Giải pháp quản lý và theo dõi dữ liệu thống kê

18/08/2020 - Vy Hoang Cong Nhut

Đối với mỗi marketer, ngoài việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, việc quản lý, theo dõi và phân tích các dữ liệu thống kê cũng quan trọng không kém. Mọi sai sót trong quy trình quản lý dữ liệu đều ảnh hưởng trải nghiệm của người dùng trên website hay hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Việc luôn theo dõi các thay đổi sẽ giúp dữ liệu an toàn, không bị mất và không bị lỗi bởi các sai số. Bài viết dưới đây, MangoAds sẽ chia sẻ bốn kỹ thuật giúp nhà phân tích và người làm marketing giảm thiểu mức độ sai số trong dữ liệu bằng Google Analytics.

Các tài khoản và hồ sơ của Google Analytics

Google Analytics là công cụ cho phép thu thập dữ liệu và tạo ra các báo cáo thống kê liên quan người dùng trên 1 web nhất định. Có ba yếu tố bạn cần phải được quan tâm là:

  1. Tài khoản: Khi tạo tài khoản trên Google Analytics, bạn sẽ có một mã ID riêng để theo dõi nhiều trang web khác nhau.
  2. Thuộc tính web: thuộc tính web cũng có ID riêng – là mã ID tài khoản kết hợp thêm một vài chữ số – giúp dữ liệu không bị trùng lặp.
  3. Hồ sơ: chứa đựng báo cáo của trang web. Hồ sơ này quyết định loại dữ liệu nào sẽ xuất hiện trên báo cáo. Bạn có thể dùng bộ lọc để khoanh vùng dữ liệu. Ví dụ như, một hồ sơ chỉ có dữ liệu từ người dùng tại Mỹ, hoặc từ người dùng mới, vv. Hồ sơ sẽ sử dụng ID từ tài khoản và thuộc tính để tổng hợp dữ liệu.
Hình 1: Sơ đồ thể hiện dữ liệu thu được từ tài khoản trên Google Analytics

Tuy nhiên, Google Analytics chỉ cho phép quản trị viên tài khoản được phép xem các báo cáo, những người dùng khác của tài khoản chỉ có quyền xem các hồ sơ nhất định.

Tạo một hồ sơ phân tích thử nghiệm

Chẳng hạn bạn đang đọc một tài liệu về việc tạo một bộ lọc để chuyển toàn bộ chuỗi ký tự URIs (định dạng tài nguyên thống nhất) sang chữ cái thường cho tất cả các hồ sơ và muốn đánh giá mức độ ảnh hưởng đến dữ liệu.

Cách tốt nhất là tạo hai hồ sơ với cùng một cài đặt (hồ sơ thật và hồ sơ thử nghiệm), sau đó chỉ áp dụng bộ lọc cho hồ sơ thử nghiệm. Nhờ đó, bạn có thể kiểm tra và so sánh dữ liệu xem có vấn đề gì không.

Tạo một tài khoản phân tích thử nghiệm

Khi làm công việc phân tích dữ liệu Web, bạn có thể từng bị mất dữ liệu do sơ suất. Để tránh điều này bạn cần có xây dựng Quy trình Phân tích dữ liệu Web.

Bất kỳ thay đổi về dữ liệu cần được xem xét cẩn thận. Hầu hết các trang web đều có trang phụ để thử nghiệm các thay đổi trước khi chính thức đưa vào thực hiện, bạn nên sử dụng một tài khoản Google Analytics mới để theo dõi sự thay đổi. Đây kỹ thuật kiểm tra nâng cao so với thay đổi bộ lọc đã nhắc đến ở trên.

Theo dõi những thay đổi và cấu hình hồ sơ

Đánh dấu dự kiện là một trong những yếu tố quan trọng để phân tích dữ liệu và xem xét các thay đổi từ nhân tố bên ngoài và của chính website. Vì vậy, bạn cần có một nhật ký ghi lại những thay đổi đã ảnh hưởng đến dữ liệu, cũng như những thay đổi trong quá trình làm marketing.... Bên dưới là hai cách để theo dõi dữ liệu chính xác nhất.

Theo dõi những thay đổi bên trong

Sự thay đổi về mục tiêu của trang web, nâng cấp bộ lọc, cập nhật tính năng mới,... đều ảnh hưởng đến dữ liệu trên Google Analytics. Mỗi thay đổi này sẽ tác động đến dữ liệu theo một cách khác nhau. Vì vậy, bạn cần đảm bảo có thể theo dõi những thay đổi này.

Sử dụng Google Docs để thu thập và trình bày những thay đổi ảnh hưởng đến tài khoản Google Analytics. Nhờ đó, mọi người đều có thể nhận biết được tất cả các thay đổi. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo tổng hợp cho tất cả các thành viên trong nhóm.

Theo dõi những thay đổi bên ngoài và thay đổi toàn diện với Annotations

Năm 2010, Google ra mắt một tính năng Annotations cho phép đánh dấu lại những sự kiện thay đổi trên website của bạn từ thống kê trong Google Analytics. Một số trường hợp bạn có thể sử dụng tính năng này là:

  • Chiến dịch marketing ngoại tuyến mới (ví dụ: radio, truyền hình, bảng quảng cáo).
  • Những thay đổi lớn trên trang web (ví dụ: thiết kế, cấu trúc, nội dung). Thay đổi trong việc theo dõi (ví dụ: thay đổi mật mã theo dõi, thêm sự kiện).
  • Thay đổi trong mục tiêu hoặc bộ lọc.

Annotations chỉ nên dùng để đánh dấu những thay đổi về mặt kỹ thuật, do đó, bạn không nên thêm quá nhiều thông tin về thay đổi. Trong trường hớp cần thiết, bạn hãy thêm nhiều chú giải vào biểu đồ trên Google Analytics.

Hình 2: Tạo Annotation trên Google

Kết luận

Bài viết này giúp chúng ta tránh được những trường hợp làm mất dữ liệu quản lý web bằng cách thực hiện các quy trình khiến người dùng phải báo cáo những thay đổi trên tài khoản Google Analytics của họ. Cách này vừa ngăn ngừa các sai sót, mà còn giúp truy tìm nguồn gốc vấn đề, cũng như giải pháp để sửa chữa nhanh chóng.

Google Analytics là một công cụ tuyệt vời hỗ trợ công việc phân tích Website dễ dàng hơn mà bất cứ ai đều có thể sử dụng nó. Hy vọng là bài viết này có thể cung cấp một vài thông tin hữu ích cho bạn.