Thương Mại Điện Tử là gì?

13/08/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Thương mại điện tử xuất hiện từ năm 1994, khi Phil Brandenberger mua sản phẩm trực tuyến đầu tiên - ' Ten Summoner's Tales' của Sting. Trải qua hơn một thập kỷ đến năm 2021, hiện nay ước tính có khoảng 27,2% dân số thế giới mua sắm trực tuyến .

Những số liệu thống kê trên cho thấy rằng trong vòng chưa đầy 21 năm, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người dân trên khắp thế giới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về thương mại điện tử thông qua việc xem xét lịch sử hình thành của nó và phân tích dựa trên một số thống kê quan trọng. Bên cạnh đó, MangoAds cũng sẽ giới thiệu đến bạn quá trình phát triển thương mại điện tử, các nền tảng và mô hình kinh doanh để thấy được tác động to lớn của nó đối với thế giới ngày nay.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (E-Commerce) hay thương mại internet và thương mại trực tuyến - là một mô hình kinh doanh có liên quan đến các giao dịch diễn ra trên internet. Các cửa hàng bán sản phẩm trực tuyến là cửa hàng thương mại điện tử hoặc doanh nghiệp thương mại điện tử.

Ví dụ, Amazon.com là một trong những cửa hàng trực tuyến phổ biến nhất trong ngành thương mại điện tử.

Bạn không nên nhầm lẫn giữa thương mại điện tử với kinh doanh điện tử. Mặc dù đôi khi chúng được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng trên thực tế các thuật ngữ này không giống nhau. Thương mại điện tử cho biết cụ thể các giao dịch hàng hóa và dịch vụ, trong khi kinh doanh điện tử đề cập đến tất cả các khía cạnh của việc vận hành một doanh nghiệp internet.

Lịch sử thương mại điện tử

Nền tảng thương mại điện tử được tạo ra vào năm 1979 bởi Michael Aldrich bằng việc kết nối tivi với máy tính bằng đường dây điện thoại của mình. Mặc dù ý tưởng ban đầu của Michael Aldrich có thể không giống như những gì chúng ta biết về thương mại điện tử ngày nay. Nhưng chính ý tưởng đó đã giúp cho các nhà phát triển thương mại điện từ hình thành nên suy nghĩ về một phương thức mua sắm mới mà không cần đến cửa hàng thực.

Vào thời điểm đó, không phải ai cũng may mắn sở hữu cho mình một chiếc máy tính. Chính Bill Gates và Steve Jobs là những người đã giúp máy tính trở nên phổ biến hơn đối với mọi người. Bill Gates thậm chí còn nói rằng mục tiêu của ông là đặt “ một chiếc máy tính trên mọi bàn làm việc và trong mọi ngôi nhà ”. Nếu không có máy tính, thương mại điện tử sẽ không thể phát triển.

Người dùng có thể truy cập vào các nền tảng thương mại điện tử bằng các thiết bị di động hoặc máy tính Hình 1: Người dùng có thể truy cập vào các nền tảng thương mại điện tử bằng các thiết bị di động hoặc máy tính

Năm 1994, Jeff Bezos thành lập Amazon với tư cách là một cửa hàng trực tuyến bán hơn một triệu cuốn sách khác nhau khi mới ra mắt. Giờ đây Amazon đã trở thành một trong những cửa hàng trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới, nơi mà người tiêu dùng có thể mua bất kỳ loại sản phẩm nào.

Vào giữa những năm 1990 và đầu những năm 2000, hầu hết mọi người đều cố gắng trang bị cho mình một chiếc máy tính và điều đó đã giúp mở đường cho sự phát triển của thương mại điện tử. Các công ty chấp nhận thanh toán bằng séc vào đầu những năm 1990 vì không có cổng thanh toán trực tuyến để chuyển tiền từ khách hàng sang doanh nghiệp. Khi PayPal được thành lập vào tháng 12 năm 1998, nó đã đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng với việc thẻ tín dụng bắt đầu được chấp nhận.

Với việc bổ sung Shopify, WordPress và các nền tảng tương tự vào những năm 2000, các doanh nghiệp có thể xây dựng cửa hàng thương mại điện tử của họ một cách dễ dàng mà không cần đến bất kỳ kỹ năng phát triển nào. Từ đó, rào cản gia nhập thị trường đã được hạ xuống. Giờ đây, bất kỳ ai đã có máy tính kết nối internet và một ít vốn trong tay đều có thể thiết lập một cửa hàng thương mại điện tử trực tuyến mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Đến năm 2008, doanh số bán hàng trực tuyến ước tính chiếm 3,4% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa, điều này cho thấy sự tăng trưởng đáng nể của ngành thương mại điện tử. Năm 2014, ước tính có khoảng 12-24 triệu cửa hàng trực tuyến trên toàn thế giới.

Đến năm 2021, nhờ có các tài nguyên trực tuyến như blog, các mẹo, thủ thuật, chiến lược trong ngành mà khoảng cách kiến ​​thức giữa người mới bắt đầu với các chuyên gia thương mại điện tử đang ngày càng bị thu hẹp. Bạn có thể biết được mọi thứ về thương mại điện tử chỉ bằng một cú nhấp chuột.

Ngày nay, bất kỳ ai cũng có thể thiết lập một website thương mại điện tử và nhìn thấy kết quả từ những nỗ lực của mình trong vòng chưa đầy sáu tháng.

Thống kê Thương mại Điện tử

50% người tiêu dùng chọn mua hàng trên các thiết bị di động thay vì cửa hàng thực Hình 2: 50% người tiêu dùng chọn mua hàng trên các thiết bị di động thay vì cửa hàng thực

  • Người ta ước tính rằng, vào năm 2021, doanh số thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt 4,8 nghìn tỷ đô la, điều này cho thấy thương mại điện tử đang là một ngành vô cùng phát triển và có khả năng mang lại lợi nhuận cao.
  • Vào năm 2018, gần 50% người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trên thiết bị di động nhiều hơn tại cửa hàng. Do đó, nhiều chủ cửa hàng phải đảm bảo tối ưu hóa website và quảng cáo trên thiết bị di động để giúp cho sản phẩm của họ dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu.
  • Phụ nữ có xu hướng mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn nam giới. Đối với mỗi 10 đô la chi tiêu trực tuyến , phụ nữ đang chi 6 đô la trong khi nam giới chỉ chi 4 đô la.
  • Theo Millennials, độ tuổi 18-34 có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn những người lớn tuổi. Họ cũng là nhóm người mua kỹ thuật số lớn nhất, chiếm 38,4% người tiêu dùng trực tuyến. .

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng thông qua internet Hình 3: Doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng thông qua internet

Doanh nghiệp thương mại điện tử là một tổ chức hoặc cá nhân tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ qua internet. Đồng thời cho phép người tiêu dùng mua nhanh chóng và hoàn thành giao dịch thương mại điện tử nhanh chóng thông qua một loạt các phương thức thanh toán đơn giản và tiện lợi. Có rất nhiều loại hình kinh doanh thương mại điện tử khác nhau, dựa trên chính mô hình bạn chọn, vì thế chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về những mô hình này trong phần dưới đây.

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến

Có rất nhiều loại hình kinh doanh thương mại điện tử cho bạn lựa chọn. Trong khi đối với thương mại truyền thống, các mô hình kinh doanh bị hạn chế hơn. Có bốn mô hình kinh doanh phổ biến được biết đến rộng rãi là

  • B2B hay Mô hình thương mại B2B, viết tắt của cụm từ business to business được hiểu là khi một doanh nghiệp bán hàng hóa cho các doanh nghiệp khác. Alibaba là một ví dụ về doanh nghiệp B2B, khi các nhà cung cấp của họ bán cho các doanh nghiệp khác. Giá của Alibaba cực kỳ thấp vì chúng là giá bán buôn để cho phép các doanh nghiệp kiếm lợi nhuận từ sản phẩm của họ.
  • B2C hay Mô hình B2C, viết tắt của cụm từ business to consumer ám chỉ việc doanh nghiệp bán hàng hóa cho người tiêu dùng. Nếu bạn quyết định mở cửa hàng bán lẻ trực tuyến của riêng mình, bạn nên bán hàng cho khách hàng thay vì doanh nghiệp. Amazon, Walmart và Apple là những ví dụ về các doanh nghiệp B2C.
  • C2C hay Mô hình C2C, viết tắt của cụm từ consumer to consumer tức là một người tiêu dùng sẽ bán hàng hóa của họ cho những người tiêu dùng khác. Người tiêu dùng thường làm điều này thông qua các website bán hàng trực tuyến như eBay, Craigslist và Etsy. Nhiều người bán trên các website đó không phải là doanh nghiệp, mà chỉ là những người tiêu dùng bình thường, họ bán các sản phẩm mà họ sở hữu dù là hàng cũ hay hàng mới.
  • C2B hay Mô hình C2B, viết tắt của cụm từ consumer to business, là khi người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của chính họ cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức khác. Ví dụ: một nhiếp ảnh gia bán ảnh của họ cho một doanh nghiệp.

Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử là bất kỳ website nào bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên đó. Loại website này có thể tuân theo bất kỳ mô hình kinh doanh thương mại điện tử nào ở trên. Dưới đây, MangoAds sẽ phác thảo các loại website thương mại điện tử phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet.

Các loại website thương mại điện tử phổ biến

  • Website thương mại điện tử bán hàng: Các nhà bán lẻ đã có cửa hàng truyền thống có thể đưa toàn bộ sản phẩm trong cửa hàng của mình lên nền tảng cửa hàng trực tuyến để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tùy chọn này rất phù hợp cho các nhà bán lẻ muốn tăng doanh số bán hàng nhưng không phải ở cửa hàng truyền thống.
  • Website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ : Kinh doanh tự do, và các dịch vụ trực tuyến thuần túy, gần đây đã trở thành một xu hướng phổ biến đặc biệt là khi các website đóng vai trò là liên kết giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng tiềm năng của họ.
  • Website thương mại điện tử bán sản phẩm kỹ thuật số : Các công ty bán sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm hoặc trò chơi điện tử không cần cửa hàng thực để bán sản phẩm của họ. Đơn giản là vì họ chỉ việc cho phép khách hàng của mình tải xuống sản phẩm ngay trên internet.
  • Website thương mại điện tử Dropshipping: Hơi khác so với Website thương mại điện tử bán hàng, dropshipping thực chất là nơi các thương gia bán hàng hóa cho khách hàng trên cửa hàng trực tuyến của họ nhưng họ không giữ bất kỳ hàng tồn kho nào. Thay vào đó, họ tìm nhà cung cấp để bán hàng, đợi khách hàng mua những sản phẩm này và để nhà cung cấp hoàn thành đơn hàng thay họ.

Nền tảng thương mại điện tử là gì?

Các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình trên các nền tảng thương mại điện tử Hình 4: Các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình trên các nền tảng thương mại điện tử

Nền tảng thương mại điện tử là một giải pháp phần mềm cho phép các doanh nghiệp tạo ra các cửa hàng trực tuyến. Trong các cửa hàng trực tuyến này, các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho mọi người trên toàn thế giới, sử dụng dịch vụ giao hàng để vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Ví dụ về nền tảng thương mại điện tử bao gồm Shopify, BigCommerce và Magento.

Shopify được thành lập vào năm 2004 bởi Tobias Lutke , Daniel Weinand và Scott Lake. Vào năm 2019, Shopify hiện có hơn 1.000.000 doanh nghiệp sử dụng nền tảng của họ, và đóng góp 183 tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu. Nền tảng của họ cho phép các chủ cửa hàng cài đặt các ứng dụng khác nhau, từ ứng dụng dropshipping của Oberlo đến ứng dụng Đồng hồ đếm ngược của Hurrify . Shopify được coi là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất với xếp hạng 10/10.

Shopify hiện được đánh giá là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất hiện nay Hình 5: Shopify hiện được đánh giá là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất hiện nay

Ví dụ về thương mại điện tử: Các website thương mại điện tử phổ biến nhất

Amazon

Được thành lập bởi Jeff Bezos, theo Alexa, Amazon hiện đang được xếp hạng 14 website trên toàn thế giới và thứ 3 tại Hoa Kỳ.

Amazon là nền tảng thương mại điện tử được nhiều người tiêu dùng lựa chọn Hình 6: Amazon là nền tảng thương mại điện tử được nhiều người tiêu dùng lựa chọn

Taobao

Taobao được thành lập bởi Jack Ma. Trên toàn cầu, nó xếp hạng 11. Ở Trung Quốc, nó xếp thứ 6.

Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi sản phẩm với một mức giá tương đối rẻ trên Taobao Hình 7: Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi sản phẩm với một mức giá tương đối rẻ trên Taobao

Tmall

Tmall cũng được thành lập bởi Jack Ma. Nó có thứ hạng toàn cầu là 15 và hạng 1 ở Trung Quốc.

Tmall hiện là nền tảng thương mại điện tử số 1 ở Trung Quốc Hình 8: Tmall hiện là nền tảng thương mại điện tử số 1 ở Trung Quốc

AliExpress

AliExpress được thành lập bởi Jack Ma. Nó hiện đang được xếp hạng thứ 40 trên thế giới và thứ 23 ở Hoa Kỳ theo Alexa.

AliExpress là nền tảng thương mại điện tử được thành lập bởi tỷ phú Jack Ma Hình 9: AliExpress là nền tảng thương mại điện tử được thành lập bởi tỷ phú Jack Ma

eBay

eBay được thành lập bởi Pierre Omidyar. Trên Alexa, trang thương mại điện tử này được xếp hạng 33 trên toàn cầu và thứ 9 ở Mỹ.

eBay là nền tảng thương mại điện tử và đấu giá trực tuyến quy tụ nhiều sản phẩm từ khắp mọi nơi trên thế giới Hình 10: eBay là nền tảng thương mại điện tử và đấu giá trực tuyến quy tụ nhiều sản phẩm từ khắp mọi nơi trên thế giới

Flipkart

Flipkart được thành lập bởi Binny Bansal và Sachin Bansal. Theo Alexa, website này được xếp hạng 147 trên toàn cầu và thứ 7 ở Ấn Độ.

Flipkart là nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Ấn Độ Hình 11: Flipkart là nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Ấn Độ

Điều gì làm cho một cửa hàng thương mại điện tử thành công?

Điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử không phải là điều dễ dàng. Nên nhớ rằng việc bạn có một cửa hàng trực tuyến cùng một số hàng hóa để bán không có nghĩa là mọi người sẽ đổ xô đến và mua sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng những gợi ý sau đây để đảm bảo rằng cửa hàng của bạn sẽ thành công.

Tập trung vào người dùng

Với thương mại điện tử, bạn có thể bán bất cứ thứ gì cho bất kỳ ai, nhưng điều quan trọng là bạn phải khiến cho khách truy cập website đủ tin tưởng để mua sản phẩm từ bạn. Chọn chủ đề website, thương hiệu và thông điệp phù hợp cho cửa hàng của bạn và chỉ tập trung vào một hoặc hai đối tượng mục tiêu để bạn không bị choáng ngợp.

Kiểm tra với bạn bè

Bạn có thể mời bạn bè tham gia kiểm tra website và yêu cầu họ thực hiện các bước mua hàng nhằm đảm bảo mọi thứ diễn ra hoàn hảo. Bạn cũng không nên để cho quá trình thanh toán diễn ra quá lâu vì điều đó có thể khiến cho mọi người rời đi trước khi họ đặt hàng.

Được tối ưu hóa cho thiết bị di động

Đảm bảo rằng người dùng có thể mua hàng trên cả thiết bị di động và máy tính bảng. Với sự gia tăng của thương mại di động, việc tối ưu hóa cửa hàng cho điện thoại di động là điều cực kỳ quan trọng để giúp bạn thành công trong kinh doanh.

Hầu hết người tiêu dùng đều chọn mua hàng trên thiết bị di động Hình 12: Hầu hết người tiêu dùng đều chọn mua hàng trên thiết bị di động

Đầu tư vào SEO và PPC

SEO và PPC hướng lưu lượng truy cập đến cửa hàng của bạn, vì vậy việc bỏ lỡ chúng sẽ có thể ảnh hưởng rất lớn đến thành công của cửa hàng bạn. Tìm một nhà tư vấn hoặc đại lý tốt nếu bạn có đủ ngân sách hoặc bắt đầu bằng cách tìm hiểu về SEO thương mại điện tử và áp dụng các chiến lược có liên quan trên cửa hàng của bạn.

Nghiên cứu và phát triển

Đừng bao giờ bằng lòng với những gì bạn làm; hãy liên tục nghiên cứu sản phẩm mới và cách để bán chúng. Bạn không cần phải restock cửa hàng thương mại điện tử của mình hàng tháng. Cố gắng thu hút sự chú ý thông qua những cách sáng tạo để phát triển cửa hàng của bạn hơn nữa.

Ecommerce Marketing là gì?

Ecommerce Marketing là một quy trình giúp thúc đẩy doanh số bán hàng cho các cửa hàng trực tuyến, với việc sử dụng các nền tảng trực tuyến là chủ yếu. Điều này có thể bao gồm các chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu, quảng cáo hiển thị, mã QR giảm giá,… Hầu hết các chiến thuật marketing dành cho cửa hàng này đều xuất phát từ chiến lược marketing truyền thống nhưng được áp dụng trực tuyến.

Bạn có thể học hỏi hầu hết mọi thứ về thương mại điện tử thông qua hội thảo trên web, blog và sách điện tử. Điều này có nghĩa là mọi người đều có khả năng trở nên thành công thông qua loại hình marketing này bất kể ngân sách của bạn là bao nhiêu.

Ví dụ: bạn có thể quảng cáo sản phẩm của mình thông qua Google Ads và các website truyền thông xã hội. Ngoài ra, bạn có thể thiết lập email quảng cáo để đưa sản phẩm của mình đến với nhiều đối tượng hơn. Các ví dụ về Ecommerce Marketing khác bao gồm affiliate marketing, social media marketing, video marketing, và influencer marketing..

Tương lai của thương mại điện tử

Thương mại điện tử được dự đoán sẽ vượt mặt các nhà bán lẻ truyền thống trong tương lai Hình 13: Thương mại điện tử được dự đoán sẽ vượt mặt các nhà bán lẻ truyền thống trong tương lai

Ngành thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Vào năm 2021, doanh số thương mại điện tử dự kiến ​​sẽ chiếm 18,1% doanh số bán lẻ trên toàn thế giới. Theo thời gian, thương mại điện tử sẽ tiếp tục lấy đi thị phần từ các nhà bán lẻ truyền thống như cách nó đã làm trong vài năm qua. Đây là tin tốt cho những người muốn bắt đầu mở cửa hàng trực tuyến cho riêng mình vì doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng lên, mặc dù sự cạnh tranh cũng sẽ gia tăng trong lĩnh vực này.

Thương mại điện tử cũng có thể sẽ phát triển trong những năm qua để tạo ra trải nghiệm thực tế ảo hoặc thực tế tăng cường hơn cho người mua sắm. Các cửa hàng cuối cùng có thể bao gồm các tính năng để giúp khách hàng thử quần áo 'ảo'. Điều này sẽ đảm bảo rằng quần áo phù hợp với hình dạng của khách hàng đồng thời cho phép họ nhìn thấy nó trông như thế nào trước khi mua. Người mua hàng có thể 'thử' trang điểm bằng máy tính xách tay hoặc máy ảnh của điện thoại. Thương mại điện tử đang thay đổi và đây là thời điểm thú vị để trở thành một phần của nó.

Như vậy, có thể thấy với tốc độ phát triển vượt bậc ở thời điểm hiện tại cùng với nguồn lợi nhuận khổng lồ mà các nền tảng thương mại điện tử mang lại cho các doanh nghiệp thì thương mại điện tử được dự đoán sẽ vượt mặt các nhà bán lẻ truyền thống và trở thành xu hướng phát triển trong tương lai.