“Tất tần tật” các bước kinh doanh Ecommerce từ con số 0

Posted on
“Tất tần tật” các bước kinh doanh Ecommerce từ con số 0

Với xu hướng mua sắm online đang ngày càng phổ biến, ngành kinh doanh ecommerce (ecommerce business) cũng trở nên “hot” hơn. Vậy các bước cơ bản khi bắt đầu kinh doanh online là gì? MangoAds sẽ giải đáp đến bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Hình 1: Xu hướng bán lẻ ecommerce đang thịnh hành

Hình 1: Xu hướng bán lẻ ecommerce đang thịnh hành

Ecommerce business bắt đầu từ đâu?

Bán lẻ online không còn mới lạ, nhưng thực tế, vẫn có nhiều doanh nghiệp ecommerce luôn tìm cách tự tạo dấu ấn riêng trong thị trường cạnh tranh gay gắt này.

Việc xây dựng một doanh nghiệp ecommerce không chỉ đơn giản là chọn tên thương hiệu, liệt kê các sản phẩm và bắt đầu bán online. Ngay cả những ý tưởng kinh doanh tốt nhất cũng có thể thất bại nếu bạn không thúc đẩy đủ lượng traffic website. Vì vậy, nếu muốn bắt đầu kinh doanh ecommerce!

Bước 1: Nghiên cứu các mô hình ecommerce business

Khi tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh online, ban cần nghiên cứu thông tin kỹ lưỡng. Điều này sẽ giúp tránh hành động theo cảm tính và ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức.

Thực tế, không có cấu trúc kinh doanh chung dành cho mọi người. Kinh doanh dịch vụ, phần mềm, sản phẩm digital và các sản phẩm vật lý chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Vì vậy, trước khi quyết định bán những gì trên Internet, bạn phải hiểu các mô hình kinh doanh sẵn có đối với từng lĩnh vực khác nhau.

Nếu bạn muốn thu lợi nhuận mà tránh dùng đến sản phẩm hoặc đầu tư nhiều ngay từ đầu, drop shipping hoặc POD sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Trong trường hợp muốn sở hữu kho hàng riêng và đa dạng mặt hàng, bạn nên chú trọng mô hình bán sỉ hoặc lưu kho (bán lẻ). Còn khi bạn có ý tưởng kinh doanh sản phẩm mới, hoặc muốn bán sản phẩm sẵn có dưới tên thương hiệu của mình, hãy tìm hiểu về hình thức white labeling manufacturing.

Cuối cùng, bạn cần lựa chọn các subscription – nơi có thể phân phối sản phẩm kịp thời đến khách hàng.

Hình 2: Bạn cần hiểu rõ mô hình ecommerce business với từng lĩnh vực

Hình 2: Bạn cần hiểu rõ mô hình ecommerce business với từng lĩnh vực

Theo Ecommerce CEO – đơn vị chuyên đưa ra giải pháp dành cho doanh nghiệp muốn tạo dựng ecommerce business, mô hình thu hút nhất bao gồm duy nhất một danh mục sản phẩm kết hợp affiliate marketing. Theo cách này, bạn chỉ cần kiểm soát Content Marketing và xây dựng thương hiệu đối với một sản phẩm cụ thể. Sau đó, tập trung nhân lực vào việc thúc đẩy lượng traffic để thu được doanh số.

Tài liệu tham khảo

Hãy dành thời gian để tìm hiểu các mô hình ecommerce business khác nhau và so sánh chúng một cách kỹ lưỡng. Sau đó, quyết định mô hình nào phù hợp với nguồn lực và điểm mạnh về Marketing của doanh nghiệp nhất. Ngoài ra, bạn nên xem xét sàn ecommerce để bán hàng (như Shopify, Amazon,…). Thực tế, bạn có thể kinh doanh đa kênh, nhưng hoạt động Marketing trên mỗi kênh sẽ khác nhau.

Bước 2: Bắt đầu nghiên cứu về thị trường ngách

Điều tiên quyết khi kinh doanh online chính là lựa chọn thị trường ngách. Bạn nên tìm kiếm và tham khảo các case study thành công trong việc chọn thị trường.

Bên cạnh đó, hãy chú ý đến tính cạnh tranh. Một nơi không có đối thủ đồng nghĩa với việc nơi đây không có thị trường.

Hình 3: Cần cân nhắc khi lựa chọn thị trường ngách

Hình 3: Cần cân nhắc khi lựa chọn thị trường ngách

Tuy nhiên, đừng chọn một thị trường ngách quá đông và bỏ qua bất kỳ thị trường mà các thương hiệu lớn đã chiếm lĩnh. Hãy list chi tiết hơn về những điều muốn làm, giúp bạn ít khả năng phải đối mặt với sự cạnh tranh hơn.

Thị trường ngách nhỏ có thể đóng vai trò hỗ trợ liên quan đến sản phẩm bạn đang kinh doanh (nhưng không giống hệt sản phẩm của doanh nghiệp). Bạn có thể hợp tác với các đơn vị trong các ngách này để quảng cáo chéo, trở thành công ty affiliate và từ đó phát triển cơ sở khách hàng của mình.

Chọn một danh mục sản phẩm có tối thiểu 1000 từ khóa và tập trung vào một thị trường ngách hoạt động tốt trên social media. Nếu có được những cơ hội affiliate marketing, bạn vẫn kiếm được lợi nhuận mà không phải lo lắng về việc nhập nhiều hàng hóa.

Bước 3: Xác định thị trường mục tiêu và ý tưởng sản phẩm

Trước khi tìm kiếm sản phẩm để kinh doanh, bạn cần tạo dựng persona bằng cách trả lời các câu hỏi như: Doanh nghiệp của bạn là ai? Sứ mệnh là gì? Khách hàng lý tưởng có đặc điểm ra sao? Bạn cần thể hiện một hình ảnh thương hiệu nhất quán (xuất phát từ tên thương hiệu) như thế nào?

Để xác định số lượng người cần nhắm mục tiêu, Facebook sẽ là nơi phù hợp với những số liệu thống kê về nhân khẩu học rất chi tiết.

Hình 4: Ví dụ về đối tượng mục tiêu online

Hình 4: Ví dụ về đối tượng mục tiêu online

Thực tế, theo Ecommerce CEO chia sẻ, hầu hết các doanh nghiệp đều không biết có bao nhiêu người trong đối tượng mục tiêu online của họ. Ví dụ như ảnh trên, bạn muốn nhắm đến những vận động viên ba môn phối hợp hạng nặng kiêm sở thích đi xe đạp leo núi, bạn có thể phải mở rộng số lượng ra hơn một chút, bởi bạn không thể xây dựng doanh nghiệp nếu đối tượng mục tiêu chỉ khoảng 100.000 người.

Sau khi xác định hình ảnh thương hiệu và nhóm khách hàng mà bạn đang phục vụ, hãy bắt đầu lên ý tưởng sản phẩm. Bạn nên khởi đầu với một sản phẩm nhất định để tránh đầu tư quá nhiều. Trong trường hợp muốn kinh doanh nhiều mặt hàng, MangoAds đề xuất bạn thử nghiệm affiliate marketing.

Ví dụ, bạn dự định kinh doanh hạt giống hữu cơ và thấy có nhiều sản phẩm đang được bày bán trên Amazon. Theo đó, hãy tạo content để gửi lượng traffic đến các sản phẩm liên kết trên. Nếu thấy kết quả khả quan, bạn có thể cân nhắc việc làm thương hiệu riêng cho sản phẩm. Nhìn chung, việc sử dụng affiliate marketing khá hữu hiệu trong trường hợp bạn không chắc chắn 100% cần bán những gì.

Tuy nhiên, trước khi bạn đầu tư vào sản phẩm, hãy đánh giá nó một cách cẩn thận. Kể cả khi chọn mô hình dropshipping, bạn cũng cần tự mình cảm nhận sản phẩm để có thể xác định vấn đề tiềm tàng. Nhờ vậy, bạn dễ dàng có được kịch bản để ứng phó với những câu hỏi thường gặp của khách hàng.

Một phần của việc xác thực ý tưởng cũng là để xác định khả năng bạn có thể duy trì kinh doanh sản phẩm. Có nhà cung cấp nào đáp ứng mức giá bạn đưa ra hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ có phương án dự phòng?

Bước 4: Đăng ký tên thương hiệu và ecommerce business

Để dễ dàng xây dựng thương hiệu ecommerce, bạn cần xác định persona của bản thân và kết nối với thương hiệu. Ví dụ, nếu bạn cung cấp dịch vụ liên quan đến lối sống bền vững cho nữ doanh nhân, đừng nên sử dụng màu sắc và hình ảnh nữ tính.

MangoAds sẽ chia sẻ đến bạn một số bước cơ bản cần thực hiện trước khi thiết lập cửa hàng và bắt đầu xây dựng thương hiệu.

Đăng ký doanh nghiệp

Khi chọn tên và đăng ký doanh nghiệp, bạn sẽ được bảo vệ bởi các yếu tố pháp lý và hưởng lợi ích về thuế. Vì vậy đừng nên bỏ qua hoạt động này.

Hình 5: Bạn sẽ nhận được quyền lợi khi đăng ký doanh nghiệp

Hình 5: Bạn sẽ nhận được quyền lợi khi đăng ký doanh nghiệp

Chọn tên cho cửa hàng

Tên website và tên pháp lý của doanh nghiệp không cần phải giống nhau, nhưng việc giữ cho chúng nhất quán vẫn tốt hơn. Bạn nên đảm bảo tên gọi phù hợp với thị trường ngách của bạn.

Xin giấy phép kinh doanh

Có một mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ là Small Business Association (SBA) mà bạn có thể tham khảo. Đừng ngần ngại hỏi xin lời khuyên từ những cố vấn ở đây, ngay cả với việc nhỏ nhặt như cách xin giấy phép kinh doanh.

Lấy số nhận dạng người tuyển dụng lao động (EIN)

Bạn sẽ cần EIN để mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và nộp thuế kinh doanh, ngay cả khi bạn chưa có nhân viên. EIN tương tự như số an sinh xã hội: chỉ có một số duy nhất dùng để xác định danh tính công ty và hỗ trợ nộp các thủ tục giấy tờ quan trọng.

Nộp giấy phép kinh doanh

Đến phường, ủy ban thành phố để xem những loại thuế bán hàng và giấy phép kinh doanh nào được chấp thuận trước khi bạn bắt đầu hoạt động bán hàng online.

Tìm nhà cung cấp phù hợp

Với sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường online như hiện nay, bạn nên chú trọng tạo sự khác biệt thông qua tạo chất lượng và giá cả sản phẩm tốt nhất. Hãy tìm kiếm nhà cung cấp mà bạn muốn hợp tác lâu dài, bao gồm cả nhà phát triển phần mềm ecommerce.

Hãy đảm bảo logo bạn chọn chưa từng được sử dụng bởi một công ty khác trong thị trường ngách của bạn. Ngoài ra, thiết kế logo không nhất thiết (và không nên) quá nguyên bản.

Trở nên visual hơn

Xem xét kỹ lưỡng màu sắc thương hiệu, hình ảnh, typeface hoặc font bạn sẽ sử dụng. Nếu doanh nghiệp có đủ ngân sách, bạn có thể thuê công ty Marketing để tạo brief về thiết kế, hoặc bạn tự tạo cho riêng mình. Bạn chỉ cần giữ cho chúng nhất quán và đọc thêm tài liệu tham khảo về Marketing dưới đây để nhanh chóng thúc đẩy thương hiệu hơn.

Bước 5: Hoàn thiện kế hoạch ecommerce business

Bước tiếp theo, bạn cần lập kế hoạch kinh doanh, xác định ngân sách khởi nghiệp, số lượng vốn vay và chi phí hàng tháng.

Quản lý tài chính

Khía cạnh quan trọng nhất của một doanh nghiệp chính là tài chính. Bạn cần tìm ra điểm hòa vốn cả về doanh số bán hàng và thời gian (tính theo tháng).

Hình 6: Doanh nghiệp không nên bỏ qua vấn đề quản trị tài chính

Hình 6: Doanh nghiệp không nên bỏ qua vấn đề quản trị tài chính

Tuy nhiên, trong thực tế, đa phần các công ty không có nhiều sự đầu tư vào dự tính doanh thu và chi phí. Nếu không thể xác định tỷ suất lợi nhuận, việc kinh doanh sẽ không thành công.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, bạn cũng cần list cụ thể các vấn đề như đội ngũ nhân viên, nguồn cung ứng sản phẩm, hậu cần và ngân sách Marketing. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ nguồn lực tài chính hiện có của doanh nghiệp.

Quản lý hàng tồn kho

Nhiều doanh nghiệp e ngại việc bán sản phẩm hữu hình theo hình thức online. Vì vậy, hiện nay có nhiều trung tâm hoàn thiện đơn hàng (fulfillment center) như ShipBob ra đời. Trung tâm sẽ lưu trữ hàng tồn kho giúp bạn. Theo đó, khi có đơn đặt hàng, ShipBob sẽ giao sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho để kiểm soát một lượng lớn mặt hàng. Tuy nhiên, nếu bạn vừa khởi sự kinh doanh, hãy tạo quy trình đơn giản bằng cách đặt hàng từ nhà sản xuất rồi gửi thẳng đến fulfillment center.

Trước khi xây dựng cửa hàng, bạn nên chuẩn bị tốt về mặt hậu cần, kể cả khi áp dụng mô hình dropshipping.

Có thể thấy, kết quả kinh doanh thành công hay không phụ thuộc nhiều vào việc bạn tạo dựng chiến lược vững chắc ra sao.

Bước 6: Tạo cửa hàng online

Ở bước này, bạn tiến hành đăng ký tên domain và bất kỳ URL chuyển hướng nào có thể có liên quan. Với những brief thiết kế mà MangoAds đã đề cập ở bước 4, bạn cần tiếp tục áp dụng vào bước này nhằm tạo ra sự tương thích và nhất quán.

Hiện nay có rất nhiều platform về ecommerce shopping cart, nên việc lựa chọn phần mềm phù hợp là điều không dễ dàng. Bạn cần đánh giá cẩn thận các yếu tố như tốc độ tải, chức năng, khả năng tương thích với những phương thức thanh toán khác nhau, khả năng tương thích với cơ cấu tổ chức, kỹ năng phát triển web, SEO tốt,…

Sau khi quyết định sử dụng phần mềm nào, MangoAds khuyên bạn đừng nên vội thuê chuyên gia CRO hay công ty cung cấp dịch vụ đắt đỏ. Thay vào đó, bạn có thể chỉ cần dùng theme, và nếu muốn nhiều tính năng hơn thì trả thêm khoản phí từ $100 trở lên.

Có rất nhiều theme dành cho BigCommerce, ShopifyWooCommerce.

Có nhiều theme cho WooCommerce để bạn lựa chọn

Hình 7: Có nhiều theme cho WooCommerce để bạn lựa chọn

Nếu không muốn lo lắng về việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn có thể bán sản phẩm online trên thị trường như Amazon.

Việc thiết lập cửa hàng online không chỉ đơn thuần là thêm sản phẩm và content mà còn cả hoạt động Email marketing và automation. Để thúc đẩy conversion, bạn hãy gửi email về coupon, lời cảm ơn và các chương trình giảm giá khác đến khách hàng. Bên cạnh đó, nếu người mua có bất kỳ vấn đề cần được hỗ trợ, bạn nên phản hồi nhanh.

Bước 7: Thu hút khách hàng đến với cửa hàng

Bạn có thể sử dụng chiến lược SEO như chèn keyword trên page, trong URL và các chiến dịch quảng cáo của mình để đưa trang web lên top. Ngoài ra, bạn cũng cần nghĩ cách hướng lượng traffic đến website của doanh nghiệp.

Các website ecommerce thành công nhất đều đầu tư nhiều vào Marketing online. Bạn có thể học hỏi thông qua đăng ký newsletter, nghe podcast để “bỏ túi” thông tin và tips về Marketing.

Các hình thức Marketing

Bạn dự định lựa chọn sponsored content, social media, pay-per-click ads hay kết hợp toàn bộ? Bạn có khả năng theo dõi sát sao hiệu quả traffic của từng chiến dịch không? Nếu công việc Marketing quá tải, bạn sẽ tuyển dụng nhân viên để hỗ trợ?

Mục tiêu của chúng ta là bán sản phẩm thay vì lượng traffic. Vì vậy, ngoài website, bạn cần nghĩ rộng hơn những cách thức khác để bán được hàng.

Tuy nhiên, bước đầu tiên bạn nhất định không nên bỏ qua là tạo một danh sách email. Bạn có thể tiếp cận bằng cách chạy chiến dịch social media để thu hút người đăng ký, hoặc tổ chức event giveaway với yêu cầu người tham gia để lại thông tin email.

Theo Ecommerce CEO, giveaway là chiến thuật Marketing phổ biến, nhanh chóng thu được kết quả traffic và số lượng người đăng ký. Đặc biệt, hoạt động này còn giúp gia tăng sự hiện diện thương hiệu và khả năng hiển thị sản phẩm của bạn. Nếu bạn có được danh sách email, chúng sẽ giúp quá trình bán hàng dễ dàng hơn vì bạn đã có được một lượng khách hàng tiềm năng.

Hình 8: Giveaway là hoạt động được đánh giá cao

Hình 8: Giveaway là hoạt động được đánh giá cao

Ngoài ra, hãy cân nhắc đến việc sử dụng các coupon, bài viết blog mới và content thú vị thông qua email để khách hàng ghi nhớ thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán và tạo dựng uy tín. Bạn có thể thường xuyên hỏi ý kiến của khách hàng, bao gồm cả các bài review để tham khảo cách tạo content hấp dẫn. Điều quan trọng là phải kết hợp content hữu ích thay vì chỉ dồn ép họ bằng các ưu đãi mua hàng. Nếu khách hàng gặp bất kỳ vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, bạn cần phản hồi nhanh chóng, đồng thời nỗ lực xây dựng các mối quan hệ với họ. Bởi không phải bất kỳ tương tác bán hàng nào cũng sẽ chuyển đổi sang hành động mua hàng.

Phân tích hiệu suất website

Nếu bạn đang thúc đẩy lượng traffic đến cửa hàng nhưng không bán được hàng, hãy tối ưu hóa cẩn thận từng page và kiểm tra kỹ danh sách sản phẩm. Hiện nay có những công cụ hỗ trợ bạn theo dõi và phân tích như Google Analytics.

Ngoài ra, bạn có thể tăng hiển thị thương hiệu thông qua affiliate marketing và hợp tác với các nhà bán lẻ trong thị trường ngách cũng như xem xét việc hợp tác review sản phẩm với các blogger. Nếu bạn đang bán hàng trên Amazon, cách đơn giản để có được lòng tin của người mua là xin feedback. Bạn nên để một tấm card cùng với sản phẩm khi giao hàng có nội dung liên quan đến việc xin feedback trung thực và cung cấp email, số điện thoại để khách hàng liên hệ khi cần thiết.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ thích thú với những thông tin insight mà MangoAds chia sẻ khi bắt đầu một ecommerce business. Chúc các bạn thành công!