Vì sao quảng cáo Google của bạn có CTR cao mà tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp?

Vì sao quảng cáo Google của bạn có CTR cao mà tỷ lệ chuyển đổi vẫn thấp?

Cơn ác mộng của marketer là khi cất công tạo landing page, viết quảng cáo, chọn từ khóa có lượng tìm kiếm cao rồi chờ lợi nhuận đổ về nhưng thời gian cứ trôi mà không thấy kết quả. Vấn đề là CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp.

Tình huống này không hiếm. Nhiều chiến dịch được chuẩn bị chu đáo nhưng vấp phải thất bại vì những lý do đơn giản nhưng không rõ ràng. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này hoặc muốn tránh nó trong tương lai, bài viết này dành cho bạn. Đọc tiếp để biết 5 lý do khiến CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp và cách khắc phục.

Từ khóa quá chung chung

Nghiên cứu từ khóa là một trong những bước quan trọng bạn cần làm trước khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo. Việc xuất hiện khi có truy vấn liên quan là yếu tố quyết định thành bại cho mục tiêu cuối cùng của bạn – thúc đẩy chuyển đổi.

Ở giai đoạn này, sai lầm thường thấy là chọn những từ khóa có lưu lượng truy cập cao. Tuy nhiên, từ khóa có lưu lượng càng cao thì càng chung chung.

Hình 1. Từ khóa chung chung chưa cụ thể hóa

Hình 1. Từ khóa chung chung chưa cụ thể hóa

Từ khóa “giày” quá chung chung, không rõ ý định tìm kiếm của người dùng là mua giày, sửa giày, giặt giày hay bán giày, cũng không rõ loại giày và kiểu dáng, có thể là giày nam hoặc giày nữ, giày sneaker hoặc giày tây… Hai quảng cáo hướng đến hai loại giày khác nhau cùng xuất hiện cho từ khóa này. Trong trường hợp này, từ khóa cụ thể hơn có thể là “mua giày cao gót”.

Biện pháp khắc phục

Khi nghiên cứu từ khóa, bảo đảm từ đó hoàn toàn mô tả được chủ đề. Đừng chỉ tập trung vào lưu lượng tìm kiếm, mà bạn cũng nên chú ý đến những trang web xuất hiện cho từ khóa đó. Và đừng đánh giá thấp từ khóa tìm kiếm dài. Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng nó có lợi thế là tính cụ thể, nó sẽ mang đến cho bạn những người có sự liên quan cao. Bạn cần cân bằng hợp lý giữa lưu lượng tìm kiếm và ý nghĩa gần gũi của từ khóa với sản phẩm kinh doanh để mang lại cho website traffic hiệu quả nhất.

Không có sự liên kết giữa nội dung quảng cáo và landing page

Marketer luôn muốn thu hút đối tượng mục tiêu bằng những quảng cáo hấp dẫn. Họ đưa ra ưu đãi giảm giá, cơ hội hiếm có, kết nối miễn phí… Tuy nhiên, có lúc những lời hứa này không đúng sự thật.

Ví dụ bạn nhìn thấy một quảng cáo rất cuốn hút với nội dung “giảm giá 50% tất cả sản phẩm”, khi bạn nhấp vào quảng cáo và đọc landing page thì bạn nhận ra rằng ưu đãi giảm giá 50% chỉ áp dụng cho đơn hàng có tối thiểu 5 món và mỗi món có giá trị cao hơn 300.000đ. Trong trường hợp này, đa phần người dùng đến với trang vì ưu đãi trong quảng cáo sẽ quay trở lại trang kết quả tìm kiếm.

Sự liên kết giữa nội dung quảng cáo và landing page

Hình 2. Sự liên kết chưa chặt chẽ giữa nội dung quảng cáo và landing page

Bên trên là quảng cáo và landing page của Siêu thị điện máy Chợ Lớn. Thông điệp của quảng cáo hoàn toàn khác so với landing page, quảng cáo hứa hẹn về ưu đãi cho sản phẩm là TV trong khi landing page lại có sản phẩm là gia dụng bếp. Đây là lý do phổ biến nhất cho việc CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp. Nếu bạn hứa hẹn một đường trong quảng cáo nhưng landing page lại đi một nẻo khác thì khó mà kỳ vọng tỷ lệ chuyển đổi cao.

Thêm vào đó, sự thiếu liên kết giữa quảng cáo và landing page có thể xảy ra ngay cả khi bạn không muốn gạt khách hàng. Chẳng hạn bạn có thể vô tình hướng người dùng đến sai trang web hoặc đơn giản là sáng tạo quá mức.

Biện pháp khắc phục

Nội dung nên chính xác và thuyết phục nhưng không nên hứa hẹn quá mức. Bảo đảm nội dung quảng cáo liên kết chặt chẽ với những gì người dùng sẽ thấy trên landing page. Kiểm tra xem bạn đã đề cập những chi tiết quan trọng của đề nghị trong quảng cáo chưa và dẫn người dùng đến đúng trang.

Vấn đề kỹ thuật có thể cản trở chuyển đổi

Bạn có chắc là không có gì ngăn cản người dùng xem nội dung trên landing page của bạn? Trước hết, kiểm tra xem có vấn đề kỹ thuật nào xuất hiện trên trang hay không. Nếu trang của bạn không phản hồi chính xác hoặc không hiển thị những yếu tố quan trọng thì có ít chuyển đổi cũng không phải chuyện lạ.

Quan trọng nhất là luôn kiểm tra thời gian tải trang. Người dùng không thích chờ đợi và đa số sẽ quay trở lại trang kết quả tìm kiếm nếu họ không thấy nội dung trang của bạn trong vài giây.

Câu hỏi cuối cùng cần đặt ra là liệu trang của bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không. Vì 70% traffic trên internet đến từ di động, việc tối ưu cho di động nên được ưu tiên. Lưu ý rằng thiết kế responsive đôi khi chưa thực sự hiệu quả với thiết bị di động. Ngay cả khi nội dung trình bày vừa vặn với màn hình di động, nút CTA có thể quá to gây cản trở tầm nhìn hoặc quá nhỏ không vừa với ngón tay.

Hình 3. Thiết kế website đã thân thiện với thiết bị di động hay chưa?

Hình 3. Thiết kế website đã thân thiện với thiết bị di động hay chưa?

Trang web dành cho di động bên trái không có nút kêu gọi tương tác như gọi đường dây nóng hay điền form đăng ký, điều này làm hạn chế khả năng người dùng tương tác và để lại thông tin cá nhân trên website.

Trang web dành cho di động bên phải có các  nút tương tác giúp người dùng dễ dàng liên hệ, màu sắc và kích cỡ của nút cũng nổi bật và được đặt ở vị trí dễ dàng bấm. Mặc dù vậy, diện tích tab “Xin chào!, hãy trò chuyện với chúng tôi” có thể gây cản trở người xem đọc nội dung.

Biện pháp khắc phục

Để kiểm tra thời gian tải trang, bạn có thể dùng công cụ PageSpeed Insights của Google.

Hình 4. Kiểm tra tốc độ tải trang và thực hiện các đề xuất giúp web có tốc độ tải nhanh hơn

Hình 4. Kiểm tra tốc độ tải trang và thực hiện các đề xuất giúp web có tốc độ tải nhanh hơn

Công cụ này sẽ cho biết liệu tốc độ của trang web phiên bản desktop và mobile có đủ nhanh chưa hay bạn cần chỉnh thêm.

Nếu bạn đang gặp phải tình huống CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu để cải thiện tình hình, hãy liên hệ với MangoAds – đối tác chiến lược của Google! Các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Chưa xem xét nhu cầu của đối tượng có thể dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thấp

Đa phần khách đến trang web của bạn chưa từng nghe đến công ty của bạn trước đây. Ví dụ nếu bạn đang cố gắng chuyển đổi những người ở phần trên của phễu, dùng CTA “Mua ngay” là chưa đủ. Khi tiếp xúc với thương hiệu của bạn lần đầu tiên, người dùng cần một mô tả chi tiết về đề nghị, vài bằng chứng xã hội hoặc thậm chí là chatbox để đặt câu hỏi.

Ngày nay doanh nghiệp nào cũng có rất nhiều đối thủ, người dùng biết rằng nếu họ không tìm thấy câu trả lời trên trang của bạn, họ sẽ tìm được ở nơi khác. Do đó, nếu không xem xét điều một đối tượng cụ thể có thể cần ở giai đoạn này thì bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều chuyển đổi.

Biện pháp khắc phục

Xác định nhu cầu của đối tượng và xua tan những băn khoăn họ có về đề nghị của bạn. Cung cấp tất cả thông tin cần thiết để người dùng đi qua các giai đoạn của phễu. Đưa ra demo, tạo video, thêm live chat hoặc bất kỳ điều gì khiến người dùng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.

vus

Hình 5. Khuyến khích người dùng tương tác lựa chọn khóa học phù hợp với nhu cầu

Thay vì thêm CTA chính vào đầu trang, VUS bắt đầu từ việc đưa ra đề nghị tìm hiểu về khóa học. Khi cuộn xuống các phần mô tả bạn mới thấy CTA gọi điện trực tiếp và tư vấn trực tuyến.

Thiết kế này khuyến khích người dùng tương tác, lựa chọn khóa học phù hợp với nhu cầu để tìm hiểu thông tin, tránh gây sao nhãng với quá nhiều thông tin chi tiết trên cùng một landing page. Đặc biệt hơn, quản trị viên website có thể biết được những khóa học nào được các bậc phụ huynh tìm kiếm nhiều nhất, độ tuổi nào của con được phụ huynh quan tâm việc học tiếng Anh nhiều hơn, qua đó, trung tâm sẽ hoạch định chiến lược marketing phù hợp đồng thời sử dụng dữ liệu tương tác để remarketing đúng đối tượng theo từng loại khóa học.

Landing page của bạn không cung cấp trải nghiệm người dùng tốt

Có thể bạn đã tạo ra landing page hoàn hảo, thúc đẩy hầu hết khách hàng tiềm năng thực hiện hành động bạn nhắm đến. Tuy nhiên, có gì đó không đúng lắm…

Pop-up quá nhiều

Bản thân landing page đã kêu gọi khách ghé thăm thực hiện một hành động cụ thể, vậy tại sao lại thêm vào một pop-up đề nghị một thứ gì đó khác? Vì pop-up có tiếng là tác động xấu đến trải nghiệm người dùng (đặc biệt là trên phiên bản di động), bạn không nên lạm dụng pop-up quá nhiều trên trang web của mình. Tương tự như việc chèn quá nhiều quảng cáo, pop-up cũng phần nào gây tác động tiêu cực đến trải nghiệm người xem.

Hình 6. Pop up không liên quan đến nội dung landing page

Hình 6. Pop up không liên quan đến nội dung landing page

Trang web trên có nội dung là cách diệt gián nhưng pop-up lại về máy pha cà phê, hoàn toàn không liên quan đến nhau. Điều này có thể gây bối rối cho người dùng.

Landing page toàn “chữ” với “chữ”

Tất nhiên landing page của bạn cần thuyết phục và đầy đủ thông tin. Nhưng không cần thiết phải có quá nhiều chữ, thường thì không ai đọc hết. Đề nghị của bạn nên được minh họa bằng hình ảnh ý nghĩa, văn bản có cấu trúc hoặc infographic. 

Hai trang web dưới đây cùng viết về cách diệt côn trùng nhưng có phần trình bày khác biệt.

Bố cục của landing page

Hình 7. Bố cục của landing page không nên chỉ gồm toàn “chữ”

Trang web A có quá nhiều chữ, mặc dù có tiêu đề cho từng ý nhưng vẫn tạo cảm giác ngợp. Trong khi đó, trang web B có chèn hình ảnh minh họa giữa các khối chữ nên thu hút hơn. Khoảng cách giữa các đoạn văn bản lớn giúp tạo khoảng trống cho mắt nghỉ, từ đó khiến người đọc cảm thấy thoải mái hơn.

Điều gì ngăn cản khách hàng tiềm năng của bạn hoàn thành form mẫu?

Form mẫu (Biểu mẫu liên hệ) là bước đệm dẫn đến hành động bạn muốn khách hàng thực hiện nhưng nó thường trở thành bước cuối cùng vì có quá nhiều trường cần điền và khó sử dụng. 

Sau đây là biểu mẫu của hai công ty có hướng tiếp cận biểu mẫu khác nhau. Một bên yêu cầu thông tin chi tiết còn một bên chỉ hỏi những thông tin cơ bản nhất.

Hình 8. Form có nên yêu cầu khách hàng điền quá nhiều thông tin cá nhân

Hình 8. Form có nên yêu cầu khách hàng điền quá nhiều thông tin cá nhân

Biểu mẫu ngắn thường thu hút được nhiều chuyển đổi hơn biểu mẫu dài. Tuy cũng có khi bạn sử dụng biểu mẫu dài vì muốn bảo đảm chỉ những người thực sự quan tâm để lại thông tin. Tất nhiên ai cũng muốn có càng nhiều thông tin càng tốt nhưng cần cân bằng với việc người dùng sẵn lòng cung cấp những thông tin nào.

Biện pháp khắc phục

Đừng làm khách hàng cảm thấy không thoải mái với form mẫu yêu cầu họ phải điền quá nhiều thông tin. Đơn giản, xúc tích và yêu cầu thông tin phù hợp, dễ điền là tiêu chí cho hầu hết các form mẫu trên website. Nếu cần tư vấn sâu hơn, hãy khuyến khích khách hàng của bạn để lại thông tin với form mẫu đơn giản, sau đó nhân viên chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp sẽ liên hệ để tìm hiểu nhu cầu cụ thể hơn.

Kết luận

Khiến mọi người nhấp vào quảng cáo mới chỉ là một nửa chặng đường dẫn đến thành công. Nếu quảng cáo của bạn có CTR cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, thì vẫn có cách thay đổi tình thế. Xem xét năm lý do này khi bạn điều chỉnh chiến lược và hành động trước khi quá muộn nhé.

MangoAds là agency quảng cáo cung cấp các chiến lược quảng cáo tùy chỉnh, theo hướng dữ liệu cho các công ty thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Khác với một số công ty quảng cáo khác, MangoAds sẽ xem xét và hỗ trợ quản lý toàn bộ chiến lược digital marketing của bạn để đảm bảo tất cả các thành phần được hoạt động hiệu quả nhất. Bằng cách tích hợp các giải pháp bổ sung, như quản lý mạng xã hội, quảng cáo trên mạng xã hội, xây dựng thương hiệu, MangoAds còn giúp bạn phân bổ chi phí hợp lý trong từng mục tiêu kinh doanh đồng thời giúp tối ưu lợi nhuận đầu tư.