5 kênh marketing quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp TMĐT cần phải biết
15/09/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
5 kênh marketing quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp TMĐT cần phải biết
Với doanh thu năm 2020 đạt gần bốn nghìn tỷ đồng, thương mại điện tử đang cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc và là nhân tố chính góp phần làm tăng thị phần của ngành bán lẻ. Vì thế đây chắc chắn là thời điểm thích hợp nhất để bạn kinh doanh một cửa hàng trực tuyến.
Hình 1: Thương mại điện tử đã cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2020
Tuy nhiên, cơ hội sẽ thường đi kèm với khó khăn, thách thức. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải xây dựng một chiến lược dài hạn và chặt chẽ để đảm bảo sự tăng trưởng nhất quán và bền vững của thương mại điện tử trong tương lai.
Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các nguyên tắc cơ bản của để tạo nên một chiến lược ecommerce marketing hiệu quả có thể áp dụng lâu dài. Và mặc dù có rất nhiều công cụ và kênh marketing có thể hỗ trợ bạn trong quá trình lập chiến lược tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần phải thiết lập được nền tảng của mình.
Cách xây dựng chiến lược ecommerce marketing
Xây dựng chiến lược ecommerce marketing hiệu quả là cách tốt nhất để thúc đẩy khách hàng đến với cửa hàng trực tuyến của bạn.
Tuy nhiên có đến 40% marketer cảm thấy chiến lược của họ không hiệu quả. Khác với các cửa hàng bán lẻ truyền thống, cửa hàng trực tuyến không có được lợi thế về địa điểm kinh doanh để thu hút khách hàng ghé đến. Đó cũng là lý do vì sao các ecommerce marketers cần phải chủ động hơn trong việc xây dựng chiến lược thu hút khách hàng của họ.
Tất nhiên, mỗi chiến lược individual marketing sẽ khác nhau. Tuy nhiên doanh nghiệp cần nhớ rằng để tạo ra một chiến lược ecommerce marketing hoàn hảo tức là bạn phải tìm ra những gì làm nên nét độc đáo và khác biệt cho thương hiệu của mình đồng thời phát huy thế mạnh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Dixxon Flannel đã sử dụng email marketing để tạo ra các buổi giới thiệu sản phẩm mới độc quyền. Trong khi nhà bán lẻ JIGGY thì chọn hình thức storytelling như là phương pháp chính trong chiến lược marketing của họ. Thương hiệu quốc tế lâu đời, INGLOT Cosmetics Canada đã quyết định chọn chiến lược đa kênh tại cửa hàng truyền thống / cửa hàng trực tuyến để thúc đẩy sự phát triển trong hệ sinh thái mua sắm của họ.
Dù là thương hiệu, sản phẩm hoặc cơ sở khách hàng nào, thì chìa khóa để xây dựng nên chiến lược ecommerce marketing hoàn hảo đó là bắt đầu xây dựng nền tảng vững chắc và từ đó phát triển lên.
Năm nguyên tắc cơ bản của ecommerce marketing
Khi nói đến ecommerce marketing, có rất nhiều kênh có thể được sử dụng để tạo ra một chiến lược gắn kết, nhưng không phải kênh nào cũng phù hợp với mọi doanh nghiệp. Vì thế điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải nhận ra kênh nào sẽ có tác động nhiều nhất đến kết quả kinh doanh của họ cũng như kênh nào có thể được triển khai tốt nhất dựa trên các tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp.
Đây là năm trong số các kênh ecommerce marketers tốt nhất mà bạn có thể sử dụng để xây dựng chiến lược online marketing và tăng doanh số bán hàng.
1. Email Marketing
Email marketing là một kênh marketing phổ biến của nhiều doanh nghiệp trong những năm qua. Email marketing có thể giúp mang lại lợi nhuận ấn tượng lên đến 40 đô la cho mỗi 1 đô la mà doanh nghiệp bỏ ra từ đó vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác.
Hình 2: Bảng so sánh tỷ lệ ROI của email marketing và những hình thức quảng cáo khác
Một trong những lý do tại sao email vẫn rất hiệu quả và phổ biến đối với các nhà bán lẻ hiện nay cũng như người tiêu dùng là do thực tế là nó hoạt động dựa trên permission-based. Với những người đăng ký đã lựa chọn opt-in để nhận email quảng cáo, bạn có thể chắc chắn rằng họ chỉ nhận được nội dung phù hợp với họ. Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, việc sử dụng email marketing giúp họ đảm bảo đối tượng được nhắm mục tiêu là những khách hàng tiềm năng đã gắn bó với doanh nghiệp, những người thể hiện rõ sự quan tâm đến thương hiệu của bạn.
Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là việc thu thập địa chỉ liên hệ và xây dựng danh sách email sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các email marketer. Tuy nhiên để làm được điều đó lại không hề đơn giản. Việc phát triển và duy trì một danh sách email đòi hỏi phải có sự quan tâm và chú ý thường xuyên. Điều đó thể hiện qua việc doanh nghiệp cần phải thu hút đúng loại người đăng ký, thường xuyên dọn dẹp danh sách bằng cách loại bỏ những liên hệ không còn hoạt động và phân đoạn nó một cách cẩn thận để đảm bảo rằng nội dung của bạn đã được cá nhân hóa cao.
Đó là lúc ecommerce marketing automation xuất hiện. Các nền tảng như Omnisend sẽ cung cấp cho bạn các mẫu form đăng ký để tăng lượng người dùng cũng như tất cả các công cụ khác cần thiết để xây dựng và củng cố danh sách email phát triển.
Sau khi bạn đã xây dựng được danh sách giờ là lúc bạn có thể bắt đầu tự động hóa các chiến dịch email của mình. Với Omnisend, công cụ này có thể giúp cho doanh nghiệp tự động hóa tất cả hoạt động email marketing của mình đồng thời tạo ra doanh số bán hàng trong lúc bạn đang ngủ.
Một số ví dụ điển hình về email tự động bao gồm:
- Welcome Email: Email được gửi đến người đăng ký, chủ tài khoản hoặc khách hàng mới. Email chào mừng có hiệu quả nhất về mặt chuyển đổi trong Quý 3 năm 2020, với tỷ lệ chuyển đổi ấn tượng được ghi nhận là 52%.
- Abandoned Cart Email : Email được gửi khi khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng của họ nhưng không hoàn tất giao dịch mua. Loại email này là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử nhờ vào khả năng hoạt động hiệu quả giúp mang đến tỷ lệ nhấp, mở và chuyển đổi cao cho doanh nghiệp. Black Halo đã tạo ra 16% doanh thu email từ những tin nhắn này, mặc dù chúng chiếm 0,5% tổng số email họ gửi đi.
- Browse Abandonment email : Những thông báo này sẽ được gửi khi người đăng ký email đã duyệt qua website của bạn nhưng không thêm bất kỳ thứ gì vào giỏ hàng của họ. Tương tự như cart abandonment email, những tin nhắn này được cá nhân hóa cao và cực kỳ hiệu quả, đồng thời có khả năng mang đến tỷ lệ mở và chuyển đổi cao.
- Order/shipping confirmation Email: Các email này sẽ được gửi đi sau khi khách hàng đã hoàn tất việc mua hàng, lúc này Order/shipping confirmation email có tác dụng xác nhận rằng việc mua hàng đã thành công, đồng thời thông báo khi sản phẩm đã được giao và cung cấp thông tin theo dõi đơn hàng. Với tỷ lệ mở cao tự nhiên, loại email này đang cho thấy tiềm năng phát triển lớn trong up-selling (bán hàng gia tăng) và tạo ra các hành vi mua sắm lặp lại (repeat purchases). Điều này cũng đã được thể hiện thông qua tỷ lệ chuyển đổi cao đáng ngạc nhiên của nó.
Hình 3: Bảng so sánh tỷ lệ mở, nhấp và chuyển đổi của các loại email tự động
Email tự động là một công cụ rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào muốn tăng doanh số bán hàng đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ. Theo nghiên cứu của Omnisend, 32% chuyển đổi email đến từ các tin nhắn tự động, mặc dù chúng chỉ chiếm chưa đến 2% tổng số email được gửi. Do đó đây là lúc doanh nghiệp bạn nên bắt đầu sử dụng các email tự động!
2. SMS Marketing
SMS đang dần trở thành một kênh marketing bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp thương mại điện tử. Nhắn tin bằng văn bản là một kênh giao tiếp tiêu chuẩn dành cho mọi người và 90% tin nhắn SMS được đọc trong vòng 3 phút sau khi nhận. Điều đó cũng lý giải lý do vì sao nhiều doanh nghiệp hiện nay đang bắt đầu sử dụng SMS như một kênh marketing hữu ích. Trong quý 3 năm 2020, số lượng SMS được gửi gần gấp đôi so với quý trước.
Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển cơ sở dữ liệu trên email, thì SMS đã trở thành một công cụ tuyệt vời giúp cho các marketer dễ dàng loại bỏ các hộp thư email dài dòng, đặc biệt là trong những thời điểm bận rộn như mùa mua sắm nghỉ lễ.
Theo Báo cáo thống kê quý 4 năm 2020 của Omnisend, chỉ tính riêng tổng số đơn đặt hàng của kỳ mua sắm Black Friday đã chiếm 19% tổng số đơn đặt hàng SMS trong tháng 11, trong khi Cyber Ten chiếm 72%. Trên thực tế, SMS chiếm 2,5% đơn đặt hàng trên tất cả các kênh vào Black Friday, mang lại doanh thu gia tăng có giá trị cho bất kỳ nhà bán lẻ nào.
Hình 4: Bảng so sánh tỷ lệ nhấp và chuyển đổi của SMS marketing vào các thời điểm khác nhau
Vậy làm cách nào để doanh nghiệp có thể thêm SMS vào kênh marketing hỗn hợp của mình? Rất đơn giản. Đầu tiên doanh nghiệp cần thu thập số điện thoại di động cùng với địa chỉ email của khách hàng (bạn có thể thêm một trường bổ sung trên biểu mẫu đăng ký của mình) và đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ email của bạn đã cung cấp dịch vụ SMS marketing được tích hợp vào trong quy trình công việc của bạn.
SMS có thể được gửi dưới dạng tin nhắn độc lập hoặc được tích hợp vào quy trình email marketing tự động của bạn.
Thêm tin nhắn văn bản vào quy trình tự động hóa là một cách dễ dàng để làm cho SMS trở nên phù hợp nhất đối với người nhận. Ví dụ: bạn có thể tạo ra quy trình gửi SMS tự động đến người đăng ký không mở email sau một thời gian định trước — điều này có thể giúp cho doanh nghiệp liên lạc với người đăng ký qua kênh phù hợp nhất.
Hình 5: Quy trình gửi SMS tự động giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí
Tham khảo thêm bài viết của MangoAds để biết thêm các ý tưởng về SMS marketing và các phương pháp khác.
Hiện nay, người tiêu dùng đang dành sự quan tâm đặc biệt đến các nhà bán lẻ đang sử dụng SMS marketing với thông điệp được cá nhân hóa, kịp thời. SMS giờ đây đã trở thành một kênh marketing không thể thiếu đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử ở khắp mọi nơi.
3. Ecommerce Content Marketing
Content Marketing là một trong những chiến lược quảng cáo mà bạn không thể bỏ qua khi bán hàng trực tuyến. Mọi thứ bạn đưa lên cửa hàng đều là nội dung, từ mô tả sản phẩm và biểu ngữ bán hàng đến ảnh sản phẩm. Tất cả nội dung này có thể được sử dụng, tái sử dụng và điều chỉnh để gửi cho khách hàng của bạn.
Nội dung đóng vai trò hỗ trợ cho thương hiệu của bạn và nó có thể có nhiều dạng khác nhau, ví dụ:
Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể tạo ra một chiến lược content marketing phù hợp cho thương mại điện tử?
Hãy bắt đầu từ sản phẩm và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp bạn có khả năng đáp ứng và phát triển nó.
Nội dung của bạn cần tạo ra giá trị cho những người theo dõi và được liên kết trở lại với doanh nghiệp theo một cách nào đó. Ví dụ: nếu bạn đang bán quần áo thời trang cho phụ nữ, bạn sẽ không viết một bài đăng blog về việc ăn chay — trừ khi đó là một phần của hình ảnh thương hiệu của bạn.
Để có nội dung phù hợp, hãy nghĩ về khách hàng lý tưởng của bạn cũng như nhu cầu và sở thích cụ thể của họ. Nếu trời đang vào đông, bạn có thể thử tạo danh sách 'top ten' những chiếc áo khoác mùa đông ấm áp nhất theo xu hướng hiện nay. Nội dung này sẽ được khách hàng thời trang nữ quan tâm và nó cũng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại một thời điểm cụ thể. Những danh sách như thế này thường chứa nhiều thông tin, dễ tiêu thụ, hấp dẫn và phục vụ cho một chủ đề nhất định.
Một trong những công cụ content marketing mà doanh nghiệp của bạn có thể cân nhắc sử dụng chính là CoSchedule.
Hình 6: CoSchedule là công cụ content marketing tốt nhất dành cho doanh nghiệp
CoSchedule là một công cụ lập kế hoạch nội dung cho phép bạn lên kế hoạch trước cho các nhiệm vụ trong nhóm nội dung của mình. Bạn có thể tạo ra các bài đăng trực tiếp trên blog thông qua phần mềm này đồng thời kiểm tra các tiêu đề có liên quan đến khả năng nhấp chuột.
CoSchedule tích hợp tất cả các công cụ viết phổ biến nhất dành cho các blogger, bao gồm WordPress, EverNote và Google Docs, vì vậy bạn chỉ cần tải nội dung của mình trực tiếp lên CoSchedule và bắt đầu tạo bài đăng theo ý thích. Bên cạnh đó, CoSchedule còn cho phép bạn chia sẻ lên Facebook, Twitter và LinkedIn, đồng thời lên lịch trước cho các bài đăng của mình.
Một trong những tính năng tốt nhất của CoSchedule là ReQueue, cho phép bạn chia sẻ lại nội dung của mình, với các tùy chỉnh về tần suất, thời gian và địa điểm các bài đăng đó xuất hiện. Công cụ này là giải pháp tối ưu cho những người có nhiều nội dung khác nhau để chia sẻ.
Mặc dù việc tạo ra nội dung hấp dẫn với khách hàng có thể sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian và công sức nhưng kết quả nó mang lại chắc chắn xứng đáng với những gì mà bạn bỏ ra. Khách hàng thường dành sự yêu thích cho các website cập nhật nội dung mới thường xuyên và đó là cách Google trở nên nổi tiếng.
Việc liên tục cập nhật nội dung mới và tối ưu hóa tìm kiếm giúp Google dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục cho website thương mại điện tử của bạn. Bạn nên cố gắng tìm kiếm các từ khóa mà khách hàng của bạn sử dụng khi tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm (ý định của người dùng), điều đó sẽ giúp cho website của doanh nghiệp trở nên dễ tìm hơn — đây cũng là một khía cạnh quan trọng của ecommerce site marketing.
Để biết thêm thông tin chuyên sâu về SEO và tối ưu hóa các trang thương mại điện tử cho mục đích của người dùng, bạn có thể tham khảo thêm bài viết này. Đối với một website thì nội dung hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên nếu biết cách sử dụng chúng cùng với chiến lược SEO và được nhắm mục tiêu cụ thể, nó còn có thể giúp nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp, tăng khả năng hiển thị website và mang lại nhiều doanh thu hơn nữa.
4. Referral Marketing
Word-of-mouth recommendations (lời truyền miệng giới thiệu) là một trong những công cụ marketing hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Mọi người thường tin tưởng vào kinh nghiệm và lời khuyên của những người đồng nghiệp của họ, vì vậy việc để những khách hàng đã từng sử dụng và hài lòng với sản phẩm của bạn giới thiệu nó đến người khác là một cách để quảng cáo hữu hiệu nhất.
Hình 7: Referral Marketing sử dụng nghệ thuật truyền miệng để mang lại hiệu quả trong marketing
Referral Marketing là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng chia sẻ kinh nghiệm đồng thời giới thiệu sản phẩm đến bạn bè và gia đình của họ.
Doanh nghiệp không chỉ có thể sử dụng referral marketing để thu hút khách hàng mới mà còn có thể dùng nó để giữ chân những khách hàng cũ bằng cách khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm với người mới. Ví dụ như giảm giá cho khách hàng giới thiệu của bạn (hoặc thậm chí là làm cho thỏa thuận trở nên hấp dẫn hơn với chiết khấu cho người giới thiệu).
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình tri ân khách hàng thân thiết và tặng thưởng thông qua hình thức chuyển các lượt giới thiệu thành điểm thưởng cho khách hàng.
Có nhiều công cụ khác nhau có thể để giúp bạn tạo ra và duy trì một chương trình giới thiệu hiệu quả, trong đó RecommeralCandy là một trong những công cụ hoàn chỉnh và phù hợp nhất cho nhiệm vụ này.
Hình 8: RecommeralCandy là nền tảng giới thiệu được ưa chuộng nhất hiện nay
RecommeralCandy là một nền tảng giới thiệu được xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Công cụ này giúp tự động hóa mọi khía cạnh của một chương trình giới thiệu với khả năng tùy chỉnh hoàn toàn giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra một chương trình giới thiệu theo cách họ muốn.
Phần mềm này được kết nối trực tiếp với các nền tảng thương mại điện tử (bao gồm tích hợp gốc với Shopify, BigCommerce, WooCommerce, v.v.). Từ đó chỉ cần chọn hệ thống phần thưởng bạn muốn cung cấp.
RecommeralCandy thậm chí còn cung cấp cho doanh nghiệp một vài ý tưởng để giúp họ bắt đầu. Nó cũng cung cấp các công cụ, biểu mẫu đăng ký và cửa sổ bật lên sau khi mua hàng để khuyến khích khách hàng giới thiệu sản phẩm của bạn.
5. Social Media Marketing
Mặc dù email marketing có tiềm năng cũng như tỷ lệ ROI cao, nhưng nó lại không phù hợp và không có khả năng lan truyền rộng rãi như Social Media. Với hàng tỷ người dùng đăng nhập vào bất kỳ thời điểm nào, những gã khổng lồ truyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Pinterest chính là các kênh tuyệt vời để tăng lượng người đăng ký tiềm năng cũng như tạo nhận thức và quảng cáo về thương hiệu của bạn.
Bởi vì ecommerce marketing chủ yếu dựa vào hình ảnh để giúp lôi kéo khách hàng mua hàng, do đó doanh nghiệp cần phải khai thác bản chất hình ảnh của social media để nhằm mang lại lợi ích và doanh thu cho công ty. Tạo những bức ảnh sản phẩm và thương hiệu tuyệt đẹp để kể câu chuyện của bạn, tăng lượng người theo dõi và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
Khi thực hiện Social Media Marketing, bạn cần ghi nhớ một số điều sau đây:
- Duy trì lịch đăng bài nhất quán: không có quy tắc nào về tần suất hoặc thời gian đăng bài, tuy nhiên bạn vẫn nên duy trì sự nhất quán với lịch đăng bài cụ thể.
- Giữ một bảng màu chung: khi khách hàng truy cập vào hồ sơ của doanh nghiệp, họ nên có cái nhìn rõ ràng về các bức ảnh khác nhau của doanh nghiệp thông qua một màu sắc chung.
Hình 9: Duy trì một bảng màu chung cho tất cả hình ảnh của bạn
- Sử dụng các hashtag: Các nền tảng như Instagram và Twitter sử dụng hashtag nhiều hơn các mạng xã hội khác. Doanh nghiệp có thể sử dụng hashtag bao nhiêu tùy thích, càng nhiều càng tốt.
- Đặt link cửa hàng vào tiểu sử của doanh nghiệp: Một số nền tảng social media không cho phép bạn đặt link trong các bài đăng thực tế của mình, vì vậy hãy đặt link vào tiểu sử của doanh nghiệp để thúc đẩy traffic đến cửa hàng của bạn.
- Tương tác với nhận xét của khách hàng: Khi khách hàng nhận xét trong bài đăng của bạn, hãy tương tác với họ, chia sẻ cảm xúc với những câu chuyện của họ và làm những gì bạn có thể để tương tác với họ.
Hình 10: Tương tác với nhận xét của khách hàng là cách để tăng độ thiện cảm từ họ
Tất nhiên, có rất nhiều công cụ có sẵn để giúp bạn thực hiện chiến lược Social Media Marketing dễ dàng. Buffer là một ứng dụng truyền thông xã hội đơn giản, hiệu quả cho phép bạn lên lịch và tự động hóa các bài đăng trên mạng xã hội của mình.
Hình 11: Buffer giúp doanh nghiệp lên lịch và tự động hóa các bài đăng trên mạng xã hội
Với Buffer, bạn chỉ cần tạo bài đăng mà bạn muốn, cùng với hình ảnh và hashtag sau đó lên lịch xuất bản bài đăng đó vào thời điểm bạn muốn.
Xem xét những bài đăng nào nhận được sự chú ý nhiều nhất của khách hàng, sau đó đo lường chính xác hiệu suất của bài đăng, tạo báo cáo và nhận thông tin chi tiết để tăng phạm vi tiếp cận, mức độ tương tác và doanh số bán hàng. Đừng quên thêm ít nhất 15 hashtag trên Instagram qua thiết bị di động, trình tạo bài đăng trực quan để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Buffer rất dễ sử dụng. Dù nó không mạnh mẽ như tính năng tự động hóa xã hội của CoSchedule, nhưng đây là một trong những công cụ duy nhất cung cấp sự chuyên biệt cho người dùng Instagram.
Kết luận
Dù việc tạo ra một chiến lược marketing có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi được chia thành các phần nhỏ và dễ quản lý hơn. Năm kênh marketing cơ bản được đề cập trong bài viết này sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra một chiến lược ecommerce marketing thành công vào năm 2021.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một kênh marketing hiệu quả để bắt đầu, thì email marketing và SMS chính là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Với hơn 30% doanh số bán hàng đều đến từ tin nhắn email tự động cùng với tỷ lệ chuyển đổi SMS tăng hơn 400% hàng năm, các công cụ này có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng trong khi bạn tập trung vào việc tối ưu hóa các khía cạnh khác trong chiến lược của mình.