Hướng dẫn chạy Quảng cáo Google Shopping và remarketing bằng Google Ads

16/12/2020 - Vy Hoang Cong Nhut

Khi bạn tìm kiếm một món hàng nào trên Internet, Google sẽ đề xuất vài lựa chọn (gồm hình ảnh, giá cả và trang web bán hàng). Các sản phẩm được đề xuất này có thể hiển thị ở đầu hoặc góc bên phải của trang kết quả tìm kiếm và được gọi là Google Shopping Ads. Làm sao để tạo một quảng cáo mua sắm trên Google và cách remarketing những khách hàng từng quan tâm đến sản phẩm của bạn, cùng MangoAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quảng cáo mua sắm của Google (Google Shopping) là gì?

Google Shopping Ads là quảng cáo mua sắm trực tuyến trên Google, cho phép người mua tiếp cận những thông tin cơ bản (hình ảnh, giá cả và web bán) về sản phẩm nhanh chóng nhất.

Quảng cáo mua sắm của Google vận hành dựa trên 2 nền tảng: Google Ads và Google Merchant Center. Trong đó, Google Merchant Center là nơi lưu giữ tất cả những thông tin chi tiết về sản phẩm theo định dạng riêng của Google, còn Google Ads là nơi bạn có thể điều chỉnh chi phí, đấu giá và tối ưu quảng cáo nhằm tiếp cận được những người dùng tiềm năng hiệu quả nhất.

Dưới đây là ví dụ cách hiển thị của quảng cáo mua sắm trực tuyến cho từ khóa tìm kiếm "điện thoại vivo V20". Thay vì sử dụng từ khóa "điện thoại vivo V20", những gợi ý trong quảng cáo Google Shopping chỉ đề cập đến các thuộc tính nổi bật: RAM 8GB và ROM 128GB cùng mức giá của sản phẩm.

Hình 1: Ví dụ về Quảng cáo mua sắm điện thoại vivo V20

Google Shopping Ads hiện đang là kênh quảng cáo có độ cạnh tranh cao, đang thu hút sự chú ý của các nhà bán lẻ trực tuyến. Để chạy chiến dịch Google Shopping Ads hiệu quả, bạn cần phải tích lũy thêm nhiều kiến thức về kênh quảng cáo này. Dưới đây là những công việc bạn cần làm để chạy quảng cáo mua sắm trực tuyến trên Google:

Tổng hợp dữ liệu sản phẩm

Yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm khi chạy quảng cáo mua sắm là xây dựng kho dữ liệu sản phẩm. Những thông tin chi tiết về sản phẩm sẽ được sắp xếp theo định dạng riêng của Google. Chẳng hạn như bảng tính dưới đây, người bán cần nhập các trường: ID, tiêu đề, mô tả sản phẩm, tình trạng, giá cả, có sẵn hay phải đặt trước...

Google_Merchant_Center_feed_template_in_Google_Sheets Hình 2: Bảng tính các thông tin về sản phẩm

Nếu bạn đang bán sản phẩm của mình trên các sàn thương mại điện tử lớn, bạn có thể sử dụng ứng dụng hoặc plugin giải quyết vấn đề này nhanh chóng hơn. 

Cập nhật dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center

Google Merchant Center (một công cụ miễn phí khác của Google) là công cụ lưu trữ các dữ liệu chi tiết về sản phẩm cho chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Google Merchant Center là cầu nối dữ liệu sản phẩm của bạn với hệ thống của Google. Một số nền tảng (Shopify, Magento) sẽ kết nối thẳng thông qua API. Đối với những nền tảng khác, bạn có thể sẽ phải thêm dữ liệu theo cách thủ công.

Trong Google Merchant Center, bạn có thể biết chi tiết về chất lượng của thông tin bạn đã cung cấp:

google-Merchant-center-chẩn đoán-tổng quan Hình 3: Google Merchant Center

Từ những dữ liệu sản phẩm bạn cung cấp, Google Merchant Center đánh giá và báo lỗi để nhà bán lẻ chỉnh sửa cho phù hợp.

các vấn đề-google-merchant-center-account Hình 4: Nguồn dữ liệu sản phẩm chuẩn bị để quảng cáo

Khi tất cả các lỗi đã được xử lý xong, bạn đã sẵn sàng chuyển nó qua Google Ads!

Sử dụng Smart Shopping (Mua sắm thông minh) hay Standard Shopping (Chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn)?

Trước khi thiết lập chiến dịch quảng cáo mua sắm trực tuyến, bạn cần hiểu về Smart Shopping và Standard Shopping để quyết định sử dụng loại chiến dịch nào phù hợp.

chiến dịch mua sắm thông minh-so với-tiêu chuẩn-mua sắm Hình 5: Mua sắm thông minh so với chiến dịch Mua sắm thông thường

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai phương thức này là với Mua sắm thông minh, Google sẽ tự động hóa rất nhiều thứ mà bạn làm thủ công với Quảng cáo mua sắm chuẩn.

Với chiến dịch Mua sắm thông minh, Google sẽ tự động thực hiện:

  • Đấu thầu từ khoá
  • Vị trí quảng cáo hiển thị
  • Truy vấn tìm kiếm nào đang hiển thị

Tất cả những yếu tố này giúp việc chạy quảng cáo trở nên đơn giản hơn. Bạn chỉ cần chọn danh mục sản phẩm muốn phân phối và thiết lập ngân sách trên website, những việc còn lại Google sẽ lựa chọn thay bạn. Những người lần đầu sử dụng Google Shopping Ads sẽ dễ dàng bị cuốn vào loại quảng cáo tự động này. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là việc tối ưu quảng cáo để giảm chi phí và tăng lợi nhuận trở nên khó khăn hơn.  

Vì thế, nếu bạn là một người chạy quảng cáo dày dặn kinh nghiệm thì có thể thử với chiến dịch mua sắm thông minh. Còn nếu bạn mới tập tành trong lĩnh vực chạy quảng cáo, quảng cáo mua sắm chuẩn sẽ phù hợp với bạn. 

Sử dụng từ khóa phủ định

Trên thực tế, rất khó lựa chọn chính xác từ khoá để quảng cáo mua sắm của bạn được hiển thị. 

Thay vì loay hoay tìm kiếm các từ khóa chính xác, bạn có thể chiếm được vị trí quảng cáo bằng việc sử dụng các từ khóa phủ định. Những loại từ khóa phủ định như miễn phí, thủ công, hoàn tiền... thường có tần suất sử dụng cao trong những lượt tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực sẽ những từ khóa phủ định phù hợp. Bạn có thể lọc những loại từ khóa này trong quá trình nghiên cứu từ khóa hoặc từ các chiến dịch quảng cáo trước đó.

Đấu thầu từ khoá

Đấu thầu từ khóa ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách của chiến dịch. Vì thế chiến lược đặt giá thầu hiệu quả luôn là bước quan trọng khi bắt tay vào chiến dịch quảng cáo mua sắm trực tuyến. 

Tuy nhiên, bạn có thể gặp rắc rối với mục tiêu tối đa hóa số lượt nhấp (CPC). Vì vậy, nếu bạn vừa mới chạy quảng cáo, hãy sử dụng CPC thủ công. Sau khi có dữ liệu chuyển đổi, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm các chiến lược đặt giá thầu tự động như CPC nâng cao hoặc ROAS mục tiêu.

Cấu trúc Chiến dịch quảng cáo mua sắm trực tuyến

Cấu trúc chiến dịch quảng cáo mua sắm rất đơn giản bao gồm một nhóm quảng cáo và một nhóm sản phẩm duy nhất.

google-shopping-catch-all-campaign Hình 6: Google Shopping Smart

Một số cá nhân hay doanh nghiệp khi chạy quảng cáo thường chia các nhóm sản phẩm để đặt giá thầu khác nhau cho từng sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất họ gặp phải là với việc thiết lập mặc định này,  bạn phải trả số tiền cố định cho bất kỳ tìm kiếm nào mà Google lựa chọn đối sánh với các sản phẩm.

Chẳng hạn: Nếu bạn đang bán đầu CPU máy tính bàn trong hình phía dưới:

Hình 7: sản phẩm Acer ConceptD 500
  • Bạn muốn quảng cáo cho "thùng CPU" sẽ hiển thị ra những truy vấn tìm kiếm nào?
  • Bạn có chấp nhận trả ngang giá cho mỗi nhấp chuột vào từ khoá "thùng CPU" thay vì "Acer ConceptD 500" trong cùng một mẫu quảng cáo

Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời của mình, hãy tham khảo thông tin chi tiết sau đây.

Trong cụm từ tìm kiếm "Acer ConceptD 500" bao gồm thương hiệu và tên sản phẩm, có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn ít nhất 2 lần so với cụm từ đầu tiên là "thùng CPU". Điều đó có nghĩa là một nhấp chuột vào quảng cáo sau khi ai đó tìm kiếm từ khoá "Acer ConceptD 500" có giá trị hơn rất nhiều đối với từ khóa chung chung "thùng CPU". Và khả năng tăng doanh thu của từ khóa thương hiệu sẽ cao hơn rất nhiều so với từ khóa chung chung.

Bây giờ bạn làm thế nào để thực hiện điều này?

Thay vì có một chiến dịch nhắm mục tiêu tất cả các truy vấn tìm kiếm, bạn đã tạo (gần như) các chiến dịch trùng lặp nhắm mục tiêu một nhóm từ khóa khác và có CPC tối đa khác. Nếu chúng ta xem xét ví dụ trên, chúng ta có thể có một chiến dịch nhắm mục tiêu tất cả các từ khoá tìm kiếm bao gồm tên thương hiệu (“Acer”) và tên sản phẩm (“Acer ConceptD 500”), đi kèm thêm một chiến dịch nhắm các mục tiêu tìm kiếm khác.

Sử dụng nhãn tùy chỉnh cho chiến dịch mua sắm

Một cách khác để chạy các chiến dịch hiệu quả hơn là phân bổ ngân sách cho các sản phẩm đang bán chạy, có tỷ suất lợi nhuận tốt hoặc lợi nhuận tổng thể tốt. Logic đó không có trong Google Ads, nhưng bằng cách sử dụng nhãn tùy chỉnh, bạn có thể thêm nó vào nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của mình.

Quảng cáo trưng bày mặt hàng

Nếu như chiến dịch mua sắm thông minh và chiến dịch mua sắm tiêu chuẩn có chung một định dạng quảng cáo, Quảng cáo trưng bày mặt hàng sử dụng định dạng hoàn toàn khác biệt.

showcase-shopping-ads-cookware Hình 8: Ví dụ về Quảng cáo trưng bày mặt hàng cho dụng cụ nấu ăn

Thay vì hiển thị một sản phẩm duy nhất, Quảng cáo trưng bày mặt hàng hiển thị nhiều loại sản phẩm từ nhà bán lẻ đó. Khi bạn nhấp vào ảnh ban đầu sẽ nhìn thấy các sản phẩm phù hợp với từ khóa tìm kiếm:

mở rộng-trưng bày-mua sắm-quảng cáo-đồ nấu ăn Hình 9: Ví dụ về Quảng cáo trưng bày mặt hàng mở rộng cho dụng cụ nấu ăn

Quảng cáo trưng bày mặt hàng chủ yếu xuất hiện trên thiết bị di động cho các từ khóa chung chung như “đồ nấu ăn” hoặc “nệm”.... Khi quảng cáo trưng bày mặt hàng xuất hiện, những quảng cáo mua sắm khác sẽ không hiển thị. 

Mặc dù, mẫu quảng cáo trưng bày mặt hàng chưa tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng hiển thị cho các tìm kiếm đầu phễu ( TOFU - Top OF Funnel) và hỗ trợ quá trình chuyển đổi. 

Do đó, bạn đừng nên mong đợi quá nhiều từ kết quả về mặt doanh thu từ loại quảng cáo này và nên xem nó như một thử nghiệm cho các chiến dịch thông thường. 

Điều chỉnh giá thầu

Điều chỉnh giá thầu là việc tăng hoặc giảm CPC dựa trên đặc điểm của người dùng. Bạn có thể điều chỉnh giá thầu tăng từ -100% đến vô cùng.

Ví dụ: Bạn có thể giảm CPC tối đa của mình xuống 45% trên nền tảng thiết bị di động nếu các nhấp chuột đến từ thiết bị di động mang lại giá trị thấp.

Điều chỉnh giá thầu có thể phụ thuộc vào :

  • Thiết bị
  • Lịch trình quảng cáo
  • Vị trí hiển thị 
  • Đối tượng khách hàng (xem phần tiếp theo)

Tham khảo thêm tài liệu hỗ trợ của chính Google để có kiến thức tổng quan về tất cả các điều chỉnh giá thầu.

Đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng là một loại điều chỉnh giá thầu đặc biệt. Tại đây, bạn có thể điều chỉnh giá thầu dựa trên việc phân loại khách truy cập thành các nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ: Bạn có thể tăng CPC tối đa của mình lên 70% cho một khách truy cập đã truy cập vào trang web của bạn và bắt đầu thanh toán, nhưng không hoàn thành.

Lưu ý: Hãy chọn thêm Đối tượng mục tiêu vào chiến dịch dưới dạng Observation (Quan sát), thay vì Targeting (Nhắm mục tiêu). Bởi, nếu bạn lựa chọn Targeting sẽ loại trừ tất cả khách truy cập khác khỏi chiến dịch.

quan sát nhắm mục tiêu theo đối tượng của quảng cáo google Hình 12: Nhắm mục tiêu và quan sát Đối tượng trong Google Ads

Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu sản phẩm

Quảng cáo mua sắm của Google vận hành dựa trên thông tin mà bạn cung cấp trong nguồn cấp dữ liệu sản phẩm Google Merchant Center. Vì vậy, phương pháp tốt nhất để quảng cáo mua sắm đạt hiệu quả cao là tối ưu hóa thông tin bạn cung cấp trong nguồn cấp dữ liệu của mình. Dưới đây là ba điều cần phải cải thiện trong thông tin sản phẩm:

1 - Tối ưu tiêu đề sản phẩm

Tiêu đề của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hiển thị của quảng cáo mua sắm. Nếu trong tiêu đề bạn không có từ khoá hoặc chứa từ khoá không phù hợp, Google sẽ không hiển thị quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Vì thế, bạn cần phải nghiên cứu từ khóa trước khi tiến hành chiến dịch quảng cáo mua sắm trên Google. 

Bên cạnh đó, bạn cần tối ưu hóa là thứ tự từ ngữ. Trong quảng cáo mua sắm, một phần trong tiêu đề sẽ cắt bỏ, vì thế bạn phải đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất của mình nằm ở đầu tiêu đề.

2 - Số nhận dạng sản phẩm duy nhất (UPI)

Số nhận dạng sản phẩm duy nhất (UPI) dùng để xác định sản phẩm bạn đang bán trên trang web thương mại toàn cầu.

Số nhận dạng sản phẩm duy nhất bao gồm Mã số sản phẩm thương mại toàn cầu (GTIN), Mã số linh kiện của nhà sản xuất (MPN) và tên thương hiệu.

Bạn cần cập nhật số nhận dạng sản phẩm duy nhất ngay từ đầu để đảm bảo sản phẩm được hiển thị trên quảng cáo. Nếu sản phẩm của bạn có số nhận dạng sản phẩm duy nhất, đặc biệt là GTIN, sẽ giúp quảng cáo và trang thông tin trở nên giàu thông tin hơn và giúp người dùng dễ tìm thấy hơn.

3 -Làm nổi bật hình ảnh sản phẩm 

Nếu bạn đang bán sản phẩm mà những người khác cũng đang bán, hãy cân nhắc sử dụng các hình sản phẩm tự chụp để tạo sự khác biệt. Bạn có thể chụp góc khác của sản phẩm hoặc dùng app để chỉnh sửa hình ảnh sản phẩm.

Quảng cáo Remarketing của Google

Quảng cáo Google Remarketing là là cách quảng cáo lại sản phẩm hay dịch vụ cho những khách hàng đã có tương tác (xem, cho vào giỏ hàng) nhưng nhưng không hoàn tất các thao tác như bạn mong muốn.

Quảng cáo Remarketing là loại Quảng cáo hiển thị hình ảnh đặc biệt xuất hiện trên website khác nhưng chỉ dành cho những người đã từng vào trang web của bạn, còn những người khác sẽ không thấy. Ví dụ : Hình ảnh dưới đây là mẫu quảng cáo Google Remarketing mà người dùng nhận được sau khi truy cập website mahabis.com.

mahabis-google-remarketing-ad Hình 13: quảng cáo remarketing

Nếu bạn muốn thử, hãy truy cập mahabis.com và để mẫu quảng cáo của họ theo đuổi bạn trong những tuần tới. Chúng là ví dụ điển hình về chương trình remarketing chuẩn mực. Nếu bạn truy cập trang web của họ, họ sẽ làm bạn ám ảnh trong nhiều tháng tới.

Một điều quan trọng cần đề cập đến là bạn nên thử xem Quảng cáo tiếp thị lại có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không. Đối với một số khách hàng , đây là loại hình quảng cáo thu được kết quả tốt, nhưng đối với những loại hình sản phẩm hay dịch vụ khác, rất khó để thu lại lợi nhuận từ loại quảng cáo này.

Có 2 nhóm chiến dịch tiếp thị lại lớn: chiến dịch tĩnh hoặc động.

Static Remarketing Campaign (remarketing tĩnh)

Chiến dịch remarketing tĩnh cho phép hiển thị cùng một quảng cáo cho mọi khách truy cập. Mặc dù bạn có thể tạo quảng cáo riêng biệt cho khách truy cập vào các trang cụ thể trên website, nhưng tất cả họ đều sẽ thấy chỉ cùng một mẫu quảng cáo. Quảng cáo Mahabis ở trên là một ví dụ cụ thể.

Dynamic Remarketing Campaign (remarketing động)

Thay vì tạo ra các quảng cáo trùng lặp với mọi khách truy cập, chiến dịch remarketing động được liên kết với nguồn cấp dữ liệu cho phép Google hiển thị quảng cáo "tùy chỉnh" cho người dùng đó.

Quảng cáo remarketing động sẽ hiển thị lại những sản phẩm mà khách từng xem hay từng quan tâm gần đây. Những quảng cáo loại này thoạt nhìn rất quen thuộc, nhưng khi hiển thị các sản phẩm mà mọi người đã xem gần đây sẽ tạo ra hiệu quả rất tốt. Nếu bạn thấy kết quả, bạn có thể đầu tư thêm nguồn lực để làm cho chúng trông đẹp mắt hơn.

 Cách tạo chiến dịch remarketing hiệu quả

Khi tạo Quảng cáo remarketing, bạn sẽ không tìm nơi để chọn quảng cáo tĩnh hoặc động, bởi Google định danh các chiến dịch này là Quảng cáo hiển thị hình ảnh tương ứng. Giao diện của trang tạo quảng cáo remarketing như sau:

Hình 14: Nhiều tùy chọn để tạo Quảng cáo hiển thị hình ảnh tương ứng tốt

Sự khác biệt của 2 loại chiến dịch quảng cáo động và tĩnh là những thông tin bạn cần cung cấp cho Google. Đối với quảng cáo remarketing tĩnh, những nội dung này là tiêu đề, biểu tượng, ​​hình ảnh, mô tả và thậm chí cả video.

Đối với quảng cáo động, ngoài những nội của quảng cáo remarketing tĩnh, bạn cần tạo một thư viện sản phẩm để Google hiển thị. Tuy nhiên, với loại quảng cáo remarketing này, bạn không thể kiểm soát quảng cáo hoặc các yếu tố kích hoạt. 

google-responsive-display-ads-asset-report Hình 15: Nội dung nào của Quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng hoạt động tốt nhất

Đối tượng remarketing

Sự khác biệt lớn nhất giữa remarketing tĩnh và động là mã theo dõi (tracking code) bạn cần đặt trên trang web của mình. Đối với remarketing tĩnh, bạn chỉ cần cài một mã duy nhất. Dựa vào đó, bạn có thể nhắm mục tiêu những khách truy cập đã (hoặc chưa) đến các trang cụ thể.

Còn với remarketing động, bạn sẽ cần thêm mã phức tạp hơn để cho phép Google so sánh những sản phẩm mà một người dùng cụ thể đã truy cập. Sau khi hiểu các hành vi khi truy cập trên website của khách hàng,  Google sẽ giúp bạn tạo những chân dung khách hàng tương đối cụ thể:

Hình 16: Lựa chọn đối tượng remarketing

Nhờ đó bạn sẽ lên được mục tiêu chính xác cho những khách truy cập có nhiều khả năng chuyển đổi: những người bỏ giỏ hàng hoặc thanh toán. Nếu bạn bắt đầu thu được lợi nhuận, bạn có thể mở rộng từ đó.

Tổng kết

Khi bạn có nhu cầu quảng bá sản phẩm để tiếp cận người dùng, bạn có thể sử dụng Quảng cáo mua sắm của Google. Sau khi tiếp cận được đúng những người quan tâm nhưng vẫn chưa đem lại được chuyển đổi, remarketing hay tiếp thị lại sẽ giúp quảng bá lại những sản phẩm của bạn đến với các khách hàng tiềm năng này.