Cách đưa nội dung trực quan (visual content) vào chiến dịch marketing
30/09/2020 - Vy Hoang Cong Nhut
Con người thường thích trải nghiệm thực tế hơn là tự tưởng tượng. Họ thích sờ vào mặt hàng để đánh giá sản phẩm và có xu hướng thích xem hình, clip hơn là đọc một đoạn văn bài dài dòng. Chính những trải nghiệm này đã dẫn đến sự ra đời của Visual Marketing (tiếp thị trực quan). Nội dung trực quan như hình ảnh, video... đang ngày càng đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp trong hành trình tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và những lợi ích mà nội dung trực quan mang lại cho các chiến dịch marketing.
Nội dung trực quan là gì và vai trò của nó?
Nội dung trực quan là phần liên quan hình ảnh, video.... và thường đi kèm với đoạn văn bản ngắn giúp thông điệp trở nên dễ hiểu hơn.
Nội dung trực quan đang đóng vai trò không thể thiếu với các chiến dịch marketing. Khoảng 65% dân số thế giới được coi là những người học trực quan. Bởi, “não bộ con người chỉ mất 1/4 giây để xử lý và gắn nghĩa cho một biểu tượng, nhưng phải mất trung bình 6 giây để đọc từ 20-25 từ.” (Thorpe, S., Fize, D. & Marlot, C. - 1996). Nên chẳng có gì khó hiểu khi mọi người thích xem infographic hoặc clip ngắn gọn nói về công dụng của sản phẩm hơn là đọc một bài viết hơn 10,000 chữ.
Trong Visual Marketing, “thông điệp được xây dựng bởi các biểu tượng và truyền đạt ý nghĩa thông qua tương tác với người xem”. (Fiske, 1990). Visual Marketing xuất hiện và được lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok... Tuy nhiên, mạng xã hội không phải là nguyên nhân mà chỉ là chất xúc tác thúc đẩy sự thay đổi trong cách tiếp nhận thông tin của người dùng.
Hình ảnh | vs | Văn bản |
Hãy tưởng tượng ra một hình vuông kích thước 5x5cm, có màu xanh dương nhạt với đường viền mỏng màu đen |
Thực tế, dưới lăng kính của phương tiện truyền thông mạng xã hội, visual marketing ngày càng trở nên thú vị và đa dạng hơn.
Chẳng hạn, chiến dịch “Lấy cảm hứng từ Iceland” của Iceland. Iceland là một quốc đảo có thế mạnh về du lịch. Tuy nhiên, vụ phun trào núi lửa năm 2010 đã tàn phá gần như hoàn toàn vẻ đẹp của băng đảo này và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Trước thảm họa thiên tai này, thay vì quảng bá vẻ đẹp của từng có của Iceland, quốc đảo này đã đưa ra chiến dịch trực quan "Lấy cảm hứng từ Iceland”.
Hình 1: Chiến dịch Lấy cảm hứng từ Iceland.Chiến dịch đã chiến thắng tại Liên hoan phim Cannes và lễ trao giải Effie. Đến nay, “Lấy cảm hứng từ Iceland” vẫn được case study nổi bật trong digital content marketing khi đóng góp thêm hàng triệu đô cho nền kinh tế Iceland. Chìa khóa đằng sau sự thành công chính là việc sử dụng nội dung trực quan, cụ thể là video trong chiến dịch.
Lợi ích khi sử dụng các yếu tố trực quan trong chiến dịch marketing
Nội dung trực quan phản ánh thông điệp của thương hiệu
Nhiệm vụ chính của Visual Marketing chính là quảng bá thông điệp của doanh nghiệp một cách trực quan và sinh động. Bạn cần lưu ý, marketing thông điệp một cách trực quan không phải là marketing hình ảnh đi kèm với thông điệp. Vì thế, việc sử dụng hình ảnh sẵn có trên mạng có thể tạo được sự chú ý của người đọc, nhưng nếu hình ảnh không liên quan đến mục đích tiếp thị của doanh nghiệp sẽ không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hay người dùng.
Nội dung trực quan tăng lượt truy cập website và backlink
Hình ảnh và video thông thường không có khả năng tăng lượt truy cập website hay thu hút backlink cho trang web. Nhưng nếu các hình ảnh, video này đi kèm với các thông tin có giá trị sẽ thu hút sự quan tâm người đọc và thúc đẩy họ chia sẻ lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Nhờ đó, lượng truy cập và backlink đổ về web sẽ tăng cao.
Theo nghiên cứu, nội dung trực quan hấp dẫn sẽ giúp tăng khoảng 25% lượng truy cập và backlink. Số liệu này tăng hoặc giảm phụ thuộc vào loại nội dung trực quan mà bạn sử dụng. Chẳng hạn, “Infographic hiện đang là gợi ý lý tưởng cho việc xây dựng liên kết. Bởi tỷ lệ chia sẻ trung bình của infographic cao hơn 25.8% so với các bài viết và video hướng dẫn thông thường". (Brian Dean @Backlinko).
Visual marketing giúp thông điệp trở nên dễ hiểu
"Content is King" luôn đúng dù bạn sử dụng hình thức marketing gì. Để nội dung trực quan mang đến lợi ích cho doanh nghiệp, bạn cần xác định: đối tượng khách hàng là ai, sản phẩm dịch vụ là gì, giá trị bạn mang đến cho khách hàng, thông điệp chiến dịch... Nắm vững được các yếu tố này sẽ giúp bạn xây dựng một thông điệp dễ hiểu, dễ tiếp cận.
Hình 2: Nội dung trực quan về chủ đề nấu ănLấy ví dụ về các trang nấu ăn của Tasty. Các bài viết không chỉ chia sẻ về món ăn mà còn đi kèm với các video ngắn gọn hướng dẫn cách nấu. Những đoạn video này có thời lượng dưới 3-5 phút, với các bước thực hiện đơn giản nên thu hút được sự quan tâm và chia sẻ của nhiều người.
Vì thế, nếu mỗi bài viết sử dụng nội dung trực quan đều thu hút được lượt chia sẻ đồng nghĩa với những nội dung đăng tải đã tạo ra giá trị cho người dùng.
Các loại nội dung trực quan
Hình ảnh
Hình 3: Hình ảnh được tối ưu xóa sẽ được ưu tiên xếp hạng trên Google hình ảnhHình ảnh là một trong những nội dung trực quan được sử dụng nhiều nhất. Google cũng dành hẳn 1 trang Google Images để xếp hạng cho hình ảnh. Tiêu chí lựa chọn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm bằng hình ảnh là hình ảnh chất lượng, đã được tối ưu hóa nội dung đi kèm và phù hợp mục đích tìm kiếm của người dùng.
Video
Bên cạnh hình ảnh, video là loại hình nội dung trực quan thu hút sự chú ý của người dùng. Các đoạn video ngắn gọn, truyền tải thông điệp trọn vẹn và phù hợp với nhu cầu của người dùng sẽ tạo sức lan tỏa lớn. Chẳng hạn, các video của Tasty được nói ở trên xoay quanh việc hướng dẫn cách nấu các món ăn đơn giản nên lôi kéo được sự quan tâm và cùng nhiều lượt chia sẻ.
Infographic
Infographic là một trong những dạng nội dung trực quan linh hoạt nhất và mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút traffic và backlink. Như trên đã nói, các bài infographic cung cấp thông tin giá trị có thể tăng lượt truy cập website và lượt chia sẻ lên 25,8%.
Ảnh chụp màn hình
Hình 5: Những ảnh chụp màn hình sẽ thu hút được nhiều người quan tâm hơn và mang tính thuyết phục hơnẢnh chụp màn hình là loại hình nội dung trực quan mang tính thuyết phục. Ảnh chụp màn hình có thể ở dạng bảng so sánh hay các biểu đồ, đồ thị... làm rõ các vấn đề bạn đề cập trong bài viết.
Ảnh chụp
Như trên đã nói, các hình ảnh đẹp có sẵn trên mạng thường không thể hiện được thông điệp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ảnh chụp sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đi kèm với các nội dung liên quan sẽ giúp làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy việc truyền tải thông điệp đến người dùng. Ảnh chụp thường nhấn mạnh ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ nên sẽ tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ là luôn cần thiết cho mỗi chiến dịch content marketing. Hình minh họa giúp bài viết trở nên trau chuốt, hấp dẫn và dễ hiểu hơn. Trong nhiều trường hợp, hình minh họa còn là yếu tố tác động đến tâm lý người dùng, thúc đẩy họ đi đến hành động. Chẳng hạn, một bài viết nói về sản phẩm giày đẹp nhưng thiếu hình minh họa sẽ không thể lôi kéo người đọc mua hàng.
GIF
Ảnh động (GIF) là một trong những loại nội dung trực quan linh hoạt. Ảnh GIF không dài như video nhưng sống động hơn hình ảnh và infographics. Người dùng chỉ cần mất vài giây để hiểu được thông điệp bạn muốn truyền tải. Tuy nhiên, nội dung của ảnh động cần cô đọng, dễ hiểu và thu hút, tránh tính trạng xem hết GIF nhưng người xem vẫn không rõ bạn đang nói gì.
Meme
Hình 4: Một meme quen thuộc trên khắp các mạng xã hộiMeme là một cách đơn giản và hiệu quả để xây dựng mối liên kết giữa bạn và khách hàng mục tiêu. Ưu điểm của meme là vui nhộn và dễ chia sẻ. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra các vấn đề pháp lý liên quan trước khi sử dụng meme vào chiến dịch marketing.
Trực quan cơ sở dữ liệu
Hình 6: Trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồBiểu đồ thống kê, hay trực quan hoá dữ liệu (Data visualization) là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc truyền tải nội dung. Data Visualization thường được sử dụng để tổng kết hoặc dự báo xu hướng của thị trường.
Gifographic
Gifographic là nội dung trực quan kết hợp giữa infographic và ảnh động. Gifographic cô đọng, dễ chia sẻ. Tuy nhiên, gifographic có xu hướng tải chậm hơn và mất nhiều chi phí hơn so với infographic.
Kết luận
Visual Marketing là phương pháp hữu ích để tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu. Thông qua từng loại hình nội dung trực quan, bạn có thể tạo ra ưu thế cạnh tranh so với đối thủ. Tuy nhiên, trong từng chiến dịch, bạn nên cân nhắc và so sánh ưu và nhược điểm từng loại visual content trước khi quyết định loại hình phù hợp. Không nên nhồi nhét quá nhiều loại visual content bạn nhé!