Thư viện Facebook Ads - Công cụ tuyệt vời để học hỏi từ đối thủ cạnh tranh

06/04/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

 

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu những đối thủ của bạn chạy quảng cáo Facebook như thế nào? Liệu bạn có thể học hỏi những gì từ chiến lược của họ?

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn cách sử dụng thư viện Facebook Ad để tìm hiểu cách các thương hiệu làm quảng cáo trên Facebook.

Tại sao nên nghiên cứu quảng cáo của đối thủ cạnh tranh trong thư viện Facebook Ad?

Cạnh tranh trong quảng cáo Facebook đang ngày càng gay gắt đòi hỏi các nhà làm quảng cáo phải liên tục đổi mới, sáng tạo. Đây là điều nghe có vẻ dễ dàng nhưng lại vô cùng thách thức.

Đã qua rồi thời của những bức ảnh tĩnh đơn giản. Ngày này, xu hướng và sở thích của người dùng đã liên tục thay đổi. Điển hình có thể kể đến sự “lên ngôi” của video cũng như ngày càng có nhiều vị trí quảng cáo mới xuất hiện, có thể kể đến như là story ad.

Chính vì vậy, nhu cầu sáng tạo để bắt kịp xu hướng là điều cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có không ít người làm Facebook cảm thấy khó khăn trong việc tạo ra các nội dung có giá trị và thu hút người dùng.

Quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể là một nguồn tham khảo tuyệt vời để khơi dậy cảm hứng sáng tạo cho quảng cáo của doanh nghiệp bạn trên Facebook. Nó có thể giúp bạn biết được đối thủ đang tập trung vào điều gì, họ đang nhắm mục tiêu đến ai và cách tạo khác biệt cho sản phẩm của riêng bạn.

Sử dụng thư viện quảng cáo Facebook như thế nào cho hiệu quả?

1. Truy cập Thư viện Facebook Ad

Đầu tiên, để truy cập và Thư viện Facebook ad, bạn hãy vào phần “Tính minh bạch của trang” (Page Transparency). Trên máy tính, phần này sẽ xuất hiện ở phần dưới ở bên trái. Nếu sử dụng điện thoại, bạn chỉ cần cuộn trang một chút và sẽ thấy phần “Tính minh bạch của trang” ở dưới phần “Giới thiệu”.

Hình 1: Kích vào nút “See all” để xem chi tiết Hình 1: Kích vào nút “See all” để xem chi tiết

Bạn hãy kích vào chữ “Xem tất cả” để xem thông tin của trang bao gồm:

- Các tổ chức quản lý trang

- Lịch sử trang

- Quản trị viên của trang

- Những quảng cáo của trang

Trong phần cuối cùng, bạn hãy kích vào nút “thư viện quảng cáo”.

Hình 2: Kích vào nút để đi đến thư viện quảng cáo Hình 2: Kích vào nút để đi đến thư viện quảng cáo

Facebook sẽ tải tất cả những quảng cáo của trang này. Bạn hãy lưu ý rằng nếu trang chạy nhiều quảng cáo thì bạn chỉ có thể thấy được một vài trong số đó.

Bạn cũng có thể tìm thấy một số bộ lọc hữu hiệu để biết được nhiều thông tin hơn, ví dụ: vị trí quảng cáo được chạy, quảng cáo đang chạy hay đã được dừng, số lần hiển thị quảng cáo...

Hình 3: Các bộ lọc quảng cáo Hình 3: Các bộ lọc quảng cáo

Mỗi quảng cáo trong thư viện sẽ hiển thị gồm: tổng thể quảng cáo, bản sao, các tiêu đề. Khi click vào quảng cáo bạn sẽ được link đến URL đích mà người dùng truy cập khi họ click vào. Tuy nhiên, nếu vị trí đặt quảng cáo là một dạng story thì quảng cáo sẽ không thể kích vào từ màn hình xem trước.

Xem chi tiết quảng cáo Hình 4: Xem chi tiết quảng cáo

Mục Ad Details cũng sẽ cho bạn biết được ID của quảng cáo cũng như số lần quảng cáo được chỉnh sửa.

Bạn sẽ có thể biết được trang đích mà người dùng được hướng đến Hình 5: Bạn sẽ có thể biết được trang đích mà người dùng được hướng đến

2. Tạo bảng tính để thống kê các quảng cáo

Khi bạn click vào dấu ba chấm ở góc trên bên phải màn hình thì để hiển thị thư viện quảng cáo sẽ mang đến bạn rất nhiều thông tin gồm các tùy chọn: báo cáo quảng cáo, sao chép link của quảng cáo.

Bạn có thể lưu lại liên kết của các quảng cáo vào trang tính riêng Hình 6: Bạn có thể lưu lại liên kết của các quảng cáo vào trang tính riêng

Bạn có thể tạo một bảng tính đơn giản để lưu tất cả các liên kết, thông tin quảng cáo vào. Bạn hãy gom các link thành từng nhóm để dễ dàng quản lý. Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo tuyệt vời để bạn có thể lên ý tưởng cho quảng cáo của doanh nghiệp bạn.

3. Tham khảo các khuyến mãi thời vụ

Tính thời vụ, khuyến mãi theo mùa, sự kiện là điều mà bạn cần quan tâm khi nghiên cứu quảng cáo đối thủ. Lấy ví dụ vào thời điểm mùa bóng đá đang sôi nổi thì sẽ là thời điểm vàng để chạy quảng cáo cho dụng cụ luyện tập, các thực phẩm sức khỏe.

Hình 7: Lễ hội và sự kiện là thời điểm nhiều thương hiệu tăng cường quảng cáo Hình 7: Lễ hội và sự kiện là thời điểm nhiều thương hiệu tăng cường quảng cáo

Những thông tin này có thể sẽ rất hữu ích. Điều dễ nhận thấy nhất chính là vào các ngày lễ, sự kiện mang tính thời vụ, các doanh nghiệp thường tung chương trình giảm giá. Bạn có thể tham khảo để lên ý tưởng cho chương trình của doanh nghiệp hoặc nếu đối thủ không có những chương trình khuyến mãi thì sẽ là cơ hội để doanh nghiệp bạn tạo sự khác biệt.

4. Phân tích loại quảng cáo Facebook mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng

Thông qua các định dạng quảng cáo mà đối thủ đang sử dụng, bạn có thể học hỏi để chọn được định dạng quảng cáo phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cũng như khách hàng mục tiêu.

Ví dụ, khi xem xét quảng cáo của một trang đối thủ nào đó, bạn biết được kích thước video, cách họ đặt nút kêu gọi hành động..để áp dụng tương tự cho quảng cáo của bạn.

Hình 8: Bạn có thể tham khảo video của đối thủ Hình 8: Bạn có thể tham khảo video của đối thủ

Hãy đặc biệt chú ý đến các quảng cáo có các KOLs cũng như lời chứng thực. Đồng thời, đừng quên để tâm đến quảng cáo dạng cuộn. Đây cũng là một định dạng mà bạn nên thử nghiệm.

Định dạng quảng cáo cuộn Hình 9: Định dạng quảng cáo cuộn

5. Nhận định thông điệp của chiến dịch

Mỗi chiến dịch marketing thường sẽ có những thông điệp trọng tâm và được điều chỉnh cho từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Điều này sẽ giúp tạo sự nhất quán trong thông điệp và thương hiệu trong khi vẫn đảm bảo tính cá nhân hóa cho các khách hàng.

Bạn cần nghiên cứu xem liệu đối thủ cạnh tranh có đang truyền tải những thông điệp mang tính cá nhân hóa hay không. Điều này cũng có thể sẽ mang đến những ý tưởng để bạn sáng tạo theo cách của riêng mình.

Lấy ví dụ về quảng cáo của trang Target vào tháng 1, hầu như các quảng cáo này đều tập trung vào chủ đề chăm sóc da. Tất cả các quảng cáo đều được xây dựng với hình ảnh sản phẩm bắt mắt được dựng trên những background màu sáng cùng các tiêu đề nhấn mạnh sự chăm sóc mang tính cá nhân hóa. Quảng cáo muốn chỉ ra rằng mọi người có thể mua hàng tại Target và sử dụng tại nhà.

Hình 10: Quảng cáo của thương hiệu Target về chăm sóc da Hình 10: Quảng cáo của thương hiệu Target về chăm sóc da

Cách tiếp cận này rất phù hợp trong thời điểm năm mới khi mà mọi người luôn tìm kiếm sự mới mẻ cho bản thân. Bạn có thể tham khảo cách xây dựng quảng cáo này, thay đổi một vài yếu tố sao cho phù hợp với thương hiệu của mình.

6. Lưu ý thời gian quảng cáo Facebook bắt đầu và kết thúc

Lấy ví dụ về thương hiệu Target, bạn có thể thấy một vài thông điệp về ngày Valentine được đăng sớm vào ngày 18/1.

Quảng cáo mang thông điệp ngày lễ tình nhân Hình 11: Quảng cáo mang thông điệp ngày lễ tình nhân

Trong thư viện quảng cáo cũng có bộ lọc ngày để giúp bạn có thể xem những quảng cáo nào đang chạy trong một thời điểm nhất định. Từ đó, bạn có thể đánh giá sơ bộ về hiệu suất của đối thủ cũng như có các chiến lược phù hợp hơn.

Đối với các trường hợp khác biệt một chút thì sao? Lấy ví dụ về dịch covid -19….Do ảnh hưởng của dịch, nhiều trường học phải cho học sinh học trực tuyến. Nếu thông thường, các chiến dịch quảng cáo về đồ dùng học tập, các khuyến mãi của mùa tựu trường sẽ được chạy vào cuối mùa hè thì trong năm covid, mọi chuyện đã khác.

Hình 12: Bộ lọc ngày giúp bạn tìm các quảng cáo trong thời điểm nhất định Hình 12: Bộ lọc ngày giúp bạn tìm các quảng cáo trong thời điểm nhất định

Hãy lưu ý một chút về thời điểm kết thúc của quảng cáo bởi nó có thể đánh lừa bạn. Thông thường, quảng cáo sẽ được tắt nếu như chúng không hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quảng cáo có thể kết thúc vì nó được quy định thời gian chạy cố định chứ không liên quan đến hiệu suất.

7. Lưu ý các quảng cáo tương tự

Khi bạn xem quảng cáo của đối thủ, hãy chú ý vào các quảng cáo có hình ảnh giống/tương tự nhau nhưng nội dung khác nhau để lấy ý tưởng cho nhiều chiến dịch khác nhau cho cùng một sản phẩm.

Hình 12: Hình ảnh giống nhau nhưng khác biệt trong nội dung Hình 12: Hình ảnh giống nhau nhưng khác biệt trong nội dung

Hình 13: Một chút thay đổi trong hình ảnh đã tạo ra một bài quảng cáo mới

Hình 13: Một chút thay đổi trong hình ảnh đã tạo ra một bài quảng cáo mới

Kết luận

Việc Facebook cho phép tìm hiểu quảng cáo của một trang nào đó mang đến cơ hội cũng như nhiều thách thức. Nếu bạn biết tận dụng thì đây chắc chắn sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn học hỏi từ đối thủ để sáng tạo nội dung.

Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng bạn không thể nào biết được cách đối thủ đang nhắm mục tiêu. Vì vậy, việc sáng tạo và nhắm mục tiêu luôn phải đi đôi với nhau dù là quảng cáo trên Facebook hay Instagram. Dù bạn có sáng tạo nội dung tốt đến đâu nhưng nhắm sai mục tiêu thì cũng hoàn toàn vô nghĩa.

Cuối cùng, thông qua quảng cáo của đối thủ, bạn sẽ biết được những gì cần tập trung, những gì cần tránh để phù hợp với thương hiệu của riêng mình.