Tại lĩnh vực thiết kế giao diện người dùng (UI), màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ trong việc tạo nên tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (UX) và nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn và áp dụng bảng màu phù hợp có thể định hình toàn bộ cảm nhận của người dùng khi tương tác với sản phẩm kỹ thuật số. Bài viết dưới đây của MangoAds sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của bảng màu trong thiết kế hiện đại và cung cấp các hướng dẫn chi tiết để xây dựng bảng màu thiết kế tối ưu cho năm 2024.
1. Tổng quan về bảng màu thiết kế hiện đại
Bảng màu thiết kế, yếu tố tưởng chừng đơn giản, lại đóng vai trò quan trọng trong định hình trải nghiệm người dùng và tạo nên diện mạo độc đáo cho sản phẩm. Trong thiết kế, quá trình lựa chọn và phối hợp màu sắc một cách khéo léo là yếu tố thẩm mỹ và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý người dùng và hiệu quả truyền tải thông điệp.
Vai trò của màu sắc trong UI và UX
Màu sắc không đơn thuần là yếu tố thẩm mỹ mà là một công cụ mạnh mẽ để giao tiếp và điều hướng trong thiết kế UI. Chúng giúp người dùng nhận diện các thành phần khác nhau trên màn hình, phân biệt các chức năng, và tạo ra một hệ thống phân cấp trực quan rõ ràng. Bố cục màu sắc khi được dùng hợp lý sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết, họ sẽ tương tác một cách tự nhiên và thuận tiện hơn với giao diện của bạn.
Trong UX, màu sắc còn ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của người dùng. Ví dụ, các màu sắc ấm như đỏ, cam thường gợi lên cảm giác khẩn cấp hoặc kích thích, trong khi các màu lạnh như xanh dương, xanh lá lại tạo cảm giác tin cậy và yên bình. Vậy nên, sự kết hợp màu sắc hợp lý sẽ làm cho giao diện đẹp mắt và cải thiện đáng kể trải nghiệm người dùng.
Hình 1: Vai trò của màu sắc trong UI và UX (Nguồn: trangtriquangcao.com)
2. Sự khác biệt giữa Hệ thống màu và Bảng màu
Trong thiết kế UI, "hệ thống màu" và "bảng màu" là hai khái niệm liên quan nhưng có sự khác biệt rõ rệt. Hiểu rõ sự khác biệt này là điều cần thiết để có thể sử dụng màu sắc một cách hiệu quả.
Hệ thống màu là một tập hợp các màu được xác định trước và sắp xếp theo một cấu trúc cụ thể. Nó cung cấp một loạt các màu cơ bản và cho phép tạo ra các sắc thái khác nhau thông qua sự pha trộn.
Ví dụ, hệ thống màu RGB (Red, Green, Blue) là một trong những hệ thống màu phổ biến nhất trong thiết kế màn hình, nơi các màu được tạo ra bằng cách kết hợp ba màu cơ bản này với nhau.
Hình 2: Minh họa hệ một vài thông màu phổ biến trong thiết kế UI (Nguồn: MangoAds)
Trong khi đó, bảng màu thiết kế là một tập hợp các màu được chọn lọc và sử dụng cụ thể cho một dự án hoặc sản phẩm. Chúng được xem là hộp công cụ của nhà thiết kế, chứa các màu sắc được sử dụng nhất quán trên toàn bộ giao diện để tạo ra một trải nghiệm hình ảnh hài hòa và nhất quán.
Một bảng màu thiết kế được quản lý tốt sẽ đảm bảo rằng tất cả các yếu tố trên giao diện đều hoạt động hòa hợp với nhau và dẫn dắt người dùng một cách liền mạch qua các thành phần của giao diện.
Bởi vậy mà khi các nhà thiết kế hiểu và áp dụng đúng sự khác biệt này sẽ hỗ trợ họ dễ hơn trong quản lý màu sắc đối với dự án của mình, từ đó tạo ra các thiết kế hiệu quả và thẩm mỹ.
3. Cơ bản về thuyết màu sắc trong thiết kế UI
Thuyết màu sắc là nền tảng quan trọng giúp các nhà thiết kế hiểu và sử dụng màu sắc một cách có chủ ý. Được hình thành từ thế kỷ 17 bởi Sir Isaac Newton với bánh xe màu nổi tiếng, lý thuyết màu sắc đã phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thiết kế UI.
Bánh xe màu: Là công cụ cơ bản nhất trong thuyết màu sắc, giúp phân loại và sắp xếp các màu sắc thành một vòng tròn. Bánh xe màu chia thành ba loại màu chính: màu chính (đỏ, xanh dương, vàng), màu phụ (cam, xanh lá, tím) và màu bậc ba (kết hợp giữa màu chính và màu phụ).
Hình 3: Vòng bánh xe chia làm 3 loại màu (Nguồn: MangoAds)
HSL (Hue, Saturation, Lightness): Là ba thành phần quan trọng của màu sắc mà các nhà thiết kế cần nắm rõ. Hue là màu sắc cụ thể mà bạn chọn từ bánh xe màu (ví dụ, đỏ, xanh lá cây, xanh dương).
Hình 4: 3 sắc đỏ, xanh lá, xanh dương trong Hue (Nguồn: MangoAds)
Saturation đề cập đến độ đậm nhạt của màu, từ xám (khi không bão hòa) đến màu tươi sáng (khi hoàn toàn bão hòa). Lightness chỉ mức độ sáng tối của màu, từ đen hoàn toàn đến trắng hoàn toàn.
Hình 5: Minh họa về độ bão hòa Saturation (Nguồn: MangoAds)
Nếu bạn hiểu rõ các yếu tố này, chúng có thể giúp bạn tạo ra các bảng màu hài hòa và có sức hút thị giác mạnh mẽ, đồng thời tăng cường tính thẩm mỹ và hiệu quả của thiết kế UI.
4. Các yếu tố chính cần cân nhắc khi chọn màu
Khi lựa chọn màu sắc cho thiết kế UI, các nhà thiết kế cần lưu ý đến một số yếu tố chính sau:
Trước tiên là sự nhất quán, màu sắc giao diện của bạn cần đồng bộ với bản sắc thương hiệu và phù hợp với toàn bộ thiết kế giao diện. Tính nhất quán sẽ giúp người dùng nhận diện dễ dàng và tạo sự tin cậy đối với sản phẩm.
Tiếp theo, độ tương phản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các yếu tố như văn bản, nút bấm luôn nổi bật trên nền và dễ dàng thu hút sự chú ý. Hoạt động lựa chọn màu sắc phải tuân theo các quy chuẩn về khả năng tiếp cận, nhằm đảm bảo mọi người, kể cả những người có thị lực kém hoặc bị mù màu, đều có thể sử dụng giao diện một cách thuận tiện.
Cuối cùng, bạn cần hiểu và áp dụng tâm lý học màu sắc sẽ giúp các nhà thiết kế lựa chọn được bảng màu phù hợp với mục tiêu thiết kế và đối tượng người dùng, không chỉ làm đẹp mà còn truyền tải chính xác cảm xúc và thông điệp của sản phẩm đến người dùng.
>>> Xem thêm: Bí quyết nâng cao thiết kế UX/UI cho ứng dụng web hiệu quả
5. Cách tạo bảng màu thiết kế hiệu quả
Một bảng màu thiết kế hiệu quả là yếu tố cốt lõi tạo nên trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Vậy làm thế nào để tạo ra một bảng màu như vậy? Trong phần này, chúng ta sẽ cùng khám phá một cách tiếp cận cụ thể để xây dựng bảng màu.
5.1. Lựa chọn màu chính, màu phụ, và màu nhấn
Bước đầu tiên trong quá trình tạo bảng màu thiết kế hiệu quả là xác định các màu chính, phụ và nhấn. Màu chính là màu sẽ xuất hiện thường xuyên nhất trên giao diện, thường liên quan mật thiết đến thương hiệu của sản phẩm.
Màu phụ thường được sử dụng để bổ sung cho màu chính, tạo nên sự hài hòa và cân bằng. Còn màu nhấn là những màu sắc được sử dụng ít nhất, nhưng đóng vai trò quan trọng khi muốn thu hút sự chú ý của người dùng vào các yếu tố quan trọng như nút bấm hay lời kêu gọi hành động (CTA).
Một lưu ý là khi chọn màu chính, hãy cân nhắc đến tính tương phản với màu nền và khả năng dễ đọc. Màu phụ thì nên hỗ trợ và làm nổi bật màu chính mà không làm mất đi sự tập trung của người dùng. Màu nhấn, tuy ít được sử dụng, nhưng cần phải đủ nổi bật để tạo ra sự khác biệt trong các phần quan trọng của UI.
Hình 6: Lựa chọn màu chính, phụ và nhấn cho quá trình tạo màu (Nguồn: mialala.vn)
5.2. Áp dụng nguyên tắc tương phản trong thiết kế
Nguyên tắc tương phản là quá trình tạo ra một giao diện dễ sử dụng và dễ đọc. Tương phản giữa các yếu tố như văn bản và nền, nút bấm và khu vực xung quanh giúp người dùng nhanh chóng nhận ra các chức năng quan trọng và điều hướng một cách dễ dàng.
Hãy chú ý đến độ tương phản thấp có thể làm cho văn bản khó đọc và giảm khả năng truy cập, đặc biệt đối với những người có thị lực kém. Hỗ trợ cho vấn đề này, bạn có thể sử dụng công cụ để kiểm tra độ tương phản như WebAIM's Contrast Checker, công cụ trên giúp các nhà thiết kế đảm bảo tỷ lệ tương phản màu sắc đạt chuẩn WCAG (Web Content Accessibility Guidelines) để đảm bảo khả năng tiếp cận cho mọi người dùng.
5.3. Quy tắc 60-30-10
Quy tắc 60-30-10 là một phương pháp đã được kiểm nghiệm theo thời gian để duy trì sự cân bằng thị giác trong thiết kế. Theo quy tắc này, 60% giao diện nên được bao phủ bởi màu chính, 30% bởi màu phụ và 10% còn lại bởi màu nhấn giúp tạo ra một giao diện hài hòa và dễ chịu cho mắt người dùng, đồng thời nhấn mạnh các yếu tố quan trọng mà không gây rối mắt.
Hình 7: Nguyên tắc 60 - 30 - 10 (Nguồn: MangoAds)
5.4. Hiểu đối tượng của bạn
Màu sắc có thể có tác động khác nhau đối với các nhóm đối tượng khác nhau, do đó hiểu rõ đối tượng mục tiêu là điều cần thiết khi thiết kế bảng màu thiết kế. Yếu tố nhân khẩu học, văn hóa, và tâm lý học màu sắc nên được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo rằng bảng màu không chỉ đẹp mắt mà còn phù hợp với người dùng mục tiêu.
Việc tiến hành nghiên cứu người dùng có thể giúp các nhà thiết kế hiểu rõ hơn về sở thích và mong đợi của đối tượng, từ đó tạo ra một bảng màu tối ưu cho giao diện.
5.5. Sử dụng ảnh để tạo bảng màu thiết kế
Một cách sáng tạo để chọn màu cho bảng màu thiết kế là sử dụng hình ảnh làm nguồn cảm hứng. Các công cụ trực tuyến như Adobe Color hoặc Canva's Color Palette Generator cho phép bạn tải lên một bức ảnh và tự động tạo ra bảng màu từ các màu sắc trong ảnh đó. Cách tiếp cận này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp đảm bảo rằng bảng màu của bạn có sự gắn kết tự nhiên với nội dung thị giác của dự án.
Hình 8: Dùng ảnh tạo bảng màu (Nguồn: designervn.net)
5.6. Sử dụng quy ước đặt tên đơn giản
Đặt tên cho các màu sắc trong bảng màu cũng là một phần quan trọng đảm bảo tính nhất quán và rõ ràng trong hệ thống thiết kế. Thay vì sử dụng các tên gọi mơ hồ hay khó nhớ, bạn nên áp dụng các tên gọi dễ hiểu và mô tả rõ ràng chức năng hoặc cảm giác mà màu sắc đó mang lại. Ví dụ, sử dụng các tên như "Primary Blue", "Alert Red" hay "Background Grey" để làm cho bảng màu thiết kế dễ nhận biết và sử dụng hơn trong quá trình phát triển sản phẩm.
>>> Xem thêm: Bật mí các ý tưởng thiết kế Website thu hút người dùng
6. Xu hướng màu sắc UI nổi bật năm 2024
6.1. Sự trở lại của màu đậm và gradient
Năm 2024 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của các màu đậm và gradient trong thiết kế UI. Màu sắc tươi sáng và rực rỡ được sử dụng để tạo ra các điểm nhấn nổi bật, thu hút sự chú ý của người dùng và tạo ra một trải nghiệm trực quan mạnh mẽ. Gradient, với khả năng tạo ra sự chuyển đổi màu sắc mượt mà, giúp tăng thêm chiều sâu và sự sống động cho giao diện.
Xu hướng này phản ánh sự dịch chuyển từ các thiết kế phẳng và đơn giản sang các thiết kế giàu chi tiết và đầy màu sắc, nơi mà trải nghiệm người dùng được đặt lên hàng đầu. Màu sắc đậm giúp bạn thu hút sự chú ý đồng thời mang lại năng lượng và sự hiện đại cho giao diện.
Hình 9: Minh họa màu Građient (Nguồn: bangmau.com)
6.2. Ứng dụng màu sắc ngữ nghĩa trong thiết kế UI
Màu sắc ngữ nghĩa là những màu sắc được sử dụng để truyền đạt thông tin cụ thể hoặc chỉ trạng thái của một thành phần UI. Ví dụ, màu đỏ thường được dùng để chỉ lỗi hoặc cảnh báo, trong khi màu xanh lá cây thể hiện sự thành công hoặc tích cực. Khi bạn đưa màu sắc ngữ nghĩa sử dụng, người dùng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận diện thông tin quan trọng từ đó tạo ra một hệ thống giao diện trực quan và dễ hiểu.
2024 là năm mà các nhà thiết kế sẽ tập trung hơn vào sử dụng màu sắc ngữ nghĩa một cách chiến lược để nâng cao khả năng sử dụng và trải nghiệm người dùng. Để xử lý vấn đề này đòi hỏi sự tinh tế trong khâu chọn màu sắc và đảm bảo rằng chúng phù hợp với văn hóa và bối cảnh của người dùng mục tiêu.
>>> Xem thêm: 7 sai lầm cần tránh khi sử dụng template trang web có sẵn trong thiết kế website
7. Công cụ hỗ trợ và thực hành tốt nhất trong xây dựng bảng màu thiết kế
7.1. Các công cụ trực tuyến giúp tạo bảng màu
Các công cụ trực tuyến đã trở thành trợ thủ đắc lực cho các nhà thiết kế khi tạo bảng màu thiết kế. Dưới đây là một số công cụ phổ biến và hiệu quả:
- Adobe Color: Đây là công cụ được ưa chuộng trong ngành thiết kế, cho phép bạn tạo bảng màu dựa trên các quy tắc lý thuyết màu sắc và kiểm tra khả năng truy cập màu sắc.
- Coolors: Là một công cụ nhanh chóng và dễ sử dụng để tạo, lưu và chia sẻ bảng màu. Coolors cung cấp các bảng màu thịnh hành và gợi ý các kết hợp màu sắc đầy cảm hứng.
- Color Hunt: Nền tảng miễn phí này mang lại nhiều bảng màu do các nhà thiết kế trên toàn thế giới tạo ra, là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho việc thiết kế UI.
- Paletton: Giúp tạo ra các kết hợp màu dựa trên màu cơ bản đã chọn và cung cấp bản xem trước về cách bảng màu sẽ trông như thế nào trong thiết kế thực tế.
- Canva Color Palette Generator: Cho phép bạn tải lên hình ảnh và tạo bảng màu dựa trên hình ảnh đó, rất hữu ích để tạo ra bảng màu phù hợp với nội dung thị giác cụ thể.
>>> Xem thêm: Đánh giá thiết kế giao diện web với 5 công cụ tốt nhất hiện
Hình 10: Color Hunt - một trong những công cụ hỗ trợ xây dựng bảng màu UI (Nguồn: bangmau.comcolorhunt.co)
7.2. Cách đảm bảo bảng màu thiết kế của bạn thân thiện với người dùng
Để bảng màu thiết kế của bạn thực sự hiệu quả và thân thiện với người dùng, hãy tuân thủ các thực hành tốt nhất sau:
- Đảm bảo độ tương phản màu sắc đủ cao: Để văn bản và các yếu tố quan trọng dễ đọc, hãy sử dụng các công cụ như WebAIM's Contrast Checker để kiểm tra tỷ lệ tương phản.
- Tránh sử dụng màu sắc làm thông tin duy nhất: Nếu bạn sử dụng màu sắc để truyền đạt thông tin, hãy thêm các yếu tố hỗ trợ như biểu tượng hoặc văn bản để đảm bảo rằng thông tin đó có thể được nhận diện ngay cả khi người dùng không phân biệt được màu sắc.
- Kiểm tra thang độ xám: Hãy kiểm tra giao diện của bạn ở chế độ thang độ xám để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động tốt mà không cần màu sắc, điều này đặc biệt quan trọng đối với người dùng không nhìn thấy màu sắc.
- Sử dụng nhãn và chỉ báo rõ ràng: Không chỉ dựa vào màu sắc để biểu thị tính tương tác hoặc trạng thái thay đổi trong các thành phần UI. Hãy bổ sung nhãn hoặc chỉ báo để người dùng dễ dàng nhận biết.
Kết luận
Tóm lại, bảng màu thiết kế ngoài là là yếu tố thẩm mỹ, ngoài ra còn là công cụ quan trọng để định hình trải nghiệm người dùng và củng cố nhận diện thương hiệu. Năm 2024, các xu hướng màu sắc mới, cùng với các phương pháp hay nhất và công cụ hỗ trợ, sẽ giúp các nhà thiết kế tạo ra những giao diện hấp dẫn và hiệu quả hơn. Hãy cũng MangoAds áp dụng những nguyên tắc và mẹo đã được đề cập để xây dựng bảng màu thiết kế phù hợp, thân thiện và tạo dấu ấn mạnh mẽ cho người dùng.