Ảnh hưởng của content mới đến Google Ranking

Ảnh hưởng của content mới đến Google Ranking

Việc đầu tư vào yếu tố “freshness” hay còn được biết đến là nội dung “mới” có tốt cho việc cải thiện ranking website của bạn không? Cùng MangoAds tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Nội dung “mới” là gì?

Nội dung “mới” về cơ bản có thể hiểu là nội dung mới chưa từng xuất hiện trên Google hoặc là nội dung vừa được cập nhật theo tình hình thực tế như tin tức trên báo, các sự kiện trên thế giới, nội dung kiến thức mới được cập nhật,… “Độ mới” được xem như một yếu tố xếp hạng quan trọng đối với một số loại nội dung cụ thể. Google sử dụng thuật toán QDF để tính điểm độ “mới” và xác định mức độ liên quan của nội dung với từ khóa cụ thể.

Thuật toán QDF là gì?

Query Deserves Freshness, viết tắt QDF nghĩa là từ khóa xứng đáng có nội dung mới. Nói cách khác, không phải bất cứ từ khóa nào cũng cần nội dung mới.

Những nội dung cần được cập nhật thường xuyên thường là những tin tức hay thông tin thay đổi theo thực tế ví dụ như “tỉ giá vàng” hay “những địa điểm ăn uống ngon gần đây”. Luôn phải ghi nhớ rằng Google hoạt động dựa vào người dùng, nếu nội dung không có ý nghĩa với người tìm kiếm thì nó không đáng để xếp hạng.

Ngược lại, với những nội dung không cần thiết phải cập nhật mới liên tục, dù được cập nhật vào năm 2002 hay 2020 thì cũng chẳng quan trọng ví dụ như “triệu chứng bị đau dạ dày” hay “Bưu điện thành phố ở đâu” hầu như không bị chỉ số QDF ảnh hưởng.

Google xếp hạng độ “mới”như thế nào?

Giống như bất kỳ yếu tố xếp hạng nào của Google, chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc chắn về cách chúng hoạt động. Điều này thật ra rất dễ hiểu, Google không muốn bạn gian lận để có thứ hạng cao. Nhưng theo các bằng sáng chế do Google nộp, có thể đưa ra một số giả định về cách Google xếp hạng độ “mới”:

  • Inception Date: đo độ “mới” bằng lần đầu tiên mà Google index hoặc thu thập dữ liệu về website.
  • Core Content Changes: xem xét liệu nội dung đã được thay đổi có ảnh hưởng gì đến xếp hạng tìm kiếm không
  • Percentage of Change (% thay đổi): % thay đổi đã được thực hiện
  • Frequency of Change (Tần suất thay đổi): tần suất cập nhật nội dung
  • Amount of New Content (Số lượng nội dung mới): đo độ “mới” dựa trên số lượng nội dung được cập nhật.
  • Link Growth Rate (Tỉ lệ tăng trưởng liên kết): xác định hoạt động backlink gần nhất.
  • Link Freshness (Độ mới liên kết): nếu các website có liên kết với website của bạn được xem là “mới” thì website của bạn cũng được điểm “mới”
  • Traffic and Engagement Signals (Tín hiệu lưu lượng truy cập và tương tác): sử dụng chỉ số đo lường hiệu suất để xác định độ “mới”
  • Anchor Text Changes: sự thay đổi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến bảng xếp hạng nếu nội dung “mới” được cập nhật không xuất hiện trong Anchor Text
  • Freshness vs Value (Độ “mới” với giá trị): cân nhắc giá trị của nội dung bên cạnh độ “mới” để xếp hạng trang thích hợp nhất cho tìm kiếm.

QDF ảnh hưởng đến nội dung của bạn như thế nào?

Theo Google thì QDF chỉ chú ý đến một số nội dung. Cụ thể là:

Sự kiện diễn ra tức thời hoặc các sự kiện “hot”: Đây là các sự kiện vừa diễn ra hoặc các sự kiện mang tính bắt “trend”, theo xu hướng. Các nội dung điển hình là tin tức vừa được cập nhật hay tin đồn nào đó, đặc biệt các loại nội dung này thường tập trung vào hành động mới nhất của cá nhân hơn là về tiểu sử hay các thông tin có liên quan khác.

  • Ví dụ như khi tìm kiếm về “Sơn Tùng M TP”, người dùng quan tâm đến hoạt động gần đây nhất của anh ta hơn là tìm kiếm tiểu sử, quá trình hoạt động của anh ta. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng với từ khóa “William Shakespeare
Tìm kiếm với từ khóa "Sơn Tùng M TP"

Hình 1: Tìm kiếm với từ khóa “Sơn Tùng M TP”

Hình 2: Tìm kiếm với từ khóa “William Shakespeare”

Sự kiện mang tính chất lặp lại: Đây là các loại sự kiện có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần như bản tin thời tiết, kết quả thi đấu thể thao, giá vàng thế giới,.. Các nội dung này cần được cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc tìm kiếm của người dùng.

  • Ví dụ như khi tìm kiếm “thời tiết” thì kết quả hiển thị là thời tiết hôm nay chứ không phải định nghĩa “thời tiết là gì”. Ngược lại, khi tìm kiếm “gió” thì kết quả trả về là định nghĩa về gió.

Hình 3: Tìm kiếm với từ khóa “thời tiết”

Hình 4: Tìm kiếm với từ khóa “gió”

Nội dung vừa được cập nhật: Đây là các nội dung không mang tính chất thời sự hay lặp đi lặp lại. Tuy nhiên chúng sẽ vô dụng hoặc thiếu sót nếu không thường xuyên cập nhật. Các nội dung về sản phẩm hoặc đánh giá là ví dụ điển hình cho loại nội dung này, người tìm kiếm luôn mong muốn những kết quả trả về là những kết quả về tình hình sản phẩm mới được cập nhật nhất.

  • Ví dụ như khi tìm kiếm “trường tiểu học tốt thành phố hồ chí minh” thì kết quả sẽ được hiển thị dựa trên những đánh giá mới nhất của các trang giáo dục, tuy nhiên khi tìm kiếm “trường tiểu học thành phố hồ chí minh” các kết quả không trả về như vậy.

Hình 5: Tìm kiếm có thêm từ khóa “tốt” sẽ ra các trang đánh giá

Hình 6: Kết quả khác biệt khi từ khóa tiềm kiếm khác nhau

Trên đây là ba loại nội dung cụ thể chịu ảnh hưởng của QDF. Tuy nhiên, nếu nội dung của bạn không nằm trong ba loại trên thì yếu tố “tươi mới” vẫn có thể giúp ích cho bạn thông qua nội dung Evergreen.

Nội dung Evergreen là gì?

Thuật ngữ Evergreen dùng để chỉ các nội dung mang tính bền vững và luôn có ích trong bất kỳ tình huống nào. Một số ví dụ có thể kể đến như các lời khuyên, hướng dẫn cách thực hiện một việc gì đó, bách khoa toàn thư,..

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những nội dung này không cần bất cứ sự cập nhật nào để trở nên phù hợp với tình huống hiện tại.

Một số landing page quan trọng với doanh nghiệp như là trang Giới thiệu doanh nghiệp (about us) hay trang giới thiệu sản phẩm là nội dung Evergreen. Các trang này thường không cần phải cập nhật lại thường xuyên, tuy nhiên nếu có bất kỳ điều gì thông tin mới cần được giới thiệu nhưng không được cập nhật, trang website của bạn sẽ trở nên vô dụng.

Bên cạnh đó, các thương hiệu có thể sử dụng nội dung Evergreen để xây dựng bản thân như một cơ quan có thẩm quyền, như trang trung tâm tài nguyên Covid-19 là một trang cập nhật các diễn biến của dịch bệnh cũng như thông tin liên quan mới nhất. Tóm lại, nội dung Evergreen với sự cập nhật thường xuyên và phù hợp cho việc tạo các backlink, tăng thứ hạng trong bảng và thiết lập quyền hạn.

Khi nào thì nên đăng tải nội dung mới và khi nào thì nên đăng lại nội dung cũ?

  • Thời điểm nên đăng nội dung mới:

Tất nhiên thời điểm hoàn hảo nhất là khi bạn có một nội dung hoàn toàn mới cần được công bố. Một khi đã xác định phần còn thiếu, bạn nên tạo một chiến dịch nội dung xoay quan phần khuyết đó để bù đắp các lỗ hổng, điều này sẽ giúp cải thiện thứ tự xếp hạng của từ khóa.

  • Tần suất đăng tải nội dung mới:

Điều này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nhắm tới. Nếu nội dung bạn cung cấp “hot” đến mức người dùng luôn cần thêm thông tin thì hãy thường xuyên đăng tải. Ngược lại, nếu nội dung bạn cung cấp chỉ là cố gắng để làm mới cho trang web của bạn, thì việc thường xuyên đăng tải là không cần thiết.

Bảng xếp hạng của Google không chỉ tập trung vào độ mới mà còn là tập hợp của hàng loạt yếu tố khác nhau. Có thể nói rằng nội dung mới không hoàn toàn nghĩa là nội dung mà người tìm kiếm cần. Thật ra, để quyết định tần suất đăng tải nội dung tùy thuộc vào đối tượng mà trang web nhắm đến, bên cạnh đó là thương hiệu và sản phẩm của bạn cũng như việc cập nhật các thông tin giá trị với khách hàng.

Tuy nhiên, tần suất cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến ranking xếp hạng của bạn trên Google. Nếu bạn bỏ bê việc đăng tải thì Google cũng sẽ không lãng phí tài nguyên để thu thập dữ liệu và xếp hạng cho bạn. Ngược lại, nếu trang web càng có nhiều hoạt động đăng tải, Google cũng sẽ chú ý và thu thập dữ liệu để xếp hạng. Trang web càng được thu thập dữ liệu nhiều thì càng tăng khả năng xếp hạng nhanh chóng.

  • Thời điểm để cập nhật nội dung:

Nếu trang web của bạn hướng đến một số chủ đề nội dung đặc biệt, thì việc cập nhật thêm các nội dung mới trong cùng chủ đề sẽ tốt hơn là đưa ra một số nội dung mới hoàn toàn (không liên quan đến chủ đề sẵn có). Hãy luôn để ý đến chỉ số QDF và cập nhật những nội dung mới nhất thay vì chỉ chỉnh sửa câu từ để khiến nó trông mới. Hơn nữa, hãy chắc rằng nội dung được cập nhật có liên quan đến nội dung cũ, nếu không thì các anchor text có sẵn đã được liên kết với trang của bạn sẽ bị đánh giá “không liên quan”

Mặt khác, cũng có một số nội dung thay vì cập nhật thì bạn nên đăng tải nội dung mới. Các nội dung này thường có giá trị và giúp tăng vị trí trong bảng xếp hạng hơn nếu bạn tạo danh mục và vẫn giữ nội dung cũ bên cạnh cái mới.

  • Tần suất để cập nhật nội dung:

Bạn nên cập nhật nội dung mới nếu nó thật sự cần thiết. Ví dụ như có những nội dung mà thông tin trong đó thường xuyên thay đổi như “tỉ giá vàng” – đây là nội dung bạn cần cập nhật mỗi ngày. Nếu nội dung chứa thông tin thay đổi theo từng tháng, năm,..thì đó cũng là tần suất bạn nên cập nhật nội dung. Nói chung, tần suất cập nhật nội dung tùy thuộc vào tần suất thông tin có trong nội dung thay đổi.

Nhưng nếu bạn vẫn muốn cập nhật nội dung mới mặc dù nó nằm ngoài quy luật trên thì sao? Vậy thì bạn nên thường xuyên kiểm tra, phân tích và tối ưu nội dung trên trang web. Luôn luôn có những chỗ cần cải thiện và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn. Việc này bao gồm đánh giá những gì bạn có một cách kỹ lưỡng, các đối tượng mà bạn nhắm đến, mọi thứ trên trang web đang hoạt động như thế nào và làm sao để cải thiện nó hơn nữa. Tham khảo ba câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn trước khi cải thiện nội dung mới cho website:

  1. Nội dung mới nào cần đăng tải?
  2. Nội dung cũ nào cần cập nhật?
  3. Nội dung cũ nào cần xóa?

Kết luận

Tóm lại, việc cập nhật nội dung sẽ củng cố trang web của bạn luôn có sự liên quan đến kết quả tìm kiếm, cải thiện cấu trúc các liên kết nội bộ trong website, tăng số lượng từ khóa xếp hạng cũng như tác động đến thứ hạng của trang.

Nếu bạn quan tâm về việc xây dựng nội dung trên website, tăng thứ hạng ranking cũng như SEO audit, hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi nhé!