Tích lũy ngay 8 ý tưởng content cho chiến lược social media
03/10/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Đôi khi, việc nghĩ ra ý tưởng content mới trên social media mỗi ngày là nhiệm vụ đầy thách thức. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, MangoAds đã tổng hợp các tips cho content social media và đưa ra những ví dụ về thương hiệu thực tế, giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng để khơi dậy ý tưởng dễ dàng hơn.
1. Tạo video
Theo báo cáo thực trạng về Video Marketing của Wyzowl, “85% người muốn xem thêm video từ các thương hiệu trong năm 2021”. Báo cáo tương tự cũng cho thấy rằng, người dùng có khả năng chia sẻ video cao gấp đôi so với những loại content social media khác.
Đối với các kênh social media phát triển mạnh, bạn có thể chia sẻ video thông qua bài post video trực tiếp và/hoặc các tùy chọn video dành riêng cho nền tảng như: IGTV và Reels của Instagram.
Hình 1: Video Marketing thu hút sự quan tâm của người dùng hơn bất kỳ loại content social media nào khác
Để tạo video, bạn không cần phải là một người quay phim chuyên nghiệp. Trên thực tế, “sản xuất video chất lượng cao” không nằm trong TOP 5 nguyên nhân khiến người dùng click xem video. Mọi người chỉ quan tâm những clip liên quan đến sở thích cá nhân hoặc cung cấp kiến thức mới.
Matty Rogers - Content và Media Manager tại Evolve Skateboards, nhận ra video content gây ra sự chú ý lớn với khán giả của họ. Rogers chia sẻ: “Loại content này hoạt động hiệu quả vì video cho thấy sản phẩm ván trượt bằng điện đem lại trải nghiệm thú vị.”
Bạn chỉ cần có smartphone là có thể quay phim và chỉnh sửa video ngay trên điện thoại. Bạn có thể sử dụng thêm các app chỉnh sửa để khiến video được lạ mắt hơn.
2. Tái sử dụng audio content
Audio post, hay còn gọi là thính lực đồ (audiogram), chỉ sử dụng phần audio của bản record. Một số khác sử dụng audio trực quan bằng hình ảnh sóng âm, hoặc chèn phụ đề vào audio. Theo MangoAds, việc thêm text sẽ giúp người khiếm thính hoặc những ai thường xuyên bật chế độ im lặng cũng có thể sử dụng audio content.
Audio post là cách hữu hiệu để chia sẻ clip từ podcast, trích dẫn từ các cuộc phỏng vấn hoặc audio từ video content. Bạn có thể tạo audio post bằng công cụ dựng video hoặc phần mềm chuyên dụng cho audio như Audiogram.
Hình 2: Bạn có thể tái sử dụng audio thành nhiều bài post khác nhau
3. Chú trọng vào user-generated content
Để xây dựng một cộng đồng lớn, bạn nên kết hợp user-generated content (UGC) - nội dung do fan và khách hàng tạo ra - vào chiến lược social media Marketing. Thêm vào đó, chia sẻ UGC giúp bạn dễ dàng xây dựng nhận thức thương hiệu mà không tốn chi phí quảng cáo.
Hãy khuyến khích khách hàng tạo content bằng cách yêu cầu họ tag bạn vào ảnh hoặc gắn hashtag có tên thương hiệu. Ví dụ, Buffer chèn “#BufferLove” vào các post trên Instagram để mọi người biết và thêm hashtag vào những post liên quan đến Buffer. Bằng cách này, Buffer có thể nhanh chóng thu thập được nhiều UGC cho mình.
Ảnh và video của khách hàng là một dạng content social media tuyệt vời. Chúng cho khách hàng tiềm năng của bạn thấy rằng có nhiều người thích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Alyssa Kaplan - founder của The Scrunchie Club cho biết: “UGC có xu hướng hoạt động tốt hơn so với những bức ảnh mà bản thân tôi đăng tải. Khách hàng của chúng tôi cực kỳ hiểu biết và muốn xem các sản phẩm được dùng trong thực tế như thế nào.”
Hình 3: The Scrunchie Club nêu bật sản phẩm bằng cách chia sẻ UGC
Các cuộc phỏng vấn và lời chứng thực của khách hàng cũng là một cách hay. Chúng ta luôn đọc lướt qua một số review trước khi mua hàng. Vì vậy, nếu khách hàng đang đánh giá tích cực cho doanh nghiệp, bạn hãy cảm ơn họ trên các trang social media.
4. Làm việc với influencer
Influencer trên social media bao gồm những ai có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Sự khác biệt chủ yếu giữa UGC và nội dung do influencer tạo ra là ngân sách và khả năng kiểm soát. Khi hợp tác với các influencer, bạn sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng hơn về loại content social media và nơi mà influencer đăng tải. Tuy nhiên, bạn cũng cần trả phí cho content đó.
Hình 4: Khi hợp tác với influencer, bạn cần chi trả để có được content
Tùy thuộc vào nhu cầu của influencer, phí thanh toán có thể là một khoản tiền cố định, một hợp đồng dưới hình thức affiliate sales hoặc giao dịch bằng sản phẩm/dịch vụ. Bạn không nhất thiết phải chi nhiều tiền cho một người có lượng lớn follower. Trên thực tế, các Marketer xếp hạng số lượng follower đứng thứ 7, sau các yếu tố khác như chất lượng content và tỷ lệ tương tác.
Brittany DeMauro - Creative director tại Custom Picture Frames, nhận định: “Số lượng follower không phải là yếu tố chính để chúng tôi lựa chọn influencer, vì lượt like và follower có thể được mua hoặc làm giả. Chúng tôi xem trọng influencer có bài viết hấp dẫn cùng tỷ lệ like, comment tốt. Điều này cho thấy họ có một cộng đồng sẽ tin tưởng vào sản phẩm quảng cáo (product placement) và những đề xuất của mình.”
Khi bạn đang quảng bá thương hiệu, một lượng khán giả có quan tâm sẽ mang lại giá trị hơn so với số lượng. Hợp tác với influencer cho phép bạn tiếp cận với follower - những người có nhiều khả năng tương tác với content.
Ví dụ về bài post của Love Little Halls, fan không chỉ nhấn like ảnh rồi tiếp tục lướt newfeed mà họ còn đặt câu hỏi liên quan đến sản phẩm khung ảnh, và influencer đã tham gia phản hồi comment.
Hình 5: Influencer Love Little Halls quảng bá sản phẩm khung ảnh và tương tác với follower
Bên cạnh mức độ nổi tiếng, influencer cũng cần có sức ảnh hưởng. Các nghiên cứu cho thấy micro influencer thường hiệu quả hơn celeb. Theo thống kê, có đến 45% người đã dùng thử sản phẩm từ đề xuất của micro influencer, trong khi chỉ 36% người hành động sau khi xem bài post của celeb.
Gilad Rom - founder của Huan, chia sẻ như sau: “Chúng tôi nhắm mục tiêu đến micro influencer có khoảng 1.000-10.000 follower. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phạm vi này tạo ra tỷ lệ tương tác cao nhất. Influencer có lượng theo dõi lớn hơn sẽ có xu hướng thu hút ít lượt like và comment hơn.”
5. Tái sử dụng content social media trên các platform
Việc tái sử dụng content sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiếp cận các đối tượng khác nhau trên nhiều social media. Hãy lưu ý rằng, thay đổi không đồng nghĩa với chia sẻ cùng một thứ trên mọi kênh social media.
Để hiểu rõ về cách làm này, MangoAds sẽ lấy ví dụ liên quan đến Marge Simpson và bộ suit thương hiệu Chanel của cô. Marge Simpson đã sử dụng bộ đồ, sau đó cắt và may nó thành mẫu mới. Chất liệu vải giống nhau, nhưng kết quả trang phục ban đầu lại có phong cách mới mẻ hơn. Điều này tương tự với tái định vị content trên social media của bạn.
Hình 6: Marge Simpson biến đổi trang phục ban đầu thành bộ đồ mới.
Một số ý tưởng để thay đổi content như sau:
- Biến một blog post thành một tweetstorm cho Twitter, hoặc dạng graphic cho bài post trên Instagram Carousel (quảng cáo băng chuyền).
- Chia sẻ những vấn đề chính từ sách trắng (bảng hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền), cuộc khảo sát dưới dạng infographic hoặc chuỗi hình ảnh.
- Chia các webinar và bản demo thành nhiều content nhỏ.
Chìa khóa để tái định vị content là tập trung vào việc chia sẻ lại cùng một thông điệp cốt lõi nhưng hiển thị bằng format mới.
6. Sử dụng engagement prompts (lời nhắc tham gia)
Bạn hãy sử dụng lời nhắc và cuộc trò chuyện mở để khuyến khích mọi người tương tác với bài post của bạn. Ngoài ra, cách nhanh chóng để thu hút sự quan tâm của follower là hình thức đặt câu hỏi.
Bên cạnh đó, bạn có thể giúp fan tương tác dễ dàng hơn nữa với chỉ một cú click. Ví dụ, yêu cầu fan trên Facebook bình chọn cho cà phê nóng bằng cách nhấn Like, và cà phê đá bằng icon Love.
Hình 7: Verve Coffee Roasters khuyến khích sự tương tác bằng cách hỏi follower về sở thích cà phê của họ.
Instagram Stories cũng có một số nhãn dán tương tác tích hợp như cuộc thăm dò ý kiến và xếp hạng thang điểm dạng trượt.
7. Chia sẻ tin tức mới của doanh nghiệp
Ruby LaBrusciano-Carris - Brand Manager tại Flex&Flow, cho biết: “Vào cuối ngày, follower thường cũng là những người ủng hộ bạn. Họ muốn thấy và chúc mừng khi doanh nghiệp đang hoạt động tốt.”
Hình 8: Flex&Flow chia sẻ một thành tựu lớn với follower
Bất kể là buổi ra mắt sản phẩm, tin tuyển dụng của công ty hay một lời giới thiệu ngắn (shoutout) từ thông tin đại chúng, chúng đều có thể tạo nên content hấp dẫn trên social media.
8. Go live
Từ tháng 4/2019 - 4/2020, livestream online đã tăng trưởng 99%. Livestream phổ biến đến mức những kênh social media lớn đều có chức năng live video.
Khi quyết định kênh phát live (Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn,...), hãy nghĩ về topic và khán giả của bạn. Ví dụ, nếu bạn có lượng lớn follower và tỷ lệ tương tác cao trên Instagram hơn, bạn nên phát livestream trên platform này để nhận được tỷ lệ tương tác tốt nhất. Tuy nhiên, topic cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn kênh. Nếu bạn muốn đề cập đến văn hóa công ty và tuyển dụng, LinkedIn sẽ là lựa chọn tốt dù bạn có ít follower hơn.
Thu hút fan bằng cách yêu cầu họ gửi câu hỏi trước hoặc kêu gọi mọi người tham gia comment trong quá trình livestream.
Hình 9: Livestream đang trở nên thịnh hành trong thời gian gần đây
Instagram có một tính năng thú vị cho phép bạn chia màn hình live của mình với fan, để bạn có thể mời mọi người tham gia cùng mình. Nhà báo David Begnaud thường tổ chức phần Q&A với các chuyên gia và/hoặc follower trên Instagram Live. Sau đó, anh tái định vị content đó bằng cách đăng tải bản record lên YouTube.
MangoAds đã đi qua 8 ý tưởng phổ biến cho việc tạo dựng content trên social media. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích để dễ dàng sáng tạo content cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!