sở hữu, từ đó đưa ra các sáng kiến hoặc cải tiến phù hợp để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đừng quên đánh giá lại mức độ nhận diện thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp – những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng.

Đôi khi, nhận thức của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát như quan điểm chính trị hoặc tình hình kinh tế cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hình ảnh và sự chấp nhận của thương hiệu. 

2.2 Customers (Khách hàng)

Khách hàng luôn là trung tâm trong mọi chiến lược SEO – đặc biệt khi doanh nghiệp mở rộng ra nhiều quốc gia. Ở mỗi khu vực, hành vi tiêu dùng và quyết định mua hàng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hóa, lối sống và mức độ tiếp cận công nghệ khác nhau.

Do đó, phân tích hành vi khách hàng theo từng thị trường giúp doanh nghiệp xây dựng nội dung và chiến dịch tiếp thị sát với nhu cầu thực tế. Ví dụ, người tiêu dùng tại Nhật Bản thường ưa chuộng các sản phẩm nhỏ gọn, tinh tế, trong khi người Mỹ lại đánh giá cao những sản phẩm có kích thước lớn và đa năng.

Ngoài ra, sở thích của người tiêu dùng cũng chịu tác động từ các chiến dịch marketing mang tính biểu tượng. Chẳng hạn, tại Nhật Bản, KFC đã thành công trong việc biến thói quen ăn gà rán vào dịp Giáng sinh thành một “truyền thống” không thể thiếu đối với nhiều gia đình.

Truyền thống ăn gà rán KFC Giáng sinh ở Nhật hình thành sở thích khách từ marketing nổi bật 

Truyền thống ăn gà rán KFC Giáng sinh ở Nhật hình thành sở thích khách từ marketing nổi bật 

2.3 Competitors (Đối thủ cạnh tranh)

Việc xác định các đối thủ cạnh tranh chủ chốt là yếu tố cần thiết để hiểu rõ bức tranh thị trường. Quá trình này bao gồm việc nhận diện các “tay chơi” chính nhắm đến cùng nhóm khách hàng, đánh giá thị phần, tiềm năng tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh của họ. Mỗi loại đối thử sẽ ảnh hưởng đến vị trí thị trường và chiến lược tổng thể của công ty. Đối thủ cạnh tranh có thể được phân loại thành bốn loại chính:

 

4 đối thủ cạnh tranh chính để hiểu rõ thị trường

4 đối thủ cạnh tranh chính để hiểu rõ thị trường

Một ví dụ điển hình về các loại đối thủ cạnh tranh này có thể là sữa yến mạch. Là một thương hiệu sữa yến mạch thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ

  • Đối thủ trực tiếp nếu bạn là một thương hiệu mới, các đối thủ trực tiếp sẽ là Oatly, Planet Oat và Minor Figures. 
  • Đối thủ gián tiếp như các thương hiệu sữa bò truyền thống như Dannon, và cả các đối thủ thay thế là các loại sữa không từ động vật khác.
  • Đối thủ tiềm năng có thể là những thương hiệu như Milkadamia và Chobani, cung cấp các sản phẩm thay thế từ thực vật. 
  • Đối thủ thay thế sẽ là các loại sữa không sữa động vật khác như Malibu Mylk và Flax USA.

Có thể thấy nhận thức mà bạn đạt được ở giai đoạn này của khuôn khổ 5C là hiểu rằng chỉ có một phần trăm trong Tổng thị trường mục tiêu (TAM) tiềm năng của bạn đang tìm kiếm trực tiếp sản phẩm chính xác của bạn. 

Có nghĩa là trong tổng số khách hàng tiềm năng mà bạn nhắm đến (gọi là TAM – Total Addressable Market), chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ thực sự đang có nhu cầu ngay lập tức và đang chủ động tìm kiếm sản phẩm đúng như bạn đang cung cấp. Đây là nhóm khách hàng "nóng" nhất.

Tuy nhiên, ngoài sản phẩm của bạn, khách hàng tiềm năng còn có thể giải quyết nhu cầu của họ bằng những giải pháp thay thế khác, dù không hoàn toàn giống.

2.4 Collaborators (Cộng tác viên)

Việc đánh giá toàn diện cách một sản phẩm được định vị trong thị trường đòi hỏi xem xét nhiều yếu tố như kênh bán hàng online và offline, phương thức phân phối, mối quan hệ với nhà cung cấp, giá cả và chiến lược marketing. Đây là những biến số liên quan đến hiệu suất của một mặt hàng trên thị trường. 

Cách thức phân phối thể hiện rõ hành trình sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Có thể sản phẩm được phân phối độc quyền qua một đối tác duy nhất, hoặc được bán rộng rãi thông qua nhiều kênh khác nhau.

Bên lề, bạn cũng cần hiểu rõ mạng lưới phân phối để xác định liệu sản phẩm đã phủ đủ thị trường và các khu vực mục tiêu hay chưa. Một mô hình phân phối đa kênh có thể giúp thâm nhập sâu hơn vào thị trường, trong khi hình thức hợp tác độc quyền lại mang tiềm năng tối ưu hóa lợi nhuận.

Một yếu tố cũng quan trọng không kém là xem xét liệu sản phẩm có sẵn các nhà nhập khẩu hoặc phân phối tại thị trường mục tiêu hay không, đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính ổn định và khả năng phát triển lâu dài.

2.5 Climate (Môi trường doanh nghiệp)

Bạn có thể sử dụng mô hình PEST để phân tích các yếu tố như Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), và Công nghệ (Technological). Việc phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nắm bắt được những rào cản và cơ hội trên thị trường quốc tế.

Ví dụ chính trí 

Ví dụ kinh tế 

  • Quy định về quyền riêng tư dữ liệu
  • Quy định và thuế xuất nhập khẩu
  • Tỷ giá hối đoái 
  • Sức mua tại khu vực

Ví dụ xã hội

Ví dụ về công nghệ

  • Mức độ áp dụng công nghệ số.
  • Sở thích văn hóa và sự tin tưởng vào phương thức mua sắm/thanh toán kỹ thuật số.
  • Tỷ lệ áp dụng dịch vụ đám mây.
  • Cơ sở hạ tầng chung (dịch vụ chuyển phát nhanh, khả năng kết nối internet).

Phân tích xu hướng thị trường cũng giúp nhận diện những cơ hội mới hoặc cảnh báo sớm các thách thức tiềm tàng. Chẳng hạn, sự bùng nổ của thương mại điện tử hay nhu cầu ngày càng cao về tính bền vững có thể trở thành động lực để doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm và chiến lược một cách linh hoạt, phù hợp hơn với kỳ vọng của thị trường.

Bên cạnh đó, thấu hiểu cách các điều kiện kinh tế tác động đến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp dự báo chính xác nhu cầu và đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời.

Khả năng chi tiêu (sức mua) là mức độ mà cá nhân hoặc nhóm người có thể chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, chịu ảnh hưởng bởi thu nhập, giá cả và tỷ lệ lạm phát. Việc hiểu rõ sức mua là điều cần thiết khi muốn xâm nhập một thị trường mới.

Nều sức mua cao hơn, điều này hàm ý rằng người tiêu dùng có khả năng chi tiêu lớn hơn, làm cho thị trường trở nên hấp dẫn hơn. Ngược lại, nếu sức mua thấp, có thể xảy ra rủi ro vì người tiêu dùng không đủ khả năng để mua sắm.

3. Đo lường và tối ưu hiệu quả SEO trong từng thị trường.

Mỗi thị trường đều có những đặc điểm riêng và việc áp dụng các chỉ số thành công toàn cầu mà không xem xét đến sự khác biệt này có thể dẫn đến sai lầm. 

Các chỉ số đo lường thành công cần được điều chỉnh phù hợp với từng thị trường cụ thể 

So sánh các thị trường khác nhau bằng các chỉ số giống nhau là không hợp lý.

3.1 Hiểu rõ hành trình mua hàng của người dùng

Hành vi tiêu dùng có thể thay đổi mạnh mẽ theo từng khu vực, vì vậy doanh nghiệp cần điều chỉnh lộ trình khách hàng để phù hợp với thói quen mua sắm địa phương. 

Hành trình mua hàng của khách hàng

Hành trình mua hàng của khách hàng

Chẳng hạn, ở một số thị trường châu Á, khách hàng thường dành nhiều thời gian để nghiên cứu sản phẩm trước khi quyết định mua. Tức là chiến lược SEO nên chú trọng đến nội dung cung cấp thông tin chi tiết, như hướng dẫn, đánh giá sản phẩm và các video hướng dẫn sử dụng.

Quá trình mua hàng ở một số quốc gia có thể ngắn gọn và ít bước hơn, đặc biệt là ở các quốc gia có độ tin tưởng cao vào thương hiệu.  Tuy nhiên, ở một số nơi, quá trình này lại phức tạp và có nhiều điểm chạm hơn, đòi hỏi doanh nghiệp cần tăng cường tương tác và duy trì thông tin xuyên suốt hành trình khách hàng.

3.2 Chọn các chỉ số đo lường hiệu quả phù hợp

Ở một số thị trường, người dùng có thể sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm hoặc nền tảng khác nhau. Họ thường kết hợp giữa mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và video để tìm kiếm thông tin mới.

Người dùng sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm hoặc nền tảng khác nhau 

Người dùng sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm hoặc nền tảng khác nhau 

Do đó, bạn cần hiểu rõ nền tảng nào có nhiều người dùng mục tiêu và nền tảng nào ít người dùng hơn trong từng khu vực.

Ví dụ, một doanh nghiệp thời trang có thể thấy người mua “Áo len Giáng Sinh” tập trung nhiều trên TikTok và Facebook, còn người mua “Váy Giáng Sinh” lại xuất hiện nhiều trên TikTok và Instagram.

Với sự phát triển của các sản phẩm AI trên các nền tảng như Meta AI, cách mà khách hàng nghiên cứu và khám phá sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến cách đánh giá thành công của thương hiệu.

4. Kết luận 

Việc xây dựng chiến lược SEO toàn cầu đòi hỏi sự phân tích sâu rộng và điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng quốc gia và khu vực. Áp dụng mô hình 5Cs mà MangoAds đã hướng dẫn giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến chiến lược và thành công của mình. Bên cạnh đó, việc tùy chỉnh KPIs và hiểu rõ hành vi người tiêu dùng tại từng khu vực là yếu tố then chốt để tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược SEO toàn cầu.

Muốn đưa doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế? Đừng bỏ qua chiến lược SEO toàn cầu, nền tảng giúp bạn tiếp cận khách hàng ở mọi nơi. Xem ngay dịch vụ SEO tại MangoAds để bắt đầu đúng hướng.

Xem thêm:

>>> Cách làm SEO chinh phục thị trường nước ngoài

>>> Mẹo nghiên cứu từ khóa cho SEO quốc tế