Thiết lập Facebook campaign để gia tăng lợi nhuận bán hàng?
15/09/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Bạn đang gặp khó khăn với việc thiết lập quảng cáo Facebook? Bạn không rõ nên bắt đầu từ đâu? Trong bài viết này, MangoAds xin được chia sẻ đến bạn chi tiết về cấu trúc của một chiến dịch Facebook Ad giúp bạn tự tin hơn khi thực chiến.
Tổng quan về cấu trúc chiến dịch Facebook
Quảng cáo trong Facebook được cấu trúc theo ba cấp độ:
1. Các chiến dịch
2. Bộ quảng cáo (Ad Set)
3. Quảng cáo
Chiến dịch là nơi bạn đặt mục tiêu của các quảng cáo. Quảng cáo không nằm trực tiếp trong các chiến dịch mà chúng sẽ thuộc bộ quảng cáo. Đây là nơi bạn sẽ nhắm mục tiêu (đối tượng bạn muốn xem quảng cáo), ngân sách, đặt giá thầu và tối ưu hóa. Cuối cùng là quảng cáo nằm trong từng ad set. Bạn có thể có nhiều Ad set trong một chiến dịch và nhiều quảng cáo trong một Ad set.
Hình 1: Cấu trúc của chiến dịch Facebook
Cấu trúc này nghe có vẻ phức tạp nhưng lại rất hữu ích. Facebook luôn thay đổi nền tảng quảng cáo của mình, ngoại trừ cấu trúc tài khoản quảng cáo. Khi bạn thiết lập cấu trúc tài khoản và chiến dịch của mình một cách chính xác, việc bạn cần làm chỉ là theo dõi KPI đặt ra.
Chiến dịch Facebook là gì?
Chiến dịch quảng cáo trên Facebook là cấp cao nhất bao gồm: đối tượng, nhắm mục tiêu, chiến lược giá thầu và quảng cáo của bạn. Nó giúp đảm bảo quy trình làm việc và hàng trăm quảng cáo bạn luôn có cấu trúc cũng như dễ dàng quản lý hơn.
Facebook đề ra nhiều loại mục tiêu để bạn lựa chọn như hình dưới đây:
Hình 2: Lựa chọn mục tiêu quảng cáo
Tại sao nên sử dụng nhiều chiến dịch Facebook?
Bạn nên tạo các chiến dịch bổ sung khi bạn có một mục tiêu tiếp theo khác cho chiến dịch. Ngoài ra bạn cũng có thể tạo nhiều chiến dịch với cùng một mục tiêu để “test”. Dưới đây là các nguyên nhân:
- Các thuật toán của Facebook rất phức tạp và nó sẽ cố hết sức nhằm giúp chiến dịch của bạn đạt được mục tiêu đặt ra. Nó ưu tiên hiển thị quảng cáo cho những người dùng có nhiều khả năng thực hiện hành động mà bạn đã đặt mục tiêu. Ví dụ: nếu bạn đặt mục tiêu là “Lưu lượng truy cập”, Facebook sẽ nhắm mục tiêu những người mà có khả năng nhấp vào liên kết trong quảng cáo của bạn lớn.
Hoặc nếu mục tiêu của bạn là thu về các chuyển đổi trên trang web, hãy đặt mục tiêu thành "Chuyển đổi" và Facebook sẽ nhắm mục tiêu đến những người có nhiều khả năng chuyển đổi hơn. Điều này cũng hoạt động cho tất cả các mục tiêu khác.
Cách chọn mục tiêu cho chiến dịch Facebook
Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây
Mục tiêu chiến dịch |
Mục tiêu Facebook Ad |
---|---|
Online Sales |
Conversions, catalog sales |
Likes, shares, comments hoặc tương tác với page |
Engagement |
Tăng lưu lượng truy cập website |
Traffic |
Tăng lượng xem & chuyển đổi ở kho ứng dụng |
App installs |
Tăng lượt view video |
Video views |
Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng |
Lead generation |
Tiếp cận những người có xu hướng chuyển đổi qua Messenger |
Messages |
Xây dựng nhận thức qua việc tiếp cận những người có khả năng tương tác với quảng cáo sau này |
Brand awareness |
Tiếp cận càng nhiều người càng tốt |
Reach |
Facebook AD set là gì?
Đây là cấp thứ hai của tài khoản quảng cáo. Ở cấp độ này, bạn có thể chọn đối tượng, ngân sách, cài đặt giá thầu, vị trí đặt quảng cáo...
Bạn sẽ bắt đầu với tên của Ad set. Việc đặt tên có thể cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi bạn chạy hàng chục Ad set và hàng trăm quảng cáo khác nhau. Việc đặt tên sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý hơn.
Cách đặt tên tốt nhất cho Facebook ad sets
Khi bạn nghĩ đến việc đặt tên cho ad set, trước tiên hãy nghĩ đến toàn bộ cấu trúc chiến dịch của bạn. Thông thường nhất, bạn sẽ chia ad set theo đối tượng nhắm mục tiêu. Điều này có thể là theo vị trí, độ tuổi, giới tính, sở thích hoặc đối tượng tùy chỉnh. Sau đó, đặt thêm những tiền tố/hậu tố để phân biệt. Ví dụ: “đối tượng + tên + địa điểm. Điều đó sẽ đơn giản hóa việc quản lý và báo cáo với các chiến dịch.
Làm thế nào để tạo nhiều Ad set nhanh chóng?
Giả sử bạn muốn chạy chiến dịch cho bốn đối tượng dựa trên sở thích ở năm vị trí khác nhau. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tạo 20 ad set (4 sở thích x 5 vị trí). Điều này sẽ thất tốn thời gian, công sức nếu làm thủ công. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo Revealbot với tính năng tạo nhiều ad set tự động với tên gọi Bulk Creation (Một tool Facebook Ad tự động). Dưới đây là cách tạo nhiều ad set:
Hình 3: Tạo tên cho từng ad set
Bạn có thể sử dụng bất kỳ thông số chiến dịch nào làm macro để tự động đặt tên duy nhất cho nhiều ad set.
Hình 4: Tạo nhiều ad set tự động
Làm thế nào để thiết lập đối tượng mục tiêu Facebook ad
Đối tượng mục tiêu là những người bạn muốn quảng cáo hiển thị đến họ. Có hai loại đối tượng:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: những người chưa quen thuộc với sản phẩm của bạn
- Retargeting: những người đã biết về sản phẩm / dịch vụ của bạn và bạn muốn tiếp cận họ một lần nữa
Đối tượng tiềm năng thường được xây dựng dựa trên sở thích, vị trí hoặc sự tương đồng (tương tự như khách đã truy cập hoặc khách hàng hiện tại của bạn). Đối tượng retarget sẽ dựa trên dữ liệu được Facebook Pixel thu thập từ trang web của bạn, dữ liệu tương tác trên Trang Facebook (những người đã tương tác với nội dung của bạn theo một cách nào đó) hoặc từ danh sách khách hàng được tải lên tài khoản Facebook Ads thủ công.
Cách xử lý tình trạng audience overlap
Đối tượng trùng lặp (Audience overlap) có nghĩa là một người dùng cụ thể có thể thuộc về hai hoặc nhiều nhóm đối tượng của bạn, điều này có thể dẫn đến giá mỗi nhấp chuột của bạn tăng lên vì bạn sẽ phải cạnh tranh với chính mình. Khi bạn có ít khán giả, việc có một số trùng lặp giữa họ là điều bình thường.
Có hai cách để giải quyết vấn đề trùng lặp đối tượng:
1. Nếu sự trùng lặp là đáng kể (hầu hết người dùng thuộc cả hai đối tượng), tốt hơn nên hợp nhất chúng và hợp nhất các bộ quảng cáo tương ứng thành một.
2. Trong các trường hợp khác, sẽ hiệu quả nếu tinh chỉnh đối tượng hoặc chỉ loại trừ họ khỏi nhau để loại bỏ sự trùng lặp.
Chi tiết xem tại đây
Khám phá đối tượng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Có hai cách tiếp cận đối tượng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng nói chung: đối tượng dựa trên sở thích rộng và đối tượng tương tự. Bạn hãy nhớ tránh phân đoạn quá mức đối tượng. Bạn nên đặt đối tượng rộng hơn và bắt đầu chiến dịch chỉ với một vài đối tượng. Từ đó, bạn sẽ tìm ra phân đoạn nào hoạt động tốt hơn.
Tệp Lookalike là gì và chúng hoạt động như thế nào?
Bây giờ chúng ta hãy xem xét Tệp Lookalike. Lookalike là một tính năng thú vị dựa trên dữ liệu mà Facebook (và các nền tảng quảng cáo khác) thu thập khi người dùng của họ tương tác với nội dung và các quảng cáo khác. Facebook thu thập rất nhiều dữ liệu về bạn khi bạn duyệt web, lướt Facebook và tương tác với nội dung. Tất cả dữ liệu này được sử dụng để phân loại người dùng vào các nhóm sở thích khác nhau.
Giả sử bạn có danh sách khách hàng hoặc những người đã có một số tương tác có giá trị với doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tải những danh sách này lên Facebook và yêu cầu Facebook xây dựng một đối tượng giống những người này. Đây gọi là tệp lookalike - tệp khách hàng rất có giá trị để làm dữ liệu nguồn và so sánh sở thích và hành vi của những người đó với những người dùng Facebook khác.
Khi xây dựng tệp lookalike, bạn có thể chọn mức độ tương đồng. Cấp càng nhỏ, người dùng sẽ càng gần đối tượng gốc. Bạn có thể thử cả bốn cấp độ để chọn ra mức hiệu quả nhất: 1%, 1-3%, 7%, 7-10%.
Hình 4: Cấu trúc và các bậc của tệp lookalike
Đối với tùy chọn đặt giá thầu, bạn nên sử dụng oCPM (đó là CPM được tối ưu hóa) để giúp tối ưu hóa các nhấp chuột hoặc chuyển đổi của bạn nếu có đủ lưu lượng truy cập cho nó (đăng ký, mua hàng hoặc bất kỳ chuyển đổi nào khác). Bạn cũng nên chọn 'vị trí tự động' và sau đó phân tích hiệu suất chi tiết để tắt các vị trí không hiệu quả.
Khám phá đối tượng để retarget
Có rất nhiều cách tiếp cận để thực hiện retaget một cách hiệu quả. Ví dụ: bạn có thể chạy quảng cáo cho khách hàng tiềm năng của mình với các thông điệp khác nhau dựa trên khoảng thời gian kể từ lần cuối họ truy cập vào trang web của bạn. Trong trường hợp này, đối tượng của bạn có thể trông mô tả như sau:
- 1-2 ngày kể từ lần tương tác cuối cùng
- 3-7 ngày kể từ lần tương tác cuối cùng
- 8-15 ngày kể từ lần tương tác cuối cùng
- 16-30 ngày kể từ lần tương tác cuối cùng
Đối với những người dùng có nhiều tương tác gần đây, bạn có thể sử dụng thông báo như "Đừng quên xem hướng dẫn dành cho người mua của chúng tôi". Đối với những người dùng đã lâu không tương tác, bạn có thể cung cấp mã giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt.
Cấp quảng cáo Facebook là gì?
Quảng cáo Facebook là cấp cuối cùng trong hệ thống phân cấp cấu trúc chiến dịch Facebook. Quảng cáo bao gồm video/ hình ảnh và thông điệp mà bạn muốn khách hàng tiềm năng nhìn thấy. Dưới đây là một số loại hình quảng cáo phổ biến:
- Image ads
- Video ads
- Slideshow ads
- Carousel ads
- Collection ads
- Instant experience ads
- Lead ads
Chi tiết hơn về các loại quảng cáo xem tại đây
Hình 5: Chọn format của Facebook Ad
Bạn nên tạo nhiều quảng cáo khác nhau với các thông điệp khác nhau để kiểm tra xem quảng cáo nào hiệu quả. Sau đó, hãy sao chép những quảng cáo đó cho từng ad set để theo dõi liệu nó hoạt động tốt như thế nào đối với từng phân khúc đối tượng. Để kiểm tra KPI của chiến dịch, bạn có thể tham khảo bài viết được đính kèm tại đây .
Trên đây là những chia sẻ về tổng quan cấu trúc chiến dịch Facebook Ad của MangoAds. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về Facebook Ad cũng như có chiến lược thực hiện chiến dịch của mình hiệu quả.