Mức độ ưu tiên của chiến dịch Google Shopping là một khái niệm nâng cao. Nhiều người cố gắng thiết lập các chiến dịch quảng cáo một cách chính xác nhưng lại lựa chọn cài đặt mức độ ưu tiên. Điều này làm cho các chiến dịch đi lệch hướng với dự định ban đầu, dẫn đến giá mỗi nhấp chuột (cost per click) cao hơn và giá mỗi đơn hàng (cost per sale) cao hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết mức độ ưu tiên của chiến dịch là gì và cách sử dụng nó một cách chính xác trong chiến dịch Google Shopping.
Mức độ ưu tiên chiến dịch là gì?
Mỗi khi có truy vấn tìm kiếm, Google Ads sẽ xem xét tất cả danh mục mà các doanh nghiệp muốn quảng cáo của họ xuất hiện (Search and Shopping Ads).
Sau đó:
- Kéo tất cả các quảng cáo (sản phẩm) này lại với nhau
- Tính điểm chất lượng của quảng cáo
- Kiểm tra CPC tối đa của từng nhà quảng cáo cho truy vấn tìm kiếm cụ thể
- Xếp hạng quảng cáo
Ưu tiên chiến dịch cho phép bạn tác động đến số tiền đặt giá thầu cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể. Kiểm soát số tiền bạn chi cho mỗi lần nhấp chuột là điều cần thiết để tối ưu hóa chiến dịch. Thông thường, việc sử dụng cài đặt ưu tiên để đặt giá thầu khác nhau cho các truy vấn tìm kiếm có thương hiệu so với các truy vấn tìm kiếm chung chung.
Cài đặt ưu tiên hoạt động như một bộ lọc quyết định chiến dịch nào sẽ có quảng cáo hiển thị với từ khóa cụ thể ở mức giá tối đa cho mỗi nhấp chuột. Để bộ lọc này hoạt động tốt, bạn cũng cần thêm từ khóa phủ định (negative keywords) vào chiến dịch của mình.
2 sai lầm phổ biến khi cài đặt ưu tiên chiến dịch
Có hai sai lầm lớn khi nói đến ưu tiên chiến dịch đó là:
1. Đặt mức độ ưu tiên khác nhau cho chiến dịch có nhiều sản phẩm khác nhau
2. Sử dụng sai chế độ cài đặt
Google khuyến nghị khi cài đặt mức độ ưu tiên của chiến dịch trong Google trợ giúp (support docs): “Mức độ ưu tiên chiến dịch hữu ích khi bạn quảng cáo cùng một sản phẩm, cho cùng một quốc gia, trong nhiều Chiến dịch mua sắm”.
Vì vậy, nếu bạn đang chạy nhiều chiến dịch nhưng mỗi chiến dịch lại có những sản phẩm khác nhau thì việc đặt mức độ ưu tiên của chiến dịch sẽ không còn có tác dụng nữa.
Ví dụ: bạn đang sử dụng nhãn tùy chỉnh (custom labels) để chia sản phẩm thành 2 tập khác nhau là bán chạy và bình thường. Mỗi chiến dịch sẽ có các sản phẩm riêng. Vì vậy, việc sử dụng các ưu tiên chiến dịch khác nhau giữa chúng sẽ không tạo ra sự khác biệt.
Tùy chọn mức độ ưu tiên chiến dịch
Hình 1: Các tùy chọn cài đặt mức độ ưu tiên của chiến dịch Google Shopping trong giao diện Google Ads
Google Ads cung cấp cho bạn ba tùy chọn cho mức độ ưu tiên chiến dịch:
- Thấp
- Trung bình
- Cao
Google Shopping sẽ chọn phục vụ chiến dịch với mức độ ưu tiên cao nhất.
Ví dụ:
- Nếu bạn có chiến dịch ở mức độ ưu tiên thấp và trung bình, nó sẽ bắt đầu với chiến dịch có độ ưu tiên trung bình.
- Nếu bạn có chiến dịch ở mức độ ưu tiên thấp, trung bình và cao, nó sẽ bắt đầu với chiến dịch có độ ưu tiên cao.
Có hai trường hợp Google sẽ chuyển sang chạy chiến dịch có mức độ ưu tiên thấp hơn:
1. Khi một từ khóa phủ định ngăn chiến dịch đó hiển thị quảng cáo trưng bày sản phẩm (product ads): Sử dụng kết hợp từ khóa phủ định và mức độ ưu tiên để có được chiến dịch quảng cáo phù hợp.
2. Khi ngân sách của chiến dịch có mức độ ưu tiên cao hơn đã hết: Khi hết ngân sách, mức độ ưu tiên của chiến dịch sẽ không hoạt động như dự kiến, bạn có thể tiến hành chia nhỏ ngân sách để ngăn điều này xảy ra.
Quy trình này sẽ tự lặp lại cho đến khi Google tìm thấy chiến dịch phù hợp để cung cấp quảng cáo cho truy vấn tìm kiếm cụ thể nào đó.
Nên đặt mức độ ưu tiên chiến dịch như thế nào?
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu, hãy xem ví dụ sau. Thay vì chỉ chạy 1 chiến dịch quảng cáo mua sắm cho tất cả các từ khóa tìm kiếm, chúng ta thành hai chiến dịch nhỏ có cùng sản phẩm, sử dụng cùng ngôn ngữ và cùng quốc gia.
Sự khác biệt duy nhất của 2 chiến dịch này là một chiến dịch sẽ nhắm vào các cụm từ tìm kiếm có thương hiệu, trong khi chiến dịch còn lại sẽ tập trung vào các từ khóa chung chung:
- Mua sắm - thương hiệu có CPC tối đa là 0.8$
- Mua sắm - chung chung có CPC tối đa là 0.5$
Ví dụ 1: Hai chiến dịch có cùng mức độ ưu tiên
Bạn hãy thêm từ khóa “thương hiệu” làm từ khóa phủ định cho chiến dịch quảng cáo chung chung và cài đặt cả hai chiến dịch với mức độ ưu tiên trung bình. Khi người dùng tìm kiếm về sản phẩm của bạn, Google sẽ xem xét và chọn ra chiến dịch phù hợp.
Vì cả hai chiến dịch có cùng mức độ ưu tiên nên Google sẽ sử dụng sản phẩm (hoặc nhóm sản phẩm) có giá thầu cao nhất. Trong ví dụ này, đó là chiến dịch "Mua sắm - thương hiệu" với CPC là 0.8$.
Lưu ý: Không chỉ các cụm từ tìm kiếm có thương hiệu mới được Google sử dụng chiến dịch "Mua sắm - Thương hiệu", mà các truy vấn chung chung cũng có thể được Google sử dụng cho chiến dịch quảng cáo này.
Ví dụ 2: Hai chiến dịch có mức độ ưu tiên khác nhau
Bây giờ, hãy đặt mức độ ưu tiên chính xác cho hai chiến dịch:
- Mua sắm - thương hiệu: mức độ ưu tiên Thấp
- Mua sắm - chung chung: mức độ ưu tiên Trung bình
Khi chạy quảng cáo, ai cũng muốn trả số tiền ít nhất có thể cho mỗi nhấp chuột. Vì thế, việc đưa mức độ ưu tiên cao cho chiến dịch có mức giá thầu thấp chính là để Google biết bạn muốn ưu tiên cho chiến dịch này.
Các chiến dịch có mức giá thầu cao hơn (trong trường hợp này từ khóa thương hiệu có giá thầu cao hơn) chỉ nên được sử dụng cho các từ khóa mang tính định hướng, đó là các truy vấn tìm kiếm có thương hiệu.
Chia sẻ ngân sách cho lần chạy cuối cùng
Bạn nên sử dụng chia sẻ ngân sách giữa các chiến dịch để kiểm soát tổng chi tiêu trong tài khoản.
Hình 2: Chia sẻ ngân sách
Khi cài đặt ưu tiên chiến dịch, chia sẻ ngân sách là một tiêu chí quan trọng. Bởi vì nếu một trong các chiến dịch của bạn hết ngân sách, Google sẽ bỏ qua chiến dịch đó và tập trung vào quảng cáo từ chiến dịch có mức độ ưu tiên thấp hơn với chi phí đắt hơn. Bạn sẽ không gặp phải vấn đề này nếu đặt các chiến dịch hoạt động cùng nhau trên một ngân sách được chia sẻ.
Kết luận
Hy vọng bài viết này giải thích được mức độ ưu tiên của chiến dịch là gì và cách sử dụng mức độ ưu tiên đối với các chiến dịch mua sắm của bạn. Hãy nhanh chóng áp dụng vào thực tế doanh nghiệp của bạn, nó sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ đấy. Chúc bạn thành công!