Thủ thuật làm cho website nhanh hơn
25/07/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Tốc độ website là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng. Minh chứng là ngày nay, nhiều người dùng thường tỏ ra thiếu kiên nhẫn thậm chí chán nản khi phải chờ tải các phương tiện như hình ảnh và video trên web. Điều này cũng có nghĩa là nếu website của bạn không hoạt động tốt như các đối thủ cạnh tranh, thì bạn có thể sẽ mất khách hàng và lượng truy cập có giá trị.
Mặt khác Google cũng đánh giá cao các website có tốc độ tải nhanh. Điều đó cho thấy tốc độ tải có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ phổ biến của website trong kết quả tìm kiếm và lưu lượng truy cập theo thời gian.
Hình 1: Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng
Tại sao tốc độ website lại quan trọng như vậy?
Bạn có thể không tin, nhưng hầu hết người dùng đều sẵn sàng bỏ qua website của bạn nếu như phải mất hơn vài giây chờ đợi để tải trang. Điều này có nghĩa là tất cả nội dung trên website của bạn cần được tối ưu hóa tốt để có thời gian tải nhanh chóng mà không làm giảm chất lượng hoặc số lượng thành phần có trên web.
Thông thường một website sẽ bao gồm các đối tượng như hình ảnh, phông chữ và các phần tử video hoặc bất kỳ thứ gì khác làm tăng hiệu ứng hình ảnh cho web. Và với hầu hết nội dung web, luôn có một ranh giới nhỏ giữa chất lượng và thời gian tải. Bạn cần đảm bảo rằng bạn đã tối ưu hóa các yếu tố này và không làm giảm chất lượng của chúng, nếu không website của bạn sẽ có nguy cơ lỗi thời hoặc bị xem là không chuyên nghiệp.
Trong số những khách truy cập ở lại website của bạn, hầu như tất cả họ sẽ rời đi nếu như gặp phải các vấn đề về tốc độ tải. Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một cửa hàng trực tuyến và các giao dịch cơ sở dữ liệu đang mất quá nhiều thời gian để hoàn thành, điều đó khiến cho phần lớn khách hàng sẽ không muốn mạo hiểm để sử dụng dịch vụ của bạn.
Khi điều đó xảy ra, website của bạn sẽ được coi là không đáng tin cậy đối với những người dùng để cao tính bảo mật dữ liệu và họ sẽ bắt đầu tìm kiếm ở những trang khác. Nếu đối thủ cạnh tranh của bạn có các website phản hồi nhanh và chuyên nghiệp hơn, thì nhiều khả năng bạn sẽ không có được nhiều hoạt động kinh doanh mới và người dùng hiện tại của bạn có thể bắt đầu xem xét các lựa chọn thay thế.
Vậy điều gì có thể làm chậm website của bạn?
Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét các vấn đề tiềm ẩn phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến tốc độ website của bạn. Một vài trong số đó có thể sửa chữa dễ dàng, trong khi một số khác có thể khiến bạn mất nhiều thời gian và tiền bạc để sửa lỗi hoặc cải thiện tốc độ tải.
Một số bản sửa lỗi sẽ chỉ khiến bạn mất vài phút để kiểm tra và sau đó cập nhật nhanh chóng. Trong khi một số khác yêu cầu bạn phải quay lại bảng vẽ và tìm cách để cải thiện những yếu tố này.
Hình 2: Tốc độ tải website có ảnh hưởng lớn đến xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm
Google sẽ thực hiện xem xét các số liệu quan trọng khi đánh giá hiệu suất website sau đó sử dụng nó để xếp hạng trang của bạn. Vì thế nếu website của bạn không thể đáp ứng các tiêu chí nhất định của Google, thì người dùng sẽ không thể tìm kiếm thấy trang của bạn dễ dàng như các đối thủ cạnh tranh khác.
Google kiểm tra tốc độ website của bạn bằng:
- Thời gian phản hồi của máy chủ: Xảy ra khi người dùng nhập địa chỉ web hoặc URL vào trình duyệt web của họ. Trình duyệt này sẽ liên hệ với website của bạn và sau đó yêu cầu máy chủ gửi lại tệp HTML cho nó, để nó có thể mở và hiển thị cho người dùng được thấy.
Nó được gọi là 'Thời gian phản hồi của máy chủ' và nếu thời gian phản hồi càng nhanh (tính bằng mili giây) thì càng có nhiều khả năng Google sẽ xếp hạng website của bạn cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Mặt khác, nếu website của bạn có thời gian phản hồi nhanh đối với trang đầu tiên, thì các trang còn lại của website cũng sẽ tải nhanh như vậy.
- Hiển thị : Là thời gian được đo lường từ lúc bạn tạo ra nội dung cho web dựa trên các mã và gửi nó đến trình duyệt. Về cơ bản, một website chỉ là các tài liệu văn bản đã được mã hóa HTML. Sau đó sẽ được trình duyệt sử dụng để tham chiếu các yếu tố bổ sung như hình ảnh, phông chữ, bố cục và mọi thứ khác để tạo nên một website hoàn chỉnh.
Nếu mã này thực thi nhanh chóng và hiển thị nhanh, thì Google sẽ coi đây là một dấu hiệu tốt và thưởng cho website của bạn một vị trí nổi bật hơn trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
Hình 3: Người dùng tường có xu hướng bỏ qua những website có tốc độ tải chậm
- Visual Completion: Điều này cho biết website của bạn đã tải hoàn toàn hay chưa và tốc độ ra sao. Đây là tổng thời gian tính từ thời điểm người dùng nhập URL vào trình duyệt cho đến khi website tải xong các yếu tố hình ảnh và được đăng ký là đã hoàn tất. Visual Completion càng nhanh thì càng tốt.
- Document Completion: Nó khá giống với Visual Completion, nhưng tính cho toàn bộ thời gian hiển thị và tải của website. Đây có lẽ là số liệu toàn diện nhất mà Google sử dụng để xác định thời gian tải website, vì nó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tốc độ tải của mọi thứ.
- Load Completion: Khi mọi thứ đã được tải xong, trình duyệt sẽ gửi dữ liệu trở lại máy chủ để cho máy chủ biết rằng người dùng đã sẵn sàng để sử dụng website. Đây là thước đo riêng biệt so với hai chỉ số trước đó là Visual Completion và Document Completion. Mặt khác Load Completion không được tính là một phần của tổng thời gian tải website
- File Requests:: Tốc độ tải của trang còn phụ thuộc vào số lượng tệp cần được tải trên website cũng như kích thước riêng của chúng. Các phần tử tệp càng nhỏ, thì chúng sẽ càng tải nhanh hơn. Tất cả các tập lệnh back end cũng sẽ được chạy trong thời gian này, điều đó có thể ảnh hưởng đến tổng thời gian tải trang.
Bây giờ chúng ta đã biết điều gì quan trọng đối với Google, dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải của bạn.
Các vấn đề về nền tảng lưu trữ
Đây là nơi dễ dàng nhất để bắt đầu tìm kiếm nếu bạn nghĩ rằng các website của mình đang tải chậm hoặc các truy vấn cơ sở dữ liệu của bạn đang chạy lâu hơn dự kiến. Cách nhanh nhất để bắt đầu khắc phục sự cố là hãy thử tải bản sao lưu trang của bạn trên mạng cục bộ và xem mọi thứ phản hồi như thế nào.
Nếu bạn thấy rằng có những phần tử tải chậm ngay cả khi bạn đang truy cập website từ cùng một máy tính, thì bạn biết rằng lỗi chắc chắn là do bạn.
Trong trường hợp bạn chắc chắn rằng các vấn đề tải web có liên quan đến nền tảng lưu trữ, thì hãy liên hệ ngay với bộ phận hỗ trợ khách hàng của họ. Cho họ biết về các vấn đề tải cụ thể và xem họ nói gì. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được gặp một người đại diện website có thể cung cấp cho bạn tất cả các thông tin chi tiết mà bạn cần để giúp khắc phục sự cố.
Hình 4: Liên hệ ngay với bộ phận hỗ trợ khách hàng nếu bạn cho rằng vấn đề web tải chậm là do nền tảng lưu trữ
Các vấn đề về cơ sở dữ liệu
Đây không phải là một vấn đề quá phổ biến, nhưng nó chắc chắn có thể khiến cho nhiều kỹ thuật viên phải đau đầu nếu như bạn không thường xuyên kiểm tra cơ sở dữ liệu của mình. Một số cơ sở dữ liệu không được bảo trì đúng cách theo thời gian, sẽ để lại rất nhiều rác và hiện vật, cuối cùng có thể làm chậm tốc độ xử lý của toàn bộ cơ sở dữ liệu.
Nếu bạn muốn sử dụng CMS (Hệ thống quản lý nội dung) để tạo cơ sở dữ liệu tự động, thì trước đó bạn nên dành thời gian để đọc phần FAQ (Câu hỏi thường gặp) trên website của CMS.
Ngoài ra bạn có thể tìm thấy một số thông tin hữu ích về cách bố trí chung, cũng như những hồ sơ nào có thể được xóa một cách an toàn và những hồ sơ nào phải được để riêng. Hãy nhớ luôn sao lưu cơ sở dữ liệu của bạn trước khi bắt đầu sử dụng các tập lệnh, công cụ và lệnh trong trường hợp bạn vô tình làm hỏng cơ sở dữ liệu của mình và mất đi thông tin quan trọng.
Thiết kế không chuyên nghiệp
Không ai muốn website của mình bị chê bai hoặc chỉ trích, tuy nhiên đôi khi những lời góp ý đó lại có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng sụt giảm hiệu suất trang.
Hãy xem phần quan trọng nhất trên website của bạn là gì và so sánh tốc độ hoạt động của nó với những gì bạn mong đợi ban đầu.
Lưu ý: Những hình ảnh có kích thước quá khổ sẽ mất nhiều thời gian để tải và là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà mọi người tìm thấy trên các website. Các plugin xấu là một yếu tố thiết kế khác có thể làm chậm tốc độ tải trang mà bạn không hề hay biết.
Khả năng phản hồi là một công cụ giúp tăng cường hiệu suất trong trường hợp website của bạn có người dùng đang đăng nhập từ nhiều thiết bị khác nhau. Nếu trang của bạn không thể thích ứng được với độ phân giải thiết bị của người dùng, điều đó đồng nghĩa với việc trải nghiệm người dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nhiều khả năng họ sẽ không quay lại .
Hình 5: Những website có chứa plugin xấu là nguyên nhân dẫn đến tốc độ tải chậm
Thời gian phản hồi chậm từ máy chủ
Thời gian phản hồi là khoảng thời gian cần thiết để dữ liệu rời khỏi máy chủ và tìm đường đến trình duyệt của khách hàng. Nếu thời gian phản hồi của máy chủ chậm, thì dù cho website của bạn có tốc độ tải nhanh, nó vẫn sẽ mất một khoảng thời gian để đưa dữ liệu đó đến được máy khách.
Vấn đề là này có thể xuất phát từ khung sườn website hoặc plugin. Bản thân máy chủ cũng có thể gặp các vấn đề như tài nguyên bị hạn chế, RAM hay phân bổ CPU cho phiên bản web của bạn.
Đây là những vấn đề mà bạn cần phải giải quyết với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của mình hoặc yêu cầu họ giúp đỡ. Vì vậy hãy đảm bảo đưa ra những quan điểm khách quan nhất có thể. Bằng cách này, họ có thể điều tra chính xác và xác định xem liệu có phải những vấn đề ở trên chính là nguyên nhân thực sự gây ra thời gian phản hồi chậm của máy chủ trên website của bạn hay không.
Lựa chọn plugin kém
Nếu website của bạn đã cũ, thì rất có thể các plugin mà bạn đang sử dụng cũng đã lỗi thời. Ngược lại nếu các plugin vẫn được bảo trì thường xuyên, thì bạn nên cân nhắc kiểm tra xem có bản cập nhật và bản sửa lỗi nào không.
Có thể bạn đang sử dụng phiên bản miễn phí của một plugin không hoàn chỉnh. Cụ thể plugin này thiếu một số tính năng hoặc không có hiệu suất mà bạn cần. Hoặc cũng có thể plugin mà bạn sử dụng đã không còn được hỗ trợ. Bạn nên xem lại các phiên bản của các thành phần hiện có trên website đồng thời kiểm tra xem liệu có bản cập nhật hoặc thay thế cho chúng hay không.
Các bản sửa lỗi về tốc độ cho website của bạn
Bây giờ chúng ta đã biết một số nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục chúng là gì, tiếp theo chúng ta có thể bắt đầu xem xét một số giải pháp nhằm tăng tốc độ cho website. Đây là một số giải pháp cơ bản có thể giúp bạn phá vỡ rào cản tốc độ của website và khuyến khích nhiều người dùng truy cập vào trang của bạn thường xuyên hơn.
Giảm thiểu các yêu cầu HTTP đến website của bạn
Điều này nghe có vẻ hơi lạ vì ai lại muốn giảm thiểu các yêu cầu HTTP đến website của họ? Thực tế, yêu cầu HTTP là các phản hồi được gửi từ trình duyệt web tới máy khách dưới dạng chuỗi riêng lẻ trong quá trình tải trang.
Điều này có nghĩa là mỗi phần tử như ảnh, tập lệnh và biểu mẫu được xử lý bởi yêu cầu HTTP của chính nó. Nếu bạn có để chúng chạy cùng một lúc thì nó có thể khiến bạn mất thêm vài giây vào thời gian tải trang hoặc lâu hơn trong những trường hợp đặc biệt.
Bạn có thể dễ dàng biết được điều đó nếu mở các công cụ dành cho nhà phát triển có trên trình duyệt web và kiểm tra các thành phần của trang. Tùy thuộc vào trình duyệt mà bạn đang sử dụng, bạn sẽ có thể tìm thấy từng phần tử (nếu nó được tải thành công), thời gian tải và dung lượng của nó.
Đây có thể là một khởi đầu tuyệt vời nếu như bạn đang có kế hoạch thay đổi một số yếu tố thiết kế của website. Bởi vì một khi đã loại bỏ các yêu cầu không cần thiết ra khỏi mã của mình, nó sẽ giúp bạn đẩy nhanh tiến độ tải trang.
Kết hợp các tệp
LƯU Ý: Chỉ tiến hành bước này nếu bạn biết mình đang làm gì.
Nếu bạn không thể loại bỏ các phần tử gây mất nhiều thời gian để tải, thì bạn nên xem xét sử dụng HTML và CSS như một cách để giúp cho website của bạn xử lý các đối tượng này.
Javascript sẽ làm cho điều này hiệu quả hơn nhiều bằng cách sử dụng một công cụ có tên là Minify. Chỉ cần sao chép mã CSS hoặc Javascript vào hộp văn bản (text box) của website và nhấp vào nút Minify. Nó sẽ ngay lập tức giúp loại bỏ mọi vấn đề về định dạng và khoảng cách không cần thiết một cách nhanh chóng, đồng thời cung cấp cho bạn một phiên bản mã gọn gàng và hợp lý hơn. Sao chép lại chúng vào website của bạn ngay trước khi rời khỏi.
Đừng quên là còn có các plugin có sẵn sẽ giúp bạn thực hiện công việc tương tự theo cách tự động và dễ dàng hơn. Chọn bất kỳ phương pháp nào mà bạn cảm thấy phù hợp và như mọi khi, hãy sao lưu mọi thứ trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ thay đổi cơ bản nào đối với trang của bạn.
Hình 6: Nội dung trên website nên được tối ưu hóa để có tốc độ tải nhanh hơn
Lựa chọn plugin tốt hơn
Hiệu suất và sửa lỗi thường xuyên xảy ra trong các bản cập nhật phần mềm. Vì vậy để giúp cho hiệu suất trang tăng lên, bạn chỉ cần cập nhật các plugin và chủ đề của mình. Mặt khác bạn có thể tìm hiểu về các plugin mới có chức năng tương tự như plugin cũ của bạn làm, nhưng nhanh và hiệu quả hơn.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với chủ đề và các yếu tố khác có trên website của bạn. Đừng ngại khám phá các giải pháp mới cho trang của bạn. Đó có thể là một dấu hiệu tốt để giúp bạn sửa đổi website hiện tại của bạn và bắt đầu sử dụng chủ đề cũng như hình ảnh trực quan mới.
Nếu bạn không muốn thay đổi tính thẩm mỹ của website, bạn có thể xem xét đến các plugin phụ trợ mà bạn đang sử dụng, chẳng hạn như plugin đăng nhập, biểu mẫu và nhiều plugin khác. Nhiều plugin mang lại cho người dùng những trải nghiệm cực tốt với thời gian tải nhanh và giao diện mượt mà hơn.
Tải hình ảnh thông minh hơn
Nếu bạn có một website đồ họa chuyên sâu với rất nhiều hình ảnh khác nhau, nó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ hiển thị của trang.
Ngoài việc tìm cách thay đổi kích thước và giảm chất lượng nội dung hiện có, thì vẫn còn có rất nhiều cách khác để giải quyết vấn đề này. Một số plugin có thể giúp bạn biết được những gì người dùng đang xem trên web và tải một cách có chọn lọc những hình ảnh đang được xem.
Điều này sẽ giúp cho tài nguyên không bị lãng phí trên những hình ảnh không được xem và chúng sẽ chỉ tải khi được người dùng cuộn đến. Bạn cũng có thể thực hiện điều tương tự theo cách thủ công nếu chọn chỉnh sửa mã CSS của trang, vì vậy hãy chọn bất kỳ phương pháp nào phù hợp nhất với bạn.
Phần kết luận
Có rất nhiều thứ có thể làm chậm website của bạn, từ hình ảnh dung lượng lớn đến mã viết kém. Chúng ta đã cùng nhau xem xét một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những vấn đề này, cũng như các giải pháp khắc phục nó.
Một số vấn đề đơn giản có thể được sửa chữa nhanh chóng bằng cách cài đặt một plugin miễn phí, trong khi một số khác có liên quan đến những thay đổi lớn hơn đối với CSS và JS của trang. Cho dù bạn quyết định sử dụng phương pháp nào, MangoAds hy vọng rằng bạn đã tìm thấy một số thông tin hữu ích trong bài viết trên và ít nhất nó sẽ giúp bạn bắt đầu thực hiện một số thay đổi đối với website của mình.
Bạn có gặp phải bất kỳ vấn đề nào về tốc độ tải trên website của mình không? Hãy chia sẻ cho MangoAds được biết nhé.