Những bí quyết tạo sự lôi cuốn cho bài thuyết trình

Posted on
Những bí quyết tạo sự lôi cuốn cho bài thuyết trình

Một bài thuyết trình tốt  sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi đi đấu thầu  dự án. Tuy nhiên, bài thuyết trình hiệu quả không chỉ cần nội dung hay, bố cục mạch lạc mà còn phụ thuộc vào khả năng dẫn dắt và các kỹ năng thuyết trình của người nói. Bài viết dưới đây MangoAds sẽ chỉ ra những yếu tố giúp việc trình bày bài thuyết trình trở nên lôi cuốn và ấn tượng.

Tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Trong thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể giữ vai trò quan trọng như lời nói. Ngôn ngữ cơ thể bạn sử dụng cần phải phù hợp với những gì bạn đang nói. Dưới đây là những yếu tố phi ngôn ngữ bạn nên sử dụng trong buổi thuyết trình: 

  • Tư thế
  • Cử chỉ
  • Chuyển động
  • Cảm xúc
  • Ánh mắt

Ngôn ngữ cơ thể là một yếu tố quan trong trong các kỹ năng thuyết trình

Hình 1: Ngôn ngữ cơ thể là một yếu tố quan trong trong các kỹ năng thuyết trình

Thực tế, nhiều diễn giả chỉ đứng im một chỗ và đọc bài thuyết trình thay vì trình bày, dẫn đến không truyền tải được sự tự tin và tạo cảm hứng cho người đối diện. Để tránh tình trạng này, bạn hãy thả lỏng cơ thể,  sử dụng các cử chỉ tay hoặc đi lại ở khu vực màn chiếu hoặc màn hình TV. Khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể, bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn với nội dung bài nói, tuy nhiên tránh lạm dụng bởi có thể gây khó chịu cho người nghe.

Ngoài cử chỉ, cảm xúc cũng đóng vai trò rất lớn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể. Biểu cảm gượng gạo sẽ làm cho khách hành cảm thấy không thoải mái. Cách tốt nhất là nở một nụ cười thân thiện và nói một vài câu giao tiếp xã giao để giải tỏa căng thẳng trước khi bắt đầu và sau khi tạm ngừng bài thuyết trình.

Hãy luyện tập trước team nội bộ một vài lượt trước khi đi trình bày chính thức. Nhờ họ quan sát bạn có đang di chuyển quá nhiều hoặc tư thế đứng quá gượng gạo hay không để chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp. Nhờ đó, bạn có thể tận dụng ngôn ngữ cơ thể giúp nâng cao hiệu quả cho bài thuyết trình.

Giọng nói lôi cuốn

Song song với nhìn, nghe chiếm đến 70% sự thành công của bài thuyết trình. Vì vậy để có một bài thuyết trình hiệu quả, bạn cần phải chú ý đến cách diễn đạt của mình.

Tránh mắc những sai lầm trong cách diễn đạt dưới đây:

  • Nói quá nhanh
  • Nói quá nhỏ
  • Giọng nói quá đơn điệu
  • Nói lắp hoặc nói không rõ ràng
  • Sử dụng các từ ngữ không cần thiết như “ờ”, “à”,…

Giọng nói không chỉ là gây ấn tượng với người nghe, mà còn là yếu tố xác định xem họ hiểu những gì bạn nói hay không. Nếu bạn diễn đạt ý quá khó hoặc lủng củng sẽ làm xao nhãng sự chú ý của người nghe, hoặc làm họ không còn theo kịp với nội dung bạn trình bày. Do đó hãy dùng từ ngữ phổ thông nhất, tránh dùng quá nhiều từ tiếng Anh, từ chuyên ngành, hoặc diễn đạt phức tạp gây hiểu lầm trong khi thuyết trình.

Để cải thiện giọng nói, bạn cần thực hành thường xuyên. Bạn có thể tự tập nói bằng cách ghi âm lại bài thuyết trình của mình, chú ý giọng điệu cả tốc độ lẫn âm lượng sau đó nghe lại để tìm ra vấn đề và khắc phục nó.

Thu hút người nghe bằng cách kể chuyện

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng truyền tải thông tin bằng cách kể một câu chuyện hơn sẽ tạo sự hứng thú của người nghe. Khi nghe một câu chuyện, não bộ sẽ sản xuất ra:

  • Oxytocin, một loại hormone liên quan đến sự đồng cảm
  • Cortisol, một loại hormone giúp tăng sự tập trung

Presentation Eye Contact — Active Presence

Hình 2: Kể những câu chuyện để thu hút người nghe

Do đó, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ được giới thiệu trong bài thuyết trình đã làm thay đổi cuộc sống của ai đó hãy chia sẻ nó với khán giả. Hoặc ý tưởng của bạn có khả năng tác động đến hành trình của khách hàng, đóng vai trò là người tiêu dùng thì họ sẽ làm gì, câu chuyện của họ như thế nào khi sử dụng dịch vụ. Như vậy sẽ giúp cho bài thuyết trình của bạn hiệu quả hơn rất nhiều.

Chú trọng phần mở bài và kết bài

Phần mở đầu sẽ tạo tiền đề thúc đẩy cả bài thuyết trình. Sau phần mở đầu, khán giả sẽ nhanh chóng quyết định liệu họ có tiếp tục theo dõi bài thuyết trình hay không. Vì thế, nếu bạn không thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng ngay từ đầu, bạn sẽ cần cố gắng gấp đôi để lôi kéo sự chú ý trong suốt bài thuyết trình.

Để có được phần mở đầu ấn tượng, bạn có thể tham khảo 5 cách bắt đầu bài thuyết trình hiệu quả sau đây:

  • Mở đầu bằng một tuyên bố hùng hồn
  • Nói ngược lại với những gì họ đang mong đợi.
  • Gợi sự tò mò của khán giả
  • Đặt câu hỏi dành cho khán giả
  • Mở đầu bằng một câu chuyện

Tương tự, phần kết thúc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong bài thuyết trình. Nếu khán giả vẫn đang lắng nghe đến phần cuối cùng của bài thuyết trình chứng tỏ họ rất quan tâm đến chủ đề này. Đây cũng chính là cơ hội để bạn thuyết phục họ làm theo những gì bạn đã nói trong suốt buổi thuyết trình. Có 3 cách để bạn kết thúc bài thuyết trình như sau:

  • Kêu gọi hành động: Hãy nói cho khách hàng của bạn biết họ nên làm gì sau bài thuyết trình.
  • Đưa ra một tầm nhìn về tương lai: Hãy gợi ý cho khách về những gì họ có thể thực hiện được sau đó.
  • Đúc kết và tóm tắt lại vấn đề: Hãy tổng hợp tất cả các vấn đề bạn đã trình bày để giúp người tham dự hình dung lại toàn bộ những điểm chính yếu nhất của toàn bài thuyết trình.

Sử dụng khoảng nghỉ hiệu quả cho bài thuyết trình

Khi thuyết trình, diễn giả thường tận dụng tối đa thời gian để trình bày ý tưởng của mình. Họ thường không tạm dừng trong quá trình nói. Việc tạm ngừng khi đang thuyết trình có vẻ như không hợp lý, nhưng đôi khi đây là cách hữu hiệu để thu hút sự chú ý của người nghe vào vấn đề bạn đang nói.  Nếu bạn muốn thuyết trình chuyên nghiệp, hãy tìm hiểu khi nào nên ngừng, nghỉ và làm thế nào cho hợp lý.

Dưới đây là một số ưu điểm của việc tạm ngừng khi thuyết trình:

  • Có thể kết nối với khán giả
  • Giúp khán giả tổng hợp lại thông tin và không cảm thấy mệt mỏi vì phải nghe quá nhiều.
  • Kiểm soát tốc độ thuyết trình tốt hơn

Vậy khi nào bạn nên tạm dừng bài thuyết trình của mình?

  • Khi vừa thuyết trình xong 1 luận điểm chính
  • Khi vừa đặt ra một câu hỏi.
  • Khi khán giả đang mất tập trung hoặc làm việc riêng.
  • Khi bạn muốn tăng kịch tính khi kể chuyện.

Thời gian tạm dừng không nên quá dài, khoảng một vài giây cho đến tối đa 30 giây là hiệu quả nhất. Việc tạm dừng này thường là một chuyển tiếp, chia bài thuyết trình của bạn ra thành từng phần nhỏ giúp khách hàng có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ nội dung bài thuyết trình.

Kết luận

Sở hữu một bài thuyết trình có nội dung chất lượng chưa chắc đã tạo được sự quan tâm của người nghe. Nhưng nếu bạn trình bày nó một cách chuyên nghiệp, tự tin, khéo léo kết hợp các kỹ năng thuyết trình trên đây chắc chắn sẽ lôi kéo được sự lắng nghe và đồng hành từ phía khách hàng. Vậy nên khi thực hiện 1 bài thuyết trình, hãy luôn nhớ rằng, nội dung, bố cục và cách bạn truyền đạt vấn đề đến người nghe luôn là 3 tiêu chí đồng hành tạo nên một buổi nói chuyện chất lượng và hiệu quả.

Liên hệ để được tư vấn về Kỹ năng thuyết trình