Bí quyết nghiên cứu từ khóa hiệu quả giúp tối ưu SEO và tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp
03/03/2025 - Chu Thủy
Nghiên cứu từ khóa là một trong những yếu tố cốt lõi giúp tối ưu hóa SEO (Search Engine Optimization), từ đó tăng cường khả năng hiển thị của trang web trên các công cụ tìm kiếm và thu hút thêm nhiều người dùng. Việc tìm hiểu và nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả để tăng lưu lượng truy cập, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận từ SEO cho doanh nghiệp của bạn.
Chiến lược nghiên cứu từ khóa này sẽ giúp tối ưu hóa SEO và đạt được kết quả kinh doanh bền vững. Vậy làm sao để nghiên cứu từ khóa hiệu quả, vừa tối ưu SEO, vừa tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để khám phá những chi tiết giúp bạn biến từ khóa thành những trợ thủ đắc lực gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
1. Vì sao cần nghiên cứu từ khóa?
Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và quan trọng trước khi thực hiện chiến dịch SEO vì nó giúp xác định những từ và cụm từ mà người dùng tiềm năng sử dụng để tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang nhắm đúng đối tượng, tạo ra nội dung phù hợp và tăng cường khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Truóc hết, ta thấy rằng việc nghiên cứu giúp bạn nắm rõ những gì khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm, từ đó tối ưu nội dung website để đáp ứng đúng nhu cầu mong muốn đó. Khi nội dung phù hợp với các từ khóa phổ biến, cơ hội thu hút lượng truy cập tự nhiên từ tìm kiếm sẽ cao hơn.
Tiếp theo, quá trình này giúp ta nhận diện được các xu hướng mới trong lĩnh vực của mình, bạn có thể điều chỉnh chiến lược nội dung và SEO để bắt kịp xu hướng này, đảm bảo tính cạnh tranh và phù hợp với thị trường.
Hình 1: Keyword Research có gì mà quan trọng đến vậy? (Nguồn: Internet)
Và khi sử dụng đúng các từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm, trang web của bạn sẽ có nhiều khả năng xuất hiện ở các vị trí cao trên kết quả tìm kiếm sẽ giúp website tiếp cận được nhiều người hơn. Bạn có thể xem xét thững từ khóa có độ cạnh tranh thấp nhưng lượng tìm kiếm cao có thể mang lại cơ hội tốt để xếp hạng nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Một lợi ích đáng khen cho hoạt động này là thay vì mất nhiều công sức và thời gian vào các từ khóa không mang lại hiệu quả, nghiên cứu từ khóa giúp bạn tập trung vào những từ khóa có tiềm năng cao, từ đó tối ưu hóa nguồn lực và chi phí cho chiến dịch SEO. Từ đó, dựa vào kết quả nghiên cứu, bạn có thể định hướng cách viết bài và xây dựng nội dung cho phù hợp với những từ khóa chính. Từ đó trải nghiệm người dùng cũng được cải thiện mà nội dung của bạn cũng hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu và xếp hạng trang web của bạn tốt hơn.
Hình 2: Việc nghiên cứu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về keyword trên thị trường (Nguồn: MangoAds)
2. Những sai lầm thường mắc phải trong quá trình nghiên cứu từ khóa
Sai lầm phổ biến trong việc nghiên cứu từ khóa mà nhiều người thường mắc phải là quá tập trung vào số lượng thay vì chất lượng. Nhiều người làm SEO thường chọn từ khóa chỉ dựa trên lượng tìm kiếm hàng tháng (search volume), mà không xem xét đến mức độ liên quan của từ khóa đối với mục tiêu kinh doanh của họ. Sự lầm tưởng này dẫn đến tình trạng trang web nhận được rất nhiều lưu lượng truy cập nhưng không tạo ra chuyển đổi thực sự, nghĩa là không mang lại doanh thu.
Ví dụ, một trang web có thể thu hút hàng ngàn lượt truy cập với một từ khóa phổ biến, nhưng nếu người dùng không có nhu cầu thực sự hoặc không sẵn sàng mua hàng, thì những lượt truy cập đó bị xem là vô giá trị.
Một vấn đề thường gặp nữa là một số SEOer thường tập trung quá mức vào việc tối ưu hóa cho các từ khóa ở giai đoạn đầu của hành trình mua sắm (top of the funnel), mà bỏ qua các từ khóa liên quan đến quyết định mua hàng (bottom of the funnel). Việc làm này dẫn đến việc thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng nhưng không thực sự giúp chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
3. Quy trình nghiên cứu từ khóa mang lại hiệu quả
Nghiên cứu từ khóa là quy trình nền tảng để xây dựng chiến lược truyền thông SEO và quảng cáo trực tuyến thành công, giúp thu hút đúng khách hàng mục tiêu, tăng lượng truy cập chất lượng và cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó, quy trình này cần được xây dựng một cách chi tiết và logic.
Hình 3: Nắm rõ các bước nghiên cứu từ khóa giúp bạn dễ dàng hơn (Nguồn: MangoAds)
Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh và khách hàng mục tiêu
Trước khi nghiên tiến hành cứu từ khóa, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình là gì. Bạn tập trung vào SEO hay quảng cáo? chẳng hạn như tăng doanh thu từ sản phẩm/dịch vụ cụ thể, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, hay xây dựng thương hiệu.
Song sóng với đó, hãy phân tích và tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, nhu cầu) mà mình đang hướng tới sau đó xác định những từ khóa mà họ có thể sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Bước 2: Thu thập từ khóa ban đầu (Seed Keywords)
Bạn hãy dành thời gian ra, liệt kê các sản phẩm, dịch vụ, hoặc chủ đề mà doanh nghiệp muốn quảng bá. Ví dụ: nếu bạn bán giày thể thao, từ khóa gốc có thể là “giày chạy bộ”, “giày chơi thể thao”, “giày tập gym”.
Từ đó, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush, hoặc Ubersuggest để lấy danh sách các từ khóa liên quan dựa trên từ khóa gốc.
Bước 3: Phân tích và đánh giá từ khóa
Lượng tìm kiếm hàng tháng (Search Volume) là một yếu tố mà bạn nên xem xét. Những từ khóa có lượng tìm kiếm cao thường mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn, nhưng cũng có thể mang độ cạnh tranh cao.
Do vậy, hãy kiểm tra độ khó của từ khóa để biết được cơ hội xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Từ khóa có độ cạnh tranh thấp nhưng lượng tìm kiếm ổn định là những mục tiêu lý tưởng.
Bên cạnh đó, thứ bạn cần quan tâm là mức độ liên quan của từ khóa với sản phẩm/dịch vụ và nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Như đã nói, những từ khóa không liên quan sẽ không mang lại giá trị thực sự cho doanh nghiệp, ngay cả khi có lượng tìm kiếm cao.
Xem thêm:
>>> Săn keyword SEO ít đối thủ – Đột phá traffic
>>> Tất tần tật về Keyword Search Volume bạn không thể bỏ lỡ
Bước 4: Chọn lọc từ khóa theo mục tiêu
Thông thường, các từ khóa chính từ khóa chính (primary keywords) sẽ là các từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, và các từ khóa phụ (secondary keywords) sẽ hỗ trợ hoặc mở rộng chủ đề.
Các từ khóa ngắn (short-tail) thường là các từ khóa chung chung, có lượng tìm kiếm cao và có độ cạnh tranh cao. Trong khi đó, từ khóa dài (long-tail keywords) cụ thể hơn và thường mang lại lưu lượng truy cập chất lượng hơn với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Ví dụ: thay vì "giày thể thao", từ khóa dài có thể là "giày thể thao nam chạy bộ chống trượt".
Bước 5: Phân loại từ khóa theo mục đích tìm kiếm
- Từ khóa thông tin (Informational Keywords): Khách hàng thường tìm kiếm thông tin về một chủ đề nào đó, ví dụ: "cách chọn giày chạy bộ". Những từ khóa này thích hợp cho nội dung blog hoặc bài viết hướng dẫn.
- Từ khóa điều hướng (Navigational Keywords): Là khi người dùng tìm kiếm một thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể, ví dụ: "Nike giày chạy bộ". Những từ khóa này liên quan đến thương hiệu hoặc website cụ thể.
- Từ khóa giao dịch (Transactional Keywords): Người dùng có ý định mua hàng ngay lập tức, ví dụ: "mua giày chạy bộ giá rẻ". Đây là những từ khóa chuyển đổi cao và thường mang lại doanh thu trực tiếp.
- Từ khóa điều tra thương mại (Commercial Investigation Keywords): Sẽ được người dùng tìm kiếm khi muốn so sánh sản phẩm/dịch vụ trước khi ra quyết định mua.
Ví dụ: "đánh giá iPhone 15 và Samsung Galaxy S23", "máy tính xách tay tốt nhất 2024". Những từ khóa này thường xuất hiện ở giai đoạn khách hàng đang cân nhắc lựa chọn sản phẩm.
Bước 6: Xây dựng nội dung chiến lược dựa trên từ khóa
Xây dựng nội dung hữu ích sẽ giải quyết được nhu cầu của người dùng dựa trên các từ khóa đã chọn. Vì vậy bạn cần đảm bảo mỗi từ khóa có một bài viết hoặc trang đích riêng (landing page) phù hợp.
Tuy nhiên, lưu ý sử dụng từ khóa một cách tự nhiên trong tiêu đề, mô tả, và nội dung chính của trang đích để giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trang của bạn, từ đó cải thiện khả năng xếp hạng.
Bước 7: Theo dõi và và phân tích tính hiệu quả của từ khóa
Thông qua việc sử dụng các công cụ SEO, ta có thể theo dõi được lượng truy cập và xếp hạng của từ khóa nào đang hoạt động tốt nhất để cải thiện thứ hạng và từ khóa nào cần tối ưu thêm. Và dựa trên kết quả đó, điều chỉnh chiến lược từ khóa để cải thiện thứ hạng và tăng lượng truy cập, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.
Bước 8: Phát triển và mở rộng danh sách từ khóa
Dù cho bài viết có lên top hay không, hay nhớ định kỳ nghiên cứu thêm các từ khóa mới dựa trên xu hướng thị trường, sản phẩm mới, hoặc sự thay đổi trong hành vi tìm kiếm của người dùng. Thường xuyên kiểm tra và tối ưu hóa các từ khóa hiện có để đảm bảo chúng vẫn mang lại kết quả tốt, đồng thời bổ sung từ khóa mới để phát triển hơn nữa.
4. Tối ưu từ khóa để tăng tỷ lệ chuyển đổi SEO
Hình 4: Tối ưu từ khóa mang lại thành công cho chiến dịch SEO (Nguồn: MangoAds)
Tối ưu hóa on-page là việc điều chỉnh nội dung và các yếu tố kỹ thuật trên trang web để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn. Một số yếu tố cần tối ưu bao gồm:
- Tiêu đề của mỗi trang nên chứa từ khóa chính và thể hiện rõ ràng nội dung của trang.
- Thẻ mô tả giúp tóm tắt nội dung của trang và cần phải chứa từ khóa liên quan để thu hút người dùng.
- URL trang nên ngắn gọn, dễ đọc và chứa từ khóa chính.
- Nội dung trên trang cần phải liên quan và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Cần sử dụng từ khóa chính và từ khóa phụ một cách tự nhiên trong nội dung.
- Sử dụng hình ảnh và video có liên quan để tăng trải nghiệm người dùng, và đừng quên tối ưu thẻ alt cho hình ảnh chứa từ khóa.
5. Kết luận
Tóm lại, để tối ưu SEO và tăng trưởng doanh thu, doanh nghiệp cần nghiên cứu từ khóa một cách chiến lược. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để phân tích search volume, mức độ cạnh tranh và xu hướng tìm kiếm. Kết hợp từ khóa ngắn, dài cùng từ khóa theo ý định tìm kiếm giúp nội dung tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, SEO không phải là công việc ngày một ngày hai là có thể thành công. Hãy thường xuyên cập nhật, tối ưu danh sách từ khóa theo xu hướng để duy trì thứ hạng bền vững. MangoAds luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung chất lượng – không chỉ thu hút người đọc mà còn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Một chiến lược từ khóa đúng đắn không chỉ giúp website tăng trưởng traffic mà còn tạo ra giá trị thực sự, góp phần thúc đẩy doanh thu dài hạn.
Xem thêm:
>>> SEOer cần biết: 15 loại từ khóa quyết định thứ hạng!
>>> Tiết kiệm thời gian với nghiên cứu từ khóa tự động
>>> Công thức nêm keyword chuẩn SEO