Hướng dẫn sử dụng sitelink đúng cách trong quảng cáo và ví dụ cụ thể

30/09/2020 - Vy Hoang Cong Nhut

Sitelink extension là một trong những phần mở rộng phổ biến của Google Ads. Sitelink extension được mọi người sử dụng rộng rãi nhờ khả năng tăng CTR hiệu quả. Vậy làm cách nào để sử dụng sitelink thúc đẩy quảng cáo google hiệu quả?

Phân biệt Sitelinks cấp tài khoản, chiến dịch và nhóm quảng cáo?

Hình 1: Chọn cấp tạo Sitelink Hình 1: Chọn cấp tạo Sitelink

Bạn hãy xem những ưu và nhược điểm của từng loại sitelink trước khi quyết định chọn cái nào nhé.

Sitelink cấp tài khoản

Ưu điểm của việc tạo sitelink ở cấp tài khoản là người dùng sẽ dễ dàng thêm sitelink vào tất cả các chiến dịch quảng cáo.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại sitelink này các đường dẫn sẽ giống nhau, không tạo được sự khác biệt giữa các chiến dịch và nhóm quảng cáo. Bên cạnh đó, các đường dẫn này thường ở dạng chung chung do cần có sự liên quan đến chiến dịch và nhóm quảng cáo.

Vì vậy, nếu đang sử dụng một tài khoản Google Ads để chạy quảng cáo cho nhiều doanh nghiệp, bạn không nên chọn loại sitelink cấp tài khoản này.

Sitelink cấp chiến dịch

Với hầu hết các doanh nghiệp, tạo sitelink cấp chiến dịch luôn là lựa chọn tối ưu. Khi sử dụng loại sitelink này, bạn cần xác định rõ chiến dịch tập trung quảng bá sản phẩm nào, từ đó thêm các đường dẫn liên quan như: sản phẩm bán chạy hay các danh mục phụ v.v.

Sitelink cấp nhóm quảng cáo

Loại sitelink cuối cùng là sitelink cấp nhóm quảng cáo. Với loại sitelink này, bạn có thể xem xét những liên kết liên quan đến các từ khóa trong nhóm quảng cáo. 

Ví dụ về sự khác biệt của các loại sitelink trong quảng cáo "bán đất"

2 sitelink sử dụng trong bài quảng cáo này đều liên quan chặt chẽ đến cụm từ tìm kiếm và hướng khách hàng đến 2 sản phẩm dịch vụ mà thương hiệu muốn đẩy mạnh.

Các sitelink hiển thị trong quảng cáo này khá chung chung: đăng nhập, tin tức, rao vặt nhà đất mua bán, v.v. Đây là dạng sitelink cấp tài khoản vì nó hiển thị cho mọi chiến dịch trong tài khoản hoặc cũng có thể là sitelinks động.

Với 2 cách tiếp cận, sitelink nhóm quảng cáo hiệu quả hơn hẳn so với sitelink cấp tài khoản do hướng người dùng đến những sản phẩm cụ thể.

Cách tạo sitelink hiệu quả

Sau khi nắm rõ được các loại hình cũng như ưu nhược điểm của từng sitelink, phần tiếp theo của bài viết sẽ hướng dẫn cách tạo sitelink tối ưu trong các trường hợp cụ thể.

Trưng bày chủng loại sản phẩm

Sitelinks thể hiện các chủng loại sản phẩm Hình 4: Sitelinks thể hiện các chủng loại sản phẩm

Trong ví dụ này, cửa hàng đã sử dụng sitelink để quảng cáo các sản phẩm liên quan đến cụm từ tìm kiếm “android smartwatch”.

Trong khi quảng cáo chính tập trung vào việc giảm giá lên đến 70%, các sitelink hiển thị một số lựa chọn khác trong bộ sưu tập như là Smartwatch thể thao,  Smartwatch lai, đồng hồ nữ hoặc các thiết bị đeo thế hệ mới.

Hiển thị khuyến mại

Sitelink cũng là vị trí tốt để bạn quảng bá các chương trình giảm giá hoặc khuyến mại. Hãy xem ví dụ quảng cáo của trang web sketchers.com:

Hình 5: Sitelinks thể hiện các chương trình khuyến mại Hình 5: Sitelinks thể hiện các chương trình khuyến mại

 Đưa thông tin hữu ích tới khách hàng tiềm năng

Không phải những người tìm kiếm nào cũng đều sẵn sàng mua sản phẩm của bạn. Vì vậy bạn cần thuyết phục những khách hàng này bằng quảng cáo có liên quan đến các giai đoạn trong hành trình mua hàng. Sitelink extension là công cụ hiệu quả giúp bạn đạt được mục tiêu này.

Chẳng hạn như website Nectar Sleep đã tạo hai sitelink để khách hàng tiềm năng tìm thấy sản phẩm phù hợp.

Hình 6: Sitelinks thể hiện các thông tin cần thiết về sản phẩm cho người dùng Hình 6: Sitelinks thể hiện các thông tin cần thiết về sản phẩm cho người dùng

Sitelink “7 lý do nên mua Nectar” sẽ đưa người dùng đến trang liệt kê những lợi ích hàng đầu của sản phẩm. Còn sitelink “hướng dẫn định cỡ nệm” sẽ chuyển hướng người dùng đến trang hướng dẫn chọn kích thước nệm phù hợp.

Xây dựng niềm tin vào doanh nghiệp

Sitelink extensions là một phương pháp hữu hiệu để xây dựng lòng tin cho khách hàng tương lai của bạn.

Sitelinks thể hiện đánh giá sản phẩm từ người dùng Hình 7: Sitelinks thể hiện đánh giá sản phẩm từ người dùng

Trong ví dụ minh họa, Tuft & Needle đã dùng sitelink để chuyển hướng khách hàng tới một trang phản hồi của người dùng đã từng mua sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp này đã tạo sitelink extension để so sánh sản phẩm với đối thủ cạnh tranh. Sử dụng sitelink extension theo cách này sẽ giúp xây dựng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu.

  Khi người dùng gõ tên thương hiệu của bạn trên thanh công cụ tìm kiếm, và các sitelink được hiển thị. Người dùng sẽ biết được thương hiệu đó đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, có phù hợp với mục đích tìm kiếm của họ không.

Chẳng hạn, khi người dùng tìm kiếm từ khóa "nike". Các sitelink trỏ đến các sản phẩm và danh mục sản phẩm phổ biến nhất, nổi bật nhất của cửa hàng.

Hình 8: Một trong những mẫu quảng cáo Google hiệu quả của thương hiệu Nike nhờ sử dụng sitelink Hình 8: Một trong những mẫu quảng cáo Google hiệu quả của thương hiệu Nike nhờ sử dụng sitelink

Một ví dụ khác từ Glossier, sử dụng liên kết trang web trên thiết bị di động để thúc đẩy mọi người hướng tới các sản phẩm mới nhất của mình:

Hình 9: Tìm kiếm với thương hiệu “glossier” trên thiết bị di động

Phần mở rộng sitelink  động

Phần mở rộng dynamic sitelink là một sitelink được Google tự động thêm vào trong các chiến dịch của bạn. Nhược điểm lớn nhất của dynamic sitelink là bạn không có quyền kiểm soát đối với những trang hiển thị. Google thường chọn các trang được đánh giá liên quan nhất (thường là các liên kết trong điều hướng chính). Điều đó dẫn đến các liên kết vô ích như link "Đăng nhập" được đưa vào extension. Để tối ưu hóa các sitelink tự động, bạn nên tắt tùy chọn này.

Cách tắt phần mở rộng Sitelink động

Google bật tiện ích mở rộng tự động cho tất cả các quảng cáo theo chế độ mặc định nên để tắt sitelink động, bạn hãy thực hiện các thao tác sau:

Menu “Ads & extensions” Hình 10: Menu “Ads & extensions”

Bước 1: Vào menu “Ads & extensions”, đưa chuột đến “Automated Extensions” và nhấp vào “Advanced options” trong biểu tượng ba chấm nằm ở bên phải của trang.

Hình 11: Bảng hiển thị để tắt sitelinks động

Bước 2: Chọn "Turn off specific automated extension" => "Dynamic sitelinks" rồi ấn “Done” để lưu cài đặt của mình.

Kết luận

Bài viết này giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng phần mở rộng sitelink trong quảng cáo và cung cấp một số thông tin để bạn sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo Google hiệu quả. Để quảng cáo đạt hiệu quả và phù hợp với mọi truy vấn tìm kiếm, bạn nên tạo sitelink extensions ở cấp chiến dịch hoặc cấp nhóm quảng cáo. Ngoài ra, nếu muốn thêm hàng loạt sitelink extensions quảng cáo, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết này.