5 phương án tối ưu profile Google My Business
11/07/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Nếu bạn muốn thu hút nhiều khách hàng hơn đến với nhà hàng, quán cà phê hoặc cửa hàng bán lẻ của bạn, việc có cửa hàng ở vị trí đắc địa, một trang web chất lượng hay tài khoản mạng xã hội nhiều tương tác vẫn chưa đủ. Ngày nay, người dùng cần thấy doanh nghiệp của bạn khi tìm kiếm từ điện thoại của họ. Thực tế, theo HubSpot, 88% người dùng tìm kiếm trên mobile sẽ gọi hoặc truy cập ngay vào trang web của bạn, từ đó giúp tăng traffic web và lượt đến cửa hàng.
Đó là lý do tại sao việc tối ưu hóa profile Google Doanh Nghiệp lại là một việc quan trọng. Trong bài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 5 cách cụ thể để sử dụng Google My Business giúp tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Đôi nét về Google My Business
Google My Business (gọi tắt GMB) là công cụ miễn phí cho phép tạo các thông tin dạng danh sách cho doanh nghiệp của mình và quản lý cách hiển thị danh sách đó trên các dịch vụ của Google, bao gồm cả Google Search và Google Maps (bản đồ).
Ví dụ: nếu người dùng đang tìm kiếm một cửa hàng bán thịt gần họ trên Google Maps, họ sẽ thấy các kết quả tìm kiếm được chuẩn hóa bao gồm:
- Tên và địa chỉ của tất cả các cửa hàng có liên quan.
- Giờ mở cửa - đóng cửa.
- Xếp hạng sao và đánh giá của khách hàng.
Hình 1: Kết quả tìm kiếm Google My Business trên Google Maps
Và bằng cách tối ưu hồ sơ GMB, doanh nghiệp của bạn có cơ hội xếp hạng cao hơn cho các tìm kiếm có liên quan và cuối cùng giúp thúc đẩy nhiều giao dịch hơn. Trên thực tế, trong một cuộc khảo sát gần đây, tối ưu hóa GMB được coi là dịch vụ marketing tại địa phương có giá trị nhất. Nhưng chính xác thì bạn cần làm cách nào để tối ưu hóa hồ sơ GMB của mình?
Cách sử dụng dữ liệu GMB để tăng thêm doanh thu
Sau khi tạo danh sách trên GMB, bạn cần chủ động quản lý hồ sơ doanh nghiệp. Cách tốt nhất để cập nhật dữ liệu GMB theo thời gian là tạo trang tổng quan tự động và tương tác trong Google Data Studio. Bằng cách này, Tất cả dữ liệu bạn cần sẽ được đưa vào một trang tổng quan duy nhất để dễ theo dõi.
Hình 2: Trang tổng quan Google Data Studio với dữ liệu GMB
Dưới đây là ví dụ cụ thể về cách sử dụng GMB, Google Data Studio và Supermetrics để tối ưu hóa hồ sơ GMB.
1. Hình dung phễu chuyển đổi của bạn
Data Studio cho phép bạn theo dõi các chỉ số như:
- Tổng số lượt xem hồ sơ GMB.
- Số lượt tương tác.
- Số hành động đã thực hiện (tức là lượt truy cập trang web, yêu cầu chỉ đường hoặc cuộc gọi điện thoại).
Sử dụng mối tương quan giữa số lượt xem hồ sơ và số hành động được thực hiện theo thời gian như cơ sở để tối ưu hồ sơ GMB nữa. Ví dụ: nếu chỉ 3% khách truy cập hồ sơ của bạn thực hiện hành động, bạn có thể chạy thử nghiệm để xem liệu bạn có thể đưa con số đó lên 5% hay không.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo thông tin NAP: Name (tên) - Address (địa chỉ) - Phone (số điện thoại) được cập nhật và các hình ảnh hiển thị trong kết quả tìm kiếm là hình ảnh thực tế về doanh nghiệp.
2. Đánh giá hành động và xu hướng hành động
Hãy coi mọi hành động (ví dụ: truy cập trang web, yêu cầu chỉ đường và gọi điện thoại) trên hồ sơ GMB như một khách hàng mới tiềm năng. Bằng cách đưa dữ liệu này vào báo cáo Google Data Studio, bạn sẽ thấy những gì khách hàng thực sự làm trên hồ sơ của bạn.
Hình 3: Hành động người dùng thực hiện trên trang hồ sơ của bạn
Ví dụ: nếu bạn nhận thấy số lượng cuộc gọi điện thoại giảm đột ngột, hãy thử nhấn mạnh tùy chọn gọi điện trong các bài viết trên GMB nhé.
3. Phân tích các bài đã post trên GMB
Bạn có thể sử dụng GMB để đăng các ưu đãi, sự kiện hoặc sản phẩm cụ thể dưới dạng bài viết. Sau khi phân tích hiệu suất của các bài đã đăng, bạn có thể biết được những nội dung gì được khách hàng muốn xem nhất. Sau đó, hãy tập trung viết thêm các loại bài phù hợp nhất với đối tượng người dùng mà bạn chọn.
4. Cập nhật các đánh giá và xếp hạng trung bình
Điểm trung bình xếp hạng và đánh giá của người dùng là nguồn thông tin quan trọng để hiểu khách hàng thực sự nghĩ gì về doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: nếu xếp hạng doanh nghiệp bạn bắt đầu giảm, hãy xem xét để tìm ra nguyên nhân.
Báo cáo Google Data Studio tự động chứa các chỉ số đánh giá trung bình doanh nghiệp và đánh giá từ khách hàng giúp bạn dễ dàng xác định các nơi có thể có vấn đề hơn nhiều để bạn có thể nhanh chóng xử lý chúng.
5. Sử dụng dữ liệu GMB để so sánh hiệu suất của các chi nhánh
Một doanh nghiệp, thương hiệu lớn thường có nhiều chi nhánh, bạn cần kết hợp tất cả các địa điểm kinh doanh trong một báo cáo Google Data Studio, nhằm so sánh và đối chiếu hiệu suất của chúng.
Từ dữ liệu này, bạn có thể tìm ra những nơi có hiệu suất cao nhất và thấp nhất. Sau đó, sử dụng thông tin này để hướng dẫn phân tích định tính về lý do tại sao khách hàng của bạn thích vị trí này hơn vị trí khác.
Kết luận
GMB và Data Studio giúp bạn phân tích và tự động hóa quy trình báo cáo cũng như phát triển doanh nghiệp của mình bằng dữ liệu. Việc sử dụng dữ liệu từ GMB sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trải nghiệm online và offline vượt trội . Với một báo cáo tự động và trực quan, thật dễ dàng để trích xuất những insight quan trọng nhất và đưa ra các quyết định sáng suốt. Chúc bạn thành công!