Những điều mà bạn cần biết về Mobile-First Indexing

Posted on
Những điều mà bạn cần biết về Mobile-First Indexing

Google đã triển khai mobile-first indexing (ưu tiên index cho nội dung trên thiết bị di động) để đáp ứng sự thay đổi trong xu hướng tìm kiếm (và duyệt) web bằng thiết bị di động của người dùng.

Có thể nói rằng chúng ta hiện đang sống và làm việc trong một thời đại mà thiết bị di động chi phối mọi mặt của cuộc sống.

Google khẳng định:

“Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng của chúng tôi vẫn xem xét nội dung trang web trên phiên bản máy tính để bàn để đánh giá tính tương thích của nó với người dùng. Điều này có thể gây ra vấn đề khi trang di động có ít nội dung hơn trang trên máy để bàn bởi vì thuật toán Google không đánh giá trang thực tế mà người tìm kiếm bằng di động thực sự nhìn thấy.”

Thực tế, từ năm 2016, Google chuyển hướng ưu tiên sang các web được tối ưu cho thiết bị di động thay vì máy tính với sự ra đời của thuật toán mobile-first indexing.

Đầu năm 2021, Google chuyển đổi TOÀN BỘ việc index trang web từ ưu tiên cho máy tính bàn sang ưu tiên thiết bị di động. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp bắt tay tối ưu website cho các thiết bị di động.

Mọi website ra mắt vào thời điểm sau tháng 7 năm 2019 đều tự động chuyển sang mobile-first indexing, còn những trang hoạt động trước thời điểm đó vẫn chưa hoàn toàn chuyển đổi hết.

Thỉnh thoảng, các website sẽ được Googlebot Smartphone (dành cho thiết bị di động) thu thập dữ liệu thay vì Googlebot desktop (dành cho máy tính) như trước. Đây là điều mà mỗi người làm SEO và digital marketing cần chú ý kỹ.

Trong những tháng tới, Google sẽ ưu tiên 100% thiết bị di động và điều đó có nghĩa là bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu điều này mang ý nghĩa gì và cách để tối ưu hóa nó.

Mobile-First Indexing là gì?

Tính đến năm 2019, 63% lượng tìm kiếm ở Mỹ bắt nguồn từ thiết bị di động. Điều này có nghĩa là phiên bản web dành cho thiết bị di động nên được ưu tiên và Google thừa nhận điều này qua thuật toán mobile-first indexing.

 Định nghĩa mobile-first indexing thực sự rất đơn giản. Google nhắc đến nó như là:

“Mobile-first indexing nghĩa là Google chủ yếu sử dụng phiên bản di động của nội dung để lập index và xếp hạng.”

Trước đây, Googlebot chủ yếu được sử dụng ở phiên bản desktop của website để xác định tính tương thích của trang với tìm kiếm của người dùng, nhưng điều này đang dần được thay thế bằng  phiên bản trên cácthiết bị di động.

Với nhiều doanh nghiệp sở hữu responsive web, thuật toán Mobile-first indexing  hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc truyền tải nội dung, do họ có cả phiên bản web dành cho desktop và thiết bị di động với khối lượng nội dung đồng nhất. Nhưng nếu một trang web xây dựng 2 phiên bản khác nhau trên desktop và thiết bị di động, doanh nghiệp cần xem xét khối lượng nội dung đăng tải trên cả 2 phiên bản này.

Với những doanh nghiệp không có trang web thân thiện với thiết bị di động  có thể sẽ chịu các tác động tiêu cực đến xếp hạng tìm kiếm trên các tìm kiếm ở cả thiết bị di động và desktop.

Một website thân thiện với thiết bị di động được cân nhắc kỹ lưỡng có thể thúc đẩy sự gia tăng đáng kể về khả năng hiển thị tự nhiên.

Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy “chỉ 13% website giữ nguyên được định dạng trên các thiết bị”. Điều này chỉ ra tầm quan trọng của trải nghiệm di động và tính thân thiện của website với công cụ tìm kiếm.

Nói một cách dễ hiểu, mobile-first indexing nghĩa là các thuật toán Google sử dụng nội dung từ phiên bản web trên thiết bị di động để đánh giá xếp hạng website trên SERPs.

9 điều bạn cần biết về Mobile-First Indexing

Mobile-first indexing là việc mà các nhà SEO cần phải hiểu thấu đáo.

Khi hiểu được một vài yếu tố cốt lõi của thuật toán Mobile-first indexing và biết cách nó tác động tới khả năng hiển thị tự nhiên của web, bạn lên phương án tối ưu website cho thiết bị di động một cách dễ dàng.

Dưới đây là 9 điều bạn cần biết về mobile-first indexing có thể giúp bạn kiểm tra các lỗi trên trang web và khắc phục các lỗi đã có.

1. Kiểm tra xem website có được Mobile-First Indexing

Hầu hết các trang web hiện nay đã được chuyển sang mobile-first indexing, nhưng nếu bạn muốn xem xét website của bạn liệu đã thân thiện với thiết bị động hay chưa, hãy theo dõi chỉ dẫn dưới đây:

Hình 1: Thông báo trang web đã chuyển sang mobile-first indexing

Website nếu đã chuyển sang mobile-first, bạn hẳn đã nhìn thấy thông báo từ Google Search Console. Tải lên Search Console và chạy kiểm tra URL cho một trong các trang trên website bằng cách nhập URL này vào hộp văn bản ở đầu màn hình.

Sau đó bạn sẽ thấy các kết quả “trạng thái lập chỉ mục” cho URL bạn nhập vào khi các kết quả thể hiện:

Hình 2: Giao diện kiểm tra mobile-first indexing của trang web trên Search Console

Bạn có lưu ý thấy nó đã crawl dưới dạng “Googlebot smartphone”? Đây là cách nhanh và dễ dàng để xem cách Google thu thập thông tin trang web của bạn, trong trường hợp này là mobile-first.

2. Không thể bỏ tuỳ chọn Mobile-First Indexing

Khi website được chuyển sang mobile-first indexing, bạn không thể quay lại phiên bản trước đó. Không có cách nào để bỏ tuỳ chọn này. Tương tự như vậy, bạn không thể thực hiện chuyển đổi theo cách thủ công.

Hãy đặt mục tiêu mobile-first khi thiết kế và phát triển trang web, lập kế hoạch cho nội dung, và cân nhắc cách trang web của bạn hiển thị trên thiết bị di động của người dùng.

Google đã xác nhận rằng “Các responsive web hay trang web phục vụ động có nội dung chính và đánh dấu là tương đương giữa thiết bị di động và desktop sẽ không cần thay đổi bất kỳ điều gì.”

Hãy làm việc với team dev và design, nhắc nhở họ về tầm quan trọng của việc cân nhắc cách mobile-first indexing tác động đến công việc họ làm và đảm bảo họ thật sự hiểu họ nên và không nên làm gì.

Tương tự, lưu ý những thay đổi có thể khiến phiên bản di động của trang web khác với phiên bản dành cho máy tính để bàn về nội dung có sẵn.

Mobile-first indexing đã trở thành một trong các thuật toán tìm kiếm quan trọng và bạn không thể làm gì để thay đổi điều đó. Nếu doanh nghiệp vẫn còn chần chừ trong việc chuyển sang mobile-first thì bây giờ chính là thời điểm đó.

3. Chỉ có một chỉ mục

Một trong những quan niệm về mobile-first indexing là Google có hai chỉ mục, một cho thiết bị di động và một cho desktop.

Nhưng điều này hoàn toàn không chính xác – chỉ có một chỉ mục, và mobile-first indexing liên quan tới Googlebot crawl và index wesite, không phải chỉ mục của trang web mà Google có. Thực tế là với các trang web có nội dung tương đồng giữa thiết bị di động và máy tính bàn, họ sẽ không nhận thấy bất kỳ tác động nào từ việc chuyển sang mobile-first indexing.

Trước đây, Google ưu tiên thu thập thông tin trang web phiên bản desktop và cân nhắc trang web di động như một phiên bản thay thế. Bây giờ, trang web trên thiết bị di động là phiên bản chính.

Nếu doanh nghiệp có một trang web di động riêng biệt, những URL này sẽ được hiển thị với người dùng trên SERP, thế nhưng chỉ có một bản index duy nhất.

4. Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của trang web

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của trang web bằng công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google.

Nhập URL của một trang web và xác định mọi vấn đề hiện đang có về khả năng sử dụng trên thiết bị di động.

Khả năng sử dụng trên thiết bị di động và mobile-first indexing không giống nhau, quan trọng là phải hiểu cách Google thu thập dữ liệu trên các phiên bản di động.

Hình 3: Giao diện kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động

Trong ví dụ trên, web vượt qua bài kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động nhưng vẫn có một số vấn đề tải trang có thể cần được tối ưu.

Chẳng hạn như tài nguyên bị chặn, mà Google giải thích: “Nếu nguồn tài nguyên bị chặn đóng vai trò quan trọng, nó có thể có ảnh hưởng lớn tới cách Google hiểu trang. Ví dụ, một hình ảnh lớn bị chặn có thể khiến trang thân thiện với thiết bị di động trong khi thực tế thì không phải, hay một file CSS bị chặn có thể tạo nên kiểu chữ không chính xác được sử dụng (ví dụ, quá nhỏ cho thiết bị).

Việc này ảnh hưởng tới cả điểm khả dụng trên di động và khả năng thu thập dữ liệu của Google với website. Bạn nên đảm bảo rằng các tài nguyên quan trọng không bị chặn bởi Googlebot bằng robots.txt và thường có thể truy cập được.”

Bạn cũng có thể phân tích tính khả dụng trên thiết bị di động của trang bằng cách vào tab tương ứng ở mục “Tính năng nâng cao” trong Search Console, cho phép bạn xem tất cả các lỗi cần chú ý.

Hình 4: Giao diện Tính khả dụng trên thiết bị di động

5. Trang web của bạn nên mang đến cùng một trải nghiệm giữa thiết bị di động và máy bàn

Việc các nhà thiết kế và nhà phát triển tập trung nỗ lực vào UX di động của một trang web là điều tương đối phổ biến và điều này thật tuyệt.

Tuy nhiên, việc giấu đi nhiều yếu tố hiển thị trên máy bàn trong phiên bản dành cho thiết bị di động, website có thể gặp vấn đề với mobile-first indexing.

Google khuyên rằng một trang web nên cung cấp trải nghiệm giống nhau trên cả thiết bị di động và desktop, đặc biết là nội dung. Google nêu rõ:

“Nếu trang web trên di động có ít nội dung hơn trên máy tính bàn, cân nhắc việc cập nhật trang web để nội dung chính tương đương trên mọi thiết bị. Hầu hết các chỉ mục cho trang web đến từ các trang trên di động.”

Hình 5: Cảnh báo khi được mobile-first indexing

Mặc dù các designer có thể cải thiện tính khả dụng của thiết bị di động bằng cách bỏ bớt nội dung, nhưng sẽ tác động trực tiếp đến traffic của website.

MangoAds khuyên SEO và digital marketing nên dành thời gian để nhắc nhở các bên liên quan (team dev và designer) và đánh giá lý do vì sao việc cố gắng hiển thị nội dung thân thiện với người dùng cho người dùng di động lại quan trọng, thay vì giấu hay bỏ nó đi.

Các cân nhắc quan trọng cần thực hiện xét về tính nhất quán giữa trang web trên thiết bị di động và desktop:

· Structure data (dữ liệu có cấu trúc)

· Siêu dữ liệu

· Thẻ Meta robots

· Vị trí quảng cáo

· Hình ảnh và video

Điều quan trọng là bạn giữ nguyên các yếu tố này trên thiết bị di động và desktop để tránh các rắc rối có thể phát sinh từ mobile-first indexing.

6. Các phương pháp tốt nhất dành cho mobile-first

Thuật toán cốt lõi của Google luôn được giữ kín, tuy nhiên công cụ tìm kiếm thường đưa ra nhiều lời khuyên để giúp các quản trị viên web và SEO hiểu về mobile-first indexing. Google đưa ra các phương pháp mobile-first indexing hay nhất “để đảm bảo rằng người dùng của bạn có trải nghiệm tốt nhất”.

Đây là một điểm tham chiếu tuyệt vời cho bất kỳ các marketer đang tìm hiểu về mobile-first indexing.

Đặc biệt, hướng dẫn giúp bạn hiểu các phương pháp tốt nhất về:

  • Đảm bảo Googlebot có thể tiếp cận và thu thập được nội dung
  • Đảm bảo nội dung giống nhau trên phiên bản desktop và thiết bị di động
  • Kiểm tra structure data
  • Đặt siêu dữ liệu giống nhau mọi phiên bản web
  • Kiểm tra vị trí quảng cáo
  • Kiểm tra nội dung trực quan
  • Các phương pháp hay nhất bổ sung cho các URL riêng biệt
  • Khắc phục sự cố mobile-first

Hãy dành thời gian để đọc nó và tham khảo lại xem bạn có gặp phải sự cố nào phát sinh từ trang web di động của bạn hoặc trang web đang chuyển đổi không.

7. Mobile-First Indexing không phải là tính khả dụng trên thiết bị di động

Một điều quan trọng cần phải hiểu đó là mobile-first indexing và tính khả dụng trên thiết bị di động là hai vấn đề khác nhau.

1 trang web có thể có vấn đề về tính khả dụng trên di động nhưng vẫn được chuyển sang mobile-first indexing.

John Mueller của Google từng nói về điều này:

“Một trang web có thể sử dụng được hoặc không sử dụng được từ thiết bị di động, nhưng nó vẫn có thể chứa tất cả nội dung mà chúng ta cần cho mobile-first indexing.

Một ví dụ điển hình, nếu bạn xem tệp PDF trên thiết bị di động sẽ rất khó điều hướng. Các link sẽ khó để nhấp vào; văn bản sẽ khó đọc. Nhưng tất cả văn bản vẫn ở đó và chúng ta có thể lập chỉ mục hoàn hảo bằng mobile-first indexing.”Tất cả những điều này nghĩa là Googlebot smartphone có thể và sẽ crawl các trang không được xem là thân thiện với thiết bị di động. Nhưng điều đó không có nghĩa là tính khả dụng trên thiết bị di động của trang không ảnh hưởng tới xếp hạng di động của nó.

Nếu bạn đang cung cấp một trải nghiệm người dùng nghèo nàn, ẩn nội dung hay hình ảnh hay trang web có các vấn đề khác khi hiển thị trên thiết bị di động, tất cả những điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng xếp hạng của trang.

Giải pháp lúc này là tối ưu hóa website cho người dùng, không chỉ cho Googlebot.

Tập trung cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho người dùng trang web, đồng thời tính đến những yếu tố mà chúng ta biết Google đang bao hàm trong mobile-first indexing và bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì.

8. Tốc độ trang vô cùng quan trọng

Không ai muốn lướt một trang web có tốc độ chậm. Thực tế là người dùng không ngừng mong muốn các trang web tải nhanh hơn và tốc độ của một trang tiếp tục trở thành một yếu tố xếp hạng quan trọng.

Và trong một phiên về mobile-first tại SMX năm 2017, Gary Illyes của Google xác nhận rằng tốc độ trang được tích hợp vào mobile-first indexing. Thực tế là tốc độ trang chậm có thể đóng vai trò như một yếu tố làm giảm hạng hơn là có khả năng tăng xếp hạng cho các trang web nhanh hơn.

Tuy nhiên, một lần nữa, hãy đảm bảo tối ưu hóa cho người dùng chứ không chỉ cho các công cụ tìm kiếm.

Tốc độ trang chậm có thể ảnh hưởng tiêu cực tới bounce rate và thời gian giữ chân người dùng, cũng như tỷ lệ chuyển đổi và tốn thời gian để cải thiện thời gian tải, có thể có ảnh hưởng đáng kể tới một số chỗ.

Bạn có thể phân tích tốc độ trang và các vấn đề liên quan bằng công cụ kiểm toán trang web SEMrush, đặc biệt xem xét báo cáo hiệu suất trang.

Hình 6: Báo cáo hiệu suất trang

9. Xử lý website riêng biệt dành cho thiết bị di động và desktop

Điều cuối cùng là cách xử lý mobile-first indexing hiệu quả và năng suất khi bạn có các trang riêng biệt cho thiết bị di động và desktop.

Và mặc dù điều này đang dần trở nên ít phổ biến hơn trước đây, nhưng nhờ sự gia tăng phổ biến của các responsibe web, vẫn có những trang chạy phiên bản dành cho thiết bị di động và máy tính để bàn riêng biệt.

Vậy làm thế nào để bạn xử lý những vấn đề này mà vẫn đảm bảo bạn không mắc lỗi mobile-first indexing?

Tuân theo các cân nhắc cốt lõi sau:

· Đảm bảo bạn ứng dụng đúng các yếu tố rel=canonicalrel=alternate giữa phiên bản trang web cho thiết bị di động và desktop

· Đảm bảo tệp robots.txt trên cả hai phiên bản không chặn các thành phần quan trọng trong trang web khỏi quá trình thu thập thông tin. Cụ thể, đảm bảo trang web trên thiết bị di động không chặn các crawler.

· Kiểm tra việc ứng dụng rel=hreflang để đảm bảo rằng URL trên desktop tham chiếu tới URL trên máy tính bàn và ngược lại với URL trên thiết bị di động.

· Cài đặt và xác nhận cả hai phiên bản trang web trong Google Search Console nhằm cho phép truy cập tất cả dữ liệu, cảnh báo và tin nhắn.

· Đảm bảo trang web trên phiên bản desktop có phiên bản cho di động tương ứng. Thỉnh thoảng trong vài trường hợp các trang không có phiên bản di động, nhưng làm vậy thì các trang này sẽ không xuất hiện trong chỉ mục của Google với mobile-first indexing.

Điều đó nói lên rằng, Google không khuyến khích URL riêng biệt khi thiết lập trang bởi khó để áp dụng và duy trì. Một trang web đáp ứng được khuyến khích trong năm 2020, nhưng nếu nó không thể vì bất kỳ lý do gì, chỉ cần chắc chắn bạn dành thời gian để kiểm tra kỹ cả hai phiên bản để ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra.

Tổng kết

Mobile-first indexing cung cấp một trải nghiệm di động tuyệt vời cho người dùng, đảm bảo các website có cùng nội dung giữa thiết bị di động và máy bàn,

Nhưng mobile-first indexing sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng, nên các SEOer cần đảm bảo truyền tải nhiều về ý nghĩa của nó tới các đội ngũ dev, designer áp dụng các phương pháp tốt nhất được khuyến nghị trước khi chúng trở thành một vấn đề.