Tối ưu hóa chiến dịch Google Shopping (Phần 4)

Tối ưu hóa chiến dịch Google Shopping (Phần 4)

Nếu bạn đã thực hiện tất cả những điều được đề cập ở các phần trước, các chiến dịch Google Shopping của bạn sẽ hoạt động tốt nhưng vẫn là chưa đủ để có thể đạt được những con số mình cần. Vì vậy, phần này sẽ đề cập đến phần cuối cùng của tối ưu hóa Google Shopping: nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn.

6. Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu mua sắm

Trước khi bạn triển khai bất kỳ điều nào bên dưới, tất cả các lỗi và cảnh báo trong Google Merchant Center phải được khắc phục. Đặc biệt là xung quanh bộ nhận diện sản phẩm. Bước tiếp theo là cải thiện dữ liệu trong nguồn cấp dữ liệu của bạn để tăng khả năng hiển thị và khả năng cạnh tranh của bạn.

Tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm

Sử dụng từ khóa có trong tiêu đề sản phẩm có thể có tác động lớn đến CTR của quảng cáo. Vì vậy, bạn cần phải xem báo cáo cụm từ tìm kiếm để xác định các truy vấn phổ biến nhất vào tiêu đề sản phẩm của mình.

Nhưng việc sử dụng các từ khóa ở nơi mọi người sẽ thấy chúng còn quan trọng hơn. Ví dụ dưới đây tìm kiếm cho “thuốc dầu cá tốt nhất”:

Ví dụ dưới đây tìm kiếm cho "thuốc dầu cá tốt nhất"

Hình 1: Ví dụ dưới đây tìm kiếm cho “thuốc dầu cá tốt nhất”

Hai sản phẩm đầu tiên trong danh sách sản phẩm hoàn toàn không đề cập đến từ dầu cá nhưng có đề cập đến Omega 3 (là thành phần hoạt tính trong dầu cá). Điều đó có thể tác động đến CTR cho những tìm kiếm này. Còn sản phẩm thứ năm kết hợp cả hai: “Dầu cá Nature’s Bounty Omega-3”.

Bài học ở đây là hãy chú ý đến phần cắt tiêu đề sản phẩm. Giới hạn ký tự sẽ làm dịch chuyển các từ khóa chính nên hãy cố gắng giữ tiêu đề càng ngắn càng tốt. Bạn có thể thấy tiêu đề trong trong sản phẩm thứ nhất, thứ hai và thứ năm đều bị cắt còn 30 ký tự. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã bao gồm các từ khóa có giá trị nhất trước.

Dưới đây là một số mẹo hay từ VerticalRail:

Hình 2: Ví dụ VerticalRail về tiêu đề sản phẩm

Thứ tự từ cũng có thể tăng khả năng hiển thị. Điều này khá khác nhau giữa các danh mục. Datafeedwatch đã biên soạn biểu đồ sau về cấu trúc tiêu đề tốt nhất cho từng danh mục:

Hình 3: Biểu đồ về cấu trúc tiêu đề cho từng danh mục

Hình 3: Biểu đồ về cấu trúc tiêu đề cho từng danh mục

Bạn có ba cách để thực hiện thay đổi thực tế đối với tiêu đề sản phẩm của mình:

  • Thay đổi chúng trong back-end
  • Thay đổi chúng trong ứng dụng nguồn cấp dữ liệu
  • Sử dụng data feed management tool để thực hiện hàng loạt những thay đổi này

Việc tối ưu hóa tiêu đề sản phẩm trong danh mục sản phẩm của bạn cũng có thể giúp ích cho chiến dịch SEO.

Giá cả cạnh tranh

Giá thấp hơn sẽ cải thiện chất lượng của nguồn cấp sản phẩm cho khách hàng của bạn và cho Google (mọi người sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn thường xuyên hơn). Nhưng tất nhiên là sẽ có một hạn mức nhất định tối thiểu để bạn đặt giá thầu.

Như đã đề cập ở phần trên thì tỷ lệ CTR thấp chỉ ra rằng các chương trình của bạn (đã bao gồm giá) kém hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do tại sao việc theo dõi chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh có thể thực sự hữu ích.

Đây là ảnh chụp màn hình từ một công cụ có tên là Prisync. Nó cho thấy nhà bán lẻ (màu vàng) đối phó với các đối thủ cạnh tranh như thế nào:

Hình 4: Ví dụ giá sản phẩm của một nhà bán lẻ so với đối thủ cạnh tranh

Trong trường hợp này, nhà bán lẻ (màu vàng trong hình 4) bán sản phẩm với giá 22,50 €, trong khi có nhà bán lẻ khác bán sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn là € 16,95. Đó là một khoảng cách khá lớn và nó sẽ ảnh hưởng đến Google Shopping.

Nhà bán lẻ có giá sản phẩm € 16,95 sẽ có CTR cao hơn nhiều, dẫn đến việc Google hiển thị quảng cáo đó thường xuyên hơn. Vì giá thấp hơn nên tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm đó cũng sẽ cao hơn.

Nhưng nhiều khi vấn đề không chỉ là giá sản phẩm mà còn là giá đầy đủ đã bao gồm giá và cả chi phí vận chuyển. Một số nhà bán lẻ bỏ chi phí vận chuyển hoặc “xử lý” từ nguồn cấp sản phẩm để làm cho giá của họ thấp hơn rất nhiều so với các nhà bán lẻ khác. Điều này giúp họ hiển thị và nhấp chuột nhiều hơn trong kết quả Mua sắm. Họ sẽ đánh lừa được người tiêu dùng một số lần nhưng những lần tiếp theo thì không.

Nếu bạn thấy đối thủ cạnh tranh không thông báo chi phí vận chuyển và đánh cắp các nhấp chuột từ quảng cáo của bạn, thì đây là nơi để khiếu nại với Google:

Hình 5: Liên kết khiếu nại với Google khi thấy đối thủ cạnh tranh gian lận

Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm

Dùng hình ảnh sản phẩm mới rất tốn kém. Vì vậy trước khi đầu tư bạn cần chắc chắn rằng nó sẽ xứng đáng với những gì đã bỏ ra.

Trong Google Shopping, hình ảnh sản phẩm cần đơn giản và rõ ràng. Bạn có thể làm cho chúng nổi bật hơn bằng cách để nghiêng sản phẩm hoặc đưa ra đặc điểm nhỏ nổi bật cũng sẽ khiến chúng khác biệt rồi.

Hình 6: Các biến thể cho hình ảnh sản phẩm

Đặt chiếc giày ở một góc nghiêng cũng đủ làm cho quảng cáo của Kohl thêm nổi bật. Đây là những thủ thuật nhỏ không cần chụp mới. Bạn có thể chỉnh sửa hình ảnh trong Photoshop.

Cải thiện mô tả sản phẩm

Điều này xuất hiện rất nhiều trong danh sách tối ưu Google Shopping nhưng không chắc điều này sẽ giúp được nhiều cho bạn trong việc tối ưu hóa. Bạn có thể kiểm tra lại báo cáo Cụm từ tìm kiếm của mình để đảm bảo rằng bạn có các từ khóa hàng đầu có trong đó. Nhưng đừng dành quá nhiều thời gian cho những việc này, vì việc viết lại mô tả sản phẩm có thể rất mất thời gian mà chưa chắc mang lại kết quả.

7. Nhà cung cấp Dịch vụ so sánh giá (CSS) – chỉ ở Liên minh Châu Âu

Nếu bạn đang bán hàng trong Liên minh Châu Âu, bạn có thể được chiết khấu 20% trên giá mỗi lần nhấp chuột.

Đó là kết quả trực tiếp từ khoản phạt 4 tỷ đô la mà Liên minh Châu Âu dành cho Google vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Shopping Ads. Để khắc phục tình trạng này, Google đã phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ mua sắm khác được hiển thị quảng cáo trong quảng cáo xoay vòng (ad carousel) của mình.

Hình 7: Nhà cung cấp dịch vụ mua sắm Shoptail và Google cùng hiển thị trên quảng cáo xoay vòng

Để điều thật sự có hiệu quả về mặt tài chính. Google đã bỏ 20% phí dịch vụ mà Google thường tính khi các nhà quảng cáo sử dụng hệ thống của họ.

Về lý thuyết, các nhà cung cấp CSS có thể bỏ túi 20% đó, nhưng sẽ không có ai chuyển đổi. Vì vậy, hầu hết trong số họ tính phí cố định hàng tháng (20-50 €) và chuyển khoản tiết kiệm CPC 20% thẳng cho các nhà quảng cáo. Những nhà cung cấp này thường có một thị trường mà họ nhận hoa hồng liên kết.

Chuyển từ Google sang nhà cung cấp CSS khá đơn giản. Bạn cần thực hiện chuyển đổi trong Google Merchant Center để nhà cung cấp mới có thể truy cập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn. Các nhà cung cấp CSS khác nhau tùy thuộc vào địa lý và ngôn ngữ. Kiểm tra cơ sở dữ liệu của Google để tìm một cơ sở dữ liệu phù hợp với bạn.

8. Quảng cáo trưng bày (Showcase Shopping Ads)

Quảng cáo trưng bày mặt hàng là một định dạng quảng cáo mới thường xuất hiện khi bạn tìm kiếm theo danh mục. Ví dụ khi bạn tìm kiếm “Đồ dùng trang trí nhà cửa”. Nó sẽ hiển thị như trong hình bên dưới:

Ví dụ quảng cáo trưng bày mặt hàng

Hình 8: Ví dụ quảng cáo trưng bày mặt hàng

Thay vì hiển thị một sản phẩm thực tế, Google hiển thị hình ảnh, tên cửa hàng kèm theo logo. Nếu bạn nhấp hoặc nhấn vào quảng cáo, quảng cáo sẽ mở rộng và hiển thị cho bạn các sản phẩm thực tế:

Các sản phẩm sẽ hiển thị cụ thể khi bạn nhấp vào trang web PotteryBarn.com

Hình 9: Các sản phẩm sẽ hiển thị cụ thể khi bạn nhấp vào trang web PotteryBarn.com

Rất ít doanh nghiệp sử dụng loại Quảng cáo mua sắm này. Điều đó có thể dẫn đến mất khả năng hiển thị, ngay cả đối với các tìm kiếm có thương hiệu! Vì vậy, bạn nên chạy thử nghiệm với Quảng cáo trưng bày để xem bạn có thể nhận được kết quả tốt từ chúng.

Bước tiếp theo

Nếu bạn làm theo các chiến thuật tối ưu hóa được mô tả trong bài viết này thì bạn sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên Google Shopping rồi đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là công việc đã xong. Để duy trì tính cạnh tranh, bạn luôn cần phải theo dõi để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt là khi đặt giá thầu và theo dõi sự cạnh tranh của bạn với các đối thủ.

Google tiếp tục thực hiện các thay đổi đối với nền tảng Google Shopping. Vì vậy, việc cập nhật các tính năng hoặc khả năng mới có thể giúp bạn có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khi họ bỏ qua phần này.