27 ý tưởng tạo social marketing content cho thương hiệu

24/10/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Hẳn các marketer cũng từng đau đầu khi bí ý tưởng sáng tạo nội dung. Vậy nên Danh sách những ý tưởng phát triển nội dung trên mạng xã hội từ MangoAds sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó trong tích tắc!

Khi đăng các bài viết mỗi ngày trên nhiều kênh khác nhau, thách thức đặt ra là bạn phải luôn cập nhật xu hướng và tạo ra những ý tưởng mới trên mạng xã hội. Mặt khác, nội dung bạn đăng tải cần phải chất lượng, mới mẻ và thu hút sự chú ý của người dùng. Từ đó tạo hứng thú cho họ, tăng khả năng tương tác với các bài đăng và tạo ra tiềm năng bán hàng cho doanh nghiệp.

Với cuốn “cẩm nang” được MangoAds chia sẻ sau đây, các marketer có thể loại bỏ nỗi lo “bí” ý tưởng và sáng tạo những content chất lượng nhất cho các kênh truyền thông của mình!

Hình 1: Sản xuất nội dung thương hiệu cần đa dạng trong cách truyền tải Hình 1: Sản xuất nội dung thương hiệu cần đa dạng trong cách truyền tải

1. Video

Theo các số liệu tổng hợp trong năm 2020, video kỹ thuật số đã thúc đẩy 82% lượng truy cập web. Nếu bạn không bắt đầu sản xuất và chia sẻ các nội dung bằng video, lượng người dùng tiếp cận và mức độ tương tác với thương hiệu sẽ giảm đi rất nhiều. Hiện nay, có nhiều nền tảng cung cấp khả năng truyền tải video đến người dùng mà bạn có thể lựa chọn như:

  • Stories (Facebook và Instagram)
  • Snapchat
  • YouTube
  • Livestream (LinkedIn, Facebook, Instagram)
  • TikTok
  • Video trên newsfeed (Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter, Pinterest)

Bạn có thể chia sẻ video lên các kênh mình đang sở hữu, nhưng đối với Facebook và Twitter thì nên đăng tải trực tiếp một video mới (thay vì chia sẻ các link video từ YouTube hoặc Instagram) nhằm thu hút được nhiều lượt tương tác nhất. Hơn nữa, các marketer nên tận dụng và đăng tải video lên TikTok trong lúc nó đang chiếm lĩnh thị trường nội dung số hiện nay.

Hình 2: Video trên TikTok ngắn và vui nhộn ngày càng được giới trẻ ưa chuộng Hình 2: Video trên TikTok ngắn và vui nhộn ngày càng được giới trẻ ưa chuộng

Poloman là một thương hiệu thời trang nam gắn với hình ảnh “Ông Chú POLO” rất vui tính và thú vị. Những video mang đến góc nhìn mới về một thương hiệu quần áo nam dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau.

2. Livestream

Ngoài các bài đăng video thông thường, bạn nên cân nhắc quay livestream khi muốn cập nhật tình hình của thương hiệu một cách nhanh chóng.

Facebook Live, Instagram Live hoặc TikTok Live rất phù hợp để bạn tạo ra các sự kiện ra mắt hoặc họp báo trực tiếp. Xuyên suốt livestream, bạn có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ và đồng thời dễ dàng tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng.

3. Post về nhân viên công ty

Có thể sẽ mất nhiều thời gian để bạn xây dựng một thương hiệu vững mạnh trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng doanh nghiệp thông qua hình ảnh nhân viên thì kết quả mang lại sẽ vô cùng xứng đáng.

Hãy thử chia sẻ những bài viết về nhân viên đang làm việc cho công ty như bài post tuyên dương nhân viên hay những chia sẻ văn phòng hoạt động của công ty. Việc này giúp thương hiệu trở nên gần gũi với người đọc hơn. Đồng thời, hình ảnh thương hiệu sẽ được cá nhân hóa trở nên gần gũi hơn qua tiếng nói và tính cách riêng của các nhân viên.

Doanh nghiệp cũng có thể khuyến khích nhân viên ủng hộ sản phẩm/dịch vụ của mình trong các chiến dịch truyền thông mạng xã hội đã và đang được triển khai. Đây là một cách xây dựng content social hấp dẫn giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo niềm tin ở khách hàng. Khi đó, việc người theo dõi thấu hiểu và đánh giá cao về thương hiệu của bạn sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Hình 3: MangoAds chia sẻ hình ảnh về không gian làm việc “5 sao” trên Facebook Hình 3: MangoAds chia sẻ hình ảnh về không gian làm việc “5 sao” trên Facebook

MangoAds thường xuyên đăng tải những hình ảnh về văn phòng công ty hoặc những bài viết về các sự kiện quan trọng. Các bài đăng này luôn tạo hiệu ứng tích cực đến nhân viên đang làm việc, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp đến lượng người dùng đang theo dõi page.

4. Tin tức công ty

Đừng quên chia sẻ những câu chuyện bên lề thú vị nhưng cũng rất đời thường về thương hiệu trên mạng xã hội. Đó có thể là những bài đăng hình ảnh hoặc video về công ty, hình ảnh tập thể mừng chiến thắng một khách hàng lớn, một giải thưởng trong ngành, giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một nhân viên quan trọng.

Hình 4: MangoAds thực hiện hợp tác doanh nghiệp với Trường ĐH Hoa Sen Hình 4: MangoAds thực hiện hợp tác doanh nghiệp với Trường ĐH Hoa Sen

Việc cập nhật tin tức về công ty thường xuyên sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về thương hiệu của bạn, về người sáng lập và những người đang đồng hành cùng thương hiệu. Khi hiệu ứng đủ sâu rộng, chắc chắn khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn thương hiệu của bạn.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang định hướng chia sẻ giá trị thương hiệu thông qua nhiều bài post trên fanpage chính thức để tạo sự kết nối. Đôi khi một số công ty lựa chọn việc chia sẻ giá trị thương hiệu trước khi tuyển dụng nhân viên mới. Điều này góp phần giúp ứng viên đánh giá được hình ảnh công ty một cách chân thực hơn.

5. Dữ liệu thị trường

Nếu thương hiệu đang sở hữu những insight “cực chất” về lĩnh vực của mình, đừng ngần ngại chia sẻ nó trên fanpage chính thức. Các bài đăng về insight nên được tổng hợp hàng năm với các dữ liệu khảo sát được thực hiện và tổng hợp bởi công ty.

Ngày nay, các nền tảng xã hội thường tránh việc đưa thông tin quá nhiều nhưng lại không đảm bảo chất lượng đến người đọc. Do đó, bạn có thể dẫn link các bài báo cáo trên fanpage của mình hoặc chủ động biến các số liệu thống kê và trích dẫn thành hình ảnh hoặc các video trực quan. Đừng quá lo lắng về cách sản xuất nội dung bằng hình ảnh hoặc video, MangoAds gợi ý các doanh nghiệp nên sử dụng Canva để thiết kế và sáng tạo đồ họa thêm cuốn hút.

6. Các bài báo, bài post trên website hoặc blog

Nếu thương hiệu có phát triển mục blog website hoặc kênh Youtube, hãy chia sẻ các bài blog và video đó lên kênh của mình. Các bài tin tức về công ty, tin tức ngành nghề hoặc thông báo tuyển dụng đều là các nguồn hữu ích để chia sẻ lên social media. Đừng quên sử dụng các tool miễn phí xây dựng social media content calendar nhé!

Hình 5: Vinamilk đăng bài viết có link hướng người xem click vào xem video TVC Hình 5: Vinamilk đăng bài viết có link hướng người xem click vào xem video TVC

Nội dung bài post trên Facebook hoặc Instagram về bài đăng trên website của doanh nghiệp sẽ được rút ngắn đi kèm với hình ảnh trực quan và sinh động. Nhiều doanh nghiệp còn tính năng Story của Facebook khi dẫn link bài blog ngay trong Story của fanpage. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác vuốt lên đơn giản là có thể đọc được toàn bộ nội dung bài blog.

7. Hình ảnh hậu trường

Hình ảnh hậu trường (hoặc Behind The Scenes) luôn là một hình thức thú vị để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Hình thức quảng bá thu hút này đã phát triển rất mạnh mẽ trên nền tảng Youtube khi giúp thương hiệu kết nối và mang về lượng tương tác khủng từ khách hàng. Tương tự như vậy, Facebook và Instagram cũng phù để đăng những hình ảnh hậu trường như thế này. Nếu như muốn đăng tải những video hay về Behind The Scenes, MangoAds gợi ý bạn nên sử dụng TikTok.

Hình thức này sẽ tạo nên dấu ấn tuyệt vời về chiến dịch khi mang đến những khía cạnh mới lạ mà khách hàng chưa hề hay biết. Bạn cũng có thể đăng video giới thiệu các sự kiện văn phòng hoặc chia sẻ về góc làm việc văn phòng của bạn. Những hình ảnh về quá trình sáng tạo đằng sau công việc của bạn như quá trình vận chuyển hay sự chuẩn bị cho sự kiện của công ty cũng là một ý tưởng hay.

Hình 6: Nhân viên Shopee chia sẻ về ngày đầu trở lại văn phòng sau đại dịch Hình 6: Nhân viên Shopee chia sẻ về ngày đầu trở lại văn phòng sau đại dịch

Shopee là một cái tên nổi tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực E-commerce. Thương hiệu này đã tận dụng triệt để TikTok để truyền tải nhiều nội dung thú vị về trụ sở làm việc của mình.

8. Các minigame tương tác và quà tặng

Nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi hoặc tặng quà cho các followers - những người thường xuyên theo dõi bạn trên mạng xã hội. Đây là một cách hữu hiệu khi bạn muốn tăng lượng tương tác đến thương hiệu của mình. Người chơi sẽ tham gia và tương tác bằng các lượt thích, chia sẻ hoặc bình luận dưới bài đăng, chưa kể còn tăng tính viral đến bạn bè và người thân của họ. Đồng thời, các minigame cũng là một cách tuyệt vời để quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới. Tuy nhiên, các Marketer cũng cần phải xem xét đến hình thức tham gia và cách thức nhận thưởng để không tạo ra những mâu thuẫn đáng tiếc trong suốt sự kiện.

Hình 7: Thương hiệu bánh Karamucho tổ chức minigame thu hút nhiều lượt tương tác Hình 7: Thương hiệu bánh Karamucho tổ chức minigame thu hút nhiều lượt tương tác

9. Influencer

Hãy kết nối với những người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nhằm quảng bá cho hình ảnh doanh nghiệp trên cả trang của đôi bên. Mỗi influencer sẽ có một cách truyền tải thông tin riêng biệt nên bạn cần phải lưu ý về việc tạo nên các nội dung mang tính liên kết đến các bài trước đó.

Lưu ý thêm về việc chọn influencer là họ phải có số lượng người tương tác và theo dõi đủ tốt để khiến các bài đăng trở nên phổ biến. Nếu bạn không thể tự lựa chọn một influencer phù hợp, hãy liên hệ với MangoAds để có được tư vấn và hợp tác tốt hơn.

10. GIF

Đăng tải các file GIF là cách thức truyền thông rất phổ biến hiện nay. Bài post sẽ trở nên thú vị hơn khi sử dụng GIF sáng tạo cùng với caption thu hút. Bạn hãy thử dùng GIF cùng với content đơn giản để bắt các trend tức thời, câu chuyện đời thường gần gũi với văn hóa, lối sống của những người đang theo dõi page.

Facebook và Twitter là 2 nền tảng tích hợp GIF hiệu quả, cho phép người dùng tìm kiếm GIF với từ khóa. Ngoài ra, GIF cũng thường được tìm qua GIPHY hoặc được cắt ra từ video và ghép từ hình ảnh do doanh nghiệp tự sản xuất.

11. Hình ảnh sản phẩm

Để hình ảnh sản phẩm trở nên thu hút hơn, hãy luôn tìm đến những cách mới lạ để quảng bá và không nên để chúng xuất hiện hàng loạt một cách đơn điệu như ở cửa hàng. Bạn có thể kết hợp các sản phẩm với nhau theo những cách mới mẻ hơn, hoặc hợp tác sản phẩm với một thương hiệu khác. Điều này không chỉ mang đến một cái nhìn mới về thương hiệu mà còn dễ dàng chạm đến nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể.

Đảm bảo rằng bất kỳ ảnh sản phẩm nào bạn chia sẻ đều phù hợp với thẩm mỹ thương hiệu của bạn. Đặc biệt khi đăng trên các nền tảng trực quan như Instagram. Vấn đề là phải để các bức ảnh đồng nhất với các nội dung trước đó của bạn nhưng đồng thời vẫn nổi bật trên newsfeed của những người đang theo dõi.

Hình 8: Dirty Coins quảng bá BST quần áo mới với concept chụp độc đáo Hình 8: Dirty Coins quảng bá BST quần áo mới với concept chụp độc đáo

12. Content đến từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm

Một cách hay để quảng cáo sản phẩm chính là đến từ các nội dung từ người dùng sản phẩm đó. Hãy tìm kiếm và liên hệ với họ để được dẫn nguồn những bài đăng đó lên fanpage của thương hiệu. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ thể hiện được rằng bạn đang thực sự quan tâm đến trải nghiệm và đánh giá từ khách hàng với chính sản phẩm của mình.

13. Story

Story là một tính năng hữu ích trên Facebook và Instagram với hơn 500 triệu story được đăng mỗi ngày (chỉ tính riêng Instagram). Bạn có thể sáng tạo với nhiều ứng dụng để tạo các bài đăng trực quan thú vị hoặc chỉ cần thêm sticker và đoạn chữ ngắn vào ảnh. Ngoài ra, hai mạng xã hội này còn cho phép người dùng chia sẻ các bài đăng trên newsfeed lên story của họ, giúp bài post được phổ biến và có lượng tương tác tốt hơn. Đừng quên xem xét các chỉ số để đánh giá chất lượng nội dung social trên Instagram nhé!

Hình 9: Các dạng Stories vui nhộn luôn thu hút nhiều khách hàng Hình 9: Các dạng Stories vui nhộn luôn thu hút nhiều khách hàng

14. Content bởi influencer trên trang của thương hiệu

Phương pháp này gần giống với việc các influencer sản xuất content, nhưng thay vì đăng lên trang của mình, họ sẽ sản xuất series content về chủ đề nào đó và đăng lên trang chính thức của thương hiệu. Thời gian cho chiến dịch có thể là 1 tuần, hoặc trong 1 ngày tùy mỗi thương hiệu.

Bạn có thể lồng ghép content này nào một chiến dịch sự kiện cụ thể. Ví dụ với một thương hiệu quảng bá nội thất cận tết, bạn có thể nhờ một chuyên gia bày trí nội thất nổi tiếng để lên content về mẹo trang trí nhà cửa ngày Tết kết hợp với nội thất từ thương hiệu. Định kỳ mỗi tuần/ tháng, thương hiệu có thể lên content giới thiệu khách mời trước để thu hút audience cho page của mình.

Với chiến dịch trên, thương hiệu dễ dàng thu hút thêm nhiều người xem và khách hàng tiềm năng mới. Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo content phát triển bởi khách mời phải phù hợp với hình ảnh thương hiệu nhưng cũng không quá giới hạn sáng tạo của họ.

15. Trích dẫn thú vị hoặc truyền cảm hứng

Bạn có thể sử dụng hình ảnh với một câu trích dẫn trên đó để thay cho những bài post nhiều chữ thông thường. Những hình ảnh này vừa tạo cảm xúc vừa mang đến góc nhìn thú vị về những thông tin bạn chia sẻ.

Để tạo được một bài trích dẫn hiệu quả, bạn nên chia sẻ các mẹo, lời khuyên và các thông tin hữu ích từ những nhân vật có tầm ảnh hưởng rộng. Dạng bài đăng này đặc biệt phổ biến trên Instagram và Facebook, hay bất cứ nền tảng xã hội nào cho phép đăng tải hình ảnh.

Hình 10: Trung Nguyên Legend đăng tải câu nói truyền cảm hứng từ Michel Foucault Hình 10: Trung Nguyên Legend đăng tải câu nói truyền cảm hứng từ Michel Foucault

Trung Nguyên Legend là một thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam với chất lượng sản phẩm vượt trội so với nhiều đối thủ. Việc chia sẻ lời trích dẫn từ những người có tầm ảnh hưởng sâu rộng đang khiến hình ảnh của Trung Nguyên Legend trở nên chuyên nghiệp và gần gũi hơn với khách hàng.

16. Tin tức ngành

Bên cạnh việc chia sẻ tin tức về tổ chức của bạn trên các tài khoản mạng xã hội, hãy chia sẻ các bài báo và thông tin cập nhật có liên quan về ngành của bạn. Facebook và Twitter là hai nền tảng đặc biệt hiệu quả với các bài post tin tức ngành. Bạn có đăng về các hội nghị sắp diễn ra hoặc các hoạt động nổi bật trong ngành. Những bài đăng này có thể mở rộng phạm vi tiếp cận xã hội của bạn và giúp định vị công ty của bạn như một công ty hàng đầu trong ngành.

17. Thể hiện thông tin bằng infographic

Các bài đăng bằng infographic có thể là một cách tuyệt vời để chia sẻ nhiều thông tin một cách nhanh chóng. Ví dụ: nếu bạn muốn chia sẻ kết quả của một nghiên cứu thị trường, hãy chú trọng thể hiện bằng bảng biểu, đồ họa với nội dung đơn giản và làm rõ những insight giá trị.

Để tương thích với xu hướng sử dụng mobile, infographic thường để chiều dọc. Tuy nhiên, infographic thường khá dài và sẽ khó để người xem đọc hết được nội dung. MangoAds gợi ý bạn có thể cắt bỏ những phần không thiết yếu và chia nhỏ lượng thông tin thành nhiều nhiều series để người đọc dễ theo dõi.

Hoặc một series hình ảnh trên Instagram vẫn đáp ứng tốt điều này. Như Menstay.com đã có một bài viết về lợi ích của việc tập tạ với hình ảnh trực quan, nội dung dễ hiểu đã thu hút nhiều người đọc.

Hình 11: Menstay.com mang đến góc nhìn mới về xu hướng tập thể thao qua hình ảnh Hình 11: Menstay.com mang đến góc nhìn mới về xu hướng tập thể thao qua hình ảnh

18. Snippet và Teaser

Tương tự như những MV ca nhạc, bạn cũng có thể đăng tải những snippet ngắn hoặc hình ảnh/ video teaser để thông báo về sản phẩm/ dịch vụ mới. Phương thức truyền thông này có thể là chụp màn hình của một sản phẩm sắp ra mắt, một vài chi tiết giới thiệu sự kiện mới hoặc ảnh chụp sản phẩm của một mặt hàng sắp được phát hành.

Tuy nhiên, những nội dung này nên được edit thật cẩn thận bởi nó có thể làm lộ các điểm mấu chốt mang tính cạnh tranh với các đối thủ. Các Snippet và Teaser nếu làm tốt sẽ mang đến nhiều hiệu ứng tích cực, tăng sự mong đợi từ các follower của bạn.

Hình 12: Apple đăng tải hình ảnh về sản phẩm sắp ra mắt (2020) Hình 12: Apple đăng tải hình ảnh về sản phẩm sắp ra mắt (2020)

Một ví dụ điển hình chính là Apple. Họ là một bậc thầy trong việc chia sẻ những hình ảnh thoáng qua về sản phẩm sắp ra mắt, kích được trí tò mò và họ ứng đám đông. Dù chỉ là hình ảnh cập nhật ảnh bìa trên fanpage nhưng vẫn thu được một lượng tương tác rất lớn.

19. Content đập hộp khám phá bên trong

Video “đập hộp” hay unbox là dạng content phổ biến và có thể tìm thấy trên khắp YouTube. Thay vì quảng cáo sản phẩm với một bức ảnh hoặc video, hãy bật mí một vài hình ảnh bên trong hộp sản phẩm để khuyến khích họ đặt mua.

Bạn có thể tự làm hoặc liên hệ với khách hàng đã mua sản phẩm và có quay video unbox để đăng lại trên page chính thức của mình. Nếu bạn có nhiều ngân sách, việc hợp tác quảng cáo với một người nổi tiếng để thực hiện “unbox” cũng rất khả thi.

20. Ảnh được khách hàng chia sẻ

Hãy sử dụng hashtag và khuyến khích khách hàng dùng hashtag nếu họ muốn gửi feedback về sản phẩm dịch vụ. Nhờ vậy, các Marketer có thể nhanh chóng tìm thấy các bài đăng liên quan đến doanh nghiệp và dẫn nguồn feedback tích cực của khách hàng để quảng bá cho sản phẩm của mình.

Hình 13: Người dùng chia sẻ hình ảnh cùng Heineken (phải) sau khi chiến dịch được phát động (trái) Hình 13: Người dùng chia sẻ hình ảnh cùng Heineken (phải) sau khi chiến dịch được phát động (trái)

Hashtag là một cách để tăng lượng tương tác với thương hiệu. Heineken đã thành công khi tận dụng triệt để tính năng này từ Facebook để phát động chiến dịch “Heineken Top DJs”.

21. Feedback từ khách hàng

Feedback của khách hàng là nguồn tư liệu quảng bá hình ảnh sản phẩm rất hiệu quả. Khi nhận được những feedback tích cực từ khách hàng, bạn có thể xin phép họ chia sẻ chúng, kèm theo ưu đãi cho khách hàng với nhiều feedback tích cực. Đây là cách tuyệt vời để làm nổi bật những trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ một cách tích cực thể hiện qua tương tác trên mạng xã hội của khách hàng.

Hình 14: SONNY HOUSE thường xuyên đăng feedback khách hàng trên Facebook Story Hình 14: SONNY HOUSE thường xuyên đăng feedback khách hàng trên Facebook Story

Nếu bạn thường xuyên đăng hình ảnh Feedback từ khách hàng thì nhớ xen kẽ các nội dung chính thống của page để tránh bị loãng thông tin nhé. Bạn có thể dùng một bảng “Content Calendar” để thực hiện điều này

22. Giải đáp thắc mắc

Tương tác trên social là rất quan trọng để kết nối và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Cách đơn giản để duy trì tương tác là đặt ra những câu hỏi mở (open-ended question).

Câu hỏi mở cũng có thể được lồng ghép vào một đoạn văn bản nhưng sẽ ít khả năng thu hút người tham gia và không thú vị bằng. Để giải quyết vấn đề này, hãy tận dụng Story trên mạng xã hội để đặt câu hỏi. Bạn có thể sử dụng tính năng “trả lời câu hỏi” trên Story Facebook và Instagram, đồng thời trả lời các ý kiến thắc mắc từ khách hàng ngay chính story đó hoặc thông qua tin nhắn.

23. Mẹo và thủ thuật

Nếu có thể tổng hợp một số mẹo sử dụng, kiến thức hay lời khuyên về sản phẩm dịch vụ, hãy chia sẻ lên social. Một số cách chia sẻ thường thấy như livestream các video được quay trước hoặc bằng hình ảnh mô tả.

Nếu bạn muốn chia sẻ mẹo qua video ngắn, TikTok là nền tảng thích hợp nhất. Mặt khác, nếu chia sẻ kết hợp hình ảnh và video, có thể sử dụng Instagram hoặc Facebook story.

Hình 15: Shopee thường xuyên chia sẻ những thông tin hữu ích về ngành nghề Hình 15: Shopee thường xuyên chia sẻ những thông tin hữu ích về ngành nghề

24. Tái sử dụng các bài cũ

Nếu những nội dung cũ đang có xu hướng hot trở lại, các Marketer đừng bỏ qua cơ hội tái sử dụng các content cũ. Ngoài việc chia sẻ lại những bài viết cũ, bạn có thể chỉnh sửa nội dung thành một bài mới với concept hình ảnh trực quan, dễ nhìn.

25. Sự kiện trên Facebook

Hiện nay việc tổ chức các cuộc hội thảo hoặc bữa tiệc online trên các nền tảng trực tuyến đã không còn quá xa lạ. Tính năng “Sự kiện” trên Facebook là một công cụ hỗ trợ tốt cho các cuộc hội họp online tổ chức bởi doanh nghiệp. Hình thức quảng bá thông qua tổ chức sự kiện online còn tiện lợi ở chỗ, nếu khán giả thích nội dung hội thảo, họ thể hiện sự quan tâm bằng cách bật thông báo nhắc nhở khi sự kiện diễn ra.

Hình 16: Léon là một quán bar nổi tiếng tại TP.HCM với nhiều sự kiện đặc biệt Hình 16: Léon là một quán bar nổi tiếng tại TP.HCM với nhiều sự kiện đặc biệt

26. Thăm dò ý kiến ​​và khảo sát

Khách hàng luôn đánh giá cao các brand xem trọng ý kiến của họ và các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện điều đó. Bạn có thể tương tác với người theo dõi mình qua các cuộc thăm dò, khảo sát trên hầu hết các trang mạng xã hội lớn hiện nay: Facebook, Instagram stories và Twitter.

Chẳng hạn, bạn có thể làm cuộc thăm dò ý kiến về thiết kế sản phẩm sắp ra mắt. Hãy nghĩ về cách bạn có thể làm cho những cuộc thăm dò và khảo sát này trở nên thú vị. Ví dụ, hãy hỏi những người theo dõi của bạn về màu sắc sản phẩm mà họ đang mong chờ ở sản phẩm mới.

Hình 17: Thương hiệu quần áo OHNIL đặt câu hỏi để khách hàng tương tác trên Story Hình 17: Thương hiệu quần áo OHNIL đặt câu hỏi để khách hàng tương tác trên Story

27. Truyền thông báo chí

Gần đây thương hiệu của bạn có nhận được sự quan tâm tích cực của giới truyền thông không? Hãy chia sẻ những gì truyền thông đang nói về thương hiệu hoặc ngành của bạn với những người theo dõi doanh nghiệp trên mạng xã hội trên các nền tảng khác nhau.

Khi bạn chia sẻ những bài này, hãy nhớ dẫn tên của tác giả và cửa hàng và các hashtag có liên quan. Nó sẽ giúp các bài viết được nhiều người xem hơn. Nếu có thể, chỉ nên chia sẻ những bài viết từ các trang báo uy tín để người dùng cảm thấy sản phẩm/ dịch vụ của bạn đáng để lựa chọn.

Hy vọng với những chia sẻ từ MangoAds, các marketer đã có cho mình nhiều ý tưởng triển khai content cho các chiến dịch marketing trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để một chiến dịch thành công không chỉ cần một ý tưởng hay, nó càng cần đội ngũ nhân sự tận tâm và một kế hoạch triển khai hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công!