Người tiêu dùng ngày càng khắt khe và mong đợi nhiều hơn từ các nền tảng mua sắm trực tuyến, tối ưu hóa Ecommerce UX trở thành bí quyết để doanh nghiệp giữ vững vị thế và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trái ngược với những gì bạn nghĩ, giao diện ECommerce UX hiệu quả đòi hỏi cao về thiết kế trực quan của trang web. Hãy cùng MangoAds, khám phá những bí quyết giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử để thành công trong năm 2024.
1. Ecommerce UX là gì?
Ecommerce UX hay trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử là quá trình người dùng trải qua khi tương tác với cửa hàng trực tuyến, bao gồm từ lúc họ truy cập vào trang web, tìm kiếm sản phẩm, xem các danh mục, cho đến khi hoàn tất việc mua hàng. Một thiết kế UX tốt giúp người dùng dễ dàng tìm thấy sản phẩm, từ đó tạo ra một trải nghiệm liền mạch.
Ecommerce UX không chỉ đơn giản là thiết kế một giao diện đẹp mắt, trên thực tế, UX là một khái niệm liên quan đến nhiều yếu tố như tốc độ tải trang, điều hướng trang web, khả năng tương thích với thiết bị di động, nội dung và quảng cáo. Khi website có UX tốt là phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó tăng cường mức độ tương tác và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Hình 1: Minh họa Ecommerce UX (Nguồn: shopify.com)
2. Ecommerce UX bao gồm các yếu tố nào?
Ecommerce UX bao gồm nhiều yếu tố quan trọng và để có thể cạnh tranh hiệu quả các doanh nghiệp cần phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong UX. Dưới đây là những yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc:
Thời gian tải trang
Người dùng ít kiên nhẫn khi trang web tải chậm và họ sẽ rời bỏ trang web để tìm đến đối thủ cạnh tranh. Một nghiên cứu từ Google cho thấy rằng nếu thời gian tải trang tăng từ 1 giây lên 3 giây, tỷ lệ thoát trang sẽ tăng 32%. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải đảm trang web của họ được tối ưu hóa để tải nhanh, dù từ thiết bị nào.
Menu điều hướng
Điều hướng là yếu tố quan trọng giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ cần trên trang web. Khi hệ thống điều hướng được thiết kế tốt, người dùng sẽ thoải mái khám phá các sản phẩm và dịch vụ. Ngược lại, nếu hệ thống điều hướng phức tạp hoặc khó hiểu, người dùng có thể rời bỏ trang web.
Khả năng truy cập
Cửa hàng trực tuyến phải đáp ứng các tiêu chuẩn truy cập mới nhất, tuân theo các quy tắc và hướng dẫn hiện hành nhằm đảm bảo rằng mọi người đều có thể dễ dàng truy cập và sử dụng trang web.
Lập bản đồ hành trình (Journey mapping)
Quá trình vẽ ra các bước mà người dùng sẽ trải qua khi tương tác với website. Bản đồ hành trình giúp xác định và hiểu rõ từng bước người dùng thực hiện, từ lúc họ truy cập vào trang web cho đến khi hoàn thành mục tiêu mua hàng.
>>> Xem thêm: Cách xây dựng bản đồ hành trình khách hàng trên Google
Tương thích với thiết bị di động
Theo Business Insider dự đoán thương mại điện tử di động sẽ chiếm khoảng 42,9% tổng doanh số thương mại điện tử vào năm 2024. Vì thế, nếu trang web của bạn không tương thích tốt với các thiết bị di động, bạn sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Copywriting (viết quảng cáo)
Copywriting cần phải được thực hiện tập trung vào nhu cầu và mong muốn của người dùng. Nội dung cần phải rõ ràng, súc tích và tập trung vào giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Bạn cần phải biết rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang tìm kiếm điều gì và làm thế nào để sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề của họ.
3. 6 phương pháp nâng cao Ecommerce UX 2024
Để xây dựng Ecommerce UX xuất sắc, bạn cần phải áp dụng các phương pháp tốt nhất. Dưới đây là 6 phương pháp giúp nâng cao UX mà bạn cần phải tuân theo để đảm bảo rằng cửa hàng trực tuyến của bạn có thể cạnh tranh hiệu quả trong năm 2024.
Hình 2: 6 phương pháp nâng cao Ecommerce UX 2024 (Nguồn: MangoAds)
3.1 Ưu tiên chức năng trên hết
Một trong những nguyên tắc cơ bản của UX là chức năng luôn phải được đặt lên hàng đầu. Chức năng của trang web bao gồm thời gian tải trang, độ ổn định và khả năng điều hướng và nếu trang web của bạn gặp phải các vấn đề này người dùng sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang web. Chức năng còn đặc biệt quan trọng đối với website thương mại điện tử, nơi mà người dùng yêu cầu một trải nghiệm mua sắm nhanh chóng và mượt mà.
Một ví dụ điển hình về việc ưu tiên chức năng là trang web của thương hiệu Allbirds. Họ lựu chọn hình ảnh tĩnh thay vì ảnh động, để đảm bảo tất cả người dùng có thể truy cập và điều hướng cửa hàng thành công.
Hình 3: Thương hiệu Allbirds. Họ lựu chọn hình ảnh tĩnh thay vì ảnh động, (Nguồn: shopify.com)
3.2. Xây dựng kênh bán hàng
Thay vì tập trung tạo ra một trang web đẹp và đầy đủ tính năng, bạn nên hướng đến xây dựng kênh bán hàng chất lượng. Một kênh bán hàng tốt là nơi mà khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm dễ dàng và có tỷ lệ thoát thấp.
Ngoài ra, hiểu rõ lý do tại sao người dùng đến trang web của bạn và từ đâu họ đến sẽ giúp bạn thiết kế trải nghiệm người dùng tốt hơn. Cụ thể, những nhóm người truy cập trang web của bạn có thể là:
- Người dùng mạng xã hội đã nhấp vào quảng cáo
- Người tìm kiếm tìm thấy trang web của bạn thông qua truy vấn Google
- Người đăng ký email phản hồi lời kêu gọi hành động
- Khách hàng gần đây truy cập trực tiếp vào trang web của bạn
Mỗi nhóm người truy cập này đều có những kỳ vọng và nhu cầu khác nhau và bạn cần phải thiết kế trải nghiệm người dùng sao cho phù hợp với từng đối tượng.
Cách hiệu quả nhất để xây dựng kênh bán hàng là tạo ra các landing page tối ưu hóa cho từng loại khách hàng khác nhau. Một kênh bán hàng phổ biến cho thương mại điện tử là hướng người dùng từ quảng cáo trên mạng xã hội đến landing pages. Ví dụ từ hình ảnh minh họa bạn có thể thấy cách quảng cáo trên mạng xã hội từ công ty pin di động Shargeek hướng người xem đến landing pages và đi sâu vào chi tiết về sản phẩm nổi bật:
Hình 4: Công ty pin di động Shargeek hướng người xem đến landing pages (Nguồn: shopify.com)
3.3. Thu hút chú ý và ý định người dùng
Tiếp thị là một phần không thể thiếu của UX thương mại điện tử, đây thường là bước đầu tiên trong hành trình của người dùng. Một chiến lược tiếp thị hiệu quả ngoài thu hút sự chú ý của người dùng mà còn phải hiểu rõ mục đích của họ, từ đó dẫn dắt họ đến với trang web của bạn và thúc đẩy họ thực hiện hành động mua hàng.
Có hai loại người dùng chính mà bạn cần phải quan tâm trong chiến lược tiếp thị của mình:
- Người dùng đang duyệt thụ động: Không chủ động tìm kiếm sản phẩm của bạn, nhưng có thể bị thu hút bởi các quảng cáo hoặc nội dung tiếp thị của bạn
- Người dùng đang tìm kiếm chủ động: Những người dùng đã có nhu cầu rõ ràng và đang chủ động tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
3.4. Viết nội dung tập trung vào người dùng
Một bản sao UX tốt mang lại cảm giác dễ chịu và hỗ trợ người dùng mua sắm hiệu quả. Để làm được điều này, hãy sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, cung cấp chỉ dẫn trong suốt hành trình mua hàng, thêm ngữ cảnh cần thiết, và viết lời kêu gọi hành động phù hợp. Đảm bảo thông tin nhất quán trên các trang và kênh, và luôn hiểu rõ người dùng mục tiêu để đáp ứng kỳ vọng của họ.
Sử dụng ít từ hơn
Sử dụng các cụm từ ngắn gọn và chọn lọc sẽ giúp cung cấp thông tin cần thiết cho người dùng một cách nhanh chóng và dễ hiểu. Đặc biệt, phần trên cùng của landing pages là nơi bạn nên tiết kiệm ngôn ngữ nhất, vì đây thường là khu vực mà các thương hiệu truyền tải thông điệp bán hàng chính và thông tin sản phẩm cốt lõi.
Wireframe bản sao UX
Để tạo khung cho bản sao UX, bạn có thể lập kế hoạch cho nội dung và bố cục landing pages bằng cách sử dụng whiteboard để phác thảo ý tưởng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ trực tuyến miễn phí như Miro, công cụ này cung cấp các mẫu giúp bạn trực quan hóa hành trình người dùng và cấu trúc trang web, cũng như trình bày nội dung của landing pages một cách rõ ràng và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách tạo content thu hút khách hàng Ecommerce
3.5. Thiết kế điều hướng trở nên trực quan
Điều hướng là một yếu tố quan trọng của UX, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách người dùng tương tác với trang web của bạn. Để điều hướng trở nên trực quan, bạn cần phải thiết kế hệ thống menu sao cho dễ hiểu và dễ sử dụng, tránh sử dụng quá nhiều cấp độ menu con, và đảm bảo rằng người dùng có thể tìm thấy những gì họ cần chỉ với một vài lần nhấp chuột.
Một ví dụ về hệ thống điều hướng tốt là trang web của Inkbox, một công ty xăm tạm thời. Trang web của họ có một menu điều hướng rõ ràng, cho phép người dùng duyệt qua các sản phẩm theo danh mục, kích thước, hoặc bộ sưu tập. Ngoài ra, họ cũng cung cấp một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, cho phép người dùng tìm thấy những sản phẩm mà họ yêu thích chỉ với một vài thao tác.
Hình 5: Thiết kế điều hướng trở nên trực quan (Nguồn: shopify.com)
3.6. UX thương mại điện tử cho mobile
Trong bối cảnh mà lưu lượng truy cập di động chiếm phần lớn trên các trang web thương mại điện tử, thì tối ưu hóa trải nghiệm di động trở nên vô cùng quan trọng. Để trang web của bạn hoạt động tốt trên thiết bị di động, bạn cần phải sử dụng thiết kế đáp ứng (responsive design), điều chỉnh kích thước và bố cục của các yếu tố trên trang để phù hợp với màn hình nhỏ hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần tối ưu hóa quy trình thanh toán trên di động, đảm bảo rằng người dùng có thể dễ dàng hoàn thành giao dịch chỉ với một vài thao tác đơn giản. Sử dụng các phương thức thanh toán như Apple Pay, PayPal hoặc momo cũng sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên di động
Cuối cùng, bạn nên thường xuyên kiểm tra và tối ưu hóa trang web của mình trên các thiết bị và trình duyệt khác nhau để đảm bảo rằng nó luôn hoạt động tốt và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
>>> Xem thêm: TOP 10+ xu hướng thiết kế UI/UX cho mobile app
Hình 6: UX thương mại điện tử cho mobile (Nguồn: shopify.com)
4. Những sai lầm phổ biến về Ecommerce UX
Trong quá trình xây dựng và tối ưu hóa UX thương mại điện tử, có một số sai lầm phổ biến mà bạn cần phải tránh để không làm giảm trải nghiệm của người dùng và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của bạn. Dưới đây là những sai lầm thường gặp và cách khắc phục chúng.
Thời gian tải chậm
Hình ảnh có kích thước lớn, video nền, hoặc các yếu tố tương tác phức tạp có thể làm giảm tốc độ tải trang, khiến người dùng mất kiên nhẫn và rời bỏ trang web của bạn. Để tránh sai lầm này, bạn cần phải tối ưu hóa các yếu tố trên trang web của mình để đảm bảo rằng chúng không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Sử dụng hình ảnh có kích thước phù hợp, tránh sử dụng các yếu tố động không cần thiết, và sử dụng các công nghệ tối ưu hóa như bộ nhớ cache và CDN để tăng tốc độ tải trang.
Nội dung không phù hợp
Nếu nội dung trên trang web của bạn không rõ ràng, thiếu thông tin, hoặc không phù hợp với mong muốn của người dùng, họ sẽ khó quyết định mua hàng. Vì vậy, bạn cần viết nội dung một cách cẩn thận, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết.
Hãy tưởng tượng mình là người dùng và suy nghĩ về những gì họ cần biết để cảm thấy yên tâm khi mua sản phẩm của bạn. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng nội dung của bạn gắn kết chặt chẽ với các yếu tố khác trên trang web, như hình ảnh, video, và các tính năng tương tác.
Hành trình người dùng bị “ép buộc”
Một sai lầm phổ biến khác trong UX thương mại điện tử là ép buộc người dùng phải theo một hành trình nhất định để hoàn tất giao dịch. Ví dụ, yêu cầu người dùng phải tạo tài khoản trước khi họ có thể thanh toán là một trong những rào cản lớn khiến nhiều người dùng từ bỏ giỏ hàng.
Bạn nên tập trung tối ưu hóa các trang quan trọng, đảm bảo người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện hành động mà không cần phải trải qua quá nhiều bước không cần thiết. Cần đảm bảo rằng quy trình thanh toán của bạn đơn giản, dễ hiểu, và không yêu cầu người dùng phải cung cấp quá nhiều thông tin không cần thiết.
Kích thước màn hình thiết kế không chuẩn
Một trang web được thiết kế quá tập trung vào thiết bị di động mà quên mất người dùng máy tính để bàn có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần phải đảm bảo rằng các trang trên trang web của bạn được tối ưu hóa cho cả thiết bị di động và máy tính để bàn.
Sử dụng thiết kế đáp ứng để điều chỉnh kích thước và bố cục của các yếu tố trên trang, đồng thời đảm bảo rằng người dùng có thể dễ dàng tương tác với trang web bất kể họ đang sử dụng thiết bị nào.
5. Cách tìm và khắc phục các sự cố Ecommerce UX
Để đảm bảo rằng trang web của bạn luôn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra và khắc phục các sự cố UX. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà bạn có thể sử dụng để tìm ra và khắc phục các vấn đề UX trên trang web của mình.
5.1 Phiên phát lại
Phiên phát lại là một công cụ mạnh mẽ cho phép bạn quan sát cách người dùng tương tác với website của mình. Khi sử dụng phiên phát lại, hãy chú ý đến những hành vi như tạm dừng, quay lại và nhấp chuột nhanh. Những hành vi này có thể cho thấy rằng người dùng đang gặp khó khăn hoặc không thể tìm thấy thông tin mà họ cần. Bằng cách phân tích những phiên phát lại này, bạn có thể xác định được các vấn đề UX và thực hiện các thay đổi cần thiết để khắc phục chúng.
5.2 Phân tích trang
Sử dụng Google Analytics cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về hành vi của người dùng trên trang web của mình. Những dữ liệu Google Analytics sẽ giúp bạn xác định website nào hoạt động kém, từ đó thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện UX.
Ví dụ, nếu bạn nhận thấy rằng trang sản phẩm cụ thể có tỷ lệ thoát cao, có thể là do nội dung hoặc hình ảnh không thu hút được người dùng. Khi phân phân tích các dữ liệu này, bạn có thể xác định nguyên nhân và thực hiện các thay đổi cần thiết để cải thiện trải nghiệm người dùng.
>>> Xem thêm: Một số mẹo thực hành SEO thương mại điện tử chi tiết, dễ hiểu
5.3 Kiểm tra người dùng
Bạn có thể thuê dịch vụ kiểm tra người dùng chuyên nghiệp hoặc nhờ một người bạn chưa từng sử dụng trang web của bạn thử nghiệm. Hướng dẫn họ thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trên trang web, chẳng hạn như yêu cầu mã giảm giá và thanh toán với giỏ hàng có giá trị là 120 đô la, sau đó theo dõi họ cố gắng làm theo các hướng dẫn đó.
Trong quá trình kiểm tra, hãy yêu cầu người dùng kể lại quá trình suy nghĩ của họ, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách họ tương tác với trang web của bạn và phát hiện ra những điểm yếu cần cải thiện.
5.4 Bản đồ nhiệt (Heat maps)
Bản đồ nhiệt là một công cụ hữu ích giúp bạn phân tích sự phân bổ lượt nhấp chuột của người dùng và xem khách truy cập cuộn xuống trang của bạn bao xa. Nếu người dùng bỏ qua một phần của trang, điều này có thể cho thấy rằng phần đó không đủ hấp dẫn hoặc không mang lại giá trị cho họ.
Khi phân tích dữ liệu từ bản đồ nhiệt, bạn có thể xác định những khu vực trên trang cần được cải thiện. Ví dụ, nếu bạn thấy rằng người dùng không cuộn xuống đủ xa để xem một phần quan trọng của trang, bạn có thể điều chỉnh bố cục hoặc thay đổi nội dung để thu hút sự chú ý của họ.
Hình 7: Minh họa Ecommerce UX (Nguồn: hotjar.com)
Kết luận
Thiết kế Ecommerce UX là một quá trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự kiên trì và liên tục cải tiến. Áp dụng các phương từ MangoAds và tránh những sai lầm phổ biến, bạn có thể tạo ra một trải nghiệm mua sắm trực tuyến hấp dẫn, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng. Đầu tư vào UX giúp cải thiện doanh thu, nâng cao sự hài lòng của khách hàng và mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững. Với những bí quyết trên, hy vọng rằng bạn sẽ có thể đạt được thành công trong năm 2024 và xa hơn nữa.