Brand Awareness là gì? Cách nâng cao nhận diện thương hiệu trong SEO

23/09/2024 - Thien Le

Xây dựng và duy trì vị thế thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng. Thương hiệu có nhận diện tốt (Brand Awareness) giúp nâng cao uy tín và tạo sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Thông qua bài viết này, cùng MangoAds khám phá cách tăng cường nhận diện thương hiệu để thu hút khách hàng chất lượng.

1. Brand Awareness là gì?

Brand Awareness là mức độ nhận diện thương hiệu hay khả năng biết đến và ghi nhớ về doanh nghiệp của bạn. Đó không chỉ là logo hay hình ảnh, mà còn là cảm nhận chung của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ và những tương tác với thương hiệu nói cách khác nó liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ và tương tác ý nghĩa với khách hàng. Một thương hiệu được nhận diện rộng rãi sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và tạo dựng lòng tin. 

Ví dụ như bạn đã từng rất thích một loại cà phê nào đó nhưng lại quên mất tên gọi của nó. Tuy nhiên, chỉ cần ai đó nhắc đến thương hiệu, hình ảnh bao bì, thậm chí là màu sắc đặc trưng, bạn lập tức nhận ra ngay đó chính là loại cà phê mình đang tìm kiếm. Đó gọi là nhận diện thương hiệu.

Hình 1: Brand Awareness là gì?

Hình 1: Brand Awareness là gì? 

Kết hợp giữa Brand Awareness và Brand Visibility:

Brand visibility (Độ hiển thị thương hiệu) nói đơn giản là việc tạo dựng một hình ảnh thương hiệu thống nhất và hiển thị nó trong tâm trí khách hàng trên đa kênh Được coi là mức độ thương hiệu xuất hiện trước mắt khách hàng, cả trực tuyến lẫn ngoài đời thực. Các hoạt động quảng cáo, mạng xã hội, và thiết kế web đều góp phần giúp tăng cường sự hiện diện này.

Mặt khác, Brand Awareness (nhận diện thương hiệu) là yếu tố tạo nên mối quan hệ tình cảm và lòng trung thành với khách hàng. Khi khách hàng nhận biết và cảm thấy quen thuộc với thương hiệu của bạn, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn các đối thủ cạnh tranh.

Frank Laudo - một giám đốc sáng tạo chỉ ra rằng bạn không thể có Brand Awareness mà không có Brand Visibility, bởi vì bạn cần phải xuất hiện công khai để mọi người biết đến thương hiệu của bạn. Vậy nên, khi kết hợp hai khái niệm này lại, bạn không chỉ đảm bảo rằng thương hiệu của mình xuất hiện thường xuyên mà còn tạo ra các kết nối sâu sắc với khách hàng. Tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ, thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng đến với trang web của bạn.

Tóm lại, Brand Awareness và Brand Visibility là hai khái niệm tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Muốn khách hàng biết đến thương hiệu, trước hết thương hiệu phải xuất hiện thường xuyên trước mắt họ. Cả hai yếu tố này sẽ cùng tác động, giúp thương hiệu của bạn tạo dựng ấn tượng sâu sắc, kích thích khách hàng tiềm năng và tăng lượng truy cập vào website.

2. Tầm quan trọng Brand Awareness

Brand Awareness (nhận diện thương hiệu) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp, giúp khẳng định vị thế, tạo dựng lòng tin và thúc đẩy sự trung thành từ khách hàng. 

Hình 2: Tầm quan trọng của việc nhận diện thương hiệu

Hình 2: Tầm quan trọng của việc nhận diện thương hiệu

2.1 Tăng cường uy tín và sự tin cậy cho thương hiệu

Có thể thấy Brand Awareness giúp doanh nghiệp trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt khách hàng. Khi thương hiệu được biết đến rộng rãi, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn trong việc ra quyết định mua hàng. 

Doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự trung thành và ưu tiên của người tiêu dùng, từ đó  doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường. 

2.2 Thu hút nguồn truy cập chất lượng

Việc kết hợp giữa Brand Awareness và Brand visibility, doanh nghiệp sẽ thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu có nhu cầu cao hơn. Khi những khách hàng này ghé thăm website doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng tương tác sâu hơn, tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm/dịch vụ. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ thu lại traffic chất lượng hỗ trợ tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và đạt được mức tăng trưởng doanh thu bền vững.

Để thu hút nguồn truy cập chất lượng, doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp nội dung, sản phẩm/dịch vụ phù hợp, đáp ứng những mong đợi đó. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo những khách hàng này thực sự quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

2.3 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với việc tạo dựng cảm xúc tích cực trong mắt khách hàng, tạo kết nối gián tiếp giữa khách hàng và sản phẩm. Những người khách này, họ không chỉ mua sản phẩm, mà họ đang đồng hành cùng thương hiệutrên hành trình tạo ra những giá trị tốt đẹp.

Hình 3: Mối quan hệ với khách hàng bền vững - Gia tăng nhận diện thương hiệu

Hình 3: Mối quan hệ với khách hàng bền vững - Gia tăng nhận diện thương hiệu

Mối quan hệ bền vững với khách hàng còn giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững. Khi khách hàng cảm thấy gắn kết với thương hiệu, họ sẽ thường xuyên quay lại mua sắm và giới thiệu thương hiệu cho bạn bè và người thân. Kết quả sẽ tạo ra một vòng lặp tích cực, giúp doanh nghiệp không ngừng mở rộng tệp khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

Ví dụ, chiến dịch “Just Do It” của Nike đã trở thành biểu tượng cho sự kiên trì và nỗ lực, kết nối sâu sắc với khách hàng và tạo ra sự trung thành mạnh mẽ. Khi khách hàng có một kết nối cảm xúc với thương hiệu, họ sẽ tin tưởng và trở thành khách hàng trung thành.

Hình 4: Minh họa chiến dịch Just Do It của Nike

Hình 4: Minh họa chiến dịch Just Do It của Nike

2.4 Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu mà còn tạo nên một cộng đồng khách hàng trung thành và gắn bó, dẫn đến tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Khi người tiêu dùng đã quen thuộc với thương hiệu của bạn, họ biết được bản thân nên mong đợi điều gì và thấy an tâm hơn trong việc mua sắm.

Do đó,  họ thường ưu tiên những sản phẩm mà họ đã biết đến khi mua sắm. Điều này là do nhận thức thương hiệu tác động sâu sắc đến tâm lý và tiềm thức của họ, khiến người tiêu dùng có xu hướng chọn những sản phẩm mà họ đã nghe đến trước đó. 

2.5 Khám phá đối tượng mới

Lợi ích từ truyền miệng là không thể phủ nhận. Khi khách hàng hài lòng chia sẻ về thương hiệu, phạm vi tiếp cận của bạn sẽ mở rộng đáng kể. Nội dung mà bạn tạo ra và chia sẻ sẽ có sức lan tỏa tới nhiều người hơn, và những khách hàng hài lòng sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ, giúp bạn tiếp cận với những thị trường mới. Những lời giới thiệu chân thực này không chỉ tạo ra niềm tin cho khách hàng tiềm năng mà còn thúc đẩy sự phát triển tự nhiên của thương hiệu.

3. Chiến lược để tăng Brand Awareness

Để tăng Brand Awareness (nhận diện thương hiệu) doanh nghiệp bạn cần thực hiện chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả, kết hợp giữa marketing truyền thống và digital marketing , nhằm tạo ra sự hiện diện toàn diện và mạnh mẽ.

Hình 5: Các chiến lược gia tăng độ nhận diện thương hiệu (Nguồn: MangoAds)

Hình 5: Các chiến lược gia tăng độ nhận diện thương hiệu (Nguồn: MangoAds)

3.1 Tối ưu từ khóa theo ý định người dùng

Tối ưu hóa nội dung cho các từ khóa dựa trên ý định người dùng giúp nâng cao độ hiển thị và khả năng chuyển đổi. Thay vì nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào bài viết, hãy tập trung vào những câu hỏi mà khách hàng thường đặt ra và liên kết với các cụm từ phản ánh ý định người dùng. Điều này sẽ giúp nội dung của bạn gần gũi và hữu ích hơn.

Có thể thấy tối ưu hóa từ khóa chính là cách để bạn tìm đúng người, đúng lúc, giúp doanh nghiệp tiếp cận những khách hàng tiềm năng nhất, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và thu hút Traffic chất lượng. 

3.2 Tận dụng mạng xã hội hiệu quả

Mạng xã hội như một sân chơi rộng lớn, là nơi các thương hiệu có thể tỏa sáng và tạo ra tiếng vang mạnh mẽ. Thông qua việc tạo ra nội dung cuốn hút, triển khai các chiến dịch quảng cáo và tương tác tích cực với khách hàng, doanh nghiệp không chỉ tăng khả năng nhận diện thương hiệu mà còn xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

Mạng xã hội còn là cầu nối giúp doanh nghiệp kể những câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc, xây dựng kết nối cá nhân và tạo ra sự tương tác thân thiện với khách hàng. Từ đó tạo ra cộng đồng khách hàng trung thành và thúc đẩy doanh số.

Hình 6: Mạng xã hội - Chiến lược gia tăng độ nhận diện thương hiệu

Hình 6: Mạng xã hội - Chiến lược gia tăng độ nhận diện thương hiệu

3.3 Tạo các nội dung chuyên sâu

Là công cụ tuyệt vời để chia sẻ kiến thức và tăng cường nhận diện thương hiệu. Khi viết blog về các xu hướng ngành, câu chuyện khách hàng và tin tức hoạt động của doan nghiệp giúp nâng cao uy tín và thu hút traffic.

Bên cạnh đó, blog còn giúp định vị doanh nghiệp như một chuyên gia trong lĩnh vực, thu hút sự chú ý và quan tâm từ khách hàng tiềm năng. Blog cung cấp thông tin hữu ích và xây dựng lòng tin với khách hàng.

3.4 Xây dựng tiếng nói và hình ảnh thương hiệu

Brand Voice (Tiếng nói) và Brand Image (hình ảnh)  cần nhất quán tạo ra trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Doanh nghiệp cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu và điều gì gây ấn tượng mạnh với họ.

Để tạo ấn tượng sâu sắc, tiếng nói  nói và hình ảnh thương hiệu cần nhất quán với sứ mệnh và giá trị cốt lõi, đồng thời chạm đến cảm xúc của khách hàng. Sự nhất quán này là tiền đề giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn trong hàng ngàn thương hiệu khác.

Hình 7: Tạo trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng thông qua phát triển giọng nói và hình ảnh thương hiệu  (Nguồn: sproutsocial)

Hình 7: Tạo trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng thông qua phát triển giọng nói và hình ảnh thương hiệu  (Nguồn: sproutsocial)

3.5 Quảng cáo tự nhiên (Native Ads)

Quảng cáo tự nhiên được thiết kế để xuất hiện như một phần của trang web hoặc ứng dụng di động mà người dùng đang sử dụng. Native Ads được coi là nghệ thuật hòa nhập thông điệp thương hiệu vào dòng chảy nội dung mà người dùng đang theo dõi.

Nhờ sự liền mạch này, doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng một cách tinh tế, tạo ra những kết nối tự nhiên và hiệu quả từ đó giúp độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp được cải thiện.

3.6 Tham gia cộng đồng và tận dụng truyền thông

Bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng và tận dụng truyền thông là cách tốt để tăng cường độ tin cậy và phạm vi tiếp cận thương hiệu. Các hoạt động tài trợ, quyên góp từ thiện và sự kiện địa phương có thể tạo ra những liên tưởng tích cực và tăng cường nhận diện thương hiệu. Các hoạt động cộng đồng nếu trên sẽ giúp doanh nghiệp bạn xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng.

3.7 Kết hợp chiến lược Digital Marketing

Một chiến lược Digital Marketing toàn diện không chỉ là tổng hòa các chiến thuật riêng lẻ mà giống như một hệ sinh thái kết nối, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng xuyên suốt tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận.

Sự chuyển đổi này giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với đối tượng mục tiêu tại nhiều điểm chạm khác nhau trên hành trình khách hàng (Customer Journey), tối đa hóa hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Việc kết hợp các chiến lược Digital Marketing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả Marketing.

Hình 8: Digital Marketing giúp ích gì cho việc nhận diện thương hiệu?

Hình 8: Digital Marketing giúp ích gì cho việc nhận diện thương hiệu?

Lời kết

Tóm lại, việc tăng cường Brand Awareness (nhận diện thương hiệu) và thu hút Traffic chất lượng là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư lâu dài và chiến lược rõ ràng. Bài viết đã chỉ ra rằng, bằng cách xây dựng một chiến lược nội dung chất lượng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tận dụng các công cụ marketing hiện đại, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này. MangoAds sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên hành trình xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và chinh phục thị trường mục tiêu.

Xem thêm:

>>> Tìm hiểu chiến lược xây dựng brand của tượng đài thời trang xa xỉ Hermès

>>> Khám phá 27 ý tưởng tạo social marketing content cho Brand

>>> Cập nhật 23 ý tưởng quảng cáo sáng tạo cho Marketer khi “cạn” idea